Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Sunday, March 2, 2014

Chính phủ hay Tà phủ? - Phần 1: Tiền in ra đi về đâu?


Chính phủ hay Tà phủ? - Phần 1: Tiền in ra đi về đâu?


Tôi Là Người Vit - I am Vietnamese !
https://www.youtube.com/watch?v=qHXf3OPWkn8#t=42

Phan Châu Thành (Danlambao) - Đọc bài “Nền kinh tế Việt Nam và nền kinh tế Thị trường” của tác giả Nguyễn Vũ Bình, mới đăng trên Dân Luận mấy hôm nay, tôi tâm đắc với các nhận định về các vấn đề kinh tế lớn của Việt Nam mà tác giả quan tâm và với những câu hỏi lớn tác giả đã đặt ra và trả lời, gần với suy tư của tôi nhiều năm nay. Lật lại những ghi chép và trăn trở của mình về những vấn đề trên, tôi chia sẻ nhiều quan điểm với tác giả, và cảm ơn Nguyễn Vũ Bình vì bài viết đó.

 

Tôi chia sẻ quan điểm rằng nền kinh tế Việt Nam hôm nay hoàn toàn không có một chút bóng dáng kinh tế thị trường, mà là một quái thai chứa rất nhiều ung nhọt sẽ phải bục ra. Nhưng theo tôi, thể chế và nền kinh tế hiện nay không thể và không bao giờ có thể cứu vãn được, càng không thể biến đổi nó một cách hài hòa sang nền kinh tế thị trường được, dù có khoác lên nó cái áo đa nguyên chính trị đi nữa- như tác giả Nguyễn Vũ Bình hy vọng, vì khi các ung nhọt của nó bục ra sẽ làm đổ vỡ toàn bộ nền kinh tế và theo nó là cả thể chế cộng sản này. 

 

Chính vì thế, chính quyền này đang thà chết chứ không chịu đa nguyên, dù là đa nguyên xã hội, đa nguyên văn hóa (họ vẫn phá hoại Xã hội Dân sự đó thôi), chứ chưa nói đến đa nguyên chính trị - mà họ tự coi là tử huyệt, còn bác Bình và nhiều trí thức tiến bộ coi là con đường thoát của họ...

 

Kinh tế “định hướng”: Con Lừa muốn thành Con Ngựa?

 

Trong xã hội cộng sản này họ chỉ dùng và rất giỏi dùng, rất sính dùng những khái niệm mập mờ để lừa bịp nhau và luôn lảng tránh hay gian dối trong việc xác định, định nghĩa rõ ràng các khái niệm đó. Nghề của các lý thuyết gia cộng sản là đánh cắp khái niệm mà không hiểu đúng chúng, rồi chắp ghép thành các “phạm trù mới”, giống hệt cụ Tổ Marx của họ - chỉ giỏi đánh cắp ý tưởng và khái niệm của các triết gia hàng đầu Nhân loại rồi chế biến thành lý thuyết cộng sản man rợ phản bản chất Con Người.

 

Khái niệm “mới” duy nhất mà CSVN phải tự chế ra và bám vào, vì ông bố và các ông anh cộng sản ở Châu  u chết hết rồi, là “định hướng”. Ai cũng hiểu điều CSVN muốn nói, đó là: “định hướng bắc”, hay chính xác là: “Bố XHCN của tôi chết rồi nhưng tôi vẫn mang họ bố, và về ở với mẹ Tàu”. May mà đảng CSVN còn có mẹ Tàu là đảng CSTQ ở hướng bắc mà bám vào, chứ bản thân “mẹ Tàu” sau “chồng chết” thì bị tâm thần, hoa mắt về chính mình nên cứ lảm nhảm về “màu sắc” của mình. Có ai biết màu sắc đó là màu đỏ hay đen đâu?

 

Như vậy định hướng XHCN như một giống lừa được CSVN “lai tạo” ra từ XHCN của Liên xô đã chết với cộng sản Mao/Tàu. Đã định hướng thì không thể đa nguyên, và đã đa nguyên thì không thể có định hướng. Giống như, nếu đảng CSVN đã là con lừa ngay từ lúc nó sinh thì dù có cố chăm nuôi thêm bao nhiêu đời nữa hay đến cuối thế kỷ này nó cũng không trở lại thành ngựa thuần chủng được, chỉ có đem thịt rồi đưa/mua ngựa giống thuần chủng về thì mới có ngựa thuần chủng.

 

Việc tôi so sánh Kinh tế định hướng XHCN với kinh tế Thị trường như so sách con lừa với con ngựa là quá xúc phạm loài giống lừa vô tội, không phải quái thai và rất hữu ích với con người. Tôi xin chân thành xin lỗi loài lừa ở đây, và xin hứa sẽ không so sánh xúc phạm loài lừa như thế nữa.

 

Kinh tế “định hướng XHCN” tức là kinh tế in tiền

 

Câu hỏi “Nền kinh tế định hướng XHCN là gì?” vì thế ngay cả kẻ sinh ra nó - “định hướng XHCN” cũng không trả lời được. Nhưng họ cứ mò mẫm thực hiện. Và việc duy nhất họ làm được theo định hướng đó là in tiền, in tiền vô hạn độ. Đến nỗi tất cả mọi người quan tâm đến tương lai đất nước đều phải đặt ra câu hỏi như ông Nguyễn Vũ Bình: Tại sao nền kinh tế Việt nam chưa xảy ra siêu lạm phát dù tiền mặt đã và đang được chính phủ cộng sản đều đặn in ra vô kiểm soát và vô giới hạn? Và còn nữa: Thực chất họ đang in ra khoảng bao nhiêu tiền mới hàng năm? Số tiền mới in đó đã và đang “đi” vào đâu? Bao giờ số tiền mới in dồn lên đó sẽ phải tạo ra siêu lạm phát?

 

Trả lời các câu hỏi cả định tính lẫn định lượng trên là cao vọng của bài viết này, để xin đóng góp thêm vào bài đã viện dẫn trên của tác giả Nguyễn Vũ Bình, như một cách ủng hộ và cảm ơn của tôi, dù có thể tôi chưa với tới cao vọng đó. Từ Cao vọng tôi xin mượn của chí sĩ Nguyễn An Ninh, một thần tượng của tôi đã bị cộng sản (mượn tay Pháp) hãm hại từ năm 1941, có lẽ chính vì ông đã có thể nói gót Phan Châu Trinh tìm con đường khai phá dân chủ cho dân tộc, ngược lại Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh.

 

Các câu hỏi định tính, mà cộng sản luôn mập mờ, thực ra là các câu hỏi dễ, vì câu trả lời thường rất rõ ràng, chỉ cần đưa ra các định nghĩa khái niệm rõ ràng. Có lẽ vì thế cộng sản sợ sự rõ ràng minh bạch đó làm họ không lợi dụng và lừa bịp được ai nên họ luôn phải mập mờ, thành ra luôn luôn gian dối. Minh bạch là kẻ thù lớn nhất của cộng sản.

 

Và đây là định nghĩa nôm na rõ ràng của tôi: Thị trường là môi trường kinh tế gồm môi trường kinh doanh và các chủ thể kinh tế kinh doanh tự do bình đẳng - có quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản ngang nhau dựa trên tài sản riêng với năng lực và hành vi kinh tế khác nhau. Như vậy, bản chất kinh tế thị trường đã phải luôn đảm bảo ba yếu tố cơ bản: sở hữu tư nhân, bình đẳng giữa các chủ thể (không có ai chỉ đạo ai, dù to nhỏ và năng lực khác nhau) và tự do kinh doanh. Chỉ cần đưa ra định nghĩa thế là thấy rõ kinh tế định hướng XHCN không phải kinh tế thị trường vì cả ba yếu tố cơ bản và bắt buộc của Thị trường đều bị bóp chết hay phủ định: không có tư hữu, các thành phần kinh tế không bình đẳng, không có tự do kinh doanh. Vì thế nên gọi nó - kinh tế định hướng XHCN của VN - là quái thai kinh tế. 

 

Còn định hướng của quái thai đó là sự can thiệp trực tiếp thô thiển thay vì điều tiết gián tiếp của chính phủ cộng sản, bằng các biện pháp khác nhau trong đó chủ yếu bằng in quá nhiều tiền và tung ra thị trường.

 

Những lỗ đen hút tiền của nền “kinh tế định hướng” của VN

 

Bây giờ sang bốn câu hỏi định lượng nêu trên về nền kinh tế in tiền Việt Nam hôm nay.

 

Câu hỏi đầu tiên, Tại sao nền kinh tế Việt nam chưa xảy ra siêu lạm phát dù tiền mặt đã và đang được chính phủ cộng sản đều đặn in ra vô kiểm soát và vô giới hạn? Tác giả Nguyễn Vũ Bình đã nêu ra và đã trả lời một phần, tôi chỉ xin bổ sung mấy ý sau.

 

Tiền mới in ra đi vào đâu tức là chính phủ cướp không được giá trị thực của nền kinh tế trong lĩnh vực đó - điều đó đễ hiểu và ai cũng biết, làm nó (lĩnh vực đó) mất đi giá trị và sức mạnh của mình hay giá trị mình tạo ra, trừ phần tiền hấp thụ giá trị tăn trưởng thực của nền kinh tế.

 

Ông Nguyễn Vũ Bình đã chỉ ra ba lĩnh vực đã hấp thụ số tiền chính phủ mới in ra dư thừa hàng năm làm giảm bớt nguy có lạm phát của đồng tiền VN, đó là: dòng ngoại hối (kiều hối) hàng năm, là dòng hàng hóa TQ giá rẻ và dòng ngoại tệ của đầu tư nước ngoài. 

 

Tôi đồng ý với nhận xét trên, tuy nhiên tôi thấy trước hết cần đánh giá mặt tiêu cực khác của dòng hàng hóa giá rẻ TQ là trước khi chúng hấp thụ số tiền lẽ ra sẽ tạo ra lạm phát, chúng đã bóp nghẹt nền kinh tế của VN, cụ thể là chiếm thị phần bằng cạnh tranh không bình đẳng của cả ba chủ thể kinh tế trong nước: tư nhân, nhà nước và nước ngoài. Vì thế, cái phần tiền do giá rẻ mà dòng hàng hóa TQ chủ yếu là tiểu ngạch thực sự hấp thụ là phần chính phủ giúp TQ cướp đi của các thành phần kinh tế trong nước khác.

 

Tiếp theo, tôi thấy ít nhất cần bổ sung sáu (tổng thành chín - 09) lĩnh vực hấp thụ tiền chính phủ mới in ra (và bị cướp đi giá trị) khác nữa góp phần quan trọng làm “giảm nhiệt” lạm phát, đó là: 

 

Lĩnh vực thứ tư: Sản xuất và dịch vụ giá bị ép quá rẻ của thành phần kinh tế tư nhân trong nước (thường phải chấp nhận lấy công làm lời để tồn tại); Trong trường hợp này, có vẻ như người hưởng lợi là hệ thống phân phối trung gian (như các siêu thị của nhà nước và nước ngoài) nhưng thực chất và cuối cùng vẫn là người in tiền, càng không phải người sử dụng sản xuất dịch vụ – dân chúng> Chính phủ là người hưởng lợi chính và ngay lập tức từ khi tiền được tung vào thị trường qua các loại thuế, các gói cho vay và các dạng hỗ trợ thị trường của chính phủ.

 

Lĩnh vực năm: thị trường bất động sản bất cân đối hàng chục năm qua với lượng cung cực lớn và lượng cầu hạn chế. Lượng cung BĐS thời gian 10 năm qua vượt xa tổng lượng cung bất động sản vào thị trường trong suốt ba thế kỷ hay 300 năm trước gộp lại của đất nước! Nhưng lượng cung đó, lấy từ quĩ đất của Quốc gia được Chính phủ và các nhóm maphia đưa vào thị trường bất động sản thương mại, hầu như được “định giá” bằng không (vì cộng sản không coi BĐS là hàng hóa mà chỉ là tư liệu sản xuất để phân phối cho nhau!), rồi được “thổi” ngay lên theo giá thị trường để biến nó thành hàng hóa (!). 

 

Chính khoảng trống giá trị này hút số lượng lớn số tiền chính phủ mới in dư thừa ra, giúp chính phủ “rử tiền” của mình như bỏ tiền từ túi này sang túi khác, chỉ có điều trong những túi BĐS “khác” đó nó được coi là tiền “sạch” từ thị trường BĐS... Điều này giống như việc dân tộc ta, cá Cụ tổ chúng ta, đã mở mang bờ cõi và tích cóp gia sản và sống tằn tiện, “ăn dè” bờ cõi-BĐS của mình trong suốt hàng chục thế kỷ trước để đến khi đất nước rơi vào tay thế hệ con cháu là cộng sản thì chúng mang ra xài hết những gì thơm ngon nhất có thể “xài ngay” trong vòng hơn một chục năm, để lại một đất nước tàn tạ không còn nguồn tài nguyên đáng kể hay ngon lành nào cho con cháu, cho tương lai... Đúng là, “kiếm củi ba năm đốt một giờ”...

 

Lĩnh vực thứ sáu là đầu tư công vô tội vạ hàng năm của chính phủ, lại cũng là in tiền ra rồi chuyển từ túi này sang túi kia. Chỉ có điều cái túi đầu tư công sẽ đè vào ngân sách nhà nước và lấy 100% từ tiền thuế của dân ra trả. Trong trường hợp này tiền in ra thậm chí không cần ra khỏi kho của Ngân hàng Nhà nước, mà chỉ có các tài khoản ngân sách nhà nước được ghi thêm vài dòng “cân đối” với nhiều số không đằng sau, và thế là những số tiền đó sẵn sàng để… biến mất. Còn nhân dân sẽ trả nợ mấy chục năm sau cho các công trình đầu tư công kém chất lượng và lãng phí đó.

 

Lĩnh vực thứ bảy là xuất nhập khẩu của các thành phần kinh tế nhà nước, với xuất khẩu tài nguyên giá siêu rẻ và nhập khẩu hàng hóa giá luôn đắt trên giá thị tường, buộc chính phủ phải bù lỗ (như nhập xăng dầu và xuất khoáng sản – than và dầu thô, các loại quặng...). Đây cũng là dạng các Cụ kiếm củi ba nghìn nămđể con cháu đót một giờ như BĐS, chuyển tiển mới in ra sang túi Ngân sách để rửa bô cho các con cưng là các tập đoàn kinh tế nhà nước - tức là dân sẽ phải trả phần lỗ lã. Bởi vì, ở đây, tiền in ra đúng là chỉ là và để  cam kết trả nợ với các đối tác xuất nhập khẩu của (các doanh nghiệp) nhà nước. 

 

Lĩnh vực thứ tám để làm tiền chính phủ in ra bốc hơi luôn là những cái gọi là gói giải cứu hay hỗ trợ nền kinh tế của chính phủ mà thực chất là bơm tiền (quyền vẽ tiền) vào các ngân hàng nhà nước rồi thương mại (có chọn lọc theo phe cánh) để giải cứu các công ty nhà nước sân sau đang luôn lụn bại và các chi phí nợ nước ngoài của họ. 

 

Trong ba năm qua (2011-2013) chính phủ đã có năm cuộc “in tiền giải cứu” công khai, một là “hỗ trợ sản xuất” 120 nghìn tỷ đồng năm 2011 (6 tỷ đôla), hai là “ổn định tỷ giá” năm 2012 mất 300 nghìn tỷ đồng (15 tỷ đôla), và thứ ba không công bố, năm 2012-13, khoảng 200 nghìn tỷ (hay 10 tỷ đôla) để “tái cơ cấu hệ thống ngân hàng” (thực chất là các nhóm tham nhũng thôn tính lẫn nhau, trong đó nhóm có quyền in tiền của thủ tướng và thống đốc thôn tính ngân hàng của nhóm vây cánh chủ tịch nước và tổng bí thư), bốn là hỗ trợ BĐS 30 nghìn tỷ (1,5 tỷ đôla), và năm là mua nợ xấu 30 nghìn tỷ (1,5 tỷ đôla)…. Tổng số tiền công khai này trên 30 tỷ đôla, thực chất phải là trên 60 tỷ đola, trung bình khoảng 20 tỷ đôla/năm. 

 

Gói “giải quyết nợ xấu” thông qua vòi hút máu dân mới, có tên là VAMP (à quên: VAMC), mà chính thức là chỉ bơm giấy nợ 30 nghìn tỷ đồng, thực chất sẽ phải cần là trên 300 hay 500 nghìn tỷ đồng, vì số nợ xấu ước tính khoảng trên 600 nghìn tỷ đồng (trên 30 tỷ đôla) trong số nợ công/nợ quốc gia chính thức là 1,35-2,5 triệu tỷ đồng, chiếm từ 65% đến 95% GDP (tủy theo nguồn công bố và cách tính), tức khoảng 90-110 tỷ USD! 

 

Lĩnh vực thứ chín là bội chi ngân sách của chính phủ. Ví dụ, năm 2013, Việt Nam bội chi ngân sách 424 ngàn tỷ đồng (trên 20 tỷ đốla), được bù vào bằng việc in tiền, chứ không phải đi vay hay rút từ dự trữ ngoại tệ quốc gia. Ngay cả dự trữ ngoại tệ (mà chính phủ VN cmới ông bố khống lên rằng hiện nay đủ cho 12 tuần nhập khẩu, tức trên 2,5 tỷ đô/tuần x 12 tuần = 30 tỷ đô la!) cũng là tiền chính phủ gom đôla trong nước bằng chính sách cấm dùng và kinh doanh ngoại tệ, rồi đổi sang tiền … mình in ra và theo tỷ giá mình ấn định, không phải bằng tích cóp từ thặng dư cán cân xuất nhập khẩu (xuất siêu) như nó lẽ ra phải là thế.

 

Còn cái bội chi ngân sách đó từ đâu mà lớn thế và cứ mãi phình ra thì không nói ai cũng hiểu: chính phủ này đang nuôi bộ máy hành chính khổng lồ nhưng vô cùng kém cỏi và tham nhũng (ví dụ: số người ăn lương hành chính sự nghiệp mà chính phủ công bố là trên 600 nghìn người để điều hành nền kinh tế con con có 176 tỷ GDP năm 2013, so với con số đó của nước Pháp là trên 50 nghìn người và GDP năm 2013 của Pháp là...), và còn đang nuôi một bộ máy và lực lượngvũ trang (gồm quân đội, công an, an ninh chìm nổi và đủ mọi thể loại biến thái của cộng sản khác, từ lực lượng “dân phòng”, đến “trật tự”, đến côn đồ “tự phát” và xã hội đen+đỏ có đeo băng và ăn lương của đảng…), tổng cộng đến hàng triệu người (1-2 triệu người, có cũ trang), mà không phải để bảo vệ đất nước mà chỉ để đàn áp nhân dân...

 

* Còn tiếp Phần 2: Bao giờ kinh tế Việt Nam rơi vào đại suy thoái và siêu lạm phát?

 

Phan Châu Thành


danlambaovn.blogspot.com

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List