Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Wednesday, May 21, 2014

CHỦ NGHĨA THỰC DÂN MỚI CỦA TRUNG CỘNG

On Wednesday, 21 May 2014 4:59 AM, "anh truong   wrote:

 
CHỦ NGHĨA THỰC DÂN MỚI CỦA TRUNG CỘNG

Minh Nam
tka23 post
Việt Nam đang ở trong một tình thế hiểm nghèo. Phải nói đó là tình thế hiểm nghèo vì rất nhiều người Việt trong một thời gian dài, và cả cho đến nay, không nhận thức hết được sự nghiêm trọng trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung cộng và hiểu tường tận  chiến lược của Trung cộng.

Như một con bệnh ung thư nhưng nhiều bác sỹ chỉ nhìn thấy các triệu chứng bên ngoài nên không có những liệu pháp quyết định được đưa ra , cho đến khi con bệnh nguy ngập thì bác sỹ mới hốt hoảng.

Chỉ cho đến khi Trung cộng kéo giàn khoan vào lãnh hải của Việt Nam thì nhiều người mới giật mình rằng Việt Nam đã bị xâm lược

Nếu có trách phải tự trách mình, những người ít ỏi có hiểu biết và còn quan tâm đến đất nước, rằng chúng ta đã quá chủ quan và đánh giá thấp  chiến lược của Trung cộng . 

Nếu nhìn một cách sâu xa hơn, chiến lược của Trung cộng  đối với Việt Nam tương tự như chiến lược của Trung cộng  đang thực thi ở các nước châu Phi. Và việc kéo giàn khoan vào Việt Nam là chuyện sớm muộn, bởi nó là một phần của chiến lược của Trung cộng  đối với các nước nhược tiểu: chiến lược thực dân kiểu mới.

Vậy đâu là chiến lược của Trung cộng ? Chiến lược của Trung cộng  thường bao gồm các bước như sau.
Đầu tiên, Trung cộng  sẽ tuyên bố là không can thiệp vào công việc nội bộ của đối phương, nhưng đồng thời, thông qua các dự án kinh tế và các hỗ trợ tài chính, giúp phe thân Trung cộng  nắm quyền

Trung cộng  sẽ cô lập những cấp lãnh đạo thân Trung cộng  với nhân dân nhằm làm suy yếu tính chính danh của các cấp lãnh đạo này. Các cấp lãnh đạo này muốn giữ quyền do đó phải dựa vào nhóm thân Trung cộng  và do đó các cấp lãnh đạo sẽ bị gián tiếp điều khiển bởi Trung cộng .

Bước tiếp theo, Trung cộng  giới thiệu mô hình kinh tế của mình như một mô hình mẫu để theo đuổi: mô hình kinh tế độc tài lãnh đạo. Trung cộng  giới thiệu mô hình này với mục đích khuyến khích các quốc gia độc tài tiếp tục duy trì thể chế độc tài, với mục tiêu để phát triển kinh tế. Nhưng bằng cách giúp duy trì một chế độ độc tài thân Trung cộng  như vậy, Trung cộng  dễ dàng tác động và thực thi các chính sách thực dân kiểu mới hơn. Các cấp lãnh đạo độc tài thân Trung cộng  do đó sẽ đóng vai trò như các tay sai của Trung cộng .

Sau khi nắm được các cấp lãnh đạo, Trung cộng  sẽ cung cấp các khoản tín dụng “hỗ trợ” cho các nước này và các công ty Trung cộng  đầu tư  vào thị trường. Hàng hóa Trung cộng  tràn ngập và nước này nhanh chóng trở thành một thị trường tiêu thụ của Trung cộng . 

Các doanh nghiệp của Trung cộng , cùng với công nhân, theo vào các dự án của Trung cộng , làm việc và khi xong hợp đồng sẽ tìm cách ở lại.

 Một mặt khác, các doanh nghiệp Trung cộng  được sự đỡ đầu của chính phủ Trung cộng  sẽ mua các mỏ quặng và tài nguyên với giá rẻ mạt do thông đồng với giới cầm quyền. Chính quyền độc tài địa phương hưởng lợi từ quan hệ Trung cộng , khi Trung Quốc tuyên bố không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, ngược lại Trung cộng  hưởng lợi từ tài nguyên, các nước này là thị trường tiêu thụ hàng hóa Trung cộng , và hơn nữa, các chính quyền độc tài này là vây cánh ủng hộ Trung cộng  trên các mặt trận ngoại giao quốc tế.
Các nước độc tài này nghiễm nhiên trở thành một chư hầu của Trung cộng  dưới con mắt của thế giới và bị Trung cộng  khống chế về kinh tế, ngoại giao và chính trị.
Nhìn lại các chiến lược trên, hẳn chúng ta sẽ giật mình rằng Việt Nam đã bị Trung công đô hộ với mô hình thực dân kiểu mới từ rất lâu rồi. Mang giàn khoan vào biển chỉ là một trong những bước cuối cùng.
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 19-5-14

GS Ngô Bảo Châu: ‘Cái mà Trung Quốc muốn ở Việt Nam chưa chắc đã là dầu hoả’

Thứ bảy, 17/05/2014, 17:08 (GMT+7)

(Phản đối Trung Quốc xâm lược) - Nhớ lại năm 1979, lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tuyên bố dạy cho Việt Nam một bài học. Trong bối cảnh hiện tại, chúng ta phải cố mà nhớ ra bài học của họ Đặng.



Giáo sư Ngô Bảo Châu.
Bài học ấy diễn đạt bình dân thì đơn giản thế này: Chúng tao đánh mày đấy, xem thằng đồng minh Liên xô có nhúc nhích một ngón tay để ứng cứu mày hay không? Chính vì vậy mà Đặng chỉ tấn công Việt Nam sau khi có thông tin tình báo của Mỹ khẳng định Liên Xô mệt lắm rồi, Liên Xô sẽ không động đậy dù chỉ là một ngón tay út.

Lần này, xem xét qua vụ Syria, vụ Crimea thì thấy nước Mỹ của Obama cũng mệt rồi. Cái ông Obama ấy sẽ chẳng làm gì hơn là thực hiện phép biện chứng về xoay trục, xoay đi xoay lại vẫn thế. Rõ ràng đây là thời điểm lý tưởng để Trung Quốc nhắc lại cho Việt Nam bài học của Đặng. Sẽ chẳng có ai nhúc nhích một ngón tay út để bảo vệ nước Việt đâu.

Nỗi ám ảnh thường trực của Trung Quốc không phải là thiếu dầu. Nỗi ám ảnh của Trung Quốc là bị Mỹ và đồng minh của Mỹ bủa vây đường ra biển.

Cái mà Trung Quốc muốn ở Việt Nam chưa chắc đã là dầu hoả, mà là sự thần phục vô điều kiện, là Việt Nam quay lưng hoàn toàn với Mỹ để Trung Quốc có thể tự tung tự tác trên Biển Đông.

Chúng ta định thần lại một chút và cần nhắc nhở ông bạn vàng rằng ông ấy cần sự hợp tác của chúng ta để đảm bảo sự lưu thông hàng hải bình thường ở biển Đông. Dù cho hải quân Trung quốc có trang bị tối tân hơn Hải quân Việt nam, nếu xảy ra xung đột, lưu thông hàng hải sẽ bị ảnh hưởng. Trong trường hợp đó, kinh tế Trung quốc có thể sẽ phải trả giá.
Ngô Bảo Châu


anh truong Anhdala
To 
May 20 at 10:12 AM
KHU KINH TẾ VŨNG ÁNG ĐÀI LOAN ĐẦU TƯ 20TỶ - XÂY DỰNG: NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN- MỘT HẢI CẢNG VÀ NHÀ MÁY LUYỆN THÉP- CÔNG NHÂN TRUNG CỘNG (DI DÂN BẤTHỢP PHÁP) ĐÀI LOAN VIỆT NAM-
TRUNG CỘNG NHANH CHÓNG DI TẢN ĐÁM CÔNG NHÂN BẤT HỢP PHÁP CỦA HỌ -ĐIỀU THẮC MẮC TẠI SAO CÓ XUNG ĐỘT ĐẴM MÁU CỦA NGƯỜI VIỆT VÀ ĐÁM TÀU CỘNG TRONG VỎ CÔNG NHÂN .


DIỄN TIẾN BẠO LOẠN TẬP ĐOÀN FORMOSA Ở HÀ TĨNH

tka23 post
 - Hơn 20 người chết và rất nhiều bị thương vì xô xát xảy ra khi người biểu tình chống Trung cộng  kéo đến công ty Formosa tại khu kinh tế Vũng Áng, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
alt
Cuộc biểu tình của công nhân ở Vũng Áng, Hà Tĩnh. (Hình chụp từ Youtube)
Hãng thông tấn Reuters thuật lời một bác sĩ ở bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cho hay như vậy và nói rằng có 5 công nhân người Việt và 16 người khác được mô tả là người Trung cộng  đã thiệt mạng. Đây là vụ bạo động chết người có thể kể là nghiêm trọng nhất kể từ khi có cuộc chiến tranh biên giới giữa hai nước hồi năm 1979.

Trên một số trang facebook, một số người ở Việt Nam phổ biến truyền nhau một số hình ảnh các người nằm bất động dưới đất sau vụ xô xát trong khi có nhiều người đứng gần đó.

Thông tấn Reuters thuật tin từ ông bác sĩ bệnh viện cho biết số người chết nhiều như thế nhưng tờ báo điện tử  thuật lời một ông Công an cấp cao ở địa phương cho biết các con số hoàn toàn khác hẳn.

Theo lời ông Bùi Đình Quang, phó giám đốc Công an Hà Tĩnh nói  “Một người Trung cộng  thiệt mạng. Nhiều người khác bị thương gồm cả người Việt và người Trung cộng , trong số này có các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ. Trật tự được vãn hồi sau khi chúng tôi huy động lượng lớn công an, quân đội, biên phòng vào cuộc”.

Lý do dẫn đến vụ việc thì ông cho hay chiều và tối ngày Thứ Tư 14/5/2014, “lợi dụng tình hình căng thẳng trên biển Đông, một nhóm người quá khích đã kích động công nhân kéo đến nhà máy Formosa gây hấn với kỹ sư, người lao động đang làm việc tại đây dẫn đến xô xát.”
alt
Những người bị chết hoặc bị thương trong cuộc bạo loạn. (Hình: Facebook Nguyễn Lân Thắng)


Theo lời ông này, tới khoảng 22 giờ đến 23 giờ đêm mới vãn hồi được trật tự. Không thấy ông Quang cho biết người thiệt mạng là người Trung cộng  hay người Việt Nam, có thể là một chi tiết nhạy cảm.

Vị bác sĩ nói với hãng tin Reuters thì kể qua điện thoại rằng “Có đến 100 người được đưa đến bệnh viện hồi tối hôm qua. Nhiều người là  Trung cộng . Tới sang nay thì có thêm nhiều người nữa được chuyển đến.”

Ông Bùi Đình Quang nói  rằng từ buổi sáng ngày Thứ Năm 15/5/2014,  “bộ đội biên phòng tiếp tục siết chặt an ninh ở khu kinh tế Vũng Áng, kiểm soát người và xe ra vào. Khu ký túc xá khép kín cho người Trung cộng  được thiết lập hàng rào bảo vệ. Khu vực trước cổng chính, nơi xảy ra biểu tình, không còn cảnh tụ tập đông người”.

Tại đây, một số công nhân tại doanh nghiệp có vốn đầu tư của Đài Loan, Trung cộng  đã nhận được thông báo "tạm thời nghỉ làm".

Vì những bạo động xảy ra, hàng trăm người Trung cộng  đã hối hả rời Việt Nam hoặc bằng đường hàng không, hoặc đi bằng đường bộ chạy sang Cambodia khi có bạo động xảy ra ở các khu công nghệ phía nam thuộc các tỉnh Bình Dương và Đồng Nai.

Theo nguồn tin  “gần 60 người được cho là gây rối, quá khích đã bị Công an Kỳ Anh bắt để điều tra hành vi đập phá tài sản, chống người thi hành công vụ... Cơ quan điều tra đang phân loại, xét hỏi để làm rõ động cơ của nhóm người này. Vụ án Gây rối trật tự công cộng, hủy hoại tài sản, chống người thi hành công vụ… xảy ra tại Vũng Áng đã được khởi tố”.

Nguyên nhân vụ việc,  theo lời một công nhân làm tại đây cho biết, khoảng hơn 14 giờ chiều ngày 14/5/2014,  “anh thấy 3 thanh niên cầm cờ đỏ sao vàng, đứng chặn công nhân ở cổng khu công nghiệp Vũng Áng không cho vào làm việc. Nhóm này sau đó kích động, kêu gọi đi biểu tình phản đối Trung cộng  hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép trên vùng đặc quyền của Việt Nam. Ít phút sau, cả nghìn công nhân đã đình công dây chuyền, tràn ra đường hô vang các khẩu hiệu “Tôi yêu Việt Nam - Hướng về Biển Đông”, “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”, “Yêu cầu Trung cộng  rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam”...

Đến khoảng 18 giờ 30, “một xe khách hơn 30 chỗ chở công nhân Việt Nam và người Trung cộng  tan sở di chuyển ra phía ngoài, song đã bị đám đông chặn lại. "Nhóm thanh niên biểu tình quá khích đã chặn lại và kéo người trên xe xuống hành hung, khiến 17 người bất tỉnh", một phiên dịch viên làm việc tại Vũng Áng kể lại.


Anh này cho hay, “một số người quá khích đã vào các công ty đang xây dựng, đập phá và đốt hai lò cao trong nhà máy luyện gang thép. Cảnh sát phòng cháy chữa cháy có mặt kịp thời, tuy nhiên, khoảng 22h đám cháy mới được dập tắt. Hàng trăm cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông, bộ đội biên phòng cùng nhiều lực lượng được huy động đến bảo vệ an ninh.”

Tập đoàn Formosa Plastic Group của Đài Loan có một  dự án đầu tư đến 20 tỉ USD, trở thành nhà đầu tư ngoại quốc lớn nhất tại Việt Nam khi các dự án của họ hoàn tất vào năm 2020.
  Trong đó họ đầu tư xây dựng cả một hải cảng và một nhà máy nhiệt điện công suất 2,150 MW, một nhà máy sản xuất thép lớn nhất đông Nam Á.

Trong số hơn 10,000 người làm các loại việc khác nhau tại công ty Formosa ở Vũng Áng, tin tức nói rằng có khoảng 2,000 người Trung cộng. Mấy tháng trước, từng có xô xát giữa người Việt Nam và người Trung cộng  tại đây. Cũng từng có những kêu ca về số lượng công nhân Trung cộng  làm không có giấy phép lao động mà nhà cầm quyền địa phương không có biện pháp đối phó
TỔNG HỢP



TẠI SAO CÓ BẠO LOẠN KHU GANG THÉP DO ĐÀI LOAN ĐẦU TƯ Ở HÀ TĨNH AI CHỦ MƯU




FORMOSA KHU GANG THÉP HÀ TĨNH
tka23 post

Với hơn 3.000 ha đất và mặt nước, tổng vốn đầu tư cả hai giai đoạn gần 28 tỷ USD. Dự án Khu liên hợp Gang thép và Cảng nước sâu mà Tập đoàn Formosa (Đài Loan) đang đầu tư vào Khu Kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) được xem là siêu dự án. Hà Tĩnh đang được và mất gì khi tiếp nhận dự án FDI lớn nhất Việt Nam này?
Cuộc di dời, tái định cư thế kỷ
Được khởi công vào tháng 7/2008, Dự án Khu liên hợp Gang thép và Cảng nước sâu của Tập đoàn Formosa đang tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng không chỉ riêng Hà Tĩnh mà còn các tỉnh lân cận.

Điều dễ dàng nhận thấy nhất là sự nhộn nhịp không chỉ trong công trường Formosa mà ngay cả những vùng phụ cận như Nam Hà Tĩnh và Bắc Quảng Bình cũng náo nhiệt không kém.

    Bằng chứng là những đoàn xe tải ngày đêm chở nguyên vật liệu nối đuôi nhau ùn ùn đổ về đại công trường Formosa. Hàng trăm doanh nghiệp được thành lập mới nhằm ăn theo dự án, hàng ngàn lao động có công ăn việc làm ổn định… Vùng đất nghèo dưới chân đèo Ngang, từng bị xem “chó ăn đá, gà ăn sỏi” đang đổi thay từng ngày.

   Để có được gần 2.000 ha đất và hơn 1.000 ha mặt nước dành cho dự án, hơn 2.500 gia đình  của 9 xã vùng Nam Kỳ Anh phải  dời để giải tỏa mặt bằng. Riêng xã Kỳ Lợi gần như bị xóa trắng để dành đất cho dự án.

Đây được xem là một cuộc  tái định cư thế kỷ mà Hà Tĩnh đã  thực hiện trong những năm qua và kết quả thật sự ngoạn mục. Đến nay, gần như toàn bộ diện tích dành cho dự án cơ bản “sạch”, và nhà đầu tư rất hài lòng về việc này.

Theo cam kết của Tập đoàn Formosa, giai đoạn 1 của dự án sẽ được đầu tư 7,9 tỷ USD, với công suất hơn 7,5 triệu tấn gang thép mỗi năm và năng lực bốc dỡ hàng hóa qua cảng Sơn Dương 30 triệu tấn/năm.

Một trong những chiếc hầm bê tông rộng hàng trăm mét, sâu hàng chục mét
Một trong những chiếc hầm bê tông rộng hàng trăm mét, sâu hàng chục mét

Mới đây, Tập đoàn Formosa đề nghị đầu tư giai đoạn 2, nâng công suất của khu liên hợp gang thép này lên 22,5 triệu tấn/năm, vốn đầu tư lên đến 28 tỷ USD. Hiện, công trường Formosa đang thu hút gần 7.000 chuyên viên , cán bộ, công nhân cả Việt Nam và nước ngoài vào làm việc. Tập đoàn Formosa đã giải ngân hơn 2 tỷ USD cho dự án này.

Dù chưa đi vào hoạt động sản xuất, nhưng Fomosa đã giúp Hà Tĩnh thu ngân sách tăng vọt từng năm, từ hoạt động nhập cảng  thiết bị và các doanh nghiệp phụ trợ. Từ chỗ thu ngân sách ì ạch, chỉ trên dưới 1.000 tỷ đồng mỗi năm, thì năm 2013, Hà Tĩnh thu gần 5.500 tỷ đồng và dự kiến năm 2014 này  trên 8.000 tỷ đồng, trong đó công trường Formosa đóng góp hơn 50% tổng thu.
Ngay như Quảng Bình, cũng buộc phải bắt nhịp, ra chủ trương ưu tiên dành đất cho các doanh nghiệp đầu tư vào Khu Kinh tế Hòn La với những ngành nghề phụ trợ cho dự án Formosa, nhằm đón đầu sự bùng nổ trong tương lai gần.

Đột nhập đại công trường Formosa
Không chỉ những ai đã từng qua lại trên tuyến QL1A, đoạn qua Khu Kinh tế Vũng Áng, mà ngay cả không ít người dân Hà Tĩnh cũng đều chung cảm giác ngạc nhiên về sự  đồ sộ của dự án Formosa. Nhiều câu hỏi đặt ra liên quan đến dự án. Thậm chí, không ít ý kiến quan ngại đến an ninh quốc gia, khi mà Formosa chiếm giữ một vùng đất rộng lớn ở vùng eo thắt của đất nước.

Ngay cái cách mà Tập đoàn này xây dựng hàng rào cũng khiến người khác phải mắt tròn, mắt dẹt. Cả một vùng đất rộng lớn gần 2.000 ha được xây dựng tường rào bao quanh cao chừng 5m. Khoảng 2/3 chiều cao của tường rào được đổ bê tông cốt sắt, chỉ một ít gạch được xây phía trên cùng của tường rào.

Bên ngoài là một con kênh nhân tạo rộng chừng 30m, chạy bao quanh hàng rào. Họ đã bỏ ra hơn 1 tỷ USD để san lấp  khu đất dự án. Cát được hút từ biển lên để nâng cao trình toàn bộ mặt bang  trên 3m, có nơi đến 15m. Người dân không phận sự, chỉ có thể nhìn thấy phía trong hàng rào kia, ngày thì bụi mù, đêm đèn điện sáng trưng như phố.

Để mục sở thị phía trong hàng rào của dự án, nhóm PV  đã trực tiếp đến Văn phòng điều hành Formosa đăng ký làm việc. Cũng như những lần trước, nhân viên phụ trách đối ngoại của dự án kiểm tra giấy tờ, ghi nội dung làm việc vào giấy…
Và cũng câu nói ấy: “Chúng tôi sẽ dịch nội dung này, mail về Đài Loan để ông chủ xem xét trả lời, mong các anh đợi. Lúc nào có kết quả, chúng tôi sẽ thông báo qua điện thoại hoặc mail”.

Biết đây là cách thoái thác khéo của Formosa, chúng tôi đành rút lui tìm cách khác. Một anh bạn doanh nghiệp trên địa bàn, chuyên cung cấp vật liệu xây dựng cho dự án nhận lời đưa chúng tôi vào.

Tuy nhiên, xe ô tô chỉ đến được cổng an ninh thứ nhất thì bị chận  lại, vì chúng tôi không có thẻ từ cá nhân theo quy định. Anh bạn doanh nghiệp lắc đầu phân bua: “Thông thường muốn vào ra khu dự án, xe có thẻ từ của xe, người có thẻ từ của người do Formosa cấp để qua cửa an ninh. Cứ tưởng quen biết họ cho qua, ai ngờ khó khăn thật”.

Đang bế tắc, chợt nhớ đến anh bạn kỹ sư, hiện làm việc cho nhà thầu Hàn Quốc đang xây dựng một số hạng mục của Formosa. Nghe chúng tôi “cầu cứu” qua điện thoại, anh bạn kỹ sư tặc lưỡi: “Thôi được, tôi sẽ tìm lí do xin nghỉ một buổi, sáng mai vào sớm lấy áo quần, thẻ từ của tôi mà vào, chỉ được một người thôi đó. Trước khi đi là phải ăn no và mang theo ít nhất 2 ổ mì, sữa, nước để chống đói khi lạc đường”.
Thấy chúng tôi có vẻ không tin, anh bạn giải thích: “Các ông không thể tưởng tượng được độ rộng lớn và phức tạp ở công trường này đâu. Hà Nội còn có tên đường mà hỏi, còn ở đây chỉ toàn là những lối đi tạm thời, nhằng nhịt khắp nơi, hai bên bê tông, cốt sắt dựng san sát, đâu đâu cũng thấy na ná giống nhau nên rất khó định hình.
Là người chưa vào công trường Formosa, kiểu gì cũng lạc đường. Nếu may thì gặp khu công nhân người Việt họ còn giúp chỉ đường, còn xui mà gặp khu công nhân người Trung, Hàn… thì chỉ còn nước ăn bánh mì cầm hơi, đợi đến tan ca chiều, đi theo họ mà ra ngoài thôi”.

Trên chiếc xegắn  máy bết đầy bùn đất, với bộ quần áo kỹ sư, chiếc thẻ trên tay, tôi  vượt qua các lớp cổng an ninh của Formosa mà không hề gặp bất cứ sự ngăn trở nào. Đúng là một đại công trường đồ sộ ngoài sức tưởng tượng.
Ngay phía cổng vào là một tổ hợp nhà cao tầng như một thành phố thu nhỏ, với hàng chục tòa nhà từ 5 đến 10 tầng, làm văn phòng điều hành dự án và nơi ăn nghỉ của chuyên viên . Và cũng từ đây, một hệ thống đường ngang, ngõ dọc chằng chịt nối với các  tổ hợp của dự án.

Ngay các  tổ hợp cũng có hàng rào bằng tôn xanh cao chừng 3m bao quanh, có cổng vào, ra hẳn hoi. Ở mỗi cổng đều có bảo vệ giám sát ngày đêm.

Thực sự khó có thể miêu tả hết độ “khủng” của đại công trường này. Trên những con đường nội bộ chằng chịt, hàng ngàn chiếc xe tải nặng hối hả tung bụi mù trời. Phía trong hàng rào bằng tôn là những công trình đồ sộ, con người lọt thỏm, nhỏ bé giữa muôn vàn bê tông, sắt thép.

Ở đây hầu hết các công trình vẫn chưa thành hình, thành dạng, có chăng là các nhà xưởng lắp ghép từ những thanh thép nặng hàng tấn. Với một người  như tôi, thực sự không thể hình dung được những tổ hợp công trình kia rồi đây sẽ ra sao, công năng của nó là gì.

Không chỉ trên mặt đất, mà ngay dưới lòng đất, người ta cũng xới tung, xây dựng những đường hầm bằng bê tông dài hàng km chạy thẳng ra phía biển, lớn đến mức hai chiếc xe tải nặng có thể chạy bon bon ngược chiều nhau mà không cần giảm tốc độ. Rồi có những chiếc hầm bằng bê tông dày cả mét, rộng hàng trăm mét vuông, sâu hàng chục mét…

Rong ruổi trên chiếc xe gắn  máy gần cả buổi sáng, tôi không thể đi hết mặt bằng của đại công trường này. Theo các công nhân Việt Nam, thi công các tổ hợp ở đây  là các nhà thầu Việt Nam và Hàn Quốc, còn Trung cộng  chỉ là các nhà thầu phụ.

Các ông chủ rất thích sử dụng lao động Trung cộng  vì họ làm việc chăm chỉ, mỗi người có thể làm việc bằng hai, bằng ba công nhân phổ thông và những công đoạn khó, duy chỉ có họ mới làm được. Điều duy nhất mà các ông chủ không thích ở công nhân Trung cộng  là họ ăn ở rất mất vệ sinh. Ngày trước, Formosa còn cho họ ăn ở tại công trường, nhưng nay thì cấm tiệt, hết ca chiều, những người không phận sự buộc phải ra ngoài.


Không khí ở đây rất nghiêm ngặt. Mặc dù có mặt hàng nghìn công nhân trên công trường, nhưng ai cũng lặng lẽ làm việc cật lực. Ở mỗi cụm công trình, thường có một tháp cao, phía trên túc trực một người theo dõi, giám sát những công nhân ở dưới. Tôi đánh liều trèo lên một tháp canh, lia ánh mắt khắp lượt nhưng không thể nhìn thấy điểm cuối của công trường. Và chiếc ống khói xa tít tắp phía chân trời đã dẫn đường cho tôi thoát khỏi “trận đồ bát quái” của đại công trường Formosa.








No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official 30/4/2024

My Blog List