From: Tran Ho <
To:
Sent: Saturday, 21 September 2013 1:33 AM
Subject: Bắc Hàn sụp đổ và kịch bản ứng phó
To:
Sent: Saturday, 21 September 2013 1:33 AM
Subject: Bắc Hàn sụp đổ và kịch bản ứng phó
Bắc Hàn sụp đổ và kịch
bản ứng phó
Nguy cơ Bắc Hàn sụp đổ
trong năm tới là 2% theo nghiên cứu
Hoa Kỳ nên cân nhắc đàm
phán trước với Trung Quốc về một giới tuyến phân chia quân sự trong trường hợp
Bắc Hàn sụp đổ, theo một nghiên cứu công bố hôm thứ Năm.
Nghiên cứu của Viện nghiên cứu chiến lược RAND tại Hoa Kỳ cảnh báo
về các hậu quả thảm khốc nếu chế độ Kim Jong-un đột nhiên sụp đổ, theo AFP.
Báo cáo của viện nghiên cứu có tiếng này nói rằng sự sụp đổ của
nhà nước toàn trị ở Bình Nhưỡng có thể gây ra một nạn đói nghiêm trọng cũng như
một cuộc khủng hoảng nhân quyền ở một quốc gia giam giữ hàng trăm ngàn tù nhân.
Hoa Kỳ và đồng minh
Hàn Quốc sẽ gần như chắc chắn can thiệp, điều gây báo động với Trung Quốc, quốc
gia đồng minh chính của Bắc Hàn, nghiên cứu cho hay .
Trung Quốc lâu nay
lo ngại việc ngăn chặn dòng người tị nạn và tránh việc các lực lượng Hoa Kỳ
tiếp cận gần biên giới. Vì thế Bắc Kinh sẽ có thể gửi quân tới Bắc Hàn và tạo
ra nguy cơ leo thang nhanh chóng cho một cuộc đối đầu với các lực lượng quân sự
của Mỹ hay Hàn Quốc.
"Cách tốt nhất để
giảm thiểu tai nạn như vậy là xác định giới tuyến phân chia cho các lực lượng
của Trung Quốc đối với (Hàn Quốc) và quân đội Mỹ," nghiên cứu nói.
Bruce Bennett, tác giả
của nghiên cứu, thừa nhận rằng ý tưởng này có thể không được hoan nghênh ở Hàn
Quốc và gợi lên sự phân chia nước Đức sau Thế chiến II.
Bán đảo Triều Tiên vẫn trong tình trạng chia cắt kể từ cuộc chiến
1950-1953 với cuộc đọ sức giữa Hoa Kỳ, các đồng minh phương Tây chống lại Trung
Quốc khi đó.
"Thiết lập một giới tuyến như thế thực sự không phải là một ý
tưởng tốt, về mặt chính trị, nhưng mặt khác, xảy ra chiến tranh với Trung Quốc
còn tồi tệ hơn," tác giả Bennett nói.
"Rốt cuộc chúng ta có thể phải tạo lập một giới tuyến chỉ ra
rằng Trung Quốc không tiến xuống phía nam, và chúng ta sẽ không tiến lên phía
bắc," ông nói.
'Cần bàn bạc trước'
"Cách tốt nhất để giảm thiểu tai nạn
như vậy là xác định giới tuyến phân chia cho các lực lượng của Trung Quốc đối
với (Hàn Quốc) và quân đội Mỹ."
Báo cáo của Viện Rand
Hoa Kỳ và Hàn Quốc cần phối hợp với Trung Quốc về các ưu tiên
chính như đưa thực phẩm vào Bắc Hàn và bảo đảm kiểm soát hạt nhân cùng các loại
vũ khí hủy diệt hàng loạt khác của nước này, nghiên cứu nói.
Trung Quốc, nước có thể tìm cách hậu thuẫn một nhóm thuộc chế độ
cũ của Bắc Hàn, cuối cùng nên đồng ý rút quân và cho phép thống nhất đất nước,
trong phương án khả dĩ nhất dưới sự bảo trợ của một nghị quyết của Hội đồng Bảo
an Liên Hiệp Quốc (LHQ), báo cáo của Viện Rand nói.
Thế nhưng các nghị quyết của LHQ có thể mất thời gian và do đó sẽ
là "thích hợp hơn" khi có một thỏa thuận về chủ trương với Trung Quốc
trước khi Bắc Hàn sụp, theo báo cáo.
Bennett nói ông đã tiến hành báo cáo nghiên cứu do có lo ngại rằng
các quốc gia chủ chốt đã không thảo luận đủ với nhau về những việc cần làm nếu
quốc gia cộng sản nghèo nàn này đổ vỡ.
"Có lẽ xác suất của việc Bắc Hàn sụp đổ vào năm tới là hai
phần trăm. Đó là mối nguy hiểm ở tỷ lệ hai phần trăm," ông nói .
"Xác suất mà căn nhà của bạn bị cháy là bao nhiêu? Có lẽ
không phải là hai phần trăm, nguy cơ ấy ít hơn rất nhiều, nhưng bạn có bảo hiểm
hỏa hoạn không? Tôi thì có," ông nói .
Nghiên cứu không dự đoán về một thời gian cụ thể cho sự sụp đổ của
Bắc Hàn, nhưng dự kiến chế độ cuối cùng sẽ sụp đổ.
Một trong những kịch bản có nhiều khả năng nhất cho sự sụp đổ,
theo nghiên cứu, có thể là một vụ ám sát nhắm vào lãnh đạo Kim Jong-un .
Kim, người thay thế cho cha đẻ quá cố Kim Jong-il từ tháng
12/2011, được cho là chưa đến 30 và chưa chỉ định người kế nhiệm.
Sự mất mát đột ngột của một nhà lãnh đạo trung ương có thể dẫn đến
các phe phái tranh phần điều hành Bắc Hàn, mang lại tình trạng hỗn loạn và cản
trở nghiêm trọng cho phân phối thực phẩm, nghiên cứu nói.
Hàng trăm ngàn người Bắc Hàn bị chết đói vào giữa thập niên 1990,
sau khi sự tan rã của Liên Xô chấm dứt nguồn viện trợ quan trọng.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.