Không
thể đổi chủ quyền lấy 'hòa bình'
Tầu Trung Quốc tấn công bằng vòi rồng tầu Việt
Nam ...
http://www.youtube.com/watch?v=kO-gI96NwIg
Cập nhật: 16:13 GMT - chủ nhật, 18
tháng 5, 2014
Media Player
Việt Nam 'đúng đắn' khi tuyên bố không thể trả giá cho 'hòa
bình' bằng cách làm mất chủ quyền của đất nước mình và nhà nước cần phân biệt
giữa biểu tình 'ôn hòa, có tổ chức' với 'lợi dụng, phá hoại', theo một nhà quan
sát từ trong nước.
Trao đổi với BBC hôm 18/5/2014 từ Hà Nội, bà
Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Chính phủ thời các ông
Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải làm thủ tướng nói:
“Việt Nam hết sức cố gắng kiềm chế, hết sức cố
gắng để duy trì hòa bình, duy trì khả năng thương lượng với Trung Quốc, đàm
phán với Trung Quốc tới mức tối đa,
“Nhưng Việt Nam chắc chắn không trả giá cho
hòa bình bằng cách là làm mất chủ quyền của nước mình,
"Nên để
cho các tổ chức họ có thể đứng ra đăng ký với nhà nước để biểu tình. Và những
tổ chức đã đăng ký biểu tình phải cam kết với nhà nước là chúng tôi biểu tình
ôn hòa, không gây ra chấn động gì"
Bà Phạm Chi Lan
“Thì câu tuyên bố của ông Đam (Phó Thủ tướng
Việt Nam Vũ Đức Đam) là không thể trả giá cho hòa bình bằng chủ quyền của đất
nước, tôi nghĩ là đấy là một lời tuyên bố đúng đắn,
“Có nghĩa ở đây phải khẳng định là nếu như đàm
phán không được mà tất cả các biện pháp hòa bình không giải quyết được, thì
Việt Nam cũng phải sẵn sàng với những biện pháp khác 'không hòa bình' như là
Trung Quốc đang làm để bảo vệ chủ quyền của mình.”
'Cần cho đăng ký biểu
tình'
Trước câu hỏi nhà nước Việt Nam có nên phân
biệt giữa biểu tình ôn hòa và các hành vi lợi dụng, phá hoại hay không, bà Phạm
Chi Lan, từng giữ cương vị Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nói:
“Theo tôi nhà nước có thể phân biệt như thế
này các cuộc biểu tình nên để cho các tổ chức họ có thể đứng ra đăng ký với nhà
nước để biểu tình
“Và những tổ chức đã đăng ký biểu tình phải
cam kết với nhà nước là chúng tôi biểu tình ôn hòa, không gây ra chấn động gì,
“Và chỉ với mục tiêu duy nhất là chống việc
Trung Quốc đặt giàn khoan ở Việt Nam, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan khỏi
Việt Nam, thì như vậy đấy là những biểu tình yêu nước, ôn hòa mà đã thường diễn
ra ở một số nơi như đã diễn ra ở Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh
thành khác trong Chủ nhật tuần trước,
“Ngoài biểu tình đó ra, những biểu tình khác
mang tính chất tự phát ở các nơi thì cần phải có một nơi nào đó đứng ra đăng ký
và cam kết giữ được ôn hòa,
“Thì tôi nghĩ điều đó hoàn toàn làm được,” nhà
bình luận nói với BBC.
Trung Quốc đình chỉ
nhiều chương trình trao đổi
với Việt Nam
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi
REUTERS
Đức Tâm
Hôm
nay, 18/05/2014, chính quyền
Bắc Kinh đã thông
báo đình chỉ nhiều chương
trình trao đổi với Việt
Nam sau các cuộc
biểu tình và bạo động
chống lại việc
Trung Quốc hạ đặt
giàn khoan dầu
trong vùng biển của Việt
Nam.
Theo phát ngôn viên
Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi, các vụ bạo động làm hai người Trung Quốc thiệt mạng và buộc Bắc Kinh phải sơ tán hơn 3000 người ra khỏi Việt Nam, đã gây « u ám bầu không khí và những điều kiện để tiến hành các trao đổi và hợp tác giữa Trung Quốc và Việt Nam ».
Do vậy, « phía Trung
Quốc đình chỉ, kể từ ngày hôm nay,
tham gia các chương trình trao đổi song phương ». Tuy nhiên,
đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc không cho biết cụ thể các chương trình nào bị đình chỉ.
Bắc Kinh cho biết « Trung Quốc sẽ theo dõi diễn biến tình hình và sẽ có những biện pháp mới».
Trong những ngày qua, các
cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan dầu vào vùng biển Việt Nam, đã diễn ra ở nhiều thành phố. Một số cuộc biểu tình ở các tỉnh miền nam và miền trung đã dẫn đến bạo động, chết người. Nhiều nhà máy của Đài Loan và Hàn
Quốc cũng bị đập phá vì người biểu tình tưởng là của Trung Quốc.
Chính quyền Việt Nam đã bắt giữ nhiều kẻ lợi dụng biểu tình để đập phá, hôi của. Mặc dù các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam kêu gọi mọi người biểu tình chống Trung Quốc vào ngày hôm
nay, nhưng chính quyền đã huy động một lực lượng công an và an
ninh đông đảo để ngăn chặn người dân xuống đường.
Phản kháng ở VN không lay chuyển chiến lược
biển của TQ
·
·
·
Tin liên hệ
Ðường dẫn
CỠ CHỮ
16.05.2014
HONG KONG — Vụ tranh chấp lãnh thổ giữa
Trung Quốc và Việt Nam đã làm bùng ra những cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây
chết người ở Việt Nam trong tuần này. Các cuộc biểu tình cũng đã diễn ra hôm
thứ 6 tại Philippines, là nước cũng đang đối đầu gay gắt với Trung Quốc về vấn
đề chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông. Từ Hồng Kông, thông tín viên Rebecca Valli
của đài bài tường thuật rằng các cuộc phản kháng có phần chắc sẽ không làm lay
chuyển chiến lược biển của Bắc Kinh.
Việc Trung Quốc đưa giàn khoan đến đặt tại vùng biển mà Hà Nội cũng tuyên bố có chủ quyền thoạt đầu đã làm bùng ra những vụ va chạm giữa tàu bè hai nước. Vụ đối đầu sau đó đã vào tới đất liền với việc hàng ngàn người Việt Nam xuống đường biểu tình ở nhiều nơi trong nước và nổi lửa đốt cháy các công xưởng mà họ nghĩ là do Trung Quốc làm chủ.
Phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc Trầm Đan Dương hôm thứ 6 thúc giục Hà Nội trừng trị những kẻ phạm pháp:
"Vụ này đã buộc các doanh nghiệp của chúng tôi tạm ngưng hoạt động và gây ra cho họ những thiệt hại kinh tế rất lớn. Trung Quốc mạnh mẽ lên án vụ này."
Giáo sư Nicholas Thomas, một chuyên gia Á châu của Đại học Thành phố Hồng Kông, nhận định như sau về phản ứng của Bắc Kinh:
"Quí vị đã nhìn thấy một phản ứng, một sự nhận thức về việc này trên truyền thông xã hội Trung Quốc, nhưng nó không ở mức mà Trung Quốc phải làm một việc gì đó bởi vì Trung Quốc đang bị đe dọa. Việc này được trình bày là một vấn đề mà Việt Nam phải xử lý, và bất cứ chuyện gì xảy ra cũng đều là lỗi của Việt Nam."
Trung Quốc tuyên bố đòi chủ quyền hầu toàn bộ Biển Đông, một nơi có nhiều dầu lửa và những tuyến hàng hải quan trọng của cả thế giới. Nhưng yêu sách của Trung Quốc chồng lấn với các đòi hỏi chủ quyền của nhiều nước trong khu vực, kể cả Việt Nam và Philippines.
Ông Jonathan London, giáo sư môn Việt học của Đại học Thành phố Hồng Kông, cho rằng Việt Nam có luận cứ vững chắc để đòi chủ quyền theo luật pháp quốc tế, nhưng vụ bạo động trong tuần này tạo ra những mối rủi ro cho Hà Nội:
"Xảy ra những sự việc như thế này là không may. Đây là một việc làm lạc hướng chú ý. Thông điệp mà Hà Nội có thể đánh đi rõ ràng chừng nào thì luận cứ của họ càng rõ ràng hơn và vững mạnh hơn chừng đó cho đất nước của họ. Nếu không thì nó sẽ là một hành động tự chuốc lấy thất bại trong lúc đương đầu với một nước láng giềng cực kỳ hùng mạnh và hung hãn."
Các nhà phân tích tin rằng vụ rối loạn sẽ không thay đổi chiến lược của Trung Quốc là thực hiện những hành động cụ thể để củng cố yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, và các giới chức Trung Quốc đã ra sức nêu bật nhận định đó.
Cả người phát ngôn của Bộ Ngoại giao lẫn viên Tham mưu trưởng quân đội đều đã khẳng định điều mà họ gọi là “quyết tâm không lay chuyển” của Trung Quốc trong việc tiến hành những hoạt động trong lãnh thổ của mình.
Giáo sư Thomas cho rằng lời nói và hành động của Trung Quốc thường không đi đôi với nhau:
"Đây là một vấn đề bởi vì Trung Quốc đang tìm cách đánh bóng hình ảnh của họ như một cường quốc đang trỗi dậy trong hòa bình. Họ ra sức tuyên truyền là họ không phải là một mối đe dọa đối với khu vực, nhưng họ lại thực hiện những hành động chống lại Philippines và cũng chống lại Việt Nam."
Hôm thứ 6, những cuộc phản kháng chống lại Trung Quốc đã lan sang Philippines. Tại đây hơn 100 người Philippines và Việt Nam đã biểu tình trước tòa lãnh sự Trung Quốc. Họ kêu gọi chính phủ hai nước đoàn kết với nhau để chống lại điều mà họ cho là xự xâm lăng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Việc Trung Quốc đưa giàn khoan đến đặt tại vùng biển mà Hà Nội cũng tuyên bố có chủ quyền thoạt đầu đã làm bùng ra những vụ va chạm giữa tàu bè hai nước. Vụ đối đầu sau đó đã vào tới đất liền với việc hàng ngàn người Việt Nam xuống đường biểu tình ở nhiều nơi trong nước và nổi lửa đốt cháy các công xưởng mà họ nghĩ là do Trung Quốc làm chủ.
Phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc Trầm Đan Dương hôm thứ 6 thúc giục Hà Nội trừng trị những kẻ phạm pháp:
"Vụ này đã buộc các doanh nghiệp của chúng tôi tạm ngưng hoạt động và gây ra cho họ những thiệt hại kinh tế rất lớn. Trung Quốc mạnh mẽ lên án vụ này."
Giáo sư Nicholas Thomas, một chuyên gia Á châu của Đại học Thành phố Hồng Kông, nhận định như sau về phản ứng của Bắc Kinh:
"Quí vị đã nhìn thấy một phản ứng, một sự nhận thức về việc này trên truyền thông xã hội Trung Quốc, nhưng nó không ở mức mà Trung Quốc phải làm một việc gì đó bởi vì Trung Quốc đang bị đe dọa. Việc này được trình bày là một vấn đề mà Việt Nam phải xử lý, và bất cứ chuyện gì xảy ra cũng đều là lỗi của Việt Nam."
Trung Quốc tuyên bố đòi chủ quyền hầu toàn bộ Biển Đông, một nơi có nhiều dầu lửa và những tuyến hàng hải quan trọng của cả thế giới. Nhưng yêu sách của Trung Quốc chồng lấn với các đòi hỏi chủ quyền của nhiều nước trong khu vực, kể cả Việt Nam và Philippines.
Ông Jonathan London, giáo sư môn Việt học của Đại học Thành phố Hồng Kông, cho rằng Việt Nam có luận cứ vững chắc để đòi chủ quyền theo luật pháp quốc tế, nhưng vụ bạo động trong tuần này tạo ra những mối rủi ro cho Hà Nội:
"Xảy ra những sự việc như thế này là không may. Đây là một việc làm lạc hướng chú ý. Thông điệp mà Hà Nội có thể đánh đi rõ ràng chừng nào thì luận cứ của họ càng rõ ràng hơn và vững mạnh hơn chừng đó cho đất nước của họ. Nếu không thì nó sẽ là một hành động tự chuốc lấy thất bại trong lúc đương đầu với một nước láng giềng cực kỳ hùng mạnh và hung hãn."
Các nhà phân tích tin rằng vụ rối loạn sẽ không thay đổi chiến lược của Trung Quốc là thực hiện những hành động cụ thể để củng cố yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, và các giới chức Trung Quốc đã ra sức nêu bật nhận định đó.
Cả người phát ngôn của Bộ Ngoại giao lẫn viên Tham mưu trưởng quân đội đều đã khẳng định điều mà họ gọi là “quyết tâm không lay chuyển” của Trung Quốc trong việc tiến hành những hoạt động trong lãnh thổ của mình.
Giáo sư Thomas cho rằng lời nói và hành động của Trung Quốc thường không đi đôi với nhau:
"Đây là một vấn đề bởi vì Trung Quốc đang tìm cách đánh bóng hình ảnh của họ như một cường quốc đang trỗi dậy trong hòa bình. Họ ra sức tuyên truyền là họ không phải là một mối đe dọa đối với khu vực, nhưng họ lại thực hiện những hành động chống lại Philippines và cũng chống lại Việt Nam."
Hôm thứ 6, những cuộc phản kháng chống lại Trung Quốc đã lan sang Philippines. Tại đây hơn 100 người Philippines và Việt Nam đã biểu tình trước tòa lãnh sự Trung Quốc. Họ kêu gọi chính phủ hai nước đoàn kết với nhau để chống lại điều mà họ cho là xự xâm lăng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Việt Nam: Tẩy chay hàng Trung Quốc có dễ hay
không ?
An Nhiên, thông tín viên RFA
2014-05-18
2014-05-18
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Hàng điện tử của Trung Quốc lấn áp mọi loại hàng của quốc gia khác
ở các cửa hàng và cả trên đường phố
AFP
Vào ngay
thời điểm này tâm lý người tiêu dùng, các doanh nghiệp Việt Nam muốn tẩy chay
các sản phẩm Trung Quốc hơn bao giờ hết qua sự việc Biển Đông, nhưng thực tế
với mức thu nhập và đời sống khó khăn của người dân như hiện nay, thì liệu điều
đó có dễ dàng không?
Quyết tâm tẩy chay hàng TQ
Trong thời gian qua, truyền thông trong nước
đưa nhiều tin cảnh báo đến với người dân về các sản phẩm có xuất xứ từ Trung
Quốc rất độc hại, nguy hiểm đã đang làm cho người tiêu dùng hoang mang, e ngại
thì cộng thêm sự việc Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan Hải Dương 981vào
trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Và chính điều này đã làm cho
người dân khẳng định thêm sự nguy hiểm đến từ Trung Quốc đối với đất nước mình,
từ đó lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc đã đưa đến quyết định cho nhiều người
Việt, nhiều công ty tẩy chay hàng Trung Quốc.
Chị Hồng có tiệm bán bánh mứt kẹo tại chợ Bình
Tây, quận 6 cho biết về tâm lý khách hàng hiện nay:
“Cái vụ tranh chấp (ngoài Biển Đông), cái gì
của Trung Quốc là người ta không có mua, không biết phải nói sao, mấy người đó
(người Trung Quốc) làm vậy là không đúng. Vì hàng Trung Quốc từ đó giờ không
tốt, nhiều chất độc hại, rồi bây giờ thêm cái vụ này, người ta càng không thích
nữa. Như tôi không có bán hàng khác, tôi không biết, tôi bán bánh mứt mà của Trung
Quốc thì khách hàng không mua.”
Vì hàng Trung Quốc từ đó giờ không tốt, nhiều
chất độc hại, rồi bây giờ thêm cái vụ này, người ta càng không thích nữa. Như
tôi không có bán hàng khác, tôi không biết, tôi bán bánh mứt mà của Trung Quốc
thì khách hàng không mua
Chị Hồng
Anh Dũng đang làm cho một công ty thiết kế tại
Sài Gòn nói rằng mình sẵn sàng bỏ thêm vài phần trăm nữa nếu có sự lựa chọn mua
hàng hóa từ các quốc gia khác:
“Nếu mà không có sự lựa chọn nào khác, thì mình mua (sản phẩm
Trung Quốc), nếu mà có sự lựa chọn khác thì mình vẫn lựa chọn sự lựa chọn khác
đó. Nếu bỏ thêm 5, hay 10 % nhỏ nhỏ thì mình vẫn ủng hộ mua hàng khác hơn thôi,
mình sẽ tẩy chay hàng Trung Quốc.”
Ở Việt Nam mọi hàng hóa phục vụ tiêu dùng, giải trí... đều ngập
tràn thương hiệu của Trung Quốc (baodatviet)
Anh Dũng cho biết tiếp, đây có thể là đợt tẩy
chay hàng Trung Quốc lên đến đỉnh điểm:
“Hình như đợt này là đỉnh điểm đấy, sau khi
cái phong trào, truyền thông này nọ, mọi người theo dõi tin tức thì thấy nếu có
sự lựa chọn nào khác thì không nên sử dụng hàng Trung Quốc nữa.”
Chị Bích Thủy đang kinh doanh mặt hàng điện
tử, máy tính tại Hà Nội cho chúng tôi biết, mấy ngày nay lượng khách mua hàng ở
cửa hàng bị giảm, và chị thấy người dân đang tẩy chay các hàng tiêu dùng của
Trung Quốc ở Hà Nội:
Nếu mà không có sự lựa chọn nào khác, thì mình
mua (sản phẩm TQ), nếu mà có sự lựa chọn khác thì mình vẫn lựa chọn sự lựa chọn
khác đó. Nếu bỏ thêm 5, hay 10 % nhỏ nhỏ thì mình vẫn ủng hộ mua hàng khác hơn
thôi, mình sẽ tẩy chay hàng Trung Quốc
Anh Dũng
“Người Việt Nam, giờ tẩy chay nhiều lắm, ví dụ
như hàng tiêu dùng, họ đã không dùng nữa ở một số cửa hàng tiêu dùng đồ ăn hằng
ngày, tôi thấy cái lượng người ta mua đã giảm suất, với lại người ta phẫn nộ
lắm. Tóm lại có những người, người ta không biết gì phẫn nộ lắm, còn hàng điện
tử của cửa hàng tôi đa phần là hàng Trung Quốc, người ta mua cũng ít hơn.”
Không đơn giản
Tuy nhiên, việc hàng hóa Trung Quốc vào thị
trường Việt Nam rất dễ dàng bằng nhiều phương cách vận chuyển, như tiểu ngạch,
chính ngạch …với sự kiểm soát của hải quan rất lõng lẻo. Vì vậy, các sản phẩm
Trung Quốc đang được bán bày bán tràn lan tại các siêu thị, cửa hàng, chợ với
giá rẻ hơn, mẫu mã đẹp hơn các sản phẩm Việt Nam hoặc các sản phẩm đến từ
Malaysia, Thailand... Hơn nữa các doanh nghiệp Việt Nam cũng không có nhiều sự
lựa chọn cho việc nhập các loại vật tư, nguyên liệu… để sản xuất ra thành phẩm
bán ra thị trường. Sự cạnh tranh về giá đã làm cho chủ các doanh nghiệp khó có
thể chọn mua nguyên – vật liệu từ các quốc gia khác ngoài Trung Quốc. Anh Hùng
Giám đôc công ty may mặc thời trang có trụ sở tại quận 3 -Tp. HCM, Anh cho biết
có nhiều lý do để khó tẩy chay được hàng Trung Quốc:
Từ hàng may mặc đến giầy dép đều made in China (files photos)
“Cái hàng Trung Quốc bây giờ đó, thí dụ như
mặt hàng sản phẩm của anh đi, anh làm về hàng may, là hàng Việt Nam lên nè,
nhưng mà chất liệu trong một sản phảm của anh thì trong đó cũng có 30% là hàng
Trung Quốc rồi, tất là cái vải – chất liệu là hàng Trung Quốc, còn mình chỉ làm
lên sản phẩm mình bán ở đây thôi, chứ còn hàng Trung Quốc nó nhiều, rất là khó
tẩy chay hàng Trung Quốc, theo anh nghĩ là vậy. Cái nguyên vật liệu thì mình
không có nhập thẳng, có nghĩa là mình nhập về qua một cái trung gian mà, cho
nên cái giá cả gần giữa Trung Quốc hay hàng Thái hay hàng Malai thì giá cũng
cao hơn một chút, cái đó thì do đầu ra của mình nữa nên mình cũng rất khó,
trong một sớm một chiều mà thay đổi thì cũng khó lắm.”
Anh Hùng nói tiếp:
“Theo tôi nghĩ việc tẩy chay hàng Trung Quốc
thì cả một vấn đề khó, vì tôi thấy thị trường bây giờ hàng tiêu dùng hay những
sản phẩm may mặc thì Trung Quốc chiếm được thị phần rất là lớn, bây giờ tôi
nhìn thấy bên mặt hàng quần áo thì hàng Trung Quốc chiếm hết 70% thị phần ở các
chợ. Phần lớn mẫu mã hàng Trung Quốc hiện nay ở ngoài chợ đẹp hơn hàng Việt Nam
nhiều lắm, chất lượng chưa bàn tới, cái chất liệu nhìn vào là đẹp cực kỳ, hàng
Trung Quốc nó bắt mắt lắm, cho nên hàng Trung Quốc lúc nào ngòai thị trường
người ta bán được nhiều hơn”
Việc tẩy chay hàng Trung Quốc thì cả một vấn
đề khó, vì tôi thấy thị trường bây giờ hàng tiêu dùng hay những sản phẩm may
mặc thì Trung Quốc chiếm được thị phần rất là lớn, bây giờ tôi nhìn thấy bên
mặt hàng quần áo thì hàng Trung Quốc chiếm hết 70% thị phần ở các chợ
Anh Hùng
Chị Bích Thủy kinh doanh mặt hàng điện tử, máy
tính cũng không biết phải thay đổi nhập hàng ở nhà cung cấp nào, vì hiện giờ
hầu như tất cả mặt hàng điện tử, laptop đều gia công tại Trung Quốc:
“Tất cả những hàng điện tử thì bây giờ đa phần
là hàng Trung Quốc, vì nó rẻ, bây giờ anh thấy giống như là ổ cứng, key board
tất cả các nhà máy đều đặt nhà máy ở Trung Quốc, nó không giống như mặt hàng
khác, cho nên tôi cũng dựa vào theo thị hiếu thôi,”
Chị Thủy cho biết mình không dám nhập hàng
thêm để lưu trữ trong kho vì tình hình bây giờ không tốt cho việc kinh doanh,
và cũng chưa có hướng gì mới cho việc thay đổi dòng sản phẩm kinh doanh:
“Tôi không biết gì mấy về tình hình chính trị gì rõ đâu, chỉ bán
lại các hàng những mặt hàng còn tồn động thôi, nếu mà sắp tới có hướng gì đây
tôi sẽ theo hướng đấy, tình hình đất nước như thế, nhưng mình là vì một công
dân, mình chả làm được gì cả,”
Anh Ỷ Thiên đang làm cho công ty xuất nhập
khẩu chuyên hàng Trung Quốc tại Hà Nội cho chúng tôi biết, khách hàng mua bán
từ Việt Nam với Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường, nếu muốn biết sự mua bán
trao đổi có giảm không thì phải chờ đợi mấy tháng nữa:
“Nhu cầu hàng hóa của mình còn phụ thuộc vào họ nhiều, nhu cầu
nhập khẩu vẫn cao, vài tháng nữa mình mới biết được”.
Người dân rất phẫn nộ và có quyết tâm cao
trong việc không sử dụng hàng hóa Trung Quốc nữa. Tuy nhiên, với thu nhập trung
bình của người lao động hiện nay, thì có lẽ khó có sự chọn lựa nào hơn ngoài
sản phẩm của Trung Quốc. Đây cũng là điều làm cho nhà nước và các doanh nghiệp
trăn trở, làm thế nào để hàng hóa thuần Việt Nam có thể đến tay người tiêu dùng
Việt Nam với giá rẻ như Trung Quốc?
- Xin mở YouTube để xem Mật vụ cộng sản điên cuồng đánh đập sinh viên cầm biểu tượng cờ vàng.
----- Original Message
-----
To:
Sent: Sunday, May 18,
2014 9:51 PM
Subject: Co VNCH xuat
hien tai Sai Gon 05/17/2014
Anh hùng biểu tình này trên NET cho biết là Em Vanda Lâm (Facebook Nickname) như sau:
Biểu Tình Chống Trung Quốc 18/5/2014 - Em Vanda Lâm bị đánh....rất dã man!!!
Em Vanda Lâm bị đánh dã man. Em có tội gì hỡi các bạn trẻ cùng trang lứa?????
Một bạn sinh viên mặc đồng phục của trường Đại học Y Dược TP.HCM giăng biểu ngữ rất có ấn tượng "ĐOÀN KẾT LÀ SỐNG, CHIA RẼ LÀ CHẾT" tại cuộc biểu tình chống TQ sáng nay tại TP. HCM, BỊ ĐÁNH ĐẬP MỘT CÁCH HUNG BẠO VÀ ĐÃ BỊ BẮT ĐI.
Sau khi xem clip cận cảnh bạn ấy bị hành hung, các bạn hãy lên tiếng!
(Nick fb của người sinh viên dũng cảm nầy là Vanda Lâm)
Courtesy: FB Quang Cảnh
Sài Gòn: Mật vụ cộng sản điên cuồng đánh đập sinh viên cầm biểu tượng cờ vàng
Preview
by Yahoo
|
|||||
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.