Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, September 5, 2014

Lộ trình bán nước của giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam không hề thay đổi


On Thursday, 4 September 2014, 17:34, "ly vanxuan l  wrote:

Lộ trình bán nước của giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam không hề thay đổi

Phóng Sự Đặc Biệt: HÁT CHO BIỂN ĐÔNG VÀ QUYỀN CON NGƯỜI

https://www.youtube.com/watch?v=cDkDFHsTr6s

Posted by adminbasam on 01/09/2014
Nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn TS Hà Sĩ Phu về chuyến sang Tàu của sứ thần Lê Hồng Anh

31-08-2014
H1
Vào đầu tháng 5 vừa qua, khi giới bành trướng, bá quyền Bắc Kinh đưa giàn khoan HD 981 xâm phạm lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, một số nguồn tin cho biết, ông Tổng bí thư Nguyễn Phũ Trọng đã ngỏ lời xin đến Trung Quốc để hội kiến nhưng đã bị từ chối.

Vào những ngày cuối tháng  8 năm 2014  này, khi sự kiện giàn khoan tạm thời lắng xuống, ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực  Ban bí thư đã được phép đến Bắc Kinh với tư cách là đặc phái viên của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Vào phút chót, trước khi kết thúc chuyến đi, ông Lê Hồng Anh cũng được gặp Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình để nghe huấn dụ

Về sự  kiện này, từ thành phố Đà Lạt, tiến sĩ Hà Sĩ Phu đã có đôi lời bình luận qua cuộc phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành.

TQT: Xin chào TS Hà Sĩ Phu

HSP: Vâng, xin chào nhà báo Trần Quang Thành thân mến.

TQT: Thưa TS HSP, sứ thần Lê Hồng Anh đã sang Trung Quốc 2 hôm nay, ngày 26 và 27 tháng 8, TS có theo rõi chuyến đi này của sứ thần LHA không ạ?

HSP: Mấy hôm nay tôi bị đau nên không theo rõi được chi tiết nhưng cũng nắm được khái quát tình hình. 

Trước đó có hai đại biểu Hoa Kỳ, ông John Mccain và tướng Demsey, sang thăm Việt Nam thì nhiều người đã hy vọng về quan hệ Việt Mỹ có thể cải thiện, lại thấy rằng ngay cả cánh bảo thủ Việt Nam cũng muốn liên kết với Mỹ thì tình hình đã có chút hy vọng trong việc cân bằng với Trung Quốc. 

Nhưng nay thấy ông Lê Hồng Anh sang Trung quốc, muốn nói lời đền bù, xin lỗi về một số lời phát biểu có thể làm phật lòng Trung Quốc, nay xin “khôi phục” lại tình hữu nghị thì khác nào một cuộc “tiểu Thành Đô”, thế nên bây giờ nhiều người mới ngã ngửa ra rằng tình hình nó chẳng có thay đổi gì cả. 

Tôi muốn nhắc đến một câu thế này: “Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Câu này không phải câu của riêng ông Hổ đâu, sách vở chữ nho đã có từ trước rồi, nghĩa là phải nắm vững, nắm chắc những điều cơ bản, từ gốc rễ, thì mới có thể hiểu và ứng xử những điều chi tiết ở trên ngọn.

Trong tình hình chính trị hiện nay thì nắm cái gì là cái gốc để khỏi dao động trước những diễn biến lặt vặt cụ thể? Cái gốc là ĐCSVN đã bán dần chủ quyền đất nước mình cho Trung Quốc, để trở thành một nước chư hầu hoặc thành một tỉnh của Trung Quốc, còn những hoạt động cụ thể lúc thì tô điểm, lúc thì thích nghi, lúc thì đánh lừa, song cái thế “bán nước” đã định hình không có thay đổi. Muốn thay đổi thì phải có những áp lực gì? 

Về áp lực của thế giới, đòi hỏi phải có dân chủ nhân quyền thì mới được thế này thế kia, nhưng thực tế nước nào cũng vì quyền lợi của mình nên chưa có áp lực gì thật quan trọng cả. 

Áp lực trong nước thì nhân dân từ chỗ tay trắng đã làm được như hôm nay, khoảng 2 chục tổ chức xã hội dân sự đã hình thành, đã ngồi lại được với nhau, chúng ta đã cố gắng rất nhiều nhưng bấy nhiêu cũng chưa đủ thành áp lực. Áp lực về kinh tế thì đáng kể, nếu phá sản, vỡ nợ, hệ thống ngân hàng sụp đổ thì đúng là áp lực, nhưng biết đâu Việt nam lại càng dựa vào Trung Quốc để cứu nguy? Giới trí thức thường có 2 điều ngộ nhận. 

Thứ nhất là tin vào quy luật “cùng tắc biến”, đến tận cùng thì nó phải đổ! Nhưng trong khi chưa có lực lượng tốt đủ mạnh tiếp cận vào để kéo nó đi, thì có khi nó lại biến thành một cái gì đó xấu hơn. Nói một cách nôm na cho dễ hiểu thì ví dụ có một thằng khốn nạn đến bước đường cùng phải đổ, nhưng nó lại biến thành một thằng khốn nạn khác, chứ chắc gì đã thành một người tử tế, khi cái lực lượng bắt nó phải thành tử tế thì chưa có, chưa đáng kể.  

TQT: Bảy mươi năm dân ta sống dưới chế độ do ĐCSVN cầm đầu, đã thấy nhiều lần ĐCSVN thay đổi, thí dụ đổi ĐCS thành đảng Lao động Việt Nam, rồi lại đổi thành ĐCS, bây giờ có người lại muốn nó trở lại thành đảng Lao động Việt Nam? Ông thấy thủ đoạn đó có thể làm cho Việt Nam này thay đổi hay không thưa ông?

HSP: (Xin nhắc lại điều vừa nói), trí thức ta học nhiều nên cứ tin vào quy luật, “cùng thì tắc biến”, rồi nó cũng phải tốt thôi. Nghĩ thế là rất sai, tôi thường nói bỗ bã với anh em, bước đường cùng thì một thằng tồi tệ thường biến thành một thằng tồi tệ khác, chứ tin nó phải thành người tử tế thì chẳng có quy luật nào như thế cả. Một khi cái độc tài toàn trị được chủ động thiết kế con đường thay đổi của nó thì nó bỏ cái xấu cũ và thực hiện cái xấu mới thôi. Đất nước hiện nay chưa có có lực lượng nào có thể đối trọng với cái độc tài toàn trị. Tôi muốn trở lại với ý kiến: Muốn thoát khỏi ách nô dịch của Trung Quốc thì dứt khoát phải thoát khỏi ách Cộng sản. Hai việc ấy phải làm đồng thời. 

Thủ phạm làm mất nước là chế độ CS độc tài toàn trị. Quý vị nói Thoát Trung là phải thoát bằng Văn hóa, tức là chĩa mũi nhọn vào văn hóa, chĩa mũi nhọn vào 4000 năm lịch sử, quy tội vào tất cả mọi người Việt Nam, thì cái anh Cộng sản nó sướng quá! Thực ra Văn hóa là cái nền nhưng cái nền rất xa, đừng quên thủ phạm trực tiếp là Cộng sản!

TQT: Thưa TS HSP, có người nói rằng chúng ta công nhận đa nguyên đa đảng, có nghĩa là rồi đây vẫn có ĐCS nên họ lưu lại để làm cho đảng của họ tốt hơn. Vậy ý kiến của ông về điều này thế nào?

HSP: Nói đa nguyên đa đảng là phải đa nguyên đa đảng thật, bình đẳng, chứ đa đảng mà lại dưới sự lãnh đạo của một đảng, thì cũng giống như Trung Quốc, cũng 8-9 đảng chứ có phải không có đâu, nhưng thế là đa đảng cuội. 

Đa đảng thật thì đảng cộng sản tất nhiên cũng có quyền tồn tại như các đảng khác, nhưng trong điều kiện bình đẳng như thế thì đảng cộng sản không thể trở thành một đảng lãnh đạo được, vai trò lịch sử của đảng cộng sản chỉ là vai trò đối trọng, 

phản biện khi chủ nghĩa tư bản còn man rợ, chứ khi trở thành một đảng cầm quyền để lãnh đạo xây dựng đất nước thì đảng cộng sản bao giờ cũng là một đảng tồi, là một đảng nhỏ yếu, thực tế khắp thế giới đã chứng minh điều đó, vì chủ nghĩa cộng sản vốn là một lý thuyết phi khoa học và phản dân chủ, phản quy luật, nhân loại đã đào thải, cho nên tôi không tin rằng cứ là cộng sản mà lại chân chính, ví như cả một tà giáo đã không chân chính thì tín đồ của nó sao lại chân chính được? Nói thế là ngụy biện. 

Hiện nay những đảng viên còn trong đảng cũng có một vai trò trong cuộc đấu tranh cho dân chủ, nếu quả thực muốn đấu tranh, chứ hy vọng ở lại trong đảng để xây dựng một thứ cộng sản chân chính thì chỉ là ảo tưởng.

Xin nói tiếp về 2 nhận thức sai lầm: sai lầm thứ nhất là cứ tin vào quy luật rằng cuối cùng nó sẽ phải tốt. Sai lầm thứ hai, nói rằng ta chỉ cần chống độc tài toàn trị chứ không cần chống cộng sản, nếu cộng sản lại dân chủ, lại tử tế lại thì ta cũng chấp nhận chứ sao. Đó chỉ là cái bệnh lý thuyết của trí thức, thực tế không có điều ấy xảy ra. Đảng cộng sản chỉ có thể tốt khi chưa cầm quyền, chứ khi đã cầm quyền thế nào cũng tha hóa, đi vào tồi tệ, không thể trở thành dân chủ. Nhân loại đã từng hy vọng có một “chủ nghĩa cộng sản với bộ mặt dân chủ” nhưng thực tế không có. Không ít người nghĩ cứ theo ông Hồ là sẽ tử tế thì rất sai lầm. Dựa vào ông Hồ là sẽ đi lại vết xe cũ.

TQT: Vậy thì theo TS HSP, việc ông Phạm Quang Nghị sang Mỹ, rồi sứ thần Lê Hồng Anh sang Tàu đều là những hoạt động dối gian của đảng cộng sản phải không ạ?

HSP: Dù là động tác này hay động tác kia thì đều phục vụ cho chính sách độc tài toàn trị và đầu hàng Tàu, những động tác đó đều có Tàu nó “duyệt” cả, Tàu không đồng ý chắc chẳng dám làm. Chuyến đi của ông Nghị cũng có một dư luận thế này tôi cứ nói để ta nghiên cứu thêm : mục đích giới thiệu đây là một ứng cử viên tổng bí thư tương lai thì đã đạt, nhưng việc tặng chủ nhà 2 tấm ảnh vớ vẩn như “chửi” vào mặt chủ nhà thì nhằm mục đích gì?

 Phải chăng tặng phẩm 2 tấm ảnh lố bịch là để che cho một tặng phẩm nào đó to hơn, biếu Mỹ một quyền lợi gì đó của đất nước, hay chỉ nhằm nói với Trung Quốc rằng “tôi chơi đểu” với Mỹ đấy, xin đừng giận chúng tôi? Những động tác ấy cũng là xoa vuốt cả thôi, chẳng có lợi ích quan trọng gì cho đất nước cả. 

Tôi cứ hình dung rằng bỗng nhiên giới lãnh đạo Việt Nam rất yêu nước, chống Tàu, và bỗng nhiên Mỹ muốn gắn bó giúp đỡ Việt Nam hết sức như giúp Nhật Bản hay Đài Loan thì cũng chẳng giải quyết được tình hình, một khi Trung Quốc nó đã khống chế khắp cả từ trên xuống dưới bao nhiêu năm nay rồi, ra thế nào được?

 Chỉ còn mỗi khả năng phụ thuộc vào nhân dân, nếu nhân dân có sức mạnh để giải thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản thì mới cứu được nước chứ chẳng ai cứu được.

TQT:  Xin cảm ơn TS HSP đã có một cuộc trò chuyện rất là thẳng thắn, rất rõ ràng, thái độ không có mơ hồ.
HSP: Vâng, xin cảm ơn.




                                      KIẾN NGHỊ
của một số cựu sĩ quan Lực lượng vũ trang nhân dân
gửi Lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ CHXHCN Việt Nam

Ngày 2 tháng 9 năm 2014

Kính gửi :
- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang Nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh
- Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng

Chúng tôi là những người lính trọn đời “Trung với Nước, Hiếu với Dân”, luôn trăn trở với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và Nhân dân. Đứng trước tình hình nghiêm trọng, đe dọa an ninh, chủ quyền và sự phát triển của Quốc gia, chúng tôi vô cùng lo lắng và thấy cần phải kiến nghị với Lãnh đạo Nhà nước một số điểm như sau.

1. Lực lượng vũ trang mang tên Nhân dân phải luôn luôn vì Nhân dân, nên không được huy động Quân đội và Công an vào bất cứ việc gì có hại cho Nhân dân. Sức mạnh của Lực lượng vũ trang chỉ có được khi dựa vào Nhân dân, nên không được đánh mất tín nhiệm đối với Nhân dân. 

Vì vậy, để bảo vệ uy tín của Quân đội là lực lượng có nhiệm vụ hiến định “quốc phòng”, tức là bảo vệ Tổ quốc trước ngoại xâm, cần chấm dứt ngay việc huy động Quân đội vào những sự vụ mang tính đối kháng với Nhân dân, như giải tỏa đất đai, ngăn chặn các cuộc biểu tình yêu nước ôn hòa… Để khôi phục uy tín của Công an, nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ hiến định “bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm”, tuyệt đối không lạm dụng lực lượng Công an vào việc đàn áp những người dân vô tội, chỉ yêu cầu giải quyết quyền lợi hợp pháp của mình.

2. Các chiến sĩ Lực lượng vũ trang chỉ có thể yên tâm rèn luyện và sẵn sàng hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc khi tin tưởng rằng cống hiến của họ luôn được Nhà nước ghi nhận thỏa đáng và gia đình của họ sẽ được Nhà nước chăm sóc chu đáo. Việc cố tình phớt lờ cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 và mấy trận chiến bảo vệ biển đảo không chỉ phủ nhận lịch sử, xúc phạm đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần và quyết tâm chiến đấu của Lực lượng vũ trang. Đó là sai lầm không được phép tái phạm. 

Để khắc phục hậu quả, phải nhanh chóng giải quyết những cách cư xử không đúng đối với với thương binh và gia đình liệt sĩ. Đặc biệt, phải sớm khôi phục danh dự và quyền lợi đã bị lãng quên của các liệt sĩ và thương binh đã hy sinh xương máu trong chiến tranh biên giới phía bắc và ngoài biển đảo, gấp rút tu bổ các nghĩa trang liệt sĩ dọc biên giới phía Bắc đã bị bỏ bê hơn hai chục năm qua.

3. Lực lượng vũ trang cần được xác định rõ ràng và chính xác đối thủ, không thể mơ hồ biến thù thành bạn hoặc coi bạn là thù. Đối tượng tác chiến của Quân đội phải là những thế lực có thể đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong hiện tại và tương lai, chứ không thể là những đối thủ đã thuộc về quá khứ. Đối tượng khống chế của Công an phải là những kẻ tội phạm và các hành vi vi phạm hiến pháp, pháp luật, dù ở trong hay ngoài bộ máy cầm quyền, chứ không thể là những người dân vô tội. 

Lịch sử đã chỉ ra rằng Nhân dân ta phải thường xuyên đề cao cảnh giác trước nguy cơ ngoại xâm từ nước láng giềng phương Bắc. Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 trên vùng đặc quyền kinh tế của của chúng ta, tuy nay đã tạm rút đi, nhưng vẫn cho thấy họ không hề từ bỏ quyết tâm bá chiếm Biển Đông. Lịch sử cũng cho thấy, sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước cựu thù đã hợp tác với nhau rất hiệu quả và bền vững, 

ví dụ như mối quan hệ giữa CHLB Đức và ba nước Mỹ, Anh, Pháp, giữa Nhật Bản và Mỹ, giữa Việt Nam và hai nước Pháp, Nhật Bản. Do đó, không thể vì những quan niệm bảo thủ, giáo điều mà đánh mất các cơ hội hợp tác với các cường quốc tiên tiến văn minh, nhằm phát triển kinh tế, công nghệ, nâng cao sức mạnh quốc phòng và tăng cường sự ủng hộ quốc tế trong sự nghiệp bảo vệ đất nước.

4. Là người chủ và người bảo vệ đất nước, Nhân dân và lực lượng vũ trang phải được biết chính xác hoàn cảnh thực tế của Quốc gia. Vì vậy, Nhà nước phải báo cáo rõ ràng với Nhân dân về thực trạng quan hệ Việt-Trung và về những ký kết liên quan đến lãnh thổ trên biên giới, biển đảo và các hợp đồng kinh tế ảnh hưởng lớn đến an ninh và chủ quyền của Quốc gia. 

Về Hội nghị Thành Đô, có tin nói rằng Tân Hoa xã và Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc đã công bố nội dung thỏa thuận giữa hai bên, trong đó trích dẫn: “Việt Nam mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây... 

Phía Trung Quốc đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”. Chúng tôi không biết thật giả thế nào, yêu cầu Chủ tịch và Thủ tướng cho chúng tôi và nhân dân biết rõ thỏa thuận tại Hội nghị Thành Đô năm 1990. 

Chuyến đi thăm Trung Quốc gần đây của đặc phái viên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã thỏa thuận với phía Trung Quốc về ba nguyên tắc chỉ đạo phát triển quan hệ Việt-Trung mà nội dung chỉ nhắc lại những câu sáo ngữ, không nói gì tới thực trạng và các biện pháp chấm dứt các hành động ngang ngược của thế lực bành trướng Trung Quốc xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta trong mưu đồ bá chiếm Biển Đông. 

Chưa biết bên trong còn có những thỏa thuận cụ thể gì, nhưng toàn dân và toàn quân yêu cầu lãnh đạo Đảng và Nhà nước có đối sách đúng đắn trước mưu đồ và hành vi xâm lược của thế lực bành trướng Trong Quốc, không thể chấp nhận thái độ thể hiện sự thần phục họ, và càng đòi hỏi phải công khai, minh bạch thực trạng quan hệ giữa hai bên.

Trên đây là mấy đòi hỏi cấp bách, nhằm khôi phục uy tín của Quân đội và Công an trong Nhân dân, đồng thời tăng cường sức chiến đấu của Lực lượng vũ trang, để có thể đáp ứng được những thách thức to lớn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

DANH SÁCH NGƯỜI KÝ

1.    Lê Hữu Đức, Trung tướng – nguyên Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham Mưu.
2.    Trần Minh Đức, Thiếu tướng – nguyên Phó Tư lệnh về hậu cần Mặt trận Trị Thiên – Huế.
3.    Huỳnh Đắc Hương, Thiếu tướng – nguyên Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào.
4.    Lê Duy Mật, Thiếu tướng – nguyên Tư lệnh Phó Tham mưu trưởng Quân khu 2.
5.    Bùi Văn Quỳ, Thiếu tướng – nguyên Phó Tư lệnh về chính trị bộ đội Tăng–Thiết giáp.
6.    Nguyễn Trọng Vĩnh, Thiếu tướng – nguyên Chính ủy Quân khu 4.
7.    Bùi Văn Bồng, Đại tá – nguyên Trưởng Đại diện báo Quân đội Nhân dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
8.    Phạm Quế Dương, Đại tá – nguyên Tổng Biên tập tạp chí Lịch sử Quân sự.
9.    Nguyễn Gia Định, Nghệ sĩ ưu tú Điện ảnh quân đội.
10.    Lê Hồng Hà – nguyên Chánh Văn phòng Bộ Công an, ủy viên Đảng đoàn Bộ Công an.
11.    Phạm Hiện, Đại tá – nguyên Chánh Văn phòng B 68 đoàn chuyên gia giúp Campuchia.
12.    Xuân Phương, Đại tá – nguyên chuyên viên Cục Nghiên cứu Tổng cục Chính trị.
13.    Nguyễn Đăng Quang, Đại tá – nguyên cán bộ thuộc Bộ Công an.
14.    Đào Xuân Sâm, Cựu chiến binh Hà Nội – nguyên chủ nhiệm khoa Quản lý kinh tế Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
15.    Tạ Cao Sơn, Đại tá – nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân khu 2.
16.    Đoàn Sự, Đại tá– nguyên Phó Cục trưởng Cục Xuất bản Tổng cục Chính trị.
17.    Lê Văn Trọng, Đại tá – nguyên Trưởng Ban lịch sử Cục Nghiên cứu Bộ Tổng Tham Mưu.
18.    Nguyễn Thế Trường, Đại tá – nguyên Tổng Biên tập báo Quân giải phóng Trung Trung bộ.
19.    Nguyễn Văn Tuyến, Đại tá cán bộ tiền khởi nghĩa – nguyên cán bộ Viện Lịch sử Quân sự.
20.    Nguyễn Huy Văn (tức Kim Sơn), Đại tá lão thành cách mạng – nguyên Phó Trưởng phòng Sở chỉ huy Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham Mưu.








Một góc khuyết trong lịch sử Việt Nam

Nguyễn Văn Thương

 

Tôi không biết bạn nghĩ gì khi nghe câu phát biểu này của ông Vũ Ngọc Hoàng, một quan chức cấp cao của ban tuyên giáo Trung Ương. Còn tôi thì thấy lỗ tai điếc ù, chân tay rụng rời và tim thì hoá đá. Dù thực tế đã nghe nói nhiều, đã thấy hiển nhiên, nhưng đây lại là lời phát biểu của một ông quan lớn. Những người chỉ quen nổ về những thành tựu vĩ đại qua những con số vĩ đại và được thực hiện bởi những con người “VĨ ĐẠI”:
“Cách đây bốn, năm mươi năm, VN và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương. Sau mấy mươi năm, tôi rà lại tư liệu thì thấy Hàn Quốc hiện có khoảng 90.000 người sống tại VN và VN cũng có 90.000 người sống ở Hàn Quốc. Chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người Hàn Quốc tại VN làm ông chủ, làm quản lý, còn người VN ở Hàn Quốc thì chủ yếu làm ôsin…”

Thú thật, tối không am hiểu nhiều về lịch sử. Nhưng khi đọc tác phẩm đồ sộ Tri thức tinh hoa Việt Nam đương đại của Hàm Châu thì tôi thấy rằng lịch sử nước ta đang thiếu một thứ, một thứ vô cùng quan trọng, đó là một thế hệ DÁM DẤN THÂN CHO SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI VÀ CÁCH TÂN ĐẤT NƯỚC. Một sự nghiệp có thể dẫn tới sự vinh quang đi kèm với bi kịch cá nhân. Lịch sử đang thiếu một lớp người như vậy. Đất nước đang thiếu một thế hệ như vậy.

Qua sự kiện HD981 tôi đã rất hy vọng rằng đất nước sẽ có một cú CHUYỂN MÌNH vĩ đại, tôi đã hy vọng như thế và rất kỳ vọng như thế. Nhưng có lẽ tất cả đã sụp đỗ. Phe thân Tàu lại tiếp tục thân Tàu. “Quả bom” 981 đã tiễn hơn 4000 dân Tàu về nước nhưng giờ họ lại sang với số lượng gấp ba. Một con số khiến cho tất thảy những người con yêu nước đều hoang mang và kinh hãi.

Suốt bốn tháng qua chủ đề thoát tàu nóng sốt trên mọi phương tiện, mọi ngõ ngách của đời sống người Việt. Với 90 triệu con tim, hàng trăm ngàn bài viết, vô số những kế sách, kiến nghị, hội thảo, hội đàm… Nhưng bây giờ tất cả thành vô nghĩa. Chuyến thăm của Lê Hồng Anh sang trung quốc giống như một nhát dao ngoáy sâu vào từng khúc ruột và cắt đứt cuống tim của hàng triệu con người, là một sự PHẢN BỘI đắng gắt của Đảng với nhân dân. Hy vọng cái gì nữa, kỳ vọng cái gì nữa. Rồi cũng thế thôi, chúng ta lại phải chứng kiến một thời kỳ mà trở lại sự bi kịch và bế tắc như ban đầu, tiếp nối một thời kỳ nô lệ cho quân Tàu và dân Tàu.

HD981, sự kiện ấy đã nói lên tất cả, nó phơi bày sự yếu kém của chúng ta, nó cũng phơi ra sự hủ bại của xã hội. Chúng ta đang thiếu những nhà lãnh đạo kiệt xuất. Đang thiếu một thế hệ dám dấn thân mình vì nước vì dân. Chúng ta đang thiếu, lịch sử cũng đang thiếu. Chúng ta có quá nhiều anh hùng vang danh trong thời chiến, nhưng chưa có một vị anh hùng thực thụ trong thời bình. Chúng ta có những chiến thắng vang dội năm châu và những vị tướng lừng danh thế giới. Nhưng không có những nhà kinh doanh giỏi, những nhà khoa học giỏi, những nhà văn hóa, nghệ thuật giỏi, có ảnh hưởng với thế giới.

Để đổi mới, để vươn lên, cải tổ mình trong cảnh đổ nát. Chẳng còn cách nào khác là chúng ta phải dấn thân, phải có một “Giấc mơ Việt Nam” thái bình, thịnh vượng và con đường để đến giấc mơ đó. Một giấc mơ đủ lớn, đủ thực và đủ đẹp để tất cả mọi người Việt Nam tự hào dấn thân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Nếu dân tộc ta không có khát khao mãnh liệt về một xã hội tốt đẹp hơn cho chính thế hệ mình và các thế hệ con cháu trong tương lai thì chúng ta chỉ mãi ở trong vòng xoáy đói nghèo và lạc hậu, tự vấp chân nhau rồi dẫm đạp lên nhau.

Chúng ta cần hiểu rằng, thay đổi đến từ chính bản thân chúng ta. Ta là người nắm giữ vận mệnh cuộc đời ta, vận mệnh của đất nước. Khi xã hội đã như vậy, nhà nước đã như vậy thì trách nhiệm của ta càng khó khăn hơn, càng nặng nề hơn gấp bội. Nhưng ta không được nhụt chí mà lùi bước vì khi xã hội càng tệ hại thì ta lại càng phải dấn thân. Phải học tinh thần Samurai của Người nhật, khát vọng Starup của người Irael và nghệ thuật “ăn mày” chất xám của người Hàn. Phải có khát vọng, chỉ khát vọng mới giúp ta có sức mạnh để đạp phăng mọi thử thách trên con đường nhiều gập nghềnh và giăng dắc những gian truân.

Thiết nghĩ, chúng ta cần phải đọc nó, đọc Tri thức tinh hoa Việt Nam đương đại để hiểu được con đường của cha anh, trí tuệ của cha ông. Để thấy rằng, đất nước chúng ta đang thiếu, lịch sử chúng ta đang thiếu một trang sách mang tên VĂN MINH VÀ HIỆN ĐẠI.

Với tất cả sự kính trọng đối với cha ông, tôi cho rằng, để thay đổi định mệnh của đất nước, dân tộc thì nhiều khi phải dám nghĩ và làm khác cha ông. Và chúng ta đang chờ đợi một thế hệ như vậy. Những con người dám quên mình để dấn thân, để cách tân, đổi mới, đưa đất sang một trang mới hào hùng mang tên “giàu mạnh và thịnh vượng”.

Hôm nay ngày quốc khánh, tôi ngồi lặng nghe về quá khứ hào hùng và anh dũng của cha anh trong thời kỳ chiến tranh đổ máu. Nhưng sao tôi không nghe thấy một trang sử hào hùng của thời đổi mới, một trang sử TINH HOA thời hiện đại. Góc khuyết ấy kéo dài đến bao giờ sẽ tiếp tục ì trệ đến bao lâu? Nó là câu hỏi cho tất cả chúng ta, cho bạn, cho tôi và cho cả thế hệ mai sau. Một góc khuyết của lịch sử Việt Nam.
Nguyễn Văn Thương


No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List