Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Tuesday, August 20, 2013

Năm 2050: Sài Gòn trong nhóm thành phố ven biển thiệt hại vì lụt


 

PHÂN TÍCH - 

Bài đăng : Thứ hai 19 Tháng Tám 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ hai 19 Tháng Tám 2013

Năm 2050: Sài Gòn trong nhóm thành phố ven biển thiệt hại vì lụt


Bão nhiệt đới Mangkhut gây ngập lụt tại Hà Nội hôm 08/08/2013.

Bão nhiệt đới Mangkhut gây ngập lụt tại Hà Nội hôm 08/08/2013.

REUTERS/Kham

Anh Vũ  RFI


Đến năm 2050, 136 thành phố ven biển lớn trên thế giới có thể sẽ bị thiệt hại tới một nghìn tỷ đô la Mỹ bởi lũ lụt nếu không có các biện pháp đối phó quyết liệt. Thành phố Hồ Chí Minh cũng được xếp trong nhóm đầu rủi ro cao. Đây là một số liệu cảnh báo đáng ngại trong một nghiên cứu do các chuyên gia thuộc Ngân Hàng Thế Giới tiến hành vừa được công bố ngày hôm qua 18/08/2013.


Dựa trên những dữ liệu về dân số cũng như tổn thất về nhà cửa, thương mại hay công nghiệp của 136 thành phố ven biển, bản báo cáo được đăng trên tạp chí Nature Climate Change do nhà kinh tế Stephan Hallegatte cùng các đồng nghiệp thực hiện đã đưa ra con số thiệt hại ngay từ giờ của riêng bốn thành phố Miami, New York, New Orleans (Mỹ) và Quảng Châu (Trung Quốc) đã lên tới có số là 6 tỷ đô la mỗi năm, tức chiếm 43% tổng thiệt hại do lũ lụt của các thành phố biển trên thế giới.

So sánh tỉ lệ thiệt hại với tăng trưởng dân số thành phố, khả năng phòng vệ trước lũ lụt, mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu ... Nhóm chuyên gia xác định nếu các thành phố biển tăng cường đầu tư các biện pháp chống lũ thì tổng thiệt hại có thể hạn chế được ở mức độ 52 tỉ đô la mỗi năm vào năm 2050. Ngược lại, trong kịch bản không có các biện pháp ứng phó tích cực, tổn thất của hơn một trăm thành phố biển nêu trên có thể vượt quá con số một nghìn tỷ đô la mỗi năm.

Nghiên cứu cho thấy kể cả khi tăng cường các biện pháp phòng chống lũ lụt, thiệt hại vẫn sẽ gia tăng. Các chuyên gia ước tính, dù có hệ thống đê điều hiện đại, đến 2050, vì lũ lụt hàng năm, các thành phố như Quảng Châu vẫn sẽ thiệt hại 13,2 tỷ, Thẩm Quyến 3,1 tỷ ; các thành phố Ấn Độ như Bombay 6,4 tỷ, Calcutta 3,4 tỷ ; Guayaquil của Ecuador 3,2 tỷ đô la...

Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam cũng bị xếp vào trong nhóm thiệt hại cao với con số 1,9 tỷ đô la xếp sau Thiên Tân của Trung Quốc, New York và Miami của Mỹ. Một con số quá nặng nề cho thủ phủ kinh tế của Việt Nam, cho dù từ nay đến đó thành phố này có đạt mức tăng trưởng kinh tế như thế nào đi chăng nữa.

Theo phân loại của nghiên cứu thì các thành phố giàu có được cho có nhiều khả năng đối phó với lũ lụt tốt hơn, các thành phố nghèo thì vẫn là nơi thường xuyên bị thiên tai tàn phá. Lấy thí dụ như trường hợp thành phố Amsterdam của Hà Lan, một thành phố biển giàu có và nổi tiếng với các biện pháp phòng chống hiệu quả, nhưng hàng năm vẫn bị mất đi 3 triệu đô la vì lũ lụt.

Nhà kinh tế Hallegatte cho biết, 136 thành phố cần phải đầu tư hàng năm khoảng 50 tỷ đô la để cải thiện các biện pháp phòng chống lũ lụt, giảm thiểu thiệt hại hàng năm xuống còn từ 60 đến 63 tỷ đô. Mức tổn thất này được cho là có thể chấp nhận được.

Trên đây là những số liệu nghiên cứu của các chuyên gia về nguy cơ thiệt hại kinh tế do lũ lụt gây ra cho 136 thành phố ven biển trong tương lai. Nhưng lũ lụt nặng nề đã và vẫn đang xảy ra khắp nơi trên thế giới thường xuyên hơn và dữ dội hơn. Các cơn hồng thủy không chỉ đe dọa các thành phố duyên hải. Đầu mùa hè năm nay, người ta đã chứng kiến sức tàn phá ghê gớm của những trận lũ lụt đổ xuống khắp vùng đông và nam Âu trong suốt nhiều tuần. Ngay lúc này, đó đây ở Trung Quốc, Philippines, Bangladesh, Pakistan hay Nga, những trận lũ lụt vẫn đang liên tiếp hoành hành, cướp đi sinh mạng và đe dọa cuộc sống của hàng nghìn người.

Có thể hiệu ứng nhà kính, bầu khí hậu nóng lên không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra lũ lụt, nhưng rõ ràng đó là những yếu tố góp phần làm gia tăng nguy cơ của hiện tượng được xếp hàng đầu trong các các tai họa thiên nhiên.

 

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

My Blog List