Giới blogger nghĩ gì về bản án Uyên - Kha
Thanh
Quang, phóng viên RFA
2013-08-19
2013-08-19
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
Hai sinh viên Nguyễn
Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha tại phiên tòa sơ thẩm hôm 16.05.2013.
AFP photo
Phiên tòa phúc thẩm ở
Long An hôm 16 tháng 8 năm 2013 đã tuyên 3 năm tù treo, 4 năm 4 tháng quản chế
dành cho Nguyễn Phương Uyên và 4 năm tù giam cộng thêm 3 năm quản chế dành cho
Đinh Nguyên Kha.
Mong manh nhưng bất
khuất
Nguyễn Phương Uyên đã
trả lời dõng dạc tại tòa bằng câu nói lịch sử, “Tôi không cần giảm án. Tôi
chỉ cần toà xử đúng người đúng tội. Tôi cho rằng chống ĐCS không phải chống phá
đất nước, dân tộc”. Lên tiếng với Đài ACTD, Phương Uyên cho biết:
Cháu nghĩ mình không
phạm theo điều 88. Đáng lý ra cháu không nói lên hành động vi phạm của cháu
nhưng cháu đã tự nói lên rằng “Tôi không vi phạm điều 88. Tôi phạm những điều
khác”. Khi ở tòa, cháu trả lời thẳng thắn rằng “đó là lỗi do Viện kiểm sát và
An ninh điều tra của Long An đã truy tố tội của tôi là sai. Tôi chỉ xúc phạm
đảng. Sự xúc phạm này ép buộc tôi vào tội chống nhà nước. Tôi mong muốn có sự
công bằng, không cào bằng. Đó là tính khoa học của pháp lý”. Tòa hỏi tính khoa
học của pháp lý là như thế nào ? Thì “đó là phải rõ ràng, không cào bằng”. Con
nói được cái quan điểm của pháp lý tại vì con thấy rất nhiều bất công trong
pháp luật.
Sự đối đáp khí khái,
dũng cảm của Nguyễn Phương Uyên tại pháp đình được giới bloggers hình dung như
một cuộc chiến rất căng giữa một bên là chế độc độc tài, tòan trị, vô cảm với
đầy đủ phương tiện đàn áp người dân với một bên là phe dân chủ “liễu yếu mong
manh” nhưng bất khuất. Và tinh thần bất khuất ấy được thôi thúc bằng sự đồng
cảm sâu xa của giới trẻ yêu nước ngày càng nhiều hiện nay, sự ủng hộ mạnh mẽ
của giới bloggers lề dân, sự hy sinh vô bờ của người thân cùng áp lực của công luận
trong và ngòai nước vào thời điểm mà Hà Nội đang cần tới sự trợ giúp đặc biệt
của Hoa Kỳ.
Theo blogger Châu Văn
Thi thì chiến thắng lần này của Phương Uyên là sự thành công chung của tất cả
những người dân nước Việt yêu tự do, của sự đóng góp không nhỏ của mạng xã hội
facebook, của những tổ chức, cá nhân hải ngoại đã không ngừng tác động đến
chuyến đi của Chủ tịch Trương Tấn Sang, tác động đến Tổng thống Barack Obama,
của công lao Mạng lưới blogger Việt Nam đã đến tận những cơ quan nhân quyền
LHQ, quốc tế để phản ánh về tình trạng vi phạm nhân quyền của đất nước!!!
Blogger Châu Văn Thi khẳng định “Phiên tòa ngày hôm nay mặc nhiên công nhận:
đảng cộng sản không phải là dân tộc, là đất nước. Đảng cộng sản không có quyền
quyết định sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, và phê bình chỉ trích những cái
sai của đảng không phải là tội!”
Tôi không cần giảm án.
Tôi chỉ cần toà xử đúng người đúng tội. Tôi cho rằng chống ĐCS không phải chống
phá đất nước, dân tộc.
- Phương Uyên
- Phương Uyên
Câu nói tại tòa mà nhiều
người tin là đi vào lịch sử của Phương Uyên, “Tôi không cần giảm án.
Tôi chỉ cần toà xử đúng người đúng tội. Tôi cho rằng chống ĐCS không phải chống
phá đất nước, dân tộc”, theo blogger Nguyễn Văn Thạnh, là một “cuộc cách
mạng suy tưởng” với “ Lý luận gãy gọn, sắc bén, có sức mạnh ngàn cân, không gì
lay chuyển nổi!” khiến giới gọi là “cầm cân nẩy mực” “ngụy biện lòng vòng hòng
né tránh”; và câu cuối của Phương Uyên “Các ông đừng đánh đồng”, theo blogger
Nguyễn Văn Thạnh, “như một lời mắng từ sự hào sảng của tuổi trẻ, của trí tuệ
đối với sự mê muội, sự ngụy biện và lợi ích thấp hèn”, do đó, “Kể từ đây, những
ngụy biện kiểu ‘yêu nước là yêu CNXH’; ‘Đảng là tổ quốc; đảng là đất nước’;
‘chống Đảng là chống nhân dân, chống đảng là có tội’… sẽ không còn đất dung
thân”.
Phương Uyên và bạn bè
tối 16/8/2013. T.A gửi RFA
Qua bài “Hậu sinh khả
úy”, blogger Dân Nguyễn đề cập tới “niềm vui lớn” về những bản án phúc thẩm của
Uyên-Kha. Theo tác giả thì lời tuyên bố vừa nói của Phương Uyên “có thể lấy làm
tuyên ngôn cho phong trào đòi tự do dân chủ cho VN”. Vì sao ? Bởi vì, blogger
Dân Nguyễn giải thích, không còn “lời tuyên bố nào hùng hồn hơn, khúc chiết
hơn, đanh thép hơn ! Hình ảnh chiếc áo trắng, nụ cười tươi trẻ bừng sáng, bao
bọc bên trong là trái tim rực cháy tình yêu Đất Nước và một khối óc thông tuệ”.
Blogger Hòang Thanh Trúc
nghe thấy “Tiếng ‘Họa Mi’ sổ lồng”, và quả quyết rằng lòng Bất Khuất, trong mọi
hoàn cảnh đất nước, chỉ “nhân lên chứ không trừ đi bao giờ” khi tiếng hót thánh
thót, vang lên của “chim họa mi” Nguyễn Phương Uyên vừa sổ lồng tù ngục chứng
minh cho điều đó với đồng bào dân tộc Rồng Tiên Âu Lạc chúng ta.
Khi mô tả “Tuổi trẻ VN
hôm nay qua hình ảnh của Nguyên Kha và Phương Uyên”, blogger Vũ Bất Khuất khẳng
định là dù kết quả xét xử có ra sao thì phiên tòa tại VN “vẫn cứ là một trò hề”
và “hai con người tuổi trẻ này vẫn cứ là một biểu tượng”. Theo MS Nguyễn Trung
Tôn thì dù bản án phúc thẩm Long An có như thế nào đi chăng nữa, đó cũng là
“hồi chuông thức tỉnh cho thế hệ trẻ VN”, và “phiên tòa này không thể chấm dứt
được tinh thần đấu tranh của người dân Việt”.
Tinh thần đấu tranh ấy
thể hiện rất rõ hôm 16 tháng 8 vừa rồi, như blogger Hoàng Hưng mô tả, đó là một
“cuộc biểu dương khí thế của lương tri, của chính nghĩa, của tình đồng bào,
đồng đội, của lòng yêu nước đẹp tuyệt vời”. Khí thế đó là:
Bà mẹ trẻ địu đứa bé một
tuổi trước ngực lặn lội cả ngàn cây số vào Long An chia lửa cho hai bà mẹ của
Uyên và Kha; …các cụ bảy mươi cùng các cháu gái trai nằm lăn xuống đường chặn
bánh xe hung bạo bắt người;…tiếng hát vang “Dậy mà đi” do người cựu tù Côn Đảo
tóc bạc phơ khởi giọng, tiếng hô “Đả đảo Trung Quốc xâm lược”, “Đả đảo bọn tay
sai bán nước!”, “Uyên – Kha vô tội”… đánh thức cả khu trung tâm thành phố Tân
An;… một bà bán quán chạy tới ôm chầm người mẹ có con đang lâm nạn, khiến hàng
trăm người đi đường dừng lại lắng nghe. Hãy nhìn cảnh một rừng công an cảnh
sát, dân phòng tự vệ… ngây mặt nghe một người đàn bà sang sảng kêu gọi “Hãy tìm
một lối quay súng trở về với nhân dân”! Phiên phúc thẩm Uyên – Kha sẽ đi vào
lịch sử…
Hồi chuông cho thế hệ
trẻ
Trong khi án quyết phúc
thẩm ấy khiến không những cả trăm người ủng hộ bên ngoài pháp đình cùng vô số
những người quan tâm đến số phận Uyên-Kha đang hướng về Long An đã bật khóc
mừng vui, hòa lẫn tiếng vỗ tay, hoan hô…, thì hình ảnh cảm động không kém cũng
đã diễn ra một ngày trước phiên phúc thẩm, khi tâm trạng người thương mến
Uyên-Kha “như chìm trong một cảm xúc đè nén khó tả” – nói theo lời blogger Phạm
Chí Dũng, hay như blogger Huỳnh Ngọc Chênh mô tả, “Mắt của Nguyễn Tường Thụy
dường như đang nhòe đi” và rồi blogger “Nguyễn Tường Thụy đã bậc khóc, nước mắt
ràn rụa”…
Khi lên tiếng cảnh báo:
Giam tương lai vào ngục
Tự hủy chốn dung thân
GS Hòang Xuân Phú lưu ý
rằng nhà nước tự xưng là nhà nước “pháp quyền” mà “trưng ra quá nhiều phiên
tòa phi pháp”. Họ nhân danh công lý mà lại vi phạm cả Hiến pháp và luật
pháp, bất chấp lẽ phải cùng sự thật. GS Hòang Xuân Phú khẳng định rằng Phương
Uyên và Nguyên Kha là hai thanh niên yêu nước đến mức dám dấn thân… “Họ yêu
nước theo cách của họ. Nhà cầm quyền không ưa kiểu yêu nước ấy, điều đó cũng dễ
hiểu, bởi chính Phương Uyên và Nguyên Kha cũng không ưa kiểu yêu nước của phía
cầm quyền”. GS Hòang Xuân Phú cảnh cáo:
Với cách xử sự như đối
với Phương Uyên và Nguyên Kha, những người cầm quyền hiện nay đã dạy cho thế hệ
trẻ một bài học rất xấu, rằng: Ở đất nước này thì không thể chấp nhận bất đồng
chính kiến, không thể chung sống với những người đối lập, mà phải cương quyết
diệt bỏ như kẻ thù không đội trời chung. Nếu cái “tư duy chuyên chính triệt để”
ấy được thừa kế bởi chính quyền kế tiếp – mà ngày thay thế chính quyền chắc chắn
sẽ đến nhanh hơn nếu thế lực cầm quyền cứ tiếp tục hành xử như hiện nay – thì sau
này đừng có oán thán tại sao mình không có chỗ dung thân.
Phương Uyên trong vòng
tay người thân sau phiên phúc thẩm hôm 16/8/2013. Courtesy of xcafevn.org
Từ Hà Nội, blogger J.B.
Nguyễn Hữu Vinh nhận xét về sự biến chuyển quan trọng ở giới trẻ có nhiệt tâm
với vận nước, dân tộc:
Tôi thấy rằng nếu như
trước đây, những người đấu tranh cho sự tiến bộ cho đất nước, đòi một nền dân
chủ thật sự cho Tổ Quốc, Dân tộc là những người lớn tuổi, như ông Hà Sĩ Phu, Lê
Hồng Hà, Hoàng Minh Chính chẳng hạn – là những người cao niên thao thức đến vận
mạng đất nước, thì những phiên tòa gần đây, những hiện tượng gần đây, đặc biệt
như phiên tòa vừa rồi dành cho Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha đang ở tuổi
đôi mươi, điều đó làm tôi xúc động. Tôi nhận thấy chuyển biến xã hội hiện rất
khác trước, rất rõ rệt, cho thấy thế hệ trẻ VN không phải vô cảm như người ta
đã nghĩ, như báo chí nhà nước VN kêu gào. Thế hệ trẻ VN hiện ý thức được mình
là ai, ý thức được trách nhiệm của mình là gì trước dân tộc, trước đất nước,
trước các hiện tượng tha hoá của xã hội. Tôi cho rằng đó là một tín hiệu vui.
Thế hệ trẻ VN hiện ý thức được mình là ai, ý thức được trách nhiệm của mình là gì trước dân tộc, trước đất nước, trước các hiện tượng tha hoá của xã hội.
- J.B. Nguyễn Hữu Vinh
Mặc dù nền giáo dục VN
hiện nay ra sức “tiêm nhiễm” giới trẻ rằng “yêu nước là yêu CNXH”, nhưng Phương
Uyên và Nguyên Kha, nói theo lời MS Nguyễn Trung Tôn, đã “vượt qua cái giới hạn
của nền giáo dục” ấy để “noi gương những anh hùng dân tộc” từng đánh cho giặc
phương Bắc tan tác, không còn manh giáp, không kịp chạy về Tàu từ trước khi có
đảng CS xuất hiện trên quê hương. Những vị anh hùng dân tộc, từ Bà Trưng, Bà Triệu,
Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi cho tới Quang Trung…là những người yêu nước thiết tha,
dũng cảm đánh đuổi phương Bắc xâm lược, nhưng “họ đâu có bị buộc phải yêu
CNXH”. MS Nguyễn Trung Tôn nhớ lại:
Trước thời kỳ CS, lịch
sử VN hơn 4 ngàn năm Văn Hiến đã có rất nhiều vị anh hùng dân tộc. Và họ đã nói
những câu nổi tiếng, như danh tướng Trần Bình Trọng đã hiên ngang khẳng định
với giặc phương Bắc rằng “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”.
Hay Bà Triệu Thị Trinh đã từng nói rằng “Tôi muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp ngọn
sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, để cho nhân dân ta khỏi bị lầm than đắm
đuối, chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu cong lưng để làm tì thiếp người
ta”. Thì khẩu hiệu “Tàu khựa cút khỏi biển Đông” của Phương Uyên và Nguyên Kha
cũng tương đương với những lời phát biểu của các vị anh hùng dân tộc trước kia.
Qua bài “Viết cho Phương
Uyên và tuổi trẻ yêu nước VN”, blogger David Thiên Ngọc tâm sự rằng trước khi
viết những dòng này cho những người trẻ yêu nước ấy, tác giả “xin ngả mũ
nghiêng mình chào các em với lòng bái phục”, dù tác giả “đi trước các em hơn
một thế hệ trên quãng đường đời”.
Sự dũng cảm, hiên ngang
của Nguyễn Phương Uyên khiến nhà thơ, TS Đặng Huy Văn xúc cảm thành bài “Nước
non sẽ nhớ Phương Uyên”, khẳng định rằng:
Ngàn năm Bắc Thuộc đủ
rồi
Giặc Tàu tàn ác muôn đời
chớ quên
Nước non sẽ nhớ Phương
Uyên!
Nữ sinh nước Việt phất
lên ngọn cờ
Hoà bình, dân chủ, tự do
Để xây đắp lại cơ đồ núi
sông
Tàu khựạ cút khỏi Biển
Đông!
Hoàng Sa, biển đảo cha
ông quyết đòi!
Sau diễn tiến phiên tòa
phúc thẩm ở Long An, nhà báo Kha Lương Ngãi trong nước khẳng định:
Tôi nghĩ đất nước phải
xoay chuyển theo chiều hướng của thế giới văn minh, tiến bộ, dân chủ. Chuyển
theo xu thế đó thì sẽ lần lượt thả những người tù lương tâm khác như anh Điếu
Cày, chị Tạ Phong Tần, anh Cù Huy Hà Vũ.....Tôi nghĩ rằng sẽ phải thả những
người đó, đất nước mới chuyển mình sang xu thế dân chủ tiến bộ được. Đất nước mới
phát triển được.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.