Chủ tịch Bình Dương
xây biệt thự 'khủng' nhờ… trồng cây cao su?
CTV Danlambao -
Trước thông tin tố cáo chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, ông Lê Thanh Cung sở hữu
số tài sản khổng lồ lên đến hàng trăm tỷ đồng, hôm 4/9/2014, ban tuyên giáo
Bình Dương đã tổ chức buổi họp báo nhằm biện minh cho cấp trên của mình.
Ông
Cung hiện đang sở hữu căn biệt thự nguy nga trị giá hàng chục tỷ đồng, cùng
rừng cao su 100 ha trị giá hàng trăm tỷ đồng.
Chủ
tịch Bình Dương
Lê Thanh Cung |
Nguồn
gốc số tài sản bất minh này được trưởng ban tuyên giáo Bình Dương, ông Nguyễn
Minh Giao giải thích là do ông Lê Thanh Cung có trước khi được bổ nhiệm làm
lãnh đạo tỉnh.
“Số
tài sản của ông Cung không có dấu hiệu tham ô, tham nhũng”,
báo Dân Trí trích lời ông Giao khẳng định.
Vị
trưởng ban tuyên giáo cũng thừa nhận việc ông Lê Thanh Cung sở hữu căn biệt thự
và khu vườn cao su là có thật, “nhưng diện tích và giá trị thì không
phải như vậy”.
Theo
ông Giao, diện tích khu rừng cao su bát ngát mà ông Cung sở hữu “chỉ vài chục
héc ta”, chứ không đến 100 héc-ta như báo chí đưa tin.
Còn
về căn biệt thự nguy nga trị giá hàng chục tỷ đồng của ông chủ tịch Bình Dương,
ông Nguyễn Minh Giao lý giải tiền xây biệt thự là nhờ ông Cung thu hoạch từ
việc... trồng cao su.
“Còn nguồn tiền để xây dựng căn biệt thự, tại thời điểm cao su
đang lên giá (từ năm 2000 đến 2004 - PV), với hàng chục héc ta cao su, thu
hoạch khoảng 50 triệu đồng/ngày thì việc xây dựng căn biệt thự vài tỉ đồng là
chuyện bình thường”, trưởng ban tuyên giáo Bình Dương lý giải.
Biệt
thự nguy nga trị giá hàng chục tỷ đồng của ông Lê Thanh Cung ở phường
Định Hòa, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Nguồn
gốc khu rừng cao su trăm tỷ của chủ tịch Bình Dương
Dựa trên các thông tin có được, xin khẳng định rằng toàn bộ số tài sản khổng lồ của chủ tịch Bình Dương, ông Lê Thanh Cung có được là do tham nhũng và ăn cướp.
Dựa trên các thông tin có được, xin khẳng định rằng toàn bộ số tài sản khổng lồ của chủ tịch Bình Dương, ông Lê Thanh Cung có được là do tham nhũng và ăn cướp.
Khu
rừng hàng trăm hec-ta cao su ở xã Long Nguyên, huyện Bến Cát rơi vào tay gia
đình ông Cung là kết quả của nhiều đợt cướp đất, tham nhũng, đổi chác giữa các
quan tham Bình Dương.
Toàn
bộ các bằng chứng về hành vi tham nhũng, cướp đất dân nghèo của Lê Thanh Cung
đã được tố cáo trên Danlambao tại các bài viết:
Khu
rừng cao su trên trăm hec-ta trị giá hàng trăm tỷ đồng của chủ tịch Bình Dương
Ông
Lê Thanh Cung còn có tên gọi khác là Chín Cung, sinh năm 1954 tại Bình Dương.
Nếu không có gì thay đổi, tháng 12 năm 2014 này, tức khoảng 3 tháng nữa thì ông
Cung sẽ phải về hưu.
Trước
khi hạ cánh an toàn, ông chủ tịch Bình Dương đã kịp cài cắm phe nhóm và con cái
vào những vị trí quan trọng trong bộ máy quyền lực tỉnh.
Dân
oan Trần Thị Hài, nạn nhân bị Lê Thành Cung cướp đất
Bà
Trần Thị Hài
|
Khi
còn làm phó chủ tịch huyện Bến Cát, ông Lê Thành Cung đã ký quyết định cướp
đoạt 5,2 ha đất trồng điều của bà Trần Thị Hài và chồng là ông Đỗ Thành Huấn.
Vụ
cướp đất trắng trợn đã khiến bà Trần Thị Hài trở thành dân oan, mười mấy năm
đội đơn khiếu kiện, oan khuất thấu trời.
Sau
các vụ cướp đất, ông Lê Thành Cung ngày càng leo cao, cuối cùng lên giữ chức
chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương. Bằng quyền lực trong tay, chính Lê Thanh Cung đã
ra lệnh công an bắt giam bà Trần Thị Hài vì đã lên tiếng tố cáo.
Năm
2006, bà Hài bị bắt giam 5 tháng 24 ngày tù. Đến cuối năm 2012, bà tiếp tục bị
kết án 9 tháng tù giam sau khi biểu tình tại Hà Nội với thông điệp ghi trên áo
“yêu cầu Chủ Tịch Lê Thanh Cung đối thoại”.
Sau
khi ra tù vào tháng 9/2013, bà Trần Thị Hài vẫn tiếp tục đấu tranh một cách
kiên cường để đòi công lý.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.