Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, September 21, 2013

Chuông hòa bình: Đầu tư cho giáo dục để ngăn ngừa chiến tranh


 

 

Chuông hòa bình: Đầu tư cho giáo dục để ngăn ngừa chiến tranh

Đăng bởi lúc 2:08 Sáng 19/09/13



VRNs (19.09.2013) – New York, USA – Hôm qua, ngày 18 Tháng 9 năm 2013,  Đánh dấu ngày Quốc tế Hòa Bình, Liên Hiệp Quốc hôm nay kêu gọi đầu tư vào giáo dục, khuyến khích trẻ em là những công dân toàn cầu hướng đến giá trị của lòng khoan dung và đa dạng.

“Tất cả các bé gái và bé trai xứng đáng nhận được một nền giáo dục chất lượng và có giá trị để giúp họ phát triển lên thành những công dân toàn cầu, chấp nhận tôn trọng sự đa dạng trong cộng đồng”. Tổng thư ký Ban Ki-moon cho biết trước khi rung lên tiếng chuông Hòa bình tại New York .

Một món quà của Nhật Bản được treo trên một thanh gỗ trong một khu vườn ở phía trước trụ sở Liên Hiệp Quốc. Chuông Hòa Bình đã vang lên mỗi năm trong một cuộc kêu gọi trang trọng cho hòa bình thế giới, kể từ năm 1981, trùng vào ngày mở cửa tháng 9 hàng năm. Chủ đề của lễ kỷ niệm năm nay là: “Giáo dục vì hòa bình”.

Hiện nay có 57 triệu trẻ em không được tiếp cận với giáo dục, và hàng triệu người cần được học tốt hơn. Ông Ban Ki-moon nhắc lại những lời của Malala Yousafzai, nữ sinh Pakistan và cũng là một thiếu niên hoạt động đã bị quân Taliban bắn khi tham dự các lớp học. Em nói: “Một giáo viên, một cuốn sách, một cây bút, có thể thay đổi thế giới”, và kêu gọi các chính phủ tăng đầu tư cho giáo dục.

“Để giáo dục các trẻ em nghèo và thiệt thòi nhất đòi các nhà lãnh đạo chính trị phải mạnh bạo và tăng cam kết đầu tư tài chính”, ông TTK LHQ đã nói trong thông điệp của mình cho ngày Quốc tế Hòa bình như vậy. “Thực tế, viện trợ cho giáo dục đã giảm trong suốt một thập kỷ. Chúng ta phải đảo ngược sự suy giảm này, tạo ra các quan hệ đối tác mới, và mang lại sự chú ý nhiều hơn đến chất lượng giáo dục”.

Ông Ban Ki-moon nhấn mạnh rằng các cơ quan của Liên Hợp Quốc đang làm việc trong môi trường xung đột đột để cung cấp cho trẻ em tiếp cận giáo dục. “Chúng ta đang xây dựng trường học, xây dựng chương trình giảng dạy, đào tạo giáo viên và cung cấp bữa sáng bổ dưỡng và bữa trưa ở trường học. Những sáng kiến ​​này có thể thay đổi cuộc sống của trẻ em và giúp giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của xung đột”.

Trong phát biểu của mình sáng hôm qua, ông Ban Ki-moon cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tìm giải pháp cho cuộc xung đột hiện nay và đặc biệt là cuộc khủng hoảng kéo dài tại Syria, trong đó đã dẫn đến hơn 100.000 dân thường thiệt mạng và sự di cư của hàng triệu người.



Ông Ban Ki-moon, Tổng thư ký LHQ đánh chuông Hòa Bình

“Ngày Quốc tế Hòa Bình là một thời gian suy nghĩ – một ngày khi chúng ta nhắc lại niềm tin của chúng ta vào bất bạo động và kêu gọi một lệnh ngừng bắn toàn cầu”, ông TTK LHQ nói: “Có lẽ không nơi nào trên thế giới này cần thiết hơn Syria. Cái chết và đau khổ đã đi quá lâu. Tôi lặp lại lời kêu gọi của tôi đến tất cả các bên và đồng minh của họ để tìm ra một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột thông qua đàm phán”.

Cũng phát biểu tại buổi lễ Chuông Hòa bình, thứ 68 tại Đại hội đồng, Tổng thống John Ashe cho biết hôm nay phải là một cơ hội cho các quốc gia phản ánh và ngăn chặn chiến sự.

“Khi chúng ta nghe tiếng chuông này, chúng ta hãy nhớ rằng giáo dục là con đường dẫn đến sự tăng trưởng và phát triển của người dân và xã hội. Giáo dục là dạy giá trị của hòa bình, là một phương tiện phòng ngừa chiến tranh quan trọng và suy giảm xung đột”, ông nói.

Để đánh dấu ngày Quốc tế Hòa bình năm nay, khoảng 500 học sinh trung học và sinh viên đại học, bao gồm cả những người tị nạn từ khắp nơi trên thế giới, sẽ chia sẻ quan điểm về chủ đề năm nay thông qua hội nghị truyền hình với các nghị sĩ trẻ tại Phái đoàn hỗ trợ Liên Hợp Quốc ở Haiti. Phái viên của ông Ban Ki-moon về Giới trẻ là Ahmad Alhendawi, và Chernor Bah người trong Ban Chỉ đạo sáng kiến giáo dục toàn cầu, cũng tham gia vào lễ kỷ niệm.

Thụy Minh, VRNs

viết theo un.org


 

Phẩm cách của dân tộc

 

Ngô Nhân Dụng

 

Hồi đầu tháng trước, tuần báo The Economist mới viết về việc quán McDonald's đầu tiên sắp mở tại Sài Gòn. Ai cũng biết McDonald là một nhãn hiệu quán “ăn nhanh” lớn, chuyên bán “hamburger,” tiêu biểu cho văn hóa ẩm thực của Hoa Kỳ.

Ðến thành phố lớn nào trên thế giới người ta cũng thấy hình ảnh chữ M cong cong của quán này, mầu vàng trên nền mái ngói đỏ. Họ có 35,000 quán ăn McDonald khắp thế giới. Tôi chỉ thấy ở Cusco, một thành phố du lịch tại Peru, họ không cho phép McDonald's cũng như Starbuck treo những nhãn hiệu lòe loẹt, quán nào cũng chỉ được đề tên giản dị như các cửa hàng ăn uống khác.

Bài báo cho biết hãng McDonald's đã quảng bá việc mở quán ăn đầu tiên của họ ở Sài Gòn với một niềm hãnh diện, cho biết chủ nhân của cái quán McDonald's sắp mở là một nhà kinh doanh lớn, một công dân Mỹ gốc Việt. Thủa còn đi học, Henry Nguyên đã từng làm việc trong các quán McDonald ở Mỹ. Henry say mê McDonald, và đã nuôi ý định sau này sẽ làm chủ một cái quán tương tự ở quê hương cha mẹ mình. Bây giờ giấc mộng đó sắp thành sự thật. Ðúng là một hình ảnh lý tưởng, tiêu biểu cho “giấc mơ” của các thanh niên lớn lên ở Mỹ. Khi hãng McDonald's chọn Henry làm người mở quán ăn đầu tiên, theo bản thông cáo gửi báo chí, họ nêu lý do là họ nhận thấy ông ta có “một tập hợp lý tưởng của tài kinh doanh, thành tích kinh doanh đã tạo được, có lòng nhiệt thành và khả năng.”

Báo The Economist nêu lên một chi tiết mà bài quảng cáo của hãng McDonald's đã quên không nhắc tới. Henry Nguyên là con rể của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bài báo này giới thiệu với các độc giả, cho biết thêm: “Bố vợ của Henry Nguyên từ năm 2006 đã làm cho lòng tin tưởng của công chúng Việt Nam bị xoi mòn quá nhiều.” Các thành tích của ông Nguyễn Tấn Dũng được báo này kể ra sơ sài như sau: “Ông Dũng đã chỉ huy các vụ đàn áp những người chống lại ông, hoặc đòi tự do dân chủ, trong nhiều năm qua; thêm vụ phá sản của một công ty làm tầu thủy không trả được món nợ ngoại quốc 600 triệu đô la; và gần đây là tình trạng trì trệ của nền kinh tế khiến các nhà đầu tư nước ngoài hết tin tưởng.”

Cũng trong bài báo này, The Economist liệt kê thành tích lo cho con cái của ông Nguyễn Tấn Dũng: “Con đầu là Nguyễn Thanh Nghị đứng xây tòa nhà Bitxco cao nhất Sài Gòn. Con rể là Henry Nguyên, không những là chủ nhân tương lai của quán burger mà còn từng làm giám đốc của IFB Holdings, đã làm chi nhánh của các công ty thực phẩm Pizza Hut cùng với Coffee Bean & Tea Leaf. Con gái là Nguyễn Thanh Phượng thì làm quản trị cao cấp của quỹ đầu tư Viet Capital.”

Người Việt Nam còn biết nhiều thành tích khác nữa! Ngoài ông Nguyễn Tấn Dũng, bài báo cũng nhắc tới các “vương tôn công tử” khác đã được cha anh cất nhắc lên các chức vụ lớn và chỗ ngồi béo bở. Như năm 2011, cậu Nông Quốc Tuấn, con Tổng Bí Thư Nông Ðức Mạnh về hưu, chỉ làm bí thư tỉnh 5 tháng đã được đưa vào Trung Ương Ðảng. Năm 2007, Phạm Thanh Bình, chủ tịch công ty sắp phá sản Vinashin, đã đưa cậu con 27 tuổi lên làm phó chủ tịch một viện nghiên cứu chế tạo tầu thủy, rồi sau đó cậu được đưa ngay lên ba chức vụ quan trọng khác. Ông Bình còn đưa anh em rể (hoặc anh, em vợ) của mình lên các chức vụ quan trọng, qua mặt hội đồng quản trị. Tờ báo cũng không quên cô Tô Linh Hương, con gái ông Tô Huy Rứa, tốt nghiệp về báo chí, năm 2012 lên làm chủ tịch công ty xây dựng Vinaconex, bị tai tiếng quá nên mấy tháng sau phải từ chức.

Dân Việt Nam thường nói: “Một người làm quan cả họ được nhờ.” Nhưng trong quá khứ, việc lợi dụng quyền hành để giúp bà con thân 
thuộc còn bị giới hạn bởi hai thứ: Luật pháp và Phong hóa. Về luật pháp, ngay dưới thời vua quan phong kiến, thân nhân của các người làm quan vẫn bị cấm không được kinh doanh trong phạm vi trách nhiệm của ông quan. Một người được cử làm chủ khảo kỳ thi mà có con cháu dự thi là phải xin ngưng (hồi tị). Các biện pháp đó nhằm tránh “quyền lợi công tư xung khắc” (conflict of interests), một quan niệm rất phổ cập ở các nước dân chủ tự do. Nhà văn Phan Khôi đã từng tố giác “dưới chế độ Hồ Chí Minh có những nhà văn vừa làm chủ khảo vừa dự thi các giải văn chương,” mà kết quả là chính họ được trao giải thưởng!

Nhưng ngay trong thời phong kiến, luật pháp cũng không đủ chặt chẽ và bao quát để ngăn ngừa các vụ lạm dụng quyền lực cho vợ con, thân nhân của các quan làm giầu. Cho nên trong xã hội còn một mạng lưới thứ hai ngăn ngừa các “quyền lợi công tư xung khắc.” Ðó là phong hóa. Khi tất cả mọi người trong xã hội nhìn vào các hành động lạm dụng quyền hành với con mắt khinh bỉ, thì chính những kẻ có ý định lợi dụng cũng ngần ngại. Hoặc họ phải từ bỏ ý định xấu, hoặc phải giảm bớt việc lạm dụng, hoặc tìm cách che đậy các hành động của mình.

Ở nước ta hiện nay, phong hóa đó đã bị chế độ cộng sản tiêu diệt. Người ta lạm dụng chức vụ để giúp con cháu, họ hàng làm giầu mà không cần che đậy, vì không hề biết hổ thẹn. Anh ngồi trên lạm dụng quyền lực, anh đứng dưới cũng làm theo. Từ trên xuống dưới không còn ai biết xấu hổ. Con cái thấy cha mẹ lợi dụng chức vụ làm giầu, lớn lên sẽ coi đó là luân lý bình thường! Ðứa nào không biết lợi dụng còn bị bạn bè chê là ngu dốt! Người chung quanh chứng kiến cảnh đó bao nhiêu năm nay, từ khi thời đại Hồ Chí Minh bắt đầu đã hơn nửa thế kỷ, cũng thấy quen dần và coi cảnh tượng đó là chuyện tự nhiên trong đời sống.

Tâm lý “quen dần với cái xấu” phá hoại cho truyền thống của dân tộc. Óc trục lợi mỗi ngày càng phát triển trong cả xã hội. Người nghèo khó chỉ chăm chắm làm sao kiếm được đồng tiền nuôi gia đình. Người khá giả cũng chỉ lo kiếm thêm tiền để không thua kém người khác. Tiểu gia hay đại gia, ai cũng chỉ lo kiếm tiền mà thôi. Học sinh nhìn thấy thầy giáo, cô giáo quá túng thiếu, có lúc phải lợi dụng địa vị nhỏ nhoi của họ bắt các em phải “học thêm.” Khi lớn lên các em sẽ coi việc kiếm tiền là mục tiêu lớn nhất của cả cuộc đời.

Nhưng dân tộc Việt Nam vốn không sống như vậy. Nguyễn Ðình Chiểu đã nhất định không nhận tiền do các quan cai trị người Pháp mang biếu. Người Pháp đã lễ phép giải thích rằng ở nước họ vẫn có tục lệ chính phủ trợ cấp các nhà văn lúc về già; họ chỉ đem phong tục đó áp dụng ở 
thuộc địa Nam Kỳ mà thôi. Nhưng Nguyễn Ðình Chiểu khẳng khái từ chối. Khi làm lễ truy điệu các chiến sĩ nghĩa quân nổi lên ở Cần Giuộc, cụ Ðồ Chiểu đã chỉ bày một cái bàn với chén nước, nén hương để quỳ lễ đọc bài văn tế.

Tinh thần “trọng nghĩa khinh tài” này là một di sản tinh thần của dân tộc, chắc chắn chúng ta sẽ không bỏ mất. Nếu hiện nay nhiều người đã quên nền luân lý cổ truyền đó, cũng chỉ vì dân Việt Nam đã phải sống nửa thế kỷ dưới một chế độ phá hủy đạo lý cổ truyền để theo một chủ nghĩa ngoại lai vớ vẩn. Cần gây nên một phong trào phục hồi văn hóa, chắc chắn dân Việt Nam sẽ nhìn thấy chúng ta phải sống như thế nào mới thật là một cuộc sống đẹp đẽ, văn minh. Chúng ta phải gây ngay một phong trào như vậy.

Ngay ở một nước tiến bộ kinh tế mà vẫn giữ được truyền thống như Nhật Bản, người ta cũng đặt vấn đề này. Năm 2006, cuốn sách bán chạy hạng nhất ở nước Nhật là một tiểu luận mang tựa đề Phẩm Cách Quốc Gia (Kokka no Kinkaku) của Mashahiko Fujiwara, bản tiếng Anh dịch là The Dignity of a State (số bán chỉ thua bản dịch cuốn truyện mới về Harry Potter). Trong vòng một năm người Nhật mua 2 triệu cuốn sách này. Có thể nói tác giả đã “lên án” tình trạng dân Nhật chạy theo văn minh Tây phương, nhất là văn minh Mỹ. Mashahiko Fujiwara (tên đọc ngược lại, theo lối Hán Việt là Ðằng Nguyên Chính Ngạn) kêu gọi người Nhật hãy trở lại với truyền thống cũ để khỏi “mất linh hồn.”

Là một giáo sư toán, nhưng Mashahiko Fujiwara chống lại quan niệm sống dựa trên lý trí 
thuần túy của văn minh Tây phương, mà một hệ quả là tinh thần duy lợi. Ông cho là truyền thống Nhật Bản không sống như vậy. Tổ tiên họ sống bằng tình cảm, không quá thiên về lý trí. Họ trọng nghĩa, khinh lợi.

Bây giờ, người Nhật sống ra sao? Trong một nửa thế kỷ qua, Fujiwara thấy đồng bào của ông chú trọng đến việc làm giầu nhiều quá, ảnh hưởng của kinh tế thị trường theo lối Mỹ. Nước Nhật đã thành công trên thị trường thế giới, nhưng họ đã bị ám ảnh quá nhiều về vật chất. Bây giờ là lúc họ đặt lại những câu hỏi căn bản, tự hỏi dân tộc họ phải sống như thế nào mới đúng.

Nhưng dân Nhật Bản còn may mắn, vì nền giáo dục của họ còn coi trọng luân lý, theo truyền thống Khổng Mạnh. Chế độ cộng sản đã phá hủy nền tảng tinh thần của dân tộc Việt Nam. Bây giờ, kinh tế tư bản thời hoang dã còn tiếp tay phá hoại trên nền luân lý nhiều hơn nữa. Vì kinh tế tư bản đặt trên căn bản duy lợi, với giả thiết rằng khi tất cả mọi người cùng lo kiếm lợi, kinh tế sẽ phát triển. Nhưng chế độ tư bản ở các nước Tây phương ra đời cùng thời gian khi các định chế dân chủ tự do bắt đầu xuất hiện. Chính nhờ được sống dân chủ nên người ta biết dùng luật pháp đặt ra những giới hạn trên tinh thần duy lợi. Cũng nhờ nếp sống dân chủ cho nên những tiếng nói bảo vệ đạo lý được tự do phát biểu. Người dân được phê phán những hành đồng gian tham của những người cầm quyền và giầu tiền. Hiện nay nước ta đang thiếu cả hai điều kiện đó. Vì những kẻ cầm quyền đang dùng quyền hành để kiếm tiền, trục lợi. Họ vừa bất chấp pháp luật, vừa khinh thường dư luận. Họ bịt miệng dân không cho phê phán, đã kiểm soát hết các báo, các đài, lại còn đàn áp các mạng thông tin Internet, bỏ tù các blogger.

Muốn phục hồi phẩm cách của dân tộc thì phải chấm dứt chế độ độc tài đảng trị này

 

 

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

My Blog List