Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, September 20, 2013

Vì sao Trung Quốc bị vấp tại Miến Điện ?


 

QUAN HỆ MIẾN-TRUNG - 

Bài đăng : Thứ năm 19 Tháng Chín 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 19 Tháng Chín 2013

Vì sao Trung Quốc bị vấp tại Miến Điện ?


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Miến Điện Thein Sein tại Diễn đàn Bác Ngao (Hải Nam) ngày 05/04/2013. Ảnh minh họa

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Miến Điện Thein Sein tại Diễn đàn Bác Ngao (Hải Nam) ngày 05/04/2013. Ảnh minh họa

REUTERS/China Daily

Arnaud Dubus / Trọng Nghĩa  RFI


Từ khoảng 2 năm nay, ảnh hưởng chính trị và kinh tế của Trung Quốc ở Miến Điện có phần bị sói mòn, trong khi đó Hoa Kỳ bắt đầu thiết lập quan hệ tương đối hữu nghị với chính quyền dân sự Miến Điện. Trung Quốc cố lấy lại ảnh hưởng của mình, nhưng đã làm một cách vụng về, do vậy đã tác hại hơn nữa đến uy thế của mình.


Thông tín viên RFI trong khu vực - Arnaud Dubus - thường xuyên theo dõi tình hình Miến Điện, trước tiên điểm lại các diễn biến chính trong quan hệ Miến Điện-Trung Quốc từ hai năm qua :

Arnaud Dubus : Trong gần 25 năm, phương Tây đã áp đặt trừng phạt kinh tế và chính trị rất nặng nề trên tập đoàn quân sự Miến Điện. Trong suốt thời gian đó, đồng minh nặng ký của chế độ quân phiệt Miến Điện là Trung Quốc. Bắc Kinh luôn bảo vệ Miến Điện trên chính trường quốc tế và đã giúp cho kinh tế nước này không bị hoàn toàn suy sụp.

Từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác

Trong suốt 25 năm đó, lãnh đạo Nhà nước, cũng như giám đốc các tập đoàn quốc doanh Trung Quốc đã xây dựng những mạng lưới quan hệ rất rộng trong guồng máy quân sự Miến Điện. Họ đã tưởng là ảnh hưởng của họ sẽ luôn luôn vững chắc và đã không lường trước những thay đổi to lớn ở Miến Điện sau cuộc bầu cử tháng 11/2010.

Từ sau cuộc bầu cử này, với sự ra đời của một chính quyền dân sự, Bắc Kinh đã phải đi từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác.

Trước tiên, quân đội Miến Điện đã tấn công vào lực lượng du kích Kachin vào tháng 6/2011, ở vùng gần biên giới Trung Quốc, đẩy khoảng 30.000 người chạy sang lánh nạn ở bên kia biên giới. Nhiều quả đạn pháo do quân đội Miến Điện bắn đi cũng đã rơi sang phía Trung Quốc.

Bốn tháng sau, Tổng thống Miến Điện Thein Sein đã quyết định đình chỉ - trong suốt nhiệm kỳ của ông - dự án ây đập Myitsone nằm ở bang Kachin, viện dẫn hệ quả trên mặt môi trường và xã hội. Dự án này do một công ty Nhà nước Trung Quốc đảm trách. Lãnh đạo Trung Quốc đã bị chưng hửng vì quyết định này.

Theo suy nghĩ của Bắc Kinh, việc một chính quyền dân sự hình thành ở Miến Điện không thể tạo ra nhiều thay đổi trong các hoạt động kinh doanh ở Miến Điện. Vì thế, trước những chuyển biến tại nước láng giềng và hệ quả của các thay đổi đó, Trung Quốc đã cho rằng Miến Điện có thái độ vô ơn.

RFI : Về vấn đề đập Myitsone, Bắc Kinh đã thuyết phục được Miến Điện đi theo chiều hướng có lợi cho Trung Quốc trở lại hay không ? 

Arnaud Dubus : Trong một cuộc họp vào thượng tuần tháng 9/2013 của các nhà đầu tư tại Rangoon, lãnh đạo tập đoàn Trung Quốc China Power Investment CPI, tập đoàn đã đề xuất dự án Myitsone, đã có có một tuyên bố đáng chú ý : Tập đoàn của ông đã chi 60% tổng đầu tư cho dự án này, một khoản đầu tư lên đến 3,6 tỷ đô la.

Myitsone : Hoài công gây sức ép

Lãnh đạo tập đoàn Trung Quốc CPI, đã khẳng định khoản tiền đã được chi ra là để xây dựng đường xá, cầu cống, theo yêu cầu của chính quyền Miến Điện lúc đó.

Nhiều nhà quan sát đã tỏ ra ngạc nhiên, vì công trình xây con đập chỉ mới ở bước đầu, và dĩ nhiên đã bị đình chỉ từ năm 2011. Một số nhà phân tích nghĩ rằng những tuyên bố của lãnh đạo tập đoàn CPI nhằm gây ảnh hưởng lên Tổng thống Thein Sein, thúc đẩy ông cho khởi động lại công trình thủy điện Myitsone. Thế nhưng đến giờ, chưa có dấu hiệu gì cụ thể trên vân đề này, mà mọi việc chỉ là những suy luận thôi.

RFI : Thế mặt yếu trong cách tiếp cận của Trung Quốc là gì ?

Arnaud Dubus : Do thói quen chính trị cố hữu tại Trung Quốc, các cấp lãnh đạo Nhà nước cũng như giới đứng đầu các tập đoàn quốc doanh, đã không đo lường được nhanh chóng chuyển biến chính trị rất nhanh ở Miến Điện. Tóm lại họ đã bị hụt hẫng trước tình hình thay đổi.

Nguyên do vấp ngã : Trung Quốc thiếu văn hóa dân chủ

Một ví dụ là Trung Quốc tiếp tục dựa trên quan hệ của Nhà nước với Nhà nước, không hề tiếp xúc với các cộng đồng cư dân tại chỗ hay xã hội dân sự. Trong lúc đó, như người ta đã thấy trong việc khai thác mỏ đồng Letpadaung (miền trung Miến Điện), các cộng đồng cư dân, các tổ chức tại chỗ, có vai trò rất quan trọng ở Miến Điện. Sau các cuộc biểu tình của người dân tại chỗ, tập đoàn Trung Quốc khai thác mỏ đồng đã phải thay đổi các điều khoản trong hợp đồng.

Vì không có cách nhìn dân chủ, Trung Quốc cảm thấy khó chịu trong một môi trường như thế, một môi trường vốn không thể giải quyết vấn đề bằng cách đút lót hay bằng một cú bắt tay giữa các lãnh đạo.

Mà cũng phải thấy là đối với Miến Điện, không phải lúc nào lãnh đạo nước ngoài can thiệp là đều được việc ! Vào đầu năm nay, lãnh đạo Trung Quốc đã cố dàn xếp, tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán hòa bình giữa chính quyền trung ương Miến Điện với sắc tộc Kachin.

Thế nhưng nỗ lực của Bắc Kinh không mấy được tán đồng, và cả chính quyền Miến Điện lẫn lãnh đạo Kachin đều xem đó là một sự can thiệp với mục tiêu bảo vệ quyền lợi kinh tế của Trung Quốc. Ảnh hưởng Trung Quốc do đó lại sút giảm thêm.

RFI : Liệu có thể nói là giờ đây Miến Điện thân Mỹ, hay nói chung thân phương Tây hơn hay không ?

Arnaud Dubus : Không, không thể nói như thế được. Thật ra, từ năm 1988 đến năm 2011, trong suốt thời kỳ mà quân đội nắm quyền và phương Tây thực hiện chính sách trừng phạt kinh tế, Miến Điện, do hoàn cảnh bắt buộc, đã phải xích lại gần Trung Quốc.

Miến Điện trở về với chính sách trung lập cố hữu

Nhưng nếu nhìn lịch sử Miến Điện trên một giai đoạn dài, rõ ràng là những người đứng đầu đất nước này, dù là các vị vua trong quá khứ hay lãnh đạo giai đoạn dân chủ trước cuộc đảo chính năm 1962, hay ngay cả dưới thời tướng Newin – đứng đầu Miến Điện từ 1962 đến 1988 – tất cả đều đã luôn tìm cách tạo một thế cân bằng giữa những ảnh hưởng đến từ ngoài.

Tóm lại những gì người ta thấy hiện nay, có lẽ là một sự trở lại với tình trạng ‘trung lập’ thường khi, sau một quãng ngừng 25 năm.

 

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

My Blog List