Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Thursday, March 6, 2014

Truyền thông Nhật theo dõi kỹ vụ xử ông Trương Duy Nhất


Truyền thông Nhật theo dõi kỹ vụ xử ông Trương Duy Nhất

Ngô Quảng - DienDanCTM

        Cùng tác giả:

        xem tiếp
Tuy Nhật Bản là một quốc gia tự do, dân chủ, tôn trọng nhân quyền hàng đầu trong số các nước tiên tiến, nhưng chính phủ và giới truyền thông nước này ít khi nào lên tiếng chỉ trích các vi phạm nhân quyền, đàn áp đối lập tại các nước khác. 

Thế mà vào ngày 4 tháng 3 vừa qua hầu hết báo đài ở Nhật đều loan tải về chuyện nhà cầm quyền Việt Nam, qua tòa án Nhân dân thành phố Đà Nẵng đã xử blogger Trương Duy Nhất, cựu phóng viên báo Công An tỉnh Quảng Nam, 2 năm tù về tội danh "lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước" theo khoản 2 Điều 258 Bộ Luật Hình sự.

Nội dung của bản tin mà truyền thông Nhật loan tải cũng chỉ là những dữ kiện dịch từ các báo phát hành ở Việt Nam, nhưng hầu hết các bản tin này đều có thêm phần bình luận và dẫn chứng để giúp người dân Nhật hiểu về cái bản án quái gở vừa buộc lên cổ ông Trương Duy Nhất.

Đối với người Việt Nam thì họ chỉ tức giận sự ngạo ngược của nhà nước chứ ai nấy đều biết trước nhà báo Trương Duy Nhất sẽ phải chịu bản án nặng nề, có sẵn từ trước khi phiên tòa diễn ra. Nhưng đối với người Nhật thì quả thật là họ trợn tròn đôi mắt từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Có bản tin còn ghi lại lời blogger Trương Duy Nhất yêu cầu Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nên từ chức vì chẳng những không chận đứng được nạn tham nhũng mà còn để nó hoành hành rộng ra khắp nơi từ trung ương đến địa phương. Truyền thông Nhật đặt câu hỏi hiện nay tại Việt Nam có tham nhũng hay không. Nếu không thì ông Trương Duy Nhất bị buộc tội vu khống là đúng. 

Còn nếu tham nhũng đang lan tràn thì blogger Trương Duy Nhất là người đáng khen thưởng chứ sao lại đem bỏ tù ông ta. Và liền sau đó, các số liệu và hình ảnh về các vụ tham nhũng lớn như vụ PMU 18, vụ sập cầu Cần Thơ, vụ Huỳnh Ngọc Sĩ nhận tiền hối lộ từ công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương PCI của Nhật, v.v…được truyền thông Nhật đưa ra để khẳng định rằng tình trạng tham nhũng, hối lộ, rút ruột công trình, hiện nay tại Việt Nam đã đến mức độ hết thuốc chữa. Chính vì vậy mà việc bỏ tù một người dám nói lên sự thật như blogger Trương Duy Nhất là hành động cố tình che đậy có hệ thống.

Truyền thông Nhật còn dịch lại từng chữ trong câu phát biểu của ông Trương Tấn Sang, đương kim Chủ tịch nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Việt Nam: "Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không lẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là ’chết’ cái đất nước này".

Khi đưa tin này, truyền thông Nhật lại phải giải thích thêm cho người dân Nhật biết hiện nay Việt Nam là một quốc gia theo thể chế độc tài Cộng sản nên quyền tự do ngôn luận bị hạn chế; nhà nước kiểm soát gắt gao mạng Internet; nhiều bloggers bị bắt trong thời gian gần đây vì lên tiếng chỉ trích lãnh đạo cho dù chẳng một ai đòi lật đổ chế độ bằng bạo lực. Truyền thông Nhật cũng nhắc lại trong buổi Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ phổ quát, gọi tắt là UPR vào đầu tháng 2 vừa qua tại Genève, phái đoàn chính phủ Nhật Bản đã chất vấn và đưa ra khuyến nghị yêu cầu chính quyền CSVN phải cải thiện về nhân quyền.

Một phần lý do truyền thông Nhật Bản chú trọng đến vụ án xử ông Trương Duy Nhất là vì vào giữa tháng 3 này, ông Trương Tấn Sang sẽ đến thăm Nhật Bản. Chính giới và dư luận Nhật muốn Thủ tướng Nhật, ông Abe, đặt vấn đề vi phạm nhân quyền tại các cuộc hội đàm sắp đến. Hiện áp suất của dư luận đã lên khá cao khi báo chí Nhật lập lại nhiều lần câu ngạn ngữ "Im lặng là đồng lõa và bảo vệ cái ác", tức bảo vệ những kẻ vi phạm nhân quyền có hệ thống.

Về phía các ký giả Nhật, chắc chắn họ sẽ đặt vấn đề này với ông Trương Tấn Sang trong các cuộc họp báo. Dĩ nhiên, họ thừa biết ông Sang cũng sẽ nói dối, nói bừa về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam như Ngoại trưởng Phạm Bình Minh trước ngày UPR vừa qua mà thôi. Nhưng các ký giả sẽ vẫn hỏi để chính giới Nhật có thể dựa vào thái độ đó của các lãnh đạo Việt Nam mà áp lực chính phủ Nhật phải xét lại các viện trợ cho Hà Nội.

 Họ không muốn tiền thuế của dân Nhật lại trở thành phương tiện cho các lãnh tụ Việt Nam chà đạp người dân Việt - những người mà chính phủ Nhật cần giúp và dân chúng Nhật muốn giúp.


No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List