Đồng bào ơi !!! Tôi có thuốc trị cúm gà và đề phòng
cúm gà.
Xin các DĐ giúp phổ biến tuyên truyền ra cho các chủ trại
gà.
Đó
chẳng qua là thuốc giết siêu vi cúm đơn giản thôi, chứ có
chi lạ là làm cho người ta phải tan gia bại sản như vậy.
chi lạ là làm cho người ta phải tan gia bại sản như vậy.
Hết lòng cám ơn.
Bác
Sĩ TTT
2014-03-02
19:39 GMT+07:00 Hien Do <>:
Người
nuôi gà ngồi trên đống nợ
02/03/2014
09:20 (GMT + 7)
TT - Chủ những trại gà
nhiễm cúm lẫn những bầy gà khỏe mạnh đều rơi nước mắt vì tiền của đang theo gà
ra đi.
Chị Phạm Thị Bích
Thủy bên bầy gà - “bầy nợ” 400 triệu đồng của gia đình - Ảnh: Viễn Sự
|
Lối
vào trại gà của bà Vũ Thị Ngọc Vân (ở ấp Lộ Đức 2, xã Hố Nai 3, huyện Trảng
Bom, một trong hai trại gà tại Đồng Nai bị nhiễm cúm H5N1) sáng 1-3 rải đầy vôi
trắng khử trùng. Chỉ hơn một tuần trước, trại gà này đang có 5.000 con gà tam
hoàng đến tuổi xuất chuồng. Nhưng giờ chuồng trại trống trơn, tất cả số gà trên
đã chết chỉ trong 48 giờ vì cúm H5N1.
Cơm
đến miệng mà ăn không được...
"Tôi nghĩ cần phải có sự khoanh vùng rõ hơn trong thông tin
về dịch cúm. Chỉ cần nhắc đến một ổ cúm vài ngàn con gà là chục triệu con gà
còn lại ở Đồng Nai đã mắc cúm theo trong suy nghĩ của người tiêu dùng"
Ông Phan Khắc Viên (chủ trại gà tại xã Cây Gáo, Trảng Bom, Đồng Nai)
|
Giữa
trại gà mênh mông nằm nơi đồng không mông quạnh, những giọt nước mắt của bà Vân
không biết phải rơi bao nhiêu cho đủ để khỏa lấp được nỗi âu lo về ngày tán gia
bại sản đã đến rất gần. Bà Vân kể đàn gà 5.000 con này bà đầu tư gần 400 triệu
đồng, theo lịch thì thứ bảy tuần trước thương lái sẽ đến gom gà và giao tiền.
“Nhưng cơm đưa đến miệng rồi mà ăn không được, tối thứ ba thì gà bắt đầu chết
lác đác, sáng thứ tư thì chết một nửa. Tới mờ sáng hôm sau nữa thì chết sạch
không còn một con”. Nhìn thấy đàn gà ngoẻo cổ dưới sàn, chồng bà Vân đã lên cơn
đau tim và ngất xỉu ngay bậc cầu thang, phải đưa đi cấp cứu.
Tiếp
chuyện với chúng tôi, điện thoại của bà Vân cứ réo liên hồi nhưng bà không dám
bắt máy vì đó là những cuộc điện thoại đòi nợ. Để có tiền đầu tư trại gà, bà
Vân đã cầm cố căn nhà ở P.Tân Mai (Biên Hòa) để vay hơn 1 tỉ đồng với lãi suất
1,5%/tháng từ năm 2013.
Nhưng năm ngoái đàn gà của vợ chồng bà mắc dịch tả chết sạch, mất trắng 700 triệu đồng. Còn lại chút vốn, năm nay bà Vân ráng gỡ gạc tiếp tục đầu tư. Giữa kỳ nuôi, hết tiền mua thức ăn, gia đình bà Vân vay nóng tiếp 250 triệu đồng với lãi suất “cắt cổ” 30%/tháng vì không thể buông đàn gà khi đang tuổi lớn. Nhưng bây giờ thứ còn lại không phải là bầy gà mà một dãy chuồng trại sắp đổ sụp và đống nợ nần. Bà Vân mếu máo nói tuần tới gia đình bà sẽ phải đưa trước 50 triệu đồng tiền lãi của khoản vay nóng. Còn đến ngày cuối cùng của tháng 3, nếu không trả được tiền, bà sẽ phải giao căn nhà ở Biên Hòa cho chủ nợ.
Nhưng năm ngoái đàn gà của vợ chồng bà mắc dịch tả chết sạch, mất trắng 700 triệu đồng. Còn lại chút vốn, năm nay bà Vân ráng gỡ gạc tiếp tục đầu tư. Giữa kỳ nuôi, hết tiền mua thức ăn, gia đình bà Vân vay nóng tiếp 250 triệu đồng với lãi suất “cắt cổ” 30%/tháng vì không thể buông đàn gà khi đang tuổi lớn. Nhưng bây giờ thứ còn lại không phải là bầy gà mà một dãy chuồng trại sắp đổ sụp và đống nợ nần. Bà Vân mếu máo nói tuần tới gia đình bà sẽ phải đưa trước 50 triệu đồng tiền lãi của khoản vay nóng. Còn đến ngày cuối cùng của tháng 3, nếu không trả được tiền, bà sẽ phải giao căn nhà ở Biên Hòa cho chủ nợ.
Giọt nước mắt cay đắng của bà Võ Thị Ngọc Vân khi mất bầy gà
5.000 con bị nhiễm cúm H5N1 - Ảnh: Ngô Thiên Phúc
|
Giá
gà lao dốc không phanh
Cả
tỉnh Đồng Nai chỉ có hai trại gà bị nhiễm H5N1, nhưng cơn bão rớt giá đi kèm
theo con virút này không chừa một trại gà nào. Giá gà tam hoàng từ 40.000 đồng/kg
sau tết, nay rớt thê thảm chỉ còn 24.000-25.000 đồng/kg. Dù 90% số gà này thuộc
sở hữu của các công ty chăn nuôi lớn nhưng ông Nguyễn Kim Đoán - phó chủ tịch
Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai - nói thân phận đáng thương nhất trong cơn bão
rớt giá của gà chính là những nông dân nuôi nhỏ lẻ. Người lỗ một tỉ, hộ vài
trăm triệu đồng, nhưng đó là tất cả gia tài họ có và nhiều gia đình đang bị đẩy
vào thế đường cùng.
Nằm
tít trong ngõ sâu nhất của ấp Lam Sơn, xã Quang Trung (huyện Thống Nhất), ông
Trần Đức Thông rầu rĩ nói vừa xuất chuồng 3.000 con gà và sau hơn hai tháng
khom lưng trong chuồng, với mỗi con gà bán được, ông Thông... lỗ 20.000 đồng.
Nhìn bầy gà còn lại hơn 3.500 con sắp đến tuổi xuất chuồng, ông Thông càng ngao
ngán. Bởi cứ một ngày ở lại chuồng, bầy gà này lại nuốt trôi 4,2 triệu đồng tiền
thức ăn, trong khi giá gà cứ lao dốc không phanh. Ông Thông nhẩm tính nếu may mắn
giá gà không hạ nữa thì ông sẽ “chốt” lỗ cỡ 300 triệu đồng. “Chừng đó cũng đủ
nhà tui ná thở vì toàn tiền đi vay, nhưng chắc giá gà còn rớt nữa...” - ông
Thông rầu rĩ.
Làm
ăn quy mô hơn ông Thông, trại gà tiếng tăm nhất ấp Đức Long, xã Gia Tân (Thống
Nhất) của gia đình bà Nguyễn Thị Trang nay đã trở thành trại gà phải điêu đứng
nhất vùng. 21 năm trong nghề chăn nuôi gà, bà Trang nói dịch cúm năm 2003 dù chết,
tiêu hủy phân nửa bầy gà cũng không lỗ nặng bằng đợt này. Đến thời điểm này, trại
gà của gia đình bà đã xuất chuồng 60.000 con gà và tính ra đã lỗ ngót nghét 1 tỉ
đồng. Nhưng con số lỗ chưa thể dừng lại khi trong chuồng vẫn còn 30.000 con gà
nữa, và giá vẫn đang tiếp tục rớt. Hỏi có ước tính được số lỗ trong đợt này, bà
Trang nói: “Chán không muốn cộng sổ nữa, chỉ biết là đầu tư tốt bao nhiêu thì lỗ
nặng bấy nhiêu”.
Tan
mộng đổi đời
Nỗi
bi đát về những nông dân nuôi gà cứ dài theo khắp hang cùng ngõ hẻm. Tìm đến
con gà tam hoàng mong đổi đời, bốn năm trước gia đình chị Phạm Thị Bích Thủy rời
cuộc sống công nhân, dắt díu nhau từ Thủ Đức (TP.HCM) về lại quê nhà ở khu Võ
Dõng 4, xã Gia Kiệm (huyện Thống Nhất) thuê đất nuôi gà. Nhưng bây giờ dẫn
chúng tôi vào trại gà béo tốt 7.000 con đã đến tuổi xuất chuồng mà mặt chị Thủy
thất thần vì với giá gà hiện tại, vợ chồng chị cầm chắc đống nợ trên 400 triệu
đồng.
Chị
Thủy kể mấy năm trước chỉ nuôi gia công cho công ty, mỗi lứa được trả hơn 10
triệu đồng, tạm đủ sống. Năm trước thấy giá gà sau tết lên cao, 1kg gà người
nuôi lãi hơn 10.000 đồng nên hai vợ chồng quyết tâm dứt kiếp làm thuê, đi vay
mượn, mua cám chịu để dồn sức vô lứa gà này. Giờ thì số nợ 400 triệu đồng đã
quá rõ nhưng như người chết đuối tìm cọc, vợ chồng chị Thủy cứ ráng giữ lại đàn
gà chờ giá, nhưng giá không lên mà tiền thức ăn cứ mỗi tuần lại tốn thêm gần 50
triệu đồng.
Không
chỉ nợ nần vì bầy gà, chị Thủy nói cả căn nhà và trại gà đều đi thuê, mỗi năm
30 triệu đồng, sắp tới nhà cửa và chuồng trại sẽ bị lấy lại vì không còn tiền để
thuê nữa. “Chắc cả nhà tôi lại dắt nhau lên TP làm thuê trở lại...” - chị Thủy
nói, mắt sầu não nhìn hai đứa con khi giấc mộng đổi đời tan vỡ mà đường dắt díu
nhau trở lại đời làm thuê giờ lại gập ghềnh, nhiều nỗi bi đát hơn xưa.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.