Việt
Nam: Tẩy chay hàng Trung Quốc có dễ hay không ?
An Nhiên, thông tín viên RFA
2014-05-18
2014-05-18
Hàng điện tử của Trung Quốc lấn áp mọi
loại hàng của quốc gia khác ở các cửa hàng và cả trên đường phố
AFP
Nghe bài này
Vào ngay thời điểm này tâm lý người tiêu dùng,
các doanh nghiệp Việt Nam muốn tẩy chay các sản phẩm Trung Quốc hơn bao giờ hết
qua sự việc Biển Đông, nhưng thực tế với mức thu nhập và đời sống khó khăn của
người dân như hiện nay, thì liệu điều đó có dễ dàng không?
Quyết tâm tẩy chay hàng
TQ
Trong thời gian qua, truyền thông trong
nước đưa nhiều tin cảnh báo đến với người dân về các sản phẩm có xuất xứ từ
Trung Quốc rất độc hại, nguy hiểm đã đang làm cho người tiêu dùng hoang mang, e
ngại thì cộng thêm sự việc Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan Hải Dương
981vào trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Và chính điều này đã làm
cho người dân khẳng định thêm sự nguy hiểm đến từ Trung Quốc đối với đất nước
mình, từ đó lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc đã đưa đến quyết định cho nhiều
người Việt, nhiều công ty tẩy chay hàng Trung Quốc.
Chị Hồng có tiệm bán bánh mứt kẹo tại chợ
Bình Tây, quận 6 cho biết về tâm lý khách hàng hiện nay:
“Cái vụ tranh chấp
(ngoài Biển Đông), cái gì của Trung Quốc là người ta không có mua, không biết
phải nói sao, mấy người đó (người Trung Quốc) làm vậy là không đúng. Vì hàng
Trung Quốc từ đó giờ không tốt, nhiều chất độc hại, rồi bây giờ thêm cái vụ
này, người ta càng không thích nữa. Như tôi không có bán hàng khác, tôi không
biết, tôi bán bánh mứt mà của Trung Quốc thì khách hàng không mua.”
Vì hàng Trung Quốc từ đó giờ không tốt,
nhiều chất độc hại, rồi bây giờ thêm cái vụ này, người ta càng không thích nữa.
Như tôi không có bán hàng khác, tôi không biết, tôi bán bánh mứt mà của Trung
Quốc thì khách hàng không mua
Chị Hồng
Anh Dũng đang làm cho một công ty thiết kế
tại Sài Gòn nói rằng mình sẵn sàng bỏ thêm vài phần trăm nữa nếu có sự lựa chọn
mua hàng hóa từ các quốc gia khác:
“Nếu mà không có sự lựa
chọn nào khác, thì mình mua (sản phẩm Trung Quốc), nếu mà có sự lựa chọn khác
thì mình vẫn lựa chọn sự lựa chọn khác đó. Nếu bỏ thêm 5, hay 10 % nhỏ nhỏ thì
mình vẫn ủng hộ mua hàng khác hơn thôi, mình sẽ tẩy chay hàng Trung Quốc.”
Ở Việt Nam mọi hàng hóa
phục vụ tiêu dùng, giải trí... đều ngập tràn thương hiệu của Trung Quốc
(baodatviet)
Anh Dũng cho biết tiếp, đây có thể là đợt
tẩy chay hàng Trung Quốc lên đến đỉnh điểm:
“Hình như đợt này là đỉnh điểm đấy, sau
khi cái phong trào, truyền thông này nọ, mọi người theo dõi tin tức thì thấy
nếu có sự lựa chọn nào khác thì không nên sử dụng hàng Trung Quốc nữa.”
Chị Bích Thủy đang kinh doanh mặt hàng
điện tử, máy tính tại Hà Nội cho chúng tôi biết, mấy ngày nay lượng khách mua hàng
ở cửa hàng bị giảm, và chị thấy người dân đang tẩy chay các hàng tiêu dùng của
Trung Quốc ở Hà Nội:
Nếu mà không có sự lựa chọn nào khác, thì
mình mua (sản phẩm TQ), nếu mà có sự lựa chọn khác thì mình vẫn lựa chọn sự lựa
chọn khác đó. Nếu bỏ thêm 5, hay 10 % nhỏ nhỏ thì mình vẫn ủng hộ mua hàng khác
hơn thôi, mình sẽ tẩy chay hàng Trung Quốc
Anh Dũng
“Người Việt Nam, giờ tẩy
chay nhiều lắm, ví dụ như hàng tiêu dùng, họ đã không dùng nữa ở một số cửa
hàng tiêu dùng đồ ăn hằng ngày, tôi thấy cái lượng người ta mua đã giảm suất,
với lại người ta phẫn nộ lắm. Tóm lại có những người, người ta không biết gì
phẫn nộ lắm, còn hàng điện tử của cửa hàng tôi đa phần là hàng Trung Quốc, người
ta mua cũng ít hơn.”
Không đơn giản
Tuy nhiên, việc hàng hóa Trung Quốc vào
thị trường Việt Nam rất dễ dàng bằng nhiều phương cách vận chuyển, như tiểu
ngạch, chính ngạch …với sự kiểm soát của hải quan rất lõng lẻo. Vì vậy, các sản
phẩm Trung Quốc đang được bán bày bán tràn lan tại các siêu thị, cửa hàng, chợ
với giá rẻ hơn, mẫu mã đẹp hơn các sản phẩm Việt Nam hoặc các sản phẩm đến từ
Malaysia, Thailand...
Hơn nữa các doanh nghiệp Việt Nam cũng không có nhiều sự
lựa chọn cho việc nhập các loại vật tư, nguyên liệu… để sản xuất ra thành phẩm
bán ra thị trường. Sự cạnh tranh về giá đã làm cho chủ các doanh nghiệp khó có
thể chọn mua nguyên – vật liệu từ các quốc gia khác ngoài Trung Quốc. Anh Hùng Giám
đôc công ty may mặc thời trang có trụ sở tại quận 3 -Tp. HCM, Anh cho biết có
nhiều lý do để khó tẩy chay được hàng Trung Quốc:
Từ hàng may mặc đến giầy dép đều made in
China (files photos)
“Cái hàng Trung Quốc bây
giờ đó, thí dụ như mặt hàng sản phẩm của anh đi, anh làm về hàng may, là hàng
Việt Nam lên nè, nhưng mà chất liệu trong một sản phảm của anh thì trong đó
cũng có 30% là hàng Trung Quốc rồi, tất là cái vải – chất liệu là hàng Trung
Quốc, còn mình chỉ làm lên sản phẩm mình bán ở đây thôi, chứ còn hàng Trung
Quốc nó nhiều, rất là khó tẩy chay hàng Trung Quốc, theo anh nghĩ là vậy.
Cái
nguyên vật liệu thì mình không có nhập thẳng, có nghĩa là mình nhập về qua một
cái trung gian mà, cho nên cái giá cả gần giữa Trung Quốc hay hàng Thái hay
hàng Malai thì giá cũng cao hơn một chút, cái đó thì do đầu ra của mình nữa nên
mình cũng rất khó, trong một sớm một chiều mà thay đổi thì cũng khó lắm.”
Anh Hùng nói tiếp:
“Theo tôi nghĩ việc tẩy
chay hàng Trung Quốc thì cả một vấn đề khó, vì tôi thấy thị trường bây giờ hàng
tiêu dùng hay những sản phẩm may mặc thì Trung Quốc chiếm được thị phần rất là
lớn, bây giờ tôi nhìn thấy bên mặt hàng quần áo thì hàng Trung Quốc chiếm hết
70% thị phần ở các chợ. Phần lớn mẫu mã hàng Trung Quốc hiện nay ở ngoài chợ
đẹp hơn hàng Việt Nam nhiều lắm, chất lượng chưa bàn tới, cái chất liệu nhìn
vào là đẹp cực kỳ, hàng Trung Quốc nó bắt mắt lắm, cho nên hàng Trung Quốc lúc
nào ngòai thị trường người ta bán được nhiều hơn”
Việc tẩy chay hàng Trung Quốc thì cả một
vấn đề khó, vì tôi thấy thị trường bây giờ hàng tiêu dùng hay những sản phẩm
may mặc thì Trung Quốc chiếm được thị phần rất là lớn, bây giờ tôi nhìn thấy
bên mặt hàng quần áo thì hàng Trung Quốc chiếm hết 70% thị phần ở các chợ
Anh Hùng
Chị Bích Thủy kinh doanh mặt hàng điện tử,
máy tính cũng không biết phải thay đổi nhập hàng ở nhà cung cấp nào, vì hiện
giờ hầu như tất cả mặt hàng điện tử, laptop đều gia công tại Trung Quốc:
“Tất cả những hàng điện
tử thì bây giờ đa phần là hàng Trung Quốc, vì nó rẻ, bây giờ anh thấy giống như
là ổ cứng, key board tất cả các nhà máy đều đặt nhà máy ở Trung Quốc, nó không
giống như mặt hàng khác, cho nên tôi cũng dựa vào theo thị hiếu thôi,”
Chị Thủy cho biết mình không dám nhập hàng
thêm để lưu trữ trong kho vì tình hình bây giờ không tốt cho việc kinh doanh,
và cũng chưa có hướng gì mới cho việc thay đổi dòng sản phẩm kinh doanh:
“Tôi không biết gì mấy
về tình hình chính trị gì rõ đâu, chỉ bán lại các hàng những mặt hàng còn tồn
động thôi, nếu mà sắp tới có hướng gì đây tôi sẽ theo hướng đấy, tình hình đất
nước như thế, nhưng mình là vì một công dân, mình chả làm được gì cả,”
Anh Ỷ Thiên đang làm cho công ty xuất nhập
khẩu chuyên hàng Trung Quốc tại Hà Nội cho chúng tôi biết, khách hàng mua bán
từ Việt Nam với Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường, nếu muốn biết sự mua bán
trao đổi có giảm không thì phải chờ đợi mấy tháng nữa:
“Nhu cầu hàng hóa của
mình còn phụ thuộc vào họ nhiều, nhu cầu nhập khẩu vẫn cao, vài tháng nữa mình
mới biết được”.
Người dân rất phẫn nộ và có quyết tâm cao
trong việc không sử dụng hàng hóa Trung Quốc nữa. Tuy nhiên, với thu nhập trung
bình của người lao động hiện nay, thì có lẽ khó có sự chọn lựa nào hơn ngoài
sản phẩm của Trung Quốc. Đây cũng là điều làm cho nhà nước và các doanh nghiệp
trăn trở, làm thế nào để hàng hóa thuần Việt Nam có thể đến tay người tiêu dùng
Việt Nam với giá rẻ như Trung Quốc?
__._,_.___
•
|
•
|
•
|
•
|
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.