Nông dân hoài nghi tái cơ cấu nông
nghiệp
Nam
Nguyên, phóng viên RFA
2013-09-14
2013-09-14
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
Lúa chín vàng ở ĐBSCL,
ảnh chụp tháng 8 năm 2013.
RFA
Giá giảm, chi phí tăng
Giá lúa đồng bằng sông
Cửu Long tiếp tục giảm sâu trong nỗi ngán ngẩm của nông dân, cùng lúc Hiệp hội
Lương thực Việt Nam dự báo giảm xuất khẩu 300.000 tấn gạo so với năm ngoái.
Nông dân Tám Cước ở đồng
bằng sông Cửu Long vừa thu hoạch xong 4 héc-ta lúa thu đông là vụ thứ ba trong
năm. Ông vội vàng bán lúa tươi ngay tại ruộng, khi có người của doanh nghiệp
theo ghe trực tiếp đến xóm ông ngã giá mua lúa hạt dài 4218 có chất lượng tốt.
Đây là việc chưa từng xảy ra trong hai chục năm qua. Trước nay, chỉ có thương
lái đưa ghe đến mua lúa tại ruộng cho nông dân, còn doanh nghiệp chỉ mua gạo
nguyên liệu từ thương lái. Việc này tạo ra một nấc trung gian bớt phần lợi nhuận
của người trồng lúa.
Ông Tám Cước tỏ ra ngạc
nhiên vì khu vực của ông chưa tổ chức cánh đồng mẫu lớn hay bất cứ hình thức
liên kết nào. Nông dân Tám Cước phát biểu:
Nếu mà chuyển đổi cây
trồng vật nuôi thì Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp phải có hình thức hợp đồng
bao tiêu sản phẩm cho người dân.
-Ông Tám Cước
-Ông Tám Cước
“Lần đầu tiên có công ty
Vinacam mua trực tiếp với người dân không qua thương lái, giá thị trường
4.500đ/kg họ mua được 4.600đ. bữa nay sụt rồi. Nói chung nông dân làm ra sản
phẩm, nhưng chi phí đầu vào vật tư nông nghiệp phân bón thuốc trừ sâu cứ liên
tục tăng giá, giá gạo bấp bênh quá. Nông dân cũng nản, nhưng bỏ ruộng ra biết
làm gì bây giờ, nông dân chúng tôi bỏ ruộng ra biết làm gì để sống.”
Kế hoạch giảm trồng lúa
chuyển đổi cây trồng là một phần đề án tái cơ cấu Nông nghiệp của Bộ Nông
nghiệp Phát triển Nông thôn. Nhưng ba tháng sau khi Thủ tướng phê duyệt đề án,
đến nay mọi sự có vẻ vẫn còn đang ở phần mở hội thảo, hội nghị nghiên cứu chứ
chưa thấy sự chuyển động thực tế. Chúng tôi nêu câu hỏi với ông Tám Cước là ông
có nghe gì về việc Nhà nước chủ trương bớt lúa chuyển qua loại cây khác như bắp
hay đậu nành hay không? Ông Tám Cước phát biểu:
Nông dân chăm sóc lúa ở
Tiền Giang, ảnh chụp năm 2013. RFA PHOTO.
“Chính quyền địa phương
không trực tiếp khuyến cáo với mình mà chỉ qua thông tin trên đài truyền hình
là chuyển đổi mấy cái mô hình, chuyển đổi cây trồng, chuyển đổi chăn nuôi con
này con kia. Ý là muốn cho mình làm theo, nhưng ai mà làm theo mấy mô hình đó
là bể nợ liền… từ chết tới bị thương.”
Đáp câu hỏi tại sao nông
dân lại quá tiêu cực trước chủ trương của Nhà nước với mục đích là tăng thu
nhập cho nông dân. Ông Tám Cước bộc bạch:
“Nếu mà chuyển đổi cây
trồng vật nuôi thì Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp phải có hình thức hợp đồng
bao tiêu sản phẩm cho người dân. Đầu vào họ đưa giống cho mình giá như thế nào,
họ lấy lại giá ra sao, để mình thấy được lợi nhuận từ đó làm mới chắc ăn. Chứ
theo kiểu này chẳng dám tin, cuối cùng mọi việc chẳng đi về đâu, mình sản xuất
hàng loạt ra mà không có mối tiêu thụ làm thua thiệt cho nông dân. Điển hình như
trồng khoai lang bây giờ còn có ngàn đồng một kg thì chết liền, họ trồng mà họ
không dám mướn người ta dỡ khoai nữa, dỡ thì lỗ tiền mướn…”
Phải tính nguyên chuỗi giá trị
Theo Hiệp hội Lương thực
Việt Nam (VFA) tổ chức cầm trịch hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam, thì dự
kiến đến cuối tháng 9 này tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong 9 tháng
chỉ đạt 5 triệu 320 ngàn tấn, giảm khoảng nửa triệu tấn so với cùng kỳ năm
ngoái.
Phải tính nguyên một hệ
thống chuỗi giá trị đó, từ giống ở đâu, viện nào công ty nào, qui trình trồng,
huấn luyện nông dân và đưa giống cho họ, kế đó là ai sẽ mua cây này…
-GS Võ Tòng Xuân
-GS Võ Tòng Xuân
Mạng tin Bloomberg trích
lời ông Phạm Đồng Quảng, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn dự báo từ năm 2014 sản lượng gạo của Việt Nam có thể bắt
đầu giảm. Tuy vậy ông Quảng không đưa ra một con số cụ thể, dù ông cho biết
chuyển dịch cây trồng là nhằm tăng thu nhập cho nông dân, trong đó cây bắp sẽ
một trong những cây trồng mục tiêu do nhu cầu của thị trường và bắp cũng là
loại cây có năng suất cao.
Trả lời phỏng vấn của
chúng tôi. GSTS Võ Tòng Xuân nhà nông học có uy tín hiện là Hiệu trưởng Trường
Đại học Tân Tạo Long An nhận định:
“Tôi đề nghị Nhà nước,
cụ thể Bộ Nông nghiệp không nên biểu nông dân trồng cái này cái kia mà chỉ biểu
vậy thôi, mà không nói nguyên một cái chuỗi giá trị của nó. Phải tính nguyên
một hệ thống chuỗi giá trị đó, từ giống ở đâu, viện nào công ty nào, qui trình
trồng, huấn luyện nông dân và đưa giống cho họ. Kế đó là ai sẽ mua cây này, chế
biến thế nào, tiêu thụ ra sao bán ở đâu. Bộ Nông nghiệp phải nghĩ luôn một
chuỗi như thế thì mới bền vững được. Chuyển đổi cơ cấu rồi mạnh ai nấy làm thì chết
hơn nữa, cứ trồng rồi chặt đã xảy ra nhiều năm rồi”.
Nông dân chăm sóc lúa ở
ĐBSCL, ảnh chụp năm 2013. RFA PHOTO.
Trong đề án tái cơ cấu
nông nghiệp có đề cập tới mục tiêu nâng sản lượng bắp của Việt Nam từ 4,8 triệu
tấn lên 8,5 triệu tấn, để tự túc nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Nhận định về
khả năng giảm lúa trồng bắp ở đồng bằng sông Cửu Long, GSTS Bùi Chí Bửu nguyên
Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam nhận định:
“Bắp ở đồng bằng sông
Cửu Long chỉ có những vùng đất cù lao giữa sông, hay vùng đầu nguồn tỉnh An
Giang, Đồng Tháp thì có diện tích. Nếu đẩy lên thì sẽ được khoảng hơn một trăm
ngàn héc-ta, hiện nay bắp vùng này chỉ có vài chục nghìn héc-ta thôi. Nhưng
vùng này diện tích manh mún nhỏ không đưa vào công nghiệp hóa được mà cũng
không thể có nhà máy nào rải rác để thu mua. Cho nên chúng tôi khuyến cáo đưa
cây bắp lên Đồng Nai hay lên Đắc Nông, lên Tây nguyên, với điều kiện phải đầu
tư nước tưới cho nó. Nếu có nước tưới thì Việt Nam không phải nhập bắp nữa. Trong
trường hợp đó giá thành mới rẻ chứ dưới đồng bằng sông Cửu Long giá thành rất
đắt. Tại vì Đồng bằng sông Cửu Long trở ngại lớn nhất là vấn đề thủy lợi, bố
trí kế hoạch thủy lợi chỉ cho trồng lúa thôi. Cho nên muốn trồng bắp phải có
một vùng rất lớn và qui hoạch là bắp không thôi chứ không có lúa được.”
Năm ngoái Việt Nam xuất
khẩu hơn 7 triệu tấn gạo giữ vị trí thứ nhì thế giới, trong lúc chờ đợi chính
phủ ra tài gỡ cuộn chỉ rối kinh tế để giúp nông dân nâng cao thu nhập theo Đề
án Tái Cơ Cấu. Hiện nay nông dân đồng bằng sông Cửu Long vẫn bế tắc với cây
lúa, vẫn phải làm dù biết khi thu hoạch chỉ lời chút đỉnh thậm chí những người
ít đất, hoặc thuê đất có thể chịu lỗ so với chi phí công sức bỏ ra.
Tin, bài liên quan
- Nông
dân hoài nghi tái cơ cấu nông nghiệp
- Xuất
khẩu gạo hàng đầu mà túi rỗng
- Chủ
tịch VN: Xuất khẩu gạo hàng đầu mà túi rỗng
- Nông
dân nghèo vì Đảng sai lầm chiến lược
- Nông
dân nghèo vì Đảng sai lầm chiến lược
- Nhóm
lợi ích ăn hết phần lời của nông dân
- Xuất
khẩu hơn 4 triệu tấn gạo trong 8 tháng
- Nhà
nông bỏ ruộng vì vật giá leo thang
- Thái
Lan mất vị trí hàng đầu vì chương trình trợ giá gạo?
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.