Đề nghị cùng kiện Trung Quốc: Philippines ’làm khó’ thêm cho giới
lãnh đạo CSVN
Bảo Duy
“Làm khó” thêm bởi vì
suốt bao năm nay, giới lãnh đạo CSVN vẫn vô cùng lúng túng phải đối phó, xoay
xở che đậy với nhân dân và dư luận quốc tế một bản chất là rất sợ phải làm việc
này. Có mấy lý do họ sợ:
1. Các bậc tiền bối thế
hệ thứ nhất của họ đã có những sai lầm, thỏa thuận trao đổi ngầm với Trung Quốc
về chủ quyền mà cho tới nay vẫn chưa bị đưa ra ánh sáng được bao nhiêu. Giờ nếu
đem ra kiện quốc tế, dễ bị thua cả về pháp lý lẫn chính trị.
2. Các đàn anh tiền
nhiệm gần đây và chính họ đã có những thỏa thuận ngầm tiếp theo với Trung Quốc,
để mua lấy sự trợ giúp, chỗ dựa trong cơn khủng hoảng, lo sợ sụp đổ. Giờ đem ra
kiện có nghĩa đã vi phạm những thỏa thuận ngầm đó.
3. Bản chấn quá hèn và
yếu, lại đầy vết tích đen đúa trong nội tình, trong khi Trung Quốc đã nắm được
và sử dụng như những vũ khí khống chế lợi hại, đã và đang dùng để chọc phá gây
mâu thuẫn nội bộ. Kẻ nào trong số họ bộ lộ thái độ muốn “làm tới” với Trung
Quốc ắt sẽ bị tấn công bằng những vũ khí này, ngay từ bên trong, nhưng lại được
ngụy trang bằng nhiều lý do khác nhau. Trên thực tế, có vẻ như vũ khí này đã và
đang được dùng rồi, giờ chỉ là tăng hay giảm thôi.
---
Philippines đề nghị Việt
Nam và Malaysia cùng khiếu nại Trung Quốc
28-02-2014
Vào 27.2.2014,
Philippines đã kêu gọi Việt Nam, Malaysia và các bên liên quan tới tranh chấp
tham gia khiếu nại pháp lý đối với yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên biển
Đông. Trong một bước đi táo bạo vào tháng 1.2013, Philippines đã quyết định đưa
vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Động thái này diễn
ra sau khi Trung Quốc kiểm soát bãi ngầm Scarborough của Philippines từ tháng
4.2012.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã
phớt lờ mọi cáo buộc pháp lý của Philippines. Theo yêu cầu của tòa án,
Philippines sẽ phải trình bày các lập luận pháp lý và chứng cứ của mình vào
ngày 30.3 sắp tới.
Theo ông Francis
Jardeleza, Trưởng đoàn, Tổng luật sư Philippines, Việt Nam, Malaysia và 2 quốc
gia khác có thể tham gia vụ kiện hoặc tự mình đứng ra khiếu nại.
Ông Jardeleza nói đây là
cơ hội duy nhất để các nước nhỏ có thể bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trước các cường
quốc là sử dụng luật pháp quốc tế. “Chúng ta ở đây là để chứng minh, trên quan
điểm luật pháp quốc tế, mọi hành động và tuyên bố của Trung Quốc đều vô hiệu”.
Việt Nam, Trung Quốc,
Brunei, Malaysia và Philippines có các vùng biển tuyên bố chủ quyền chồng lấn
lên nhau trên khu vực biển Đông. Điều này thường gây ra các cuộc đối đầu nguy
hiểm, gây căng thẳng và phức tạp thêm tình hình khu vực.
Theo giáo sư luật Raul
Pangalangan, Philippines muốn Trung Quốc giải thích các giới hạn và cơ sở của
việc tuyên bố chủ quyền trên một vùng biển chiếm tới 80% diện tích biển Đông.
Tuy nhiên Trung Quốc
dường như không thích giải quyết tranh chấp theo hướng đa phương. Cho đến nay,
Bắc Kinh vẫn chuộng hình thức đàm phán song phương, nơi sức mạnh và ảnh hưởng
sẽ giúp nước này chiếm thế thượng phong.
Đối với Mỹ, Trung Quốc
cũng cảnh báo Washington không nên can thiệp vào vấn đề tranh chấp ở biển Đông.
Trong đơn khiếu nại của
mình, Philippines liệt kê một loạt các hành động “hung hăng” của Trung Quốc,
bao gồm cả việc nổ súng xua đuổi tàu ngư dân Philippines khỏi bãi cạn
Scarborough ngày 27.1.
Ngay sau khi Manila lên
tiếng phản đối và chỉ trích, Đại sứ Trung Quốc tại Manila tuyên bố Trung Quốc
có “chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo và vùng biển lân cận trên
biển Đông”.
Bảo Duy (Theo The Gazette)
Nguồn: Blog
Chép Sử Việt
Các nhà báo, blogger nói
gì trước phiên tòa Trương Duy Nhất?
Mặc
Lâm - RFA
2014-03-02
2014-03-02
Blogger Trương Duy Nhất
File photo
Trước phiên xử của
Trương Duy Nhất những nhà báo, blogger, bạn bè thân hữu của ông đã được chúng
tôi thăm dò hai việc. Thứ nhất là ý kiến của họ về điều 258 ra sao, thứ hai là
thái độ ủng hộ ông trước phiên tòa này như thế nào.
Trước tiên nhà phê bình
văn học, Chủ tịch hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội Phạm Xuân Nguyên, một
trong những người bạn thân thiết nhất của nhà báo Trương Duy Nhất cho biết tình
hình giam giữ ông cũng như khả năng bản án sẽ đưa ra trước khi phiên tòa ngày 4
tháng 3 qua bản cáo trạng của Viện Kiểm sát:
-Trương Duy Nhất thừa
nhận là tự mình quyết định và thực hiện những bài viết trên trang mạng của mình
nhưng không thừa nhận đó là phạm tội đó là điều nhất quán của Trương Duy Nhất.
Do đó ngay cả kết luận điều tra và bản cáo trạng coi như Trương Duy Nhất phạm
tội nghiêm trọng.
Trong điều 258 của
bộ luật hình sự thì tội này có hai hình thức kết tội một là có thể phạt cải tạo
không giam giữ đến ba năm hay phạt tù từ 6 tháng tới 3 năm, Trường hợp phạm tội
nghiêm trọng thì phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Bản cáo trạng đề nghị rằng hoạt
động của Trương Duy Nhất thuộc diện phạm tội nghiêm trọng.
Ý
kiến về 258
Cảm nghĩ của những người
được hỏi trước điều 258, nhà báo Kha Lương Ngãi nguyên Phó tổng biên tập báo
Sài Gòn Giải Phóng cho biết:
-Rất nhiều ý kiến người
ta đã lên án cái điều 258 bởi vì đó là một quy định rất trừu tượng có thể kết
tội bất cứ ai mà đảng và nhà nước muốn quy tội họ. Ai cũng thấy vô lý hết, dư
luận người ta phản đối rất nhiều, nhất là Việt Nam đã tham gia Hội đồng Nhân
quyền Liên hiệp quốc mà vẫn còn tiếp tục không bỏ điều 258 mà dựa vào đó để kết
tội những người có ý kiến khác với chủ trương của đảng và nhà nước.
Nhà báo và cũng là một
blogger, ông Nguyễn Tường Thụy cho biết:
-Ở đây họ cố nặn ra để
kết tội Trương Duy Nhất thôi chứ tôi đọc Trương Duy Nhất tôi không thấy anh có
vấn đề gì ghê gớm lắm và cũng chẳng có vấn đề gì để bắt tội anh ấy về cái điều
258. Bảo anh ấy làm ảnh hưởng đến quyền lợi lợi ích hợp pháp của người khác là
không đúng. Nếu chính quyền điều hành kém thì anh bảo là kém thì có sao đâu?
Anh ấy đi lấy ý kiến của dư luận chẳng phải anh cố tình đặt ra nó. Chỉ có một
điều là anh ấy viết lách mạnh bạo quá cho nên làm người ta khó chịu thế thôi.
Nhà phê bình văn học
Phạm Xuân Nguyên - Courtesy of yume.vn
Bà Thùy Linh, một nhà
văn và cũng là một blogger nổi tiếng:
-Điều 258 thì mạng lưới
Blogger Việt Nam đã ký vào đó để phản đối và tôi cũng là một trong những người
tham gia ký. Cái chữ ký đó cũng đã phản ảnh quan điểm của tôi về điều luật này,
một điều luật hết sức mơ hồ. Nó như một cái thòng lọng khi quăng vào cổ ai thì
người đó sẽ bị siết chặt lại. Nó không có ý nghĩa gì về mặt pháp luật theo
những giá trị phổ quát của các nước, nhưng điều luật này nó vẫn đang tồn tại
rất lâu tại Việt Nam. Sau anh Nhất hay anh Phạm Viết Đào sẽ có người gặp lại những
chiêu trò của điều luật này.
Ủng
hộ hay không ủng hộ?
Trước câu hỏi ông Trương
Duy Nhất muốn thấy mặt bạn bè, blogger và nhân sĩ trí thức trước phiên tòa, nhà
báo Phạm Chí Dũng đưa ý kiến:
-Gia đình Trương Duy
Nhất đã có một bức thư đề nghị giới trí thức và nhân sĩ Việt Nam có mặt tại
phiên tòa ngày 4 tháng 3 tại Đà Nẵng để ủng hộ cho ông. Trước đây tôi cũng đã
nghe Trương Duy Nhất là một người can trường và đã tuyên bố với luật sư và công
an là có ở tù 20 năm cũng được. Tôi nghĩ hoàn toàn nên có một nhóm nhân sĩ trí
thức các nhà báo, blogger, những người bất đồng chính kiến có thể ủng hộ Trương
Duy Nhất làm sao có thể thực hiện được tự do biểu đạt tự do chính kiến ở Việt
Nam.
Từ Quảng Nam nhà báo
Thanh Thảo cho biết:
-Anh em thì sẵn sàng đây
nhưng không biết mấy ổng có cho vô tham dự hay không nữa. Anh em người ta cũng
muốn tham dự xem phiên tòa xử ra làm sao xử chỗ khác thì chả đi được chứ xử ở
Đà Nẵng thì đi được.
Nhà báo Kha Lương Ngãi
đồng tình với việc bạn bè thân hữu cũng như những người quan tâm nên có mặt
trước phiên tòa:
Nhà văn Thùy Linh -
Courtesy of quechoablog
-Tôi thấy ảnh là người
bất đồng chính kiến mà ảnh cũng chỉ có ý kiến trái với Đảng và Nhà nước thôi
chứ ảnh đâu vi phạm pháp luật gì đâu. Ảnh là người yêu nước cho nên chuyện ủng
hộ ảnh rất là đáng làm.
Nhà văn Thùy Linh lo
rằng tòa sẽ không cho mọi người có cơ hội nhưng bà khẳng định:
-Cái việc anh Nhất muốn
mọi người tham dự phiên tòa thì đấy là nguyên vọng rất là chính đáng nhưng chắc
chắn cũng lại như những phiên tòa công khai khác mà sẽ không tiếp cận được
trước cửa tòa án, họ sẽ không cho ai vào dự hết. Cái thứ hai ở Đà Nẵng thì số
người muốn đến phiên tòa sẽ không được đông như ở Hà Nội hay Sài Gòn cho nên
tôi nghĩ rằng chắc anh Trương Duy nhất cô đơn lắm nhưng là cái cô đơn bên ngoài
thôi vì với người như anh Trương Duy Nhất thì chắc anh ấy đủ nghị lực, đủ nội lực
để đứng vững ở phiên tòa này.
Trong khi đó Nhà báo,
blogger Huỳnh Ngọc Chênh chia sẻ:
-Thật ra rất muốn đến dự
phiên tòa mặc dù biết là người ta cũng chẳng cho vào nhưng sự có mặt của mình ở
đó thì nó vẫn có cái gì đó. Trước nhất là thỏa mãn nhu cầu bản thân mình, nhu
cầu muốn hỗ trợ anh em chứ còn hỗ trợ cái gì thì mình cũng chả biết. Có những
chuyện mình thấy nó không mang lợi ích gì thiết thực nhưng mình thấy vẫn cần
làm.
Thí dụ như thấy một
người đang bị mắc mưa thì tự nhiên mình muốn chạy ra đưa họ vào mặc dù mình ra
thì cũng ướt theo chứ cũng chẳng làm cho họ hết bị ướt, bởi vì mình đi ra với
tay không chứ không với áo mưa. Trong cuộc sống nó có những công việc, những
hành động xuất phát từ trong lòng có thể chả mang lại hữu ích gì. Cũng như thấy
người bị tai nạn mình cứ ào tới chớ không biết sau khi ào tới mình gây thêm tai
nạn nữa cũng có nhưng rồi mình cũng phải ào tới.
Trong giới làm báo và
blogger ai cũng thừa nhận ngòi bút Trương Duy Nhất rất mạnh mẽ đôi khi cực đoan
và ông không sợ đụng chạm bất cứ ai. Đã nhiều lần ông bị phản đối dữ dội trước
các bài viết phê phán cá nhân đặc biệt trong trường hợp bà Bùi Minh Hằng đã làm
cho giới chơi blog tẩy chay trang Một góc nhìn khác.
Tuy nhiên trước phiên xử
của ông đã có ý kiến cho rằng phải xếp lại chuyện tranh chấp để ủng hộ ông
trước phiên tòa vì trên hết ông vẫn là một nạn nhân của điều 258.
Blogger Nguyễn Lân Thắng
trong vòng vây công an ngăn chặn biểu tình - Courtesy of NguyenLanThang
facebook
Blogger Nguyễn Lân Thắng
là người đầu tiên nêu ra ý kiến này chia sẻ:
-Ông Trương Duy Nhất thì
trước đây tôi không có thiện cảm với ông ấy bởi vì ông cũng có những quan điểm,
bài viết mà động chạm tới những người đấu tranh cho xã hội và rất nhiều người
cũng không đồng tình. Nhưng bây giờ ông bị bắt giam xét xử bởi điều luật 258
rất là phi lý vi phạm quyền con người, quyền tự do ngôn luận của ông ấy, cho
nên tôi nghĩ đây là lúc mà những người đã từng có những sự không thông cảm với
ông thì nên có những hành động ủng hộ ông ấy bởi vì hơn hết chúng ta cần bảo vệ
quyền con người.
Vừa rồi là ý kiến của
các nhà báo, blogger quan tâm đến phiên tòa xét xử nhà báo Trương Duy Nhất, do
Mặc Lâm ghi nhận từ Bangkok Thái Lan.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.