ĐẢNG CSVN CẢ LŨ
TRỰC TIẾP HAY
GIÁN TIẾP
ĂN CƯỚP TIẾT KIỆM
CỦA DÂN
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 09.05.2013
Web: http://VietTUDAN.net
Tuần trước, ngày 09.05.2013, viết bài CSVN IN TIỀN CHO VÀO LƯU HÀNH ĂN CƯỚP TIẾT
KIỆM CỦA DÂN, chúng tôi nhấn mạnh đến Lạm phát ở khía cạnh Tiền tệ bằng cho Tiền
mới in vào Khối Tiền đang lưu hành. Có độc giả nêu thắc mắc tại sao Chủ tịch
FED Hoa kỳ, Giáo sư Tiến sĩ BERNANKE, cũng đã dùng biện pháp Phát hành tiền mới
vào lưu hành để cứu vãn Kinh tế Mỹ trong thời kỳ đình trệ thiếu vốn. Chúng tôi
xin trả lời vớ ba lý do của FED như sau:
1)
Khối Dollar lưu hành tại Hoa kỳ và trên Thế giới với lượng khổng lồ. Việc tăng
tiền mới sánh với khối tiền lưu hành khổng lồ ấy chỉ như muối bỏ bể. Hãy tưởng
tượng ngoài Hoa kỳ, hầu hết các Ngân Hàng trên Thế giới đều giữ dự trữ bằng đồng
Dollar. Tỉ dụ Khối Dllar lưu hành ở Hoa kỳ và trên Thế giới là 100’000’000 tỉ.
Nếu chỉ thêm vào lưu hành 1’000 tỉ, thì độ nhúc nhích Lạm phát mới chỉ có
0.000001% không thấm vào đâu cho Lạm phát. Ngoài ra tăng Lạm phát này lại được
chia ra một phần tương đối nhỏ cho Hoa kỳ, mà một phần lớn cho lưu hành Dollar trên
Thế giới. Trong khi ấy, khối Tiền Đồng lưu hành ở Việt Nam là khối nhỏ, nên việc
tăng Tiền mới cho vào lưu hành mang tầm Lạm phát lớn.
2)
Chủ tịch FED tăng Tiền mới vào lưu hành khối Dollar của Hoa kỳ và trên Thế giới
lại dưới hình thức dài hạn chứ không ngắn hạn như trả lương, mua nợ cấp bách
như ở Việt Nam, nghĩa là độ tăng 0.000001% tại Hoa kỳ được tản ra dài hạn trong
hàng chục năm trong khi ấy độ mất giá của Tiền Đồng VN xẩy ra cấp thời.
3)
Việc tăng Tiền mới in cho Khối lưu hành Dollar tại Hoa kỳ là nhằm nới rộng vốn
cho lãnh vực sản xuất Kinh tế thực. Thực vậy, theo Công thức của Fisher
(MV/T)=P, thì nếu tăng MV (Khối Tiền tệ) để T (lượng sản xuất Kinh tế thực)
cũng tăng cùng một tốc độ, thì việc Lạm phát Tiền tệ được hóa giải. Tại Việt
Nam, việc tăng Tiền mới ngắn hạn bằng trả lương công chức hay mua nợ, trong khi
ấy lượng sản xuất của Kinh tế thực của các Tập đoàn Kinh tế quốc doanh, không
những không tăng mà lại giảm xuống, thì ảnh hưởng lên Lạm phát sẽ là bình
phương.
Nếu học tại Havard về tài chánh mà áp dụng những nguyên tắc tài chánh Mỹ cho Việt
Nam với mô hình Kinh tế Tập quyền định hướng “Xã Hội Bóc Lột “ thì trật lấc.
Lạm phát tăng vọt, Đồng Tiền mất giá là ăn cướp Tiết Kiệm của Dân. Nhà Nước in
Tiền mới cho vào lưu hành làm mất giá đồng tiền là trực tiếp ăn cướp Tiết Kiệm.
Các Tập đoàn , Tổng Công ty Nhà nước giảm lượng sản xuất Kinh tế thực là gián
tiếp ăn cướp Tiết Kiệm qua ngả Lạm phát.
Trong bài của tuần trước, chúng tôi nói đến việc ăn cướp trực tiếp. Trong tuần
này, chúng tôi đề nhấn mạnh đến việc ăn cướp gián tiếp Tiết Kiệm của Dân do các
Tập đoàn, Tổng Công ty quốc doanh. Chúng tôi xin đề cập đến những khía cạnh sau
đây:
=>
Tình trạng Lạm phát, mất giá đồng Tiền VN đã liên tục xẩy ra từ lâu và tích lũy
=>
Cung cách sử dụng vốn của các Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước
=>
Hiệu năng sản xuất yếu kém của các Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước
=>
Kết luận Nhà Nước CSVN đáng cho Dân dứt bỏ hẳn
Tình trạng Lạm phát,
mất giá đồng Tiền VN
đã liên tục xẩy ra từ
lâu và tích lũy
Phá giá đồng nội tệ đi song hành với tình trạng LẠM PHÁT tăng nhanh ở Việt Nam.
Viết về tình trạng tăng nhanh lạm phát, chúng tôi cũng trích dẫn chính những
phân tích và nhận định của những nhà Kinh doanh, những Ngân Hàng gia, những
Giáo sư Kinh tế/Tài chánh từ Quốc nội để đám Mafia CSVN không chống chế, lừa gạt
được Dân chúng bằng cách cố hữu nói trên báo đài độc chiều rằng đó là do “thế lực
thù địch” hải ngọai vu khống.
Một số Phóng viên, Ký giả đã phỏng vấn những Giáo sư, Cố vấn Kinh tế/Tài chánh
tại quốc nội về tình trạng Lạm phát hiện nay. Chúng tôi xin trích đăng lại một
số phát biểu trong Bài đăng trên Vietnamnet do Phước Hà thực hiện (Cập nhật lúc
18:37, Thứ Năm, 28/02/2008 (GMT+7))
Chỉ số tăng giá tiêu dùng hai tháng đầu năm lên đến 6,02%, đã đi được 2/3 so với
chỉ tiêu Quốc hội đề ra, trong khi vẫn còn 10 tháng ở phía trước. Các chuyên
gia kinh tế tỏ ra không có nhiều bất ngờ và cho rằng cần có các giải pháp đồng
bộ hơn để chặn đứng lạm phát.
*
Ông Cao Sỹ Kiêm, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, Chủ tịch
Hiệp hội DN vừa và nhỏ Việt Nam:
“Tốc độ tăng giá 2 tháng đầu năm lên tới 6,02% là quá cao. Đặc biệt, có những
nguyên nhân chủ quan, trong đó có một nguyên nhân chính là ngân hàng đã bỏ lượng
tiền lớn ra mua USD chưa thu về hết được, đầu tư nhưng hiệu quả còn thấp, ngân
sách bội chi tăng lên.”
*
Giáo sư TSKH Ngô Trí Long, Học viện Tài chính:
“Con số 6,02% tăng cao quá. Nhìn cả một quá trình, đây là tăng cao nhất trong
hơn 10 năm lại đây. Đây là một cảnh báo đối với nền kinh tế. Những tháng tới, nếu
có tăng 0,5% thôi như dự báo tháng 3 của Tổ điều hành thị trường, thì cả năm
cũng không thể thực hiện nghị quyết Quốc hội đề ra. Biện pháp tiền tệ đã được
thực hiện. Giá cả đang lao nhanh như thế thì những biện pháp ra chỉ có tính
ngăn chặn thôi. Trong kiềm chế lạm phát, giải pháp tài chính tiền tệ có ý nghĩa
quan trọng, trong đó giải pháp tiền tệ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Lạm pháp
do tiền tệ !”
*
Giáo sư Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam
“Việc chống lạm phát năm 2008 này phải được đặt lên ưu tiên hàng đầu, hơn cả mục
tiêu tăng trưởng. Vì suốt bốn năm liền lạm phát cao, cộng lại đã lên tới 40%.
Điều này đồng nghĩa với việc đồng tiền mất giá, đội giá thành sản phẩm lên cao,
tăng thêm dự án treo, còn đời sống người dân bị ảnh hưởng nặng.
Như vậy, về phương diện đối nội, phân phối nguồn lực đã bị lệch và tác động đến
đời sống.
Cùng điều kiện, hoàn cảnh, các nước trong khu vực lạm phát thấp hơn của mình. Nếu
môi trường VN vẫn bất ổn, lòng tin của nhà đầu tư sẽ giảm đi, ảnh hưởng đến cơ
hội thu hút đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư bỏ đi cũng sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng
dài hạn.
Lạm phát ảnh hưởng cũng sẽ làm cho sức cạnh tranh trong nước giảm đáng kể.
NHNN cũng đã vừa sử dụng kết hợp cả hai loại biện pháp dài hạn và tức thì. Biện
pháp hành chính như bán 20.300 tín phiếu.
Ngay sau đó NHNN lại bơm ra 39.000 tỷ đồng. Điều này khiến sự vận động của dòng
tiền thành bất thường, gây hiệu ứng tiêu cực.”
*
GSTS Vũ Văn Hóa, Trưởng Khoa Kinh Tế Tài Chánh - Đại Học Quản Lý Kinh Doanh,
chia sẻ them về vấn đề này:
“Ngân Hàng Nhà Nước quyết định tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng
USD và tiền đồng VN tăng thêm 603 đồng tương đương với 3,3%. Tôi cho rằng việc
này cũng coi như một sự phá giá của đồng VN, tức là cái tình trạng nhập siêu của
Việt Nam ngày nay lại càng gia tăng. Mà hiện nay, nếu theo tỷ giá này thì nó
càng gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu, điều đó là điều hiển nhiên rồi.”
Theo Giáo sư Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, trong
4 năm, đồng Tiền VN mất giá 40%. Điều này có nghĩa là việc mất giá của đồng tiền
VN không phải là có tính cách nhất thời, giai đọan với những lý do bất thường
mà Nhà Nước CSVN thường nêu ra để cắt nghĩa cho dân chúng để chữa lỗi. Lý do mất
giá đồng Tiền Việt Nam mang tính cách thường xuyên và trường kỳ.
Dưới chủ trương Kinh tế tập quyền chỉ huy, chúng tôi không nói đến làm gì vì nền
Kinh tế này thất bại hòan tòan. Nhưng hãy kể từ 10 năm nay, từ thời đổi mới, mở
cửa và tuyên bố chấp nhận nền Kinh tế Tự do và Thị trường, thì đồng Tiền VN có
thể nói là mất giá 100%, nghĩa là lạm phát, vật giá tăng 100%.
Cung cách sử dụng vốn
của các Tập đoàn, Tổng
Công ty nhà nước
Những Công ty, Tổng Công ty Nhà Nước làm việc với vốn, Tiền của quốc gia. Vốn,
Tiền của quốc gia được thả lỏng cho những Công ty Nhà Nước. Những dự án thi
nhau trình lên Nhà Nước để lấy vốn. Phải có dự án, thì mới có dịp ăn bẩn ăn thỉu.
Thi đua dự án có nghĩa là thi đua cắt xén “đúng chỉ tiêu “. Có ba lọai dự án
chính:
*
Những dự án thuộc ngành nghiệp chuyên môn
*
Những dự án thuộc hệ thống Bộ
*
Những dự án thuộc vùng, mỗi Tỉnh
Thời kỳ đầu của đổi mới, mở cửa, những dự án của những Công ty quốc doanh được
coi như việc thưởng công chiến tranh. Dần dần sau này, những dự án dễ dàng được
cấp vốn thường là do những con ông cháu cha có quyền trong đảng.
Việc cấp vốn là theo tiêu chuẩn liên hệ quyền hành trong đảng, chứ không tất
nhiên theo tieo tiêu chuẩn cần thiết và hiệu quả Kinh tế. Ví tính cách liên hệ
quyền lực trong đảng, nên việc kiểm sóat xử dụng vốn cũng không thể xiết chặt
giữa các quyền lực trong đảng được bởi lẽ cùng ăn bẩn như nhau thì bỏ qua những
bẩn thỉu của nhau. Những chủ dự án nếu làm ăn không thành công hay thua lỗ, thì
đã có vốn nhà nước cấp phát thêm.
Đối với mỗi dự án từ vốn nhà nước, trước hết chủ dự án phải nghĩ đến cắt xén
cho túi riêng mình. Sau đó việc chi tiêu trong Công ty hay Tổng Công ty cũng
không được người Trách nhiệm kiểm sóat chặt chẽ bởi lẽ nếu người Trách nhiệm khắt
khe kiểm sóat, thì những người dưới kiểm sóat ngược lại khắt khe với mình. Đây
là cả hệ thống lãng phí vốn quốc gia.
*
Chúng tôi xin trích bài viết của Bloger Người Buôn Gió :
“Phát triển kinh tế hay tư duy nhiệm kỳ?
Mấy chữ “tư duy nhiệm kỳ” nghe mà phát ghét. Ở đó bao hàm tất cả những cái gì
là hủ bại nhất trong tính cách dân tộc, nhất là cái tính cách ăn xổi ở thì. Ăn
xổi ở thì thì làm bất kỳ việc nào cũng cốt qua loa cho xong đi, để mà còn nặng
túi trở về với gia đình, chăm sóc cái tổ ấm vốn đã lo đâu vào đấy trong khi
đang tại chức. Cho nên mọi việc anh làm, tiếng là vì dân, nhân danh thật to
tát, cuối cùng chỉ là đổ vỏ ra đấy để cho kẻ đến sau đi hót. Và chu trình cứ thế
lặp đi lặp lại, trở thành một đại họa cho dân. Một thành phố Hà Nội mà càng cải
tạo lại càng nhếch nhác chẳng phải vì thế thì còn gì. Nghe đâu ngài đương kim
trọng thần của nhiệm kỳ này đang cố tranh thủ một mảnh đất nào đấy ở Hồ Mây,
cái đích ngài cố ngắm cho trúng, chứ đâu phải là nghĩ suy về những quy hoạch tổng
thể cho Hà Nội ngàn năm “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như cụ Hồ nói. Trách gì mới
vài năm trước khi nước mưa biến cả thành phố thành sông thì có vị quan to đã có
ngay một câu thật nổi tiếng: Dân Hà Nội bây giờ quen dựa dẫm vào Nhà nước mất rồi.
Thì chính là vì dựa dẫm vào Nhà nước mà dân chúng Thủ đô chúng tôi cứ tưởng rồi
sẽ có đường phố khang trang, đi lại thông thoáng hơn, nào hay bây giờ ra đường
đã thấy ngay những con đường do Nhà nước cải tạo đã đang tắc ứ. Còn các khu Hà
Nội mới mở từ khi Thủ đô ta giải phóng đến nay nhất là từ khi có đồng vốn vay
nước ngoài để làm kinh tế thị trường, thì nhiều nơi lại còn ngõ ngách chật hẹp,
chen chúc, lúc nhúc còn hơn cả Hà Nội 36 phố phường thuở xưa. Những nơi ấy xe cộ
tha hồ mà tắc.”
Những Giáo sư, Cố vấn Kinh tế cho Cơ Chế CSVN, không ai không nhắc đến lý do
thiếu kiểm sóat chặt chẽ Tiền, Vốn của Nhà Nước.
*
Ông Cao Sỹ Kiêm, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, Chủ tịch
Hiệp hội DN vừa và nhỏ Việt Nam nói đến “đầu tư nhưng hiệu quả còn thấp, ngân
sách bội chi tăng lên.”
*
Giáo sư TSKH Ngô Trí Long, Học viện Tài chính, nhấn mạnh “Chính sách tài chính
phải xem lại để làm sao chi đầu tư phải hiệu quả, chi thường xuyên phải tiết kiệm,
cái nào cần phải giảm, cái nào phải bỏ. Đầu tư phải hiệu quả, mua sắm tài sản công
phải tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí... Chi tiêu công phải siết chặt lại,
chống lãng phí, tiết kiệm tiêu dùng, tiết kiệm sản xuất - hạ giá thành sản phẩm,
đầu tư hiệu quả.”
*
GSTS Vũ Văn Hóa, Trưởng Khoa Kinh Tế Tài Chánh - Đại Học Quản Lý Kinh Doanh,
nói thẳng đến các Dự án và chi tiêu của Chính phủ: ”Theo các chuyên gia kinh tế
nhận định thì rất nhiều công trình có đầu tư lớn của nhà nước đang còn dở dang
và những công trình này không thể ngừng lại được. Để giải quyết chúng nhà nước
phải chấp nhận bỏ thêm một số tiền rất lớn trong ngân sách. Bây giờ không thể kềm
chế được cho nên biện pháp quan trọng nhất hiện nay là phải xem xét lại, tức là
cơ cấu lại các khoản chi thường xuyên của chính phủ. Còn các công nghiệp khác ở
trong nước thì ODA và FDI rất là ít cho nên chúng tôi cũng chưa biết là chính
phủ sẽ làm như thế nào, nhưng mà chúng tôi cũng có khuyến cáo là chính phủ nên
xem xét lại, tức là cơ cấu lại các khoản chi của chính phủ, không dàn trải, phải
nâng cao hiệu quả.
Khi lượng Tiền, Vốn bỏ ra, thả lỏng cho những Dự án chuyên môn, cho những Dự án
Bộ hay những Dự án Địa phương (Tỉnh), mà hiệu quả Kinh tế không đạt được, thì đồng
Tiền không Hội nhập đầy đủ, nghĩa là không có tương đương Hàng hóa hay Dịch vụ
bảo đảm Giá trị của đồng Tiền. Đồng Tiền mất giá, lạm phát đã nhiều năm
trường là do sự thả lỏng này. Nhà Nước lấy Tiền, Vốn đâu mà thả lỏng ra như vậy
? Tại sao không có thể nghĩ rằng trong suốt những năm trường, Nhà Nước độc tài
đã ra lệnh cho Ngân Hàng Nhà Nước in tiền mới (chưa Hội nhập Kinh tế), thả vào
nền Kinh tế để đánh lận với đồng Tiền thực (đã Hội nhập Kinh tế) mà dân chúng
đang giữ.
Hiệu năng sản xuất yếu
kém
của các Tập đoàn, Tổng
Công ty nhà nước
Người làm Kinh tế có câu nói: “Làm ra Tiền đã khó, mà tiêu Tiền còn khó hơn”.
Thực vậy, tiêu Tiền không phải là vất Tiền ra cửa sổ. Tiêu Tiền theo ý nghĩa
Kinh tế là phải làm thế nào để một đồng chi ra, phải thu vào tối thiểu hơn một
đồng, nghĩa là nếu không có lợi nhuận, thì thà đừng tiêu. Việt Nam cũng có câu
:”Tiêu Tiền Chùa”, nghĩa là tiêu Tiền của chung thì dễ dàng phung phí, không cần
nghĩ đến hiêu quả. Phải nghĩ đến hiệu quả trước khi quyết định chi tiêu.
Những Công ty, Tổng Công ty quốc doanh không làm ăn cho có hiệu quả tương xứng
vì những lý do sau đây:
*
Đây là Công ty Nhà Nước, lợi nhuận làm ra do cố gắng làm việc hữu hiệu, cũng
thuộc về Nha Nước. Vì vậy không cần cố gắng nhiều.
*
Người đứng trách nhiệm Công ty nghĩ đến cắt xén thưởng công cho mình trước khi
làm Kinh tế thực sự để sinh lợi nhuận.
*
Những sản phẩm công nghệ ngày nay là sự chắp nối những linh kiện rời trong hệ
thống sản xuất từng phần (sous-traitance). Những Công ty Nhà Nước khó lòng phân
công với nhau để sản xuất từng phần trong mục đích giảm giá thành sản phẩm cuối
cùng. Những Công ty công nghệ Nhà nước chọn những dễ dãi là nhập siêu những
thành phần từ nước ngòai để đem về ráp nối chặng chót. Vì vậy sản phẩm chặng
chót có giá thành cao lên vì nhập siêu những linh kiện.
*
Mỗi lần nhập siêu linh kiện là mỗi lần những chủ Công ty nhà nước lại có dịp
thông đồng kín đáo với người bán từ nước ngòai để tăng giá mua, cắt xén cho vào
túi riêng của mình.
*
Cuối cùng, nếu Công ty không làm việc cho có hiệu lực, thua lỗ, thì đã có Tiền,
Vốn quốc gia bù thêm vào.
Theo Công thức tóm tắt của FISHER mà chúng tôi đã cắt trong bài viết tuần trước
và mới nhắc lại trên đây, thì khi nền Kinh tế không có hiệu quả, số sản phảm
(T) giảm, thì Khối Tiền lưu hành (M.V) không có Hàng hóa và Dịch vụ tương xứng.
Đồng Tiền mất giá, lạm phát, đồng tiền mua được ít hàng, nghĩa là vật giá tăng.
*
Bloger Người Buôn Gió viết rất đúng về thái độ làm việc của những người trách
nhiệm các Công ty Nhà Nước:” Các kế hoạch xây dựng càng xây càng hỏng, nào hầm
Thủ Thiêm, đường hầm Kim Liên…; có nhà máy như Dung Quất tưởng đã vận hành từ
lâu thì nay lại phát hiện thêm 100 lỗi trong khi thi công nên phải tạm ngưng,
không biết sẽ còn ngưng đến bao giờ. Các đại tập đoàn đứng sau Nhà nước, tưởng
lập ra là cốt tăng thêm GDP, giúp cho an sinh được cải thiện, dân đỡ khổ hơn,
nào hay anh nào cũng dài mồm than lỗ, mới ra Tết mọi thứ sản phẩm của họ đã
tăng giá vùn vụt, nghĩa là họ chỉ góp phần vào bĩ cực mà chẳng thấy có thái
lai.”
*
Giáo sư TSKH Ngô Trí Long, Học viện Tài chính, nhấn mạnh như một hiệu lệnh: “Đầu
tư phải hiệu quả”.
*
GSTS Vũ Văn Hóa, Trưởng Khoa Kinh Tế Tài Chánh - Đại Học Quản Lý Kinh Doanh,
cũng nhất thiết khuyến cáo: “Phải nâng cao hiệu quả”.
*
Chúng tôi xin trích một đọan của bài viết của Oâng VŨ QUANG VIỆT đăng trên báo
Lao Động (số 197, ngày 25.8, và số 198, ngày 27.8.2007) :“Tôi rất đồng ý với
các nhà kinh tế đã nhận định là ở bất cứ đâu và bất cứ thời điểm nào lạm phát
có nguyên nhân in tiền nhiều quá. Tại sao lại in tiền nhiều ? Vì nhà nước chi
nhiều hơn số thuế thu được. Vấn đề là nhà nước bắt ông Ngân hàng Nhà nước mua
trái phiếu. Điều này có nghĩa là bắt NHNN in tiền. Tiền nhiều hơn hàng làm ra
thì tất phải lạm phát. Thời chống lạm phát cuối những năm 1980, hầu hết mọi người
trong chính phủ đều cho rằng phải tăng năng suất, phải tăng cung để giảm lạm
phát. Tôi đã đặt cho các bạn ấy một câu hỏi. Thế khả năng tăng sản xuất thật một
năm là bao nhiêu ? Cao nhất như Trung Quốc thì cũng chỉ 10-15% là cùng, nhưng
các ông lại đang tăng tiền tới cả vài trăm phần trăm một năm. Các ông có tăng sản
xuất nổi vài trăm phần trăm một năm không ?“
Kết luận: Nhà Nước
CSVN
đáng cho Dân dứt bỏ
hẳn
Xin nhắc lại lời của Giáo sư Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế
Việt Nam, nói: “Cùng điều kiện, hoàn cảnh, các nước trong khu vực lạm phát thấp
hơn của mình.“.
Có lẽ Giáo sư Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, không
dám nói ra một điều làm Việt Nam khác với các nước trong khu vực vì ngại sợ rằng
Công an CSVN lại mời ông lên làm việc, rồi truy tố ông ra tòa theo Điều 88 Bộ
Hình Luật. Riêng tôi, tôi đã nói từ lâu rằng cái Cơ Chế CSVN làm Kinh tế, gọi
là nền Kinh tế Tự do và Thị trường định hướng XHCN, khác hẳn với việc làm Kinh
tế Tự do và Thị trường ở những nước trong khu vực. Nền Kinh tế Tự do và Thị trường
của những nước trong khu vực tôn trọng Môi trường Chính trị—Luật pháp dân chủ
phù hợp (Environnement Politico-Juridique démocratique adéquat), trong khi ấy
Việt Nam cố thủ chủ trương Chính trị độc tài nắm trọn độc quyền Kinh tế. Cái
khác là ở chỗ đó và chính cái khác này làm cho Lạm phát và đồng Tiền mất giá
cao hơn nhiều sánh với những nước trong khu vực.
Kinh tế Việt Nam là Kinh tế nhóm đảng Mafia CSVN độc tài cướp bóc của cải dân
chúng và quốc gia cho riêng mình, chứ không phải nền Kinh tế do Dân và cho Dân.
Vì nắm giữ cả hai quyền, nên Tiền, Vốn nhà nước bỏ lỏng ra để Khối Tiền lưu
hành (M.V) tăng theo ý đảng và họat động Kinh tế không cần hiệu quả để không đủ
sản phẩm tương xứng (T) bảo đảm cho giá trị đồng Tiền. Lạm phát, Phá giá đồng
Tiền là như vậy.
Khi viết về cuộc Khủng hỏang Tài chánh Á-châu năm 1997 làm đồng tiền một số lớn
những nước Á châu mất giá, Bà Francoise NICOLAS đã đưa ra tỉ dụ tình trạng lạm
phát đã làm dân chúng đói nghèo nổi dậy đạp đổ chế độ độc tài SUHARTO sau 32
năm cai trị.
Thực vậy khi vật giá tăng vọt, đồng tiền mà họ tiết kiệm mất giá do chính Cơ chế
Nhà Nước CSVN, một đàng trực tiếp do in thêm Tiền mới cho vào lưu hành, một mặt
gián do những Tập đoàn, Tổng Công ty quốc doanh, thì những người lãnh lương như
công nhân, công chức thì không được tăng lương là bao nhiêu, đa số rơi vào cảnh
nghèo đói. Những người giữ quyền hành Chính trị, đặc quyền làm ăn bóc lột thì
giầu có, vẫn tiêu pha, nhập siêu. Việc nổi dậy của đại đa số dân chúng nghèo
đói không đến từ một thế lực ngọai lai nào khuyến dụ mà từ BỤNG ĐÓI của Dạ Dầy.
Sức mạnh nổi dậy trước khi bị chết đói làm họ không sợ chết nữa. Nếu họ
biết rằng việc mất giá Tiền tiết kiệm và Tiền lương của họ là do sự gian lận in
tiền mới ra để lừa đảo đánh lận con đen với Tiền thực của họ và do những Tập
đoàn, Tổng Công ty nhà nước một mặt cắt xén bỏ túi riêng, mặt khác làm việc cho
có lệ nên yếu kém năng suất, thì cuộc nổi dậy còn tăng thêm thù hận đến
giết lát nữa.
Để Kết luận, chúng tôi xin lấy lời nhận định của Oâng Jacques DIOUF, Tổng Giám
Đốc FAO, tuyên bố với báo Financial Times:” Si les prix continuent à
augmenter, je ne serais pas surpris que l’on assiste à des émeutes de faim.” (Nếu
giá cả tiếp tục tăng, thì tôi không ngạc nhiên về việc người ta chứng kiến những
nổi dậy vì đói khổ) (LE MONDE, No.19523, Thứ Tư 31.10.2007)
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 16.05.2013
Web: http://VietTUDAN.net
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.