Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Wednesday, September 3, 2014

Lỗi tại Lương thấp

Lỗi tại Lương thấp

Minh Văn

Đối với công nhân hay viên chức mà nói, thì đồng lương đủ để nói lên tất cả mọi vấn đề. Rằng công việc của họ có tốt hay không? Công ty quan tâm đối xử với người làm như thế nào? Mức sống của bản thân và gia đình ra sao? Chừng ấy thứ đều được giải quyết và xoay quanh chuyện đồng lương cả. Vì rằng cả ngày họ gắn bó với công ty, tối về lại lo việc cá nhân và gia đình, thời gian đâu mà làm thêm làm nếm nữa. Chẳng lẽ một ngày làm việc 24 tiếng sao? Như vậy thì đến thánh thần cũng không trụ được, huống chi là con người. Luật lao động quy định ngày làm 8 tiếng rõ ràng, các nước phát triển thì còn ít hơn thế nữa.

Kinh nghiệm cho thấy rằng, khi bạn đến nhà một ai đó, hãy nhìn vào bếp thì biết ngay được mức sống và tính cách của chủ nhân. Ví như gia cảnh giàu có thì bếp núc đầy đủ ê hề, người trung lưu thì gọn gàng cần kiệm. Phòng ăn của kẻ hào phóng luôn đông vui tấp nập, người keo
kiệt thì lửa lạnh tro vùi. Thế đấy, bữa ăn tuy thường tình nhưng quan trọng đối với con người lắm vậy. Người bình thường phải ăn mà sống, kẻ làm việc nhiều thì ăn để tái tạo sức lao động. Thức ăn đầy đủ, bổ dưỡng sẽ đảm bảo sức khỏe, lao động mới hăng say. Ngược lại, khẩu phần ăn hạn chế khiến con người gầy guộc héo hon, lấy sức đâu mà làm việc nữa kia chứ.

Thường thì công ty nào cũng có một bếp ăn tập thể, mặc dù không bắt buộc. Ngoài đồng lương ra, bữa ăn ở công ty cũng phản ánh thực chất đời sống nhân viên như thế nào. Giá cả và chất lượng bữa ăn luôn là mấu chốt của vấn đề này, thưa các bạn.

Câu chuyện tôi được chứng kiến là có thật đối với bản thân và bạn bè, xin kể ra đây để quý vị cùng nghe. Hồi đó ở chỗ chúng tôi làm việc có 3 công ty trú đóng, phần lớn người ta làm may công nghiệp. Trong khuôn viên có một nhà bếp khang trang lắm, ước chừng có thể phục vụ được cả ngàn người. Lúc đó lương của người Công Nhân rất thấp, công chức cũng vậy. Thành ra chúng tôi và các bạn công nhân cảm thông mà sống chan hòa với nhau lắm. Mức lương eo hẹp không đủ tiêu dùng, nên mọi người rủ nhau ăn ở nhà bếp công ty cho tiết kiệm. Nguyên cái nhà bếp này do người ngoài đấu thầu, cho nên người ta phải kinh doanh có lãi thì mới tồn tại được. Lương cán bộ, công nhân thấp như vậy thì đủ hiểu bữa ăn như thế nào rồi. Họ không thể trả nhiều tiền cho một suất ăn, vì vậy mà nhà bếp phải méo mặt trổ hết tài nghệ nấu nướng và sắp xếp món ăn mới khỏi bị thua lỗ. Đã vậy luôn bị công nhân la rầy vì bữa ăn ít món, thiếu dinh dưỡng. Ông chủ nhà bếp đành phải ôn tồn giải thích rằng: 

- Tiền cho mỗi suất ăn quá ít, nên không thể ngon và nhiều hơn được. Giá cả ngoài chợ đắt đỏ lại không ngừng gia tăng. Chúng tôi luôn phải cố gắng phục vụ, để các bạn có sức mà làm việc. Có lẽ các bạn nên đòi hỏi công ty về vấn đề tiền lương, để có thể cải thiện bữa ăn tốt hơn chăng?..

Nghe nói vậy, đám công nhân thấy có lý, vả lại cũng thông cảm cho nhà bếp, vì người ta kinh doanh kia mà. Thế rồi họ phải bằng lòng với suất ăn gồm mấy cọng rau, vài ba miếng đậu phụ, dăm miếng thịt thái mỏng tang bằng bàn tay điệu nghệ của đầu bếp. Từ đó người ta ít kêu ca, nhưng lại rời bỏ công ty ngày một nhiều vì không chịu được mức sống kham khổ và đồng lương chật hẹp.

Bữa nọ sau ca làm việc, mọi người lại vào phòng ăn. Đối với chúng tôi lúc này mà nói, bữa ăn giống như một nghĩa vụ, vì nó chẳng ngon lành gì cả. Chỉ là đến bữa thì phải ăn mà thôi, vả lại không ăn thì lấy sức đâu mà làm việc. Phòng ăn kê la liệt những dãy bàn ghế đều nhau bằng gỗ ván ép, trên có đặt bát đĩa, hộp nhựa đựng đũa và giấy ăn. Ở 4 góc phòng đặt mấy cái quạt máy to kiểu công nghiệp, có như vậy mới đủ thoáng mát cho cả chừng ấy người. Bạn thử hình dung sức gió của cái quạt công nghiệp này nó mạnh đến cỡ nào, con gái mà đứng trước quạt, nhiều khi tóc bị sổ tung ra hết cả.

Chính vì cái sự mạnh của quạt như vậy, mới xảy ra câu chuyện cười có một không hai này. Ấy là một cậu công nhân trẻ ngồi ăn ở ngay bàn đầu tiên, sát chỗ chiếc quạt máy đang chạy vù vù. Khi ăn, không hiểu vì hấp tấp gắp miếng thịt như thế nào, mà vừa mới giơ đũa lên bỏ vào miệng thì bị quạt thổi bay đi mất. Cậu chưa kịp định thần, thì miếng thịt đã đáp ngay vào má cô bạn ngồi bàn bên. Miếng thịt cứ ở nguyên trên má như vậy, vì sức gió quá mạnh nên dính chặt. Thêm vào đó thịt được thái mỏng tang, không đủ sức nặng mà rớt xuống đất. Thật là một sự cộng hưởng đáng nể trên đời vậy.

Lúc này cậu thanh niên và cô bạn cứ trố mắt nhìn nhau như thôi miên mà không thốt nên lời. Phần vì bất ngờ, phần vì ngượng và chưa kịp hiểu chuyện gì xẩy ra. Thật là một tình huống hi hữu, khiến người ta dở mếu dở cười. Khi hiểu ra sự tình, cả phòng ăn cười rộ lên vì thú vị.

Người ta thán phục cho cái tài thái thịt mỏng ngoài sức tưởng tượng của người đầu bếp, đồng thời lại cũng cám cảnh cho cuộc sống của mình.

Chuyện xẩy ra, không phải lỗi của người thái thịt, cũng chẳng do cái quạt điện thổi quá mạnh. Thật là: “Không phải tại em cũng không phải tại anh, tại vì lương thấp nên chúng mình xa nhau”.

Có đúng như vậy không, thưa các bạn Công Nhân yêu quý?

Tác giả gửi đến DienDanCTM

Từ thất nghiệp đến “bão nổi can qua”…

Bảo Nam
Thất nghiệp, từng tốp thanh niên kéo nhau đi phá tan hoang rừng núi để tìm vận may từ khai vàng

Theo các báo trong nước, hiện  nay hơn 1 triệu người bị thất nghiệp, chỉ 3 tháng đầu năm, có tới hơn 200 nghìn người có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học. Đây là thực trạng báo động. Tuy nhiên, chỉ tính riêng ở tỉnh Nghệ An, từ việc thu hồi hàng chục nghìn ha đất để  nuôi bò sữa và làm hai đập thủy điện lớn (Bản Vẽ và Hủa Na) dân không có đất sản suất, thất nghiệp đã kéo theo hàng vạn người đang ở tuổi lao động.





Đua nhau thất nghiệp.


Ngô Cao Sơn, sinh năm 1985 (quê Hà Tĩnh) tốt nghiệp bằng khá trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo Trung ương Hà Nội. Để có cơ hội việc làm, Sơn nộp đơn xin học liên thông lên Trường ĐH
Sư phạm 1 Hà Nội. Sau khi ra trường, Sơn đi khắp thành phố nộp hồ sơ xin việc nhưng không ai nhận. Hết làm nhân viên quán cà phê đến nhân viên trông giữ xe đạp, cuối cùng, Sơn cũng được nhận dạy hợp đồng tại một trường THCS thuộc quận Cầu Giấy (Hà Nội). Tuy nhiên, vì lương thấp, không đủ tiền ăn, xăng xe, tiền nhà…, Sơn quyết định rời Hà Nội về quê. 

Tưởng về quê sẽ dễ kiếm việc, ai ngờ hồ sơ gửi đi nhưng không một đơn vị nào chịu nhận. Cha mẹ Sơn làm nông, nhà nghèo “rớt mồng tơi”. Dù đã ngoài tuổi 60, nhưng cha Sơn vẫn hằng ngày dùng xe thồ chở muối đi đổi khoai, sắn, gạo, thóc. Vất vả từ sáng tinh mơ đến tối mịt, đi hàng chục kilômét cũng chỉ kiếm được vài chục nghìn đồng. Thương cha, Sơn đành bỏ sự nghiệp làm thầy, xin làm cộng tác viên ở phòng văn hóa huyện. 


“Tất cả các chương trình nghệ thuật, hội, họp của huyện… đều do mình thiết kế phông chữ, chương trình, nhưng suốt 3 năm miệt mài cống hiến Sơn vẫn không được ký hợp đồng”, Sơn cho biết. Theo Sơn, dù có làm tốt đến mấy cũng không được ký hợp đồng chỉ vì cha mẹ nghèo không có tiền  “chạy chọt” như người khác. 


Thực ra, không phải chỉ có Sơn thất nghiệp, mà hiện nay, có hàng trăm nghìn sinh viên ra trường chưa có việc làm. Theo số liệu của Bộ LĐ-TB&XH (công bố ngày 1/7), trong quý I năm 2014, cả nước có hơn 1 triệu người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, tăng 145,8 nghìn người so với quý 4 năm 2013.  


Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp, nhóm lao động trình độ cao tiếp tục khó khăn khi tìm việc làm. Cụ thể, trong quý đầu năm, có 162,4 nghìn người có trình độ từ đại học trở lên bị thất nghiệp, tăng 4,3 nghìn người so với quý 4 năm ngoái. Ngoài ra, có 79,1 nghìn người có trình độ cao đẳng bị thất nghiệp, tăng 7,5 nghìn người so với quý 4 năm 2013.


Ông Nguyễn Văn Liệu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, với thực trạng số liệu thanh niên thất nghiệp gia tăng như hiện nay, câu hỏi đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách, là phải làm sao cải thiện tốt hơn hệ thống giáo dục đào tạo. Một lãnh đạo Ủy ban Các vấn đề Xã hội của Quốc hội cho rằng, các số liệu công bố của Bộ LĐ-TB&XH khá nóng hổi về thực trạng thanh niên thất nghiệp hiện nay. Theo vị lãnh đạo này, thực tế, trong ba tháng đầu năm, cả nước đã có tới 8,6 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, tăng 0,4 triệu người so với cùng kỳ năm ngoái.


Một chút nguyên nhân.


Có quá nhiều nguyên nhân thất nghiệp, đó là đất đai sản xuất ngày càng bị teo tóp để các dự án, cái gọi là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phình ra, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ phải phá sản. Hơn thế nạn chạy chức chạy quyền (thuộc tầng lớp giàu có, con ông cháu cha) đang tiềm ẩn một mối họa đỏ xuống đầu dân nghèo , dù rằng con em họ học giỏi giang, tốt nghiệp ra trường bằng loại khá… Nhìn bằng trực giác, nông thôn Việt Nam hôm nay đã “thay da đổi thịt”, phần lớn nhà ngói tường xây, có xe máy, có tivi, đường xá đổ bê tông (nông thôn mới) từ những mồ hôi nước mắt một nắng hai sương, từ những con cái ly hương làm thuê khắp nơi chắt bóp.  Nhưng ngoài “da thịt” “gân cốt, xương tủy” của người nông dân đang rệu rã bởi nợ nần chồng chất. Có nhiều người quá cùng kiệt đã thốt lên một cách vô vọng “ Rồi cũng đến ngày trái đất bị hủy diệt, lúc đó đứa nào cũng như nhau”. Nạn trộm cắp, cướp giật, giết người xẩy ra khắp nơi, từ nông thôn đến thành thị, đó là một trong nhiều nguyên nhân của nạn thấp nghiệp.

Có câu “ Nhà giột từ nóc”, hoặc “Thượng bất chính thì hạ tất loạn”, những cán bộ đầu ngành, đầu chính quyền đang ngày càng giàu lên, con cái, cháu chắt họ học dột mấy khi ra trường đều có việc làm. Còn con em nông dân nghèo thì học xong phải gác tầm bằng đi làm thuê khắp đây đó. Tham nhũng, cậy chức, cậy quyền, không công bằng trong xã hội cũng là yếu tố góp sức đẩy thất nghiệp ngày một tăng cao.


Bão nổi can qua.


Thật buồn khi nghĩ đến câu ca dao xa xưa “ Con vua thì lại làm vua. Con sãi ở chùa lại quét lá đa” vẫn nóng bỏng tính thời sự. Nhưng không thể thế mãi bởi lịch sử có chiều dài đi tới đích, bằng tổng chiều dài của mỗi chúng ta đi. Đó là ngày vui, là ngày “Bão nổi can qua, con vua thất thế lại ra quét chùa”. Dù chưa thành bão, nhưng đất nước đã có một làn gió mới nổi lên, đó là nhà văn Nguyên Ngọc (trưởng ban văn đàn độc lập), nhà văn Võ Thị Hảo, luật sư Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Hữu Vinh, Huỳnh Thục Vy, Tạ phong Tần…mới đây nữa là Bùi Thị Minh Hằng mà cả thế giới đều biết đến như một vị anh hùng. Tất cả họ là ngọn gió báo hiệu “Bão nổi can qua”…


Bảo Nam




No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-16/11/2024

My Blog List