Tỷ lệ nhập siêu từ Trung Quốc ngày càng tăng
RFA 01.09.2014
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Trong 8 tháng đầu năm,
Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc 27 tỉ đô la, như vậy, Việt Nam tiếp tục nhập
siêu từ nước này hơn 17 tỉ đô la, trung bình hơn 2 tỉ đô la mỗi tháng.
Số liệu trên mới được Bộ
công thương công bố ngày hôm nay 1/9, ngoài ra, Bộ công thương cũng ước tính,
với nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào những tháng cuối năm, có khả năng Việt Nam
sẽ nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc lên tới con số 40 tỉ đô la cho toàn năm.
Các mặt hàng VN hiện tại
chủ yếu nhập khẩu từ TQ bao gồm máy tính, linh kiện điện tử, máy móc thiết bị
và linh kiện điện thoại, trong khi đó, hàng xuất khẩu sang nước này chủ yếu là
dầu thô, gạo và một số linh kiện điện tử.
Theo bộ Công thương, TQ
hiện là một trong những quốc gia VN nhập siêu lớn nhất và sự lệ thuộc này ngày
càng nhiều, trong 3 năm qua, xuất khẩu của VN sang TQ chỉ tăng khoảng 800 triệu
đô la, nhưng nhập khẩu lại tăng từ 3 đến 3,5 tỉ mỗi năm.
Giáo sư Tổng Bí thư cần nghe dân:Hãy vứt đi cái “Đảng anh em”, trở
về với Dân tộc
Vũ Cao Đàm
Một thông điệp
Anh Vương Trí Dũng vừa
có bài viết rất
hay, nói trúng tiếng nói của người dân, mà đọc xong thì chúng ta đều hiểu,
đó là một lời nhắn nhủgửi đến ông Giáo sư Tổng Bí thư (TBT):Hãy vứt đi cái
“Đảng anh em”…– tôi nói rõ thêm: “Đảng anh em…Hán tặc” –để trở về với cội nguồn
dân tộc.
Lật các trang sử của dân
tộc chúng ta rất rất đau buồn nhận ra, các TBT đều liên tục có liên quan đến
các sự kiện Đại Hán xâm lược: TBT Nguyễn Văn Linh cùng với các ông Phạm Văn
Đồng và Đỗ Mười, hoảng loạn trước sự sụp đổ của hàng loạt đảng cộng sản Đông
Âu, đã đi đến quyết định cầu cứu cái “Đảng anh em…Hán tặc” trong cuộc gặp gỡ
Thành Đô. Tiếp đó, TBT Nông Đức Mạnh ba lần ký văn bản trao Tây Nguyên cho
giặc, mà một kẻ ngây ngô nhất về địa quân sự cũng dễ dàng nhận ra vị trí chiến
lược quan trọng của Tây Nguyên trong sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc. Rồi đến TBT
Nguyễn Phú Trọng đã để những người đương quyền nhượng cho giặc 30.000 đất rừng
đầu nguồn (bằng diện tích tỉnh Thái Nguyên), ngày càng thắt chặt vòng vây của
quân xâm lược từ phía đất rừng biên giới; cho chúng thắng thầu 90% công trình
công nghiệp quan trọng để chúng lũng đoạn kinh tế Việt Nam; bật đèn cho giặc
xây dựng các cứ điểm hiểm yếu ở những vùng cảng nước sâu, như Vũng Áng. Một
điều khó hiểu nữa, là cử đặc phái viên sang nước giặc xin “khôi phục” quan hệ
“đồng chí” giữa hai “Đảng anh em”.
Xin hãy tỉnh lại
Tôi xin không bàn lý
luận dông dài, nào là tư tưởng “bách chiến bách thắng” của chủ nghĩa
Mác-Lê-Mao; tôi xin không bàn “tính ưu việt” của chế độ xã hội chủ nghĩa
(XHCN). Việc ấy đã có bài học thực tiễn lịch sử Việt Nam và thế giới chứng
minh. Loạt bài của nhà nghiên cứu Nguyễn Trung mà chúng tôi gọi tắt là “Hiểm
họa đen” đã viết nhiều hơn những điều chúng tôi muốn nói.
Tôi chỉ khoanh lại một
việc, tuy rất nhỏ (so với kho tàng lý luận kinh điển đồ sộ của Mác-Lê-Mao của
TBT). Đó là cuộc xâm lăng của Hán tặc đã và đang là một hiện thực tàn nhẫn trên
đất nước chúng ta. “Biện chứng” như tư duy của Giáo sư TBT chắc phải có viễn
kiến hơn đứt anh chàng thường dân “khu đen”Vương Trí Dũng.
Tôi muốn phụ họa với anh
chàng “khu đen” Vương Trí Dũng như sau: Thưa Giáo sư TBT Nguyễn Phú Trọng. Cứ
cho là lý tưởng cộng sản của hai đảng cộng sản Việt Nam và Tàu Cộng là đỉnh cao
tư tưởngcủa nhân loại, là hai “Đảng anh em” đã cam kết ở Thành Đô, chỉ non thề
biển cùng sánh vai nhau phục hưng phong trào cộng sản quốc tế và ngây thơ
“dẫn dắt năm châu đến đại đồng”, thì cái thực tế sờ sờ trước mắt, là Tàu Cộng
đang thao túng một bè lũnhững Lê Chiêu Thống và Trần Ích Tắc trong hàng ngũ
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam để giày xéo giang sơn Việt Nam, không biết
có làm cho cái tư duy “biện chứng” của Giáo sư TBTxót xa không.
Qua bài phát biểu ngày
1/7/2014 trên Vietnamnet của TBT, dân chúng nhận ra là TBT vừa ủy mị đau buồn
vì không chọn được láng giềng, phải “ăn đời ở kiếp” với cái thằng chồng vừa tham
lam đê tiện, vừa hống hách dã man.
Đọc xong những lời lẽ
chảy máu trong lòng ấy, thường dân chúng tôi vừa phân vân, vừa ngạc nhiên: “Ơ
hay, thế một loạtđất nước xung quanh ta, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
Philippines, Ấn Độ… cũng đang bị cái thằng chồng vô lại của “Đảng ta” quấy rối
và cưỡng hiếp. Vậy mà họ dám đứng thẳng lên, dámmắng vào mặt cái thằng đang
nhằm nhè gieo rắc tư tưởng cam phận “ăn đời ở kiếp”… Họ giữ tư cáchtrong trắng
của những người đàn bà đoan trang, và khi cần vẫn tốc váy vỗ vào mặt cái thằng
chồng khốn kiếp của “Đảng ta” kia mà. Sao mà “Đảng ta” cam phận “ăn đời ở kiếp”
với nó (!?)”.
Theo Điều 4 của Hiến
pháp, Đảng đã lãnh đạo Quốc hội thông qua Luật Hôn nhân và Gia đình, trong đó
có những điều khoản về tự do kết hôn và tự do ly hôn (!?). Hãy ly dị cái thằng
chồng đốn mạt ấy để trở về tổ ấm với bà mẹ Tổ Quốc của mình, TBT ạ.
Xung quanh Tổng bí thư
rất nhiều kẻ thù
Tôi đọc được một đoạn
mang tư tưởng chiến lược của TBT đăng trong bài báo trên Vietnamnet vừa viện
dẫn ở trên: TBT mong muốn quyết tâm “…giữ được an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội, bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, không để nội bộ rối
ren…”.
Đọc xong đoạn này, một
người dân bình thường nhất như tôi, còn kém xa anh chàng “khu đen” Vương Trí
Dũng, cũng nhận ra TBT phải chống rất nhiều kẻ thù. Chống kẻ thù của chế độ để
“bảo vệ chế độ”, chống kẻ thù của Đảng, để “bảo vệ Đảng”, chống kẻ thù trong
nội bộ để chống “gây nội bộ rối ren”, rồi chống kẻ thù của nhân dân… Đến cái
đoạn “kẻ thù của nhân dân” thì tù mù quá, không thể nào nhận diện được hắn là
ai. Tôi nhớ lại, thời Stalin cũng có khái niệm này. Những ai chống ông ta đều
bị quy tội là “Kẻ thù của nhân dân”. Chẳng hạn, đến ủy viên Bộ Chính trị
Bukharin, một nhà lý luận hàng đầu của Đảng Bônsêvich Nga, chỉ cần có ý kiến
khác Stalin, là bị quy tội “kẻ thù của nhân dân” và đang đêm bị gọi đi thủ tiêu
không xét xử. Rồi kẻ thù của chế độ cũng là một khái niệm rất rắc rối: Con cái
địa chủ, tư sản, mà bố mẹ họ bị “xử lý” trong Cải cách ruộng đất và Cải tạo tư
bản, chắc chắn dù họ yêu nước bao nhiêu họ cũng không thể yêu cái chế độ đã
giết oan uổng cha mẹ họ. Ngay cả con cái các đảng viên cộng sản bị quy oan là
Quốc dân Đảng rồi bị bắn trong thời Chỉnh đốn tổ chức chắc chắn họ cũng không
thể yêu cái chế độ đã bắn giết oan uổng cha mẹ họ.
Xem ra, khi giải mã cái
tư tưởng chiến lược trong đoạn văn trên đây, dân chúng tôi nhận thấy “Đảng ta”
nhiều kẻ thù quá. Tứ bề thọ địch…. Các cụ ta có câu, hai thằng đánh một chẳng
chột cũng què.
Theo cái cách phân tích
mâu thuẫn trong cuốn sách “Mâu thuẫn luận” của Mao Trạch Đông, mà chắc Giáo sư
TBT rất “quán triệt”, thì bây giờ Đảng phải xem đâu là mâu thuẫn cơ bản, đâu là
mâu thuẫn chủ yếu để xác định cho đúng “sách lược bạn thù”, chứ nếu xác định kẻ
thù như bài nói của TBT mà tôi trích dẫn ở trên thì gay go lắm.
Vấn đề không chỉ là
“Đảng ta” sụp đổ, mà nghiêm trọng hơn là Tổ Quốc ta, nhân dân ta chịu phận làm
nô lệ giặc Tàu.
Với thiển ý của một
thường dân, tôi xin đề nghị:
Đảng hãy làm cái điều
như Đảng nói
Đảng đang ngày ngày kêu
gọi toàn Đảng toàn dân “Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh”. Tôi nhớ đến hai tư tưởng
rất hay của Hồ Chí Minh mà Đảng cần học ngay không chậm trễ.
Thứ nhất,
TBT là giáo sư, tiến sĩ về Xây dựng Đảng, chắc nhớ rất rõ sự kiện Hồ Chí Minh
đã dám dũng cảm tuyên bố giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương vào tháng 11/1945.
Phải chăng đây là một sự tuyên bố Hồ Chí Minh trở về với dân tộc, để tranh thủ
thêm đồng minh chống xâm lược Pháp. Tôi không bàn, đó là lời tuyên bố thật, hay
chỉ là một đòn đánh giả để nghi binh. Trong mọi trường hợp, dù giả hay thật,
thì đó vẫn là một sự lựa chọn chính trị dũng cảm về mặt sách lược.
Sở dĩ phải nghĩ đến giải
pháp này, vì đó là cách nhẹ nhàng nhất để cắt đứt quan hệ “Đảng anh em” với
quân xâm lược. Đó cũng là cách nhẹ nhàng nhất để thoát khỏi những nỗi đau mà
Đảng (Cộng sản Việt Nam) đã để lại những vết hằn trong lịch sử dân tộc. Nếu cần
thì lập một đảng khác, đảng của dân tộc.
Thứ hai,
Trong di chúc viết năm 1969, Hồ Chí Minh mong toàn Đảng, toàn dân xây dựng một
nước Việt Nam “hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. Không thấy
ông nói gì đến xây dựng một nước Việt Nam XHCN cả. Với một người có bề dày hoạt
động chính trị như Hồ Chí Minh, đây không phải chuyện sơ suất trong viết lách
hoặc đổ lỗi cho bọn nhân viên đánh máy, mà là tư tưởng Hồ Chí Minh về cái mà
Đảng vẫn gọi là “Con đường Bác Hồ đã chọn”. Trong những lời trăng trối cuối
cùng, Hồ Chí Minh đã không nói là chọn con đường xây dựng một nước Việt Nam
XHCN.
TBT là giáo sư tiến sĩ
về Xây dựng Đảng chắc quá hiểu sự linh hoạt trong sách lược đồng minh của Hồ
Chí Minh. Tôi xin không bàn sự lựa chọn của Hồ Chí Minh sai hay đúng. Việc đó
sẽ có lịch sử phán xét. Tôi chỉ bàn về tư tưởng của Hồ Chí Minh trong sách lược
đồng minh, mà TBT cần học tập.
Hãy dũng cảm vứt bỏ cái
“Đảng anh em” khốn kiếp
Đó không chỉ là lời kêu
gọi của cá nhân anh thường dân “khu đen” Vương Trí Dũng, mà là lòng
dân.
Xin TBT hãy giả làm dân
thường đi vi hành để nghe dân nói. Tôi dám đảm bảo một trăm phần trăm, một ngàn
phần ngàn dân Việt Nam mong muốn Đảng Cộng sản Việt Nam hãy vứt vào sọt rác cái
“Đảng anh em” khốn kiếp đang giày xéo Tổ Quốc chúng ta.
Chủ tịch nước Trương Tấn
Sang có bài cảnh báo muộn mằn: “Không để nhân dân mất lòng tin vào Đảng”…
Thưa ông TBT và ông Chủ
tịch nước. Tôi nói đó là lời cảnh báo muộn mằn, vì Dân đã mất hết lòng tin vào
Đảng từ khuya rồi. Dưới con mắt của dân, thì Đảng bây giờ là hiện thân của sự
độc đoán, lộng quyền, hống hách, tham nhũng, cưỡng chiếm đấtđai và… thậm chí
không phải không có người dùng cả khái niệm là một lũ “bán nước”.
Đọc những bài của các
giáo sư tiến sĩ viết dài lê thê để chứng minh cái sự “bách chiến bách thắng”,
“ước vọng ngàn đời của nhân loại”, … đến cái việc của dạ dày “bảo vệ cái sổ hưu”,
… thì dân chỉ nhếch mép cười, cho họ là ngồi trên trời suốt ngày ca hót không
vướng bận gì với cuộc sống dưới nhân gian.
Ngày ngày dân xem đủ các
phim chống Nhật, chống Pháp, chống Mỹ bên cạnh những thước phim về củng cố mối
tình hữu hảo với cái “Đảng Hán tặc anh em”… Dân hiểu mộc mạc: Chẳng qua chiếu
các phim đó là để dân quên cái sự ươn hèn trước bọn xâm lược Tàu Cộng.
Mấy lần tôi đi vào những
làng bản ở Hà Giang, Điện Biên, nghe đồng bào các dân tộc thiểu số ở đây nói:
“Tao chỉ nghe cái đảng trên cây thôi, không tin cái đảng dưới đất”… Tôi ngớ ra
không hiểuđồng bào nói, cái đảng trên cây và đảng dưới đất là những cái đảng
nào! Chẳng lẽ ở các vùng cao của nước ta đã chuyển sang thể chế đa đảng.Hỏi căn
vặn đồng bào mới vỡ lẽ, thì ra cái đảng trên cây là loa đài, nói cái gì cũng
hay; còn cái đảng dưới đất, là các vị lãnh đạo các cơ quan đoàn thể, các quan
huyện, quan tỉnh, là bệnh viện, là trường học, làm cái gì cũng gây khó cho
dân.Vì vậy mà dân không còn thiết tha gì với cái đảng dưới đất nữa.
Tôi không rõ TBT muốn
củng cố cái đảng trên cây hay cái đảng dưới đất? Chắc đó cũng là nỗi trăn trở
của các giáo sư tiến sĩ của ngành Xây dựng Đảng, mà với Giáo sư TBTcũng đang là
một mối quan tâm./.
V. C. Đ.
"Chúng tôi muốn biết"
Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ
2014-09-02
2014-09-02
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Một số bạn trẻ với dòng
chữ ‘Tôi muốn biết’.
Một số bạn trẻ tại Việt
Nam hôm nay đưa lên các trang mạng xã hội hình chụp của họ với dòng chữ ‘Tôi
muốn biết’. Sinh hoạt mới này của các bạn trẻ hoạt động lâu nay nhắm đến mục
tiêu gì?
Quyền được biết
Theo những bạn công khai
hình ảnh và bảng viết với dòng chữ ‘Tôi muốn biết’ thì công dân có quyền tiếp
cận thông tin từ nhà nước như chính sách quốc gia, hoạt động của chính khách
Nhà nước và/hoặc đảng cầm quyền trên mọi lĩnh vực: giáo dục, y tế, an sinh xã
hội, môi trường… Những người này cho rằng đó là một quyền cơ bản của người dân.
Cựu tù nhân lương tâm
Phạm Thanh Nghiên, một trong những người tham gia, cho biết về quyền đó như
sau:
Vào 12 giờ đêm ngày hôm
qua theo giờ Việt Nam, Mạng lưới Bloggers Việt Nam đã chính thức khởi động
phong trào ‘Chúng tôi Muốn Biết’.
Trước hết phải nói sơ
một chút là quyền tự do ngôn luận có mối quan hệ rất chặt chẽ với quyền tự do
tiếp cận thông tin, bởi vì Mạng lưới Bloggers Việt Nam cho rằng quyền được
thông tin là cơ sở để người dân thực hiện quyền làm chủ đất nước của mình. Ngày
28 tháng 9 là ngày là Liên Hiệp Quốc lấy làm Ngày Quốc tế Quyền Được biết.
Luật pháp và hiến pháp
Việt Nam mặc dù chưa thật đầy đủ, nhưng hiến pháp Việt Nam đã quy định người
dân được quyền tiếp cận thông tin. Tức trong hiến pháp cũng ghi quyền căn bản
của người dân Việt Nam; tuy nhiên đó chỉ là trên lý thuyết thôi, còn trên thực
tế hầu như sự thật là không hề có quyền tự do ngôn luận hay quyền tự do tiếp
cận thông tin.
Bản thân tôi chính là
một trong những nạn nhân của chính thể chế này, tôi từng bị bốn năm tù giam bởi
vì tôi đã lên tiếng bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề chủ quyền- lãnh thổ hay
những vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền khác. Cho nên tôi có đủ tư cách để nói
rằng ở Việt Nam không hề có quyền tiếp cận thông tin, không có tự do ngôn luận,
không có nhân quyền một cách chính đáng như những gì nhà nước, đảng cộng sản
Việt Nam đã ghi trong hiến pháp và luôn nói với công luận rằng Việt Nam có đầy
đủ những quyền đó.
Phong trào '"Chúng
tôi Muốn biết" xuất phát trước hết từ quyền căn bản của mỗi người, mà động
cơ để chúng tôi tham gia phong trào này là những sự kiện liên quan đến đời sống
của chúng tôi và của cộng đồng.
- Anh Phạm Văn Hải, Nha Trang
- Anh Phạm Văn Hải, Nha Trang
Tôi nhắc lại là quyền
tiếp cận thông tin là quyền căn bản của người dân cũng như quyền tự do ngôn
luận, quyền bày tỏ các quan điểm về các vấn đề xã hội hay đất nước mình. Không
có nên mọi người phải biết để giành lại các quyền cho mình. Hôm nay tôi nói
‘Tôi muốn biết’ và tôi có quyền được biết vì không thể có một xã hội tiến bộ
nếu người dân không được biết những quyết sách mà can dự đến đời sống của mình,
nhất là đến sự tồn vong của dân tộc!
Một người tham gia khác
từ Nha Trang là anh Phạm Văn Hải cũng cho biết ý thức về quyền được thông tin
và động cơ tham gia phong trào ‘Tôi muốn biết’:
Phong trào '"Chúng
tôi Muốn biết" xuất phát trước hết từ quyền căn bản của mỗi người, mà động
cơ để chúng tôi tham gia phong trào này là những sự kiện liên quan đến đời sống
của chúng tôi và của cộng đồng.
Điều muốn được công khai
Hai vấn đề được các bạn
tham gia cho hay họ muốn chính quyền Hà Nội và đảng cộng sản cầm quyền hiện nay
phải công khai đầu tiên là Công hàm do thủ tướng Phạm Văn Đồng ký hồi năm 1958
gửi cho ông Chu Ân Lai và hội nghị Thành đô vào tháng 9 năm 1990 giữa các lãnh
đạo Việt Nam và Trung Quốc.
Cô Phạm Thanh Nghiên nói
về điều này:
Trước tình hình mối quan
hệ rất đặc biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc, giữa đảng cộng sản Việt Nam và
đảng cộng sản Việt Nam rất đặc biệt. Đặc biệt (mối quan hệ đó) can dự tiêu cực
đến đời sống của người dân Việt Nam. Như chúng ta biết Hội nghị Thành Đô năm
1990, người dân Việt Nam hoàn toàn không được biết, không được tiếp cận thông
tin. Một nhóm lãnh đạo Việt Nam nhân danh đảng và nhà nước Việt Nam đã ký kết
hiệp định Thành Đô. Mặc dù không được biết nhưng trên thực tế thông tin cho hay
sau năm 1990 đảng cộng sản Việt Nam hầu như lệ thuộc hoàn toàn vào đảng cộng
sản Trung Quốc và gây một ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến vận mệnh của người
dân Việt Nam, của tổ quốc Việt Nam. Đó là chưa nói đến Công hàm năm 1958 của
Phạm Văn Đồng.
Sau sự kiện hồi tháng 5
vừa rồi khi Trung Quốc cắm giàn khoan HD981 trong vùng biển của Việt Nam,một số
báo chí, thông tấn của Trung Quốc tiết lộ phần nào nội dung của Mật ước Thành
Đô. Chính vì thế Mạng lưới Bloggers Việt Nam cũng như nhiều người dân Việt Nam
cũng rất lo lắng về vấn đề liên quan mật ước Thành Đô.
Hôm nay tôi nói ‘Tôi
muốn biết’ và tôi có quyền được biết vì không thể có một xã hội tiến bộ nếu
người dân không được biết những quyết sách mà can dự đến đời sống của mình,
nhất là đến sự tồn vong của dân tộc!
- Cô Phạm Thanh Nghiên
- Cô Phạm Thanh Nghiên
Mạng lưới Blogger Việt
Nam và nhiều người đấu tranh tại Việt Nam nhận thấy đây là vấn đề cần phải lên
tiếng.
Anh Phạm Văn Hải cũng
nêu ra thắc mắc về những hành xử của nhà cầm quyển Việt Nam trong các vấn đề
liên quan:
Chuyện Trung Quốc kéo
giàn khoan qua cách đây mấy tháng và cách cư xử của nhà cầm quyền, cách ứng xử
của họ không bình thường, không xứng đáng là của một quốc gia có chủ quyền. Từ
đó chúng tôi đặt thắc mắc vì sao có những ứng xử không phù hợp như vậy. Chúng
tôi muốn biết đằng sau có cái gì, vì sao mà một quốc gia luôn tuyên bố có chủ
quyền mà lại ứng xử như vậy. Phải có cái gì đó đằng sau chứ?
Đánh giá về đáp ứng của chính quyền
Một khi công khai lên
tiếng đòi hỏi quyền được thông tin nêu lên như thế, các bạn tham gia mong mỏi
hoạt động đó phần nào tác động được đến chính quyền, dù rằng khà năng đáp ứng
không mấy cao.
Cựu tù nhân lương tâm
Phạm Thanh Nghiên phát biểu:
Dù có đòi, nói thẳng ra
đảng cộng sản Việt Nam sẽ không đáp ứng; tuy nhiên nó rất khác với việc chúng
ta không làm gì, chúng ta không bày tỏ. Tôi xin nói thêm chút nữa, cách đây vài
năm khi tôi nói đến Công hàm Phạm Văn Đồng thì tôi phải trả giá 4 năm tù giam.
Từ năm 1958 đến năm 2014 là mấy chục năm đảng cộng sản Việt Nam không hề nói
đến công hàm Phạm Văn Đồng. Tuy nhiên khi có sự kiện HD 981 thì đảng cộng sản
Việt Nam phải bắt buộc công nhận có công hàm Phạm Văn Đồng. Dẫu thế họ diễn
giải theo một cách khác.
Có thể không có kết quả
trước mắt, nhưng chúng ta cứ kiên trì, tôi tin sẽ có kết quả. Ngày hôm nay, mặc
dù tôi tin đảng cộng sản Việt Nam sẽ không đáp ứng; nhưng chỉ khi chúng ta gây
một sức ép chính đáng, thì sự thật sẽ phải được trả về với sự thật.
Anh Phạm Văn Hải cho
rằng hoạt động đòi quyền được biết mà các bạn tham gia có thể gặp khó khăn, tuy
nhiên các bạn chấp nhận mọi rủi ro để mọi quyền công dân phải được tôn trọng.
Đời Mồ Côi
Em sinh ra đã không hề biết mẹ
Hàng ngày Em theo chị để ăn xin
Ngày đầu đường đêm ghế đá công viên
Sống lay lắt nhờ đồng tiền thiên hạ.
Nhiều khi đói sữa thay bằng nước lã
Hai chị em vật vã dạ cồn cào
Dế ve Sầu nướng lót dạ đêm thâu
Mong trời sáng xin cơm thừa hàng quán.
Cha chết sớm mẹ bị người ta bán
Sang bên Tàu vào động bán dâm
Nhà cửa ruộng nương
Đảng qui hoạch chẳng bồi thường
Nghe người nói cán bộ phường chia chác
Mình sống được nhờ tấm lòng cô bác
Nín đi nào chị sẽ hát ầu ơ
Mất mẹ cha đời đói rét bơ vơ
Đừng khóc nữa em thơ xin hãy hiểu.
Chuyện xui xẻo đẩy đưa đời cô lựu
Chị bị tông xe nằm ngất bên đường
Khi mọi người đưa chị đến nhà thương
Chị đã chết từ trên đường nhập viện.
Kẻ tông chị là đảng viên say xỉn
Sợ liên quan chúng đã biến vào đêm
Hết họ hàng giờ chỉ còn mình em
Nên ánh mắt mới buồn lên đến thế.
Anh xin lỗi mấy tháng rổi mới kể
Chỉ mong sao ánh mắt bé vơi buồn
Trẻ ăn mày không được đảng yêu thương
Nhưng còn có những trại cô nhi viện
Đây là thời đại siêu xa lộ tin tức, đâu phải chúng muốn làm gì thì làm.
Linh Nguyên
Cán Ngố Gộc đi thanh tra kiểm soát ....Pó tay pó tay ! hết ý hết ý
Cùng nếm, ngửi, gõ với
các bộ trưởng: Kim Tiến - Khôi Nguyên - La Thăng:
Anh Phạm Khôi Nguyên, bộ chưởng bộ Tài Nguyên và
Môi trường và bầu đoàn đi kiểm tra chất lượng môi trường"
Chỉ bọn quan chức
Việt Nam mới có hành động kỳ quặc và ngu xuẩn thế này!
Ối trời ơi là ông Tiến
sĩ ! Ông nghè Phạm Khôi Nguyên ơi
Anh Đinh La Thăng,
bộ chưởng bộ Rao Thông đi kiểm tra độ lún của mặt đường
CHÂN DUNG 'CÁC ĐẦY TỚ NHÂN DÂN'
Ngạo mạn, dâm ô chính là Lê Duẩn
Già mà lắm con là lão Đỗ Mười
Mưu mô quỷ quyệt là Lê Đức Anh
Nhẫn nhục sống lâu là Võ Nguyên Giáp
Chưa nói đã cười là Nguyễn Minh Triết
Giả danh Mác xít là Lê Khả Phiêu
Cái gì cũng nhặt là Tô Huy Rứa
Không bộ nào chứa là Nguyễn Thiện Nhân
Vì gái quên thân là Nông Đức Mạnh
Thức thời, né tránh là Nguyễn Hải Chuyền
Miệng lưỡi dịu mềm là Vương Đình Huệ
Thiểu năng trí tuệ là Đinh La Thăng
Ghét trung yêu nịnh là Lê Hồng Anh
Phát biểu lăng nhăng là Phạm Vũ Luận
Quen đánh giặc miệng là Trương Tấn Sang
Hán tặc chính danh là Hoàng Trung Hải
*
Thầy gét bạn khinh là Hồ Đức Việt
Đổi trắng thay đen là Trương Vĩnh Trọng
Triệt suy phù thịnh là Trần Đình Hoan
Đã dốt lại tham là Lê Thanh Hải
Ăn vụng nói dại là Đinh Thế Huynh
Juda phản chúa là Nguyễn Đức Tri
Tình duyên lận đận là chị Kim Ngân
Vừa béo vừa dâm là Tòng Thị Phóng
Dối gian lật lọng là Vũ Văn Ninh
Lên chức nhờ cha là Nguyễn Thanh Nghị
Mặt người dạ thú là Phạm Quý Ngọ
Tính tình ba phải là Phạm Gia Khiêm
Chưa từng thanh liêm là Nguyễn Thế Thảo
Ăn tiền tàn bạo là Nguyễn Đức Nhanh
Chạy trốn an toàn là Dương Chí Dũng
Nghìn tỉ tham nhũng là Vinashin
‘Bà con’ Thủ Tướng là Phạm Thanh Bình
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.