Công ty Đài Loan đòi VN bồi thường
Cập nhật: 13:27
GMT - thứ hai, 19 tháng 5, 2014
Người Đài Loan biểu tình
phản đối tại văn phòng kinh tế văn hóa Việt Nam ở Đài Bắc.
Formosa Plastics Group,
nhà đầu tư Đài Loan lớn nhất tại Việt Nam, đang đòi chính phủ Việt Nam bồi
thường 3 triệu USD sau vụ bạo loạn chống Trung Quốc.
Vụ bạo loạn này làm hư
hại nhiều nhà máy và theo dự kiến các công ty khác cũng sẽ đòi bồi thường.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Công ty Đài Loan này là
nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên đòi chính phủ Việt Nam bồi thường sau khi những
người biểu tình cướp phá các nhà máy của công ty này tại tỉnh Hà Tĩnh.
Vụ bạo loạn tại Công ty
Gang thép Formosa Hà Tĩnh đã làm ít nhất một công nhân người Trung Quốc thiệt
mạng.
Các phần tử "gây
rối" đã tấn công hàng chục nhà máy khiến một loạt các công ty trong đó cả
Apple và Nike bị buộc phải đình chỉ sản xuất.
Trong khi các cuộc biểu
tình nhằm vào Trung Quốc, các nhà máy Đài Loan - và đặc biệt là những công ty
sử dụng công nhân Trung Quốc - dường như đã hứng chịu tình trạng bạo loạn diễn
ra trong vài ngày.
Đài Loan là nhà đầu tư
lớn thứ ba tại Việt Nam, sau Nhật Bản và Hàn Quốc. Các công ty Đài Loan đầu tư
1.7 tỷ USD - một phần ba của tổng số vốn đầu từ trực tiếp (FDI) của Đài Loan –
vào Việt Nam trong năm ngoái, theo Đài Bắc.
"Chính phủ Việt Nam nên phải chịu trách
nhiệm về những thiệt hại"
Tseng Hsien Chao, Văn
phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc
Con số này có nghĩa là Việt
Nam lần đầu tiên trở thành quốc gia đông nam Á đón nhận FDI nhiều nhất từ Đài
Loan.
Ông Tseng Hsien Chao,
giám đốc vụ kinh tế của Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc, cho biết khoảng
290 công ty Đài Loan dường như đã bị tấn công, với thiệt hại có khả năng lên
tới tổng cộng hàng trăm triệu đô la.
Phí tổn từ việc ngưng
trệ sản xuất đang tăng lên vì một số doanh nhân chạy nạn bạo loạn hiện vẫn chưa
quay trở lại.
'Xử lý cấp chính phủ'
Ông cho biết một thỏa
thuận bảo hộ đầu tư song phương năm 1993 giữa Việt Nam và Đài Loan qui định Hà
Nội trên nguyên tắc chịu trách nhiệm tài chính đối với việc hủy hoại xảy ra vào
tuần trước.
"Chính phủ Việt Nam
nên phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại", ông Tseng Hsien Chao nói.
DDK Group, một công ty
Đài Loan chuyên sản xuất yên xe đạp gần Thành phố Hồ Chí Minh cho biết các cuộc
bạo loạn đã gây ra khoảng thiệt hại koảng 4 triệu USD.
Richard Tsai, chủ nhà
máy, cho biết sẽ đòi trả 2 triệu đô la từ hợp đồng bảo hiểm, nhưng ông cũng cho
hay rằng sẽ đòi phần còn lại từ nhà chức trách Việt Nam.
Phòng Thương mại Đài
Loan tại Việt Nam cho biết các công ty thành viên của tổ chức này đang đánh giá
mức độ thiệt hại và sẽ đưa ra ước tính bằng con số Phòng Thương mại Đài Loan sẽ
dùng để đòi bồi thường.
Ước tính sơ bộ từ chính
quyền tỉnh Bình Dương mà Financial Times đọc được cho thấy có khoảng gần một
phần ba trong tổng số 950 công ty nước ngoài ở Bình Dương đã bị hư hại trong vụ
bạo lực. Chỉ tính riêng Đài Loan có 161 công ty bị hư thiệt hại, so với 24 từ
Hàn Quốc và 11 từ Trung Quốc đại lục .
Ông Chen Borshow, tổng
giám đốc của Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại TP Hồ Chí Minh, cho biết
ông dự kiến các câu hỏi yêu cầu bồi thường phải được xử lý ở cấp chính phủ với
nhau.
Để thắng được Trung Cộng
Trần Trung Đạo (Danlambao) - Câu nói “Không có đế quốc nào
tồn tại mãi mãi” thoạt nghe rất bình thường và hiển nhiên vì lẽ đơn
giản trên đời này không có gì tồn tại mãi mãi, tuy nhiên quy luật đó đã được
chứng minh rất nhiều lần trong lịch sử bằng bao máu xương của nhân loại. Một đế
quốc vừa hình thành ở Á Châu và đang đe dọa cho hòa bình thế giới: Đế quốc
Trung Cộng. Đế quốc này sẽ tồn tại thêm được bao lâu và sẽ sụp đổ bằng cách nào
vẫn còn là chủ đề được các nhà phân tích chính trị, các sử gia bàn cãi không chỉ
trên bên ngoài Trung Cộng mà ngay tại đầu não của cơ chế độc tài.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.