Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, September 21, 2013

Doanh gia Việt kiều trốn khỏi VN


 

Doanh gia Việt kiều trốn khỏi VN


Cập nhật: 15:38 GMT - thứ sáu, 20 tháng 9, 2013


Mô hình Tricon Towers do Minh Việt quảng cáo

Quy hoạch tổng thể Tricon Towers do Minh Việt quảng cáo

Một chủ đầu tư bất động sản người Mỹ gốc Việt đã bỏ trốn sau khi nhận của nhiều chủ đầu tư cả trăm ngàn đôla, theo hãng tin AP của Hoa Kỳ.

Trong bài viết về thị trường bất động sản đóng băng và chưa có dấu hiệu hồi phục ở Việt Nam, AP nói nhà đầu tư quốc tịch Hoa Kỳ Edward Chi hiện đang bị công an điều tra sau khi bỏ dở dự án căn hộ 'siêu hiện đại' mang tên Tricon Tower.

Các bài liên quan



Chủ đề liên quan



Báo Việt Nam cũng đã từng đưa tin về chuyện nhiều nhà đầu tư bất bình khi dự án khu đô thị Bắc An Khánh ở huyện Hoài Đức, Hà Nội dậm chân tại chỗ từ nhiều tháng qua sau khi mới xây xong tầng hầm.

AP nói 128 nhà đầu tư đã góp tiền cho ông Edward Chi và công ty Minh Việt của ông, nhiều người góp tới 150.000 đôla Mỹ, với mong muốn sẽ trở thành chủ nhân của những căn hộ hiện đại khi dự án hoàn thành.

Hãng tin Hoa Kỳ nói một trong các nhà đầu tư, kỹ sư 37 tuổi Nguyễn Ngọc Tuấn đã đóng 180.000 đôla, gồm 80.000 đôla tiền tiết kiệm và 100.000 đôla vay ngân hàng với thế chấp là hợp đồng mua căn hộ tương lai với Minh Việt.

Ông Tuấn nói: "Lương của tôi và vợ tôi không đủ để trả lãi ngân hàng. Tôi đã đề nghị ngân hàng đóng băng khoản vay nhưng họ không đồng ý."

"Tôi sẽ không tiếp tục trả lãi nữa vì chúng tôi không có đủ tiền để nuôi gia đình."

400 tỷ đồng


Trên thực tế, dự án Tricon Tower đã không có thêm tiến triển gì từ năm 2011 và ông Edward Chi đã ra đi không hẹn ngày trở lại hồi năm ngoái.

Một số báo nói ông Chi đã nhận cả thảy 400 tỷ đồng từ các nhà đầu tư.

Tờ Đời Sống và Pháp Luật cũng dẫn lời một quan chức Bộ Kế hoạch và Đầu Tư nói rằng "tình trạng chủ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bỏ trốn về nước hoặc không liên lạc được trong thời gian gần đây có sự gia tăng đáng kể."

Quan chức này nói thêm hiện có tới 500 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không có người dẫn đầu với số vốn đăng ký đầu tư hơn 900 triệu đôla Mỹ.

AP nói tòa tháp "siêu hiện đại" mà ông Edward Chi hứa hẹn với khách hàng theo dự kiến sẽ cao 44 tầng với 734 căn hộ và hạn bàn giao là cuối năm 2011.

Hãng tin nói công ty Minh Việt còn kêu gọi vốn cho một dự án khác ở Vịnh Hạ Long mà trên thực tế chưa bao giờ được khởi công.

Không thể liên hệ


AP nói họ đã cố gắng liên hệ với ông Chi theo số điện thoại ở California mà ông đăng ký khi xin giấy phép kinh doanh cũng như qua gia đình và đồng nghiệp cũ của ông nhưng đều không thể liên hệ được.

AP nói Tricon Tower chỉ là một trong số rất nhiều dự án dang dở ở Hà Nội và nhiều nơi khác, có nơi chứng kiến giá bất động sản giảm tới một nửa.

Hãng tin Hoa Kỳ cũng dẫn lời các chuyên gia nói họ còn chưa biết khi nào thị trường bất động sản sẽ hồi phục trong khi các ngân hàng vẫn còn quá nhiều nợ xấu và không muốn cho vay thêm nữa.

Sameer Goyal, điều phối viên khu vực tư nhân và tài chính của Ngân hàng Thế giới ở Việt Nam được dẫn lời nói:

"Để thay đổi cần phải thừa nhận vấn đề hiện hữu nhưng ở đây người ta chưa nhận ra rằng đang có vấn đề."

 


 

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

My Blog List