Đại biểu Quốc hội VN
bị tố 'bán nhà ảo'
Cập nhật: 17:00 GMT - thứ tư, 15 tháng 1, 2014
Dự án B5 Cầu Diễn vẫn chưa có móng sau ba năm thu tiền của khách
hàng
Một nữ đại biểu quốc hội Việt Nam bị tố bán những 'căn nhà ảo'
và hiện đang trốn chạy khách hàng.
Các bài liên quan
- VN
bơm 30 nghìn tỷ cứu bất động sản
- 1,4
tỉ đôla để 'cứu bất động sản' VN?
- Doanh
gia Việt kiều trốn khỏi VN
Chủ đề liên quan
Theo đơn tố cáo BBC nhận được, công ty mà Đại biểu Quốc hội Châu
Thị Thu Nga làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị đã nhận hàng trăm tỷ đồng của khách
hàng từ vài năm nay với lời hứa sẽ giao cho họ những căn hộ tại công trình mang
tên B5 Cầu Diễn vào năm 2015.
Tuy nhiên dự án hiện vẫn chỉ là một bãi đất trống và một số
khách hàng cũng tố cáo chủ dự án bán cả những căn nhà ở tầng 20 hoặc cao hơn
trong khi B5 Cầu Diễn chỉ có giấy phép xây cao tới 13 tầng.
BBC không thể liên hệ với bà Nga theo số điện thoại di động của
bà để hỏi về các cáo buộc này.
Hiện Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất Housing
group của bà Nga bị cho là không thể hoàn trả tiền cho khách hàng theo các điều
khoản của hợp đồng trong khi tại công ty đối tác trong liên danh, Công ty MTV
Xuất nhập khẩu và Đầu tư xây dựng phát triển Hà Nội, Tổng giám đốc Nguyễn Văn
Tuẫn đã bị Bấmbắt tạm giam và khởi tố cách đây hơn ba tháng.
Ông Tuẫn bị buộc tội "cố ý làm trái quy định của Nhà nước
về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" khi thu hàng trăm tỷ đồng từ
khách hàng và sử dụng không đúng mục đích.
Hàng chục khách hàng đã ký đơn gửi lên Quốc hội và Bộ Công an
yêu cầu xử lý cả bà Nga vì có những hành động mà họ gọi là "lừa dối và gây
ra cảnh khốn cùng cho nhiều người dân".
Những thông tin về vị Đại biểu này trên Bấmtrang của Quốc hội Việt Nam cũng nói bà còn là Phó trưởng
ban điều hành mạng các sàn giao dịch bất động sản khu vực miền Bắc, thành viên
Tổ chuyên gia liên ngành thuộc Ban chỉ đạo trung ương về chính sách nhà và thị trường
Bất động sản, Ủy viên thường vụ Ban chấp hành hiệp hội Bất động sản Việt Nam
cũng như Ủy viên Uỷ ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội và một số chức danh
khác.
'Trái quy định'
"Về nguyên tắc trong xây dựng họ làm như thế [bán nhà ở các tầng
vượt quá mức có trong giấy phép xây dựng] là vi phạm pháp luật bởi vì khi anh
có giấy phép xây dựng nào thì anh chỉ có thể thu đến tầng đó thôi."
Ông Nguyễn Hồng Chương
Một trong những khách hàng của Tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất,
người nói đã đóng cho công ty hơn 800 triệu đồng và đã hai lần trực tiếp gặp bà
Nga nhưng không đòi được tiền, là ông Nguyễn Hồng Chương, năm nay 60 tuổi.
Ông Chương đã có nhà ở Mỹ Đình nhưng muốn mua thêm căn hộ để sau
này con cái ở.
Cũng như nhiều người khác, ông Chương nộp tiền cho công ty của
bà Nga cách đây khoảng ba năm để nhận lời hứa sẽ có căn hộ trên 90m2 trên tầng
21 ở B5 Cầu Diễn.
Ông Chương nói ông quyết định mua căn hộ vào lúc đang
"sốt" bất động sản và phải qua trung gian môi giới mới có thể mua
được.
Về sau này các khách hàng mới biết chủ đầu tư chỉ có giấy phép
xây dựng các khu nhà cao tối đa 13 tầng và là nhà ở phục vụ tái định cư là
chính chứ không phải nhà thương mại.
"Về nguyên tắc trong xây dựng họ làm như thế [bán nhà ở các
tầng vượt quá mức có trong giấy phép xây dựng] là vi phạm pháp luật bởi vì khi
anh có giấy phép xây dựng nào thì anh chỉ có thể thu đến tầng đó thôi.
"Còn bán như thế nó thuộc về 'những căn hộ ảo', những
chuyện mà bán như thế là hoàn toàn trái với quy định."
'Sợ công an'
Ông Chương cũng nói chủ đầu tư mới chỉ làm động tác "khoan
lõi", tức khoan ở giữa bãi đất vì trước sau gì họ cũng sẽ phải đào đất làm
móng.
Bà Nga hứa gặp tập thể khách hàng nhưng không bao giờ thực hiện
Tuy nhiên do chưa định hình được cụ thể khu nhà sẽ như thế nào
nên thậm chí chưa thể khoan xung quanh.
Ông Chương nói: "Hiện nay đã là năm 2014 rồi và họ đã thu
từ 30-40% giá trị của công trình rồi. Thế thì chỉ còn một năm nữa không thể xây
được cái tòa nhà, kể cả [chỉ] 13-15 tầng.
"Hiện nay cái cơ bản là chủ đầu tư, cái khoản tiền [mà họ
thu của chúng tôi] đó người ta không lý giải được [đã dùng vào việc gì].
"Chúng tôi đã tổ chức họp với chủ đầu tư ở khách sạn Daewoo
và yêu cầu đòi lại tiền.
"[Sau] ba lần họp, bản thân vị chủ tịch hội đồng quản trị
đấy, là Đại biểu Quốc hội Việt Nam ấy, cam kết từ 14-18 tháng 10 [năm 2013] sẽ
tổ chức hội nghị khách hàng vì ba năm rưỡi rồi mà không thi công gì cả nhưng
sau đó quá thời hạn cam kết đó họ cũng không gọi điện lại và cũng không tổ chức.
"Cái cơ bản là bây giờ không có tiền mà xây những nhà đó
... bởi vì số tiền đó họ đã dùng vào việc khác rồi."
Ông Chương nói các khách hàng được quyền rút tiền nếu sau một
năm chủ đầu tư không triển khai dự án theo hợp đồng ký kết giữa hai bên.
Tuy nhiên hiện nay công ty của bà Nga đã không tiếp xúc với
khách hàng trong khi việc khiếu nại và tốc cáo lên Quốc hội và Bộ Công an chưa
mang lại kết quả.
Bản thân ông Chương cũng nói công an từng gọi ông lên để tìm
hiểu thêm về vụ việc nhưng ông chưa lên vì sợ chính công an cũng "cùng
cánh" với chủ đầu tư.
Trong khi đó báo BấmThanh Niên từng dẫn lời ông Trần Văn Thành, Tổng
giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất Housing Group nói mọi
"vấn đề" của B5 Cầu Diễn đều xuất phát từ phía đối tác và Housing
Group "gần như trở thành nạn nhân vì đang phải gánh vác phần việc bỏ dở
của đối tác."
Ông Thành cũng cam kết sẽ tiếp tục dự án và giao nhà cho những
người đã đóng tiền cho công ty dù không nói khi nào có thể làm được điều này.
Tố giác tướng Ngọ: chỉ mới mở cửa rào
Ai là người đứng sau?
Cuộc đấu của các nhóm lợi ích kinh tế chính trị ở Việt Nam được cho là đã mở màn với lời khai của tử tội Dương Chí Dũng, dẫn tới quyết định khởi tố một vụ án mới “cố ý làm lộ bí mật công tác”. Dư luận đặt ra nhiều câu hỏi về những nhân vật cao cấp đứng phía sau Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ, người bị tố giác là đã báo tin để ông Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Trả lời Nam Nguyên, TS Phạm Chí Dũng một nhà nghiên cứu độc lập ở TP.HCM nhận định rằng, mọi việc đã không diễn ra một cách ngẫu nhiên:
Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ (bìa trái) vừa được
thăng cấp bậc hàm Thượng tướng Công an hôm 23/07/2013
“Khi kết thúc vụ xử Dương Tự Trọng và kết thúc quá trình làm nhân chứng của Dương Chí Dũng hội đồng xét xử tòa án đồng thời ra quyết định khởi tố luôn vụ án làm lộ bí mật công tác nhà nước. Có nghĩa là tất cả mọi thứ dường như đã được chuẩn bị sẵn rồi và chỉ chờ Dương Chí Dũng khai ra, chỉ chờ Viện Kiểm sát Nhân dân đề nghị là hội đồng xét xử quyết định khởi tố luôn. Tôi nghĩ Ban Nội chính Trung ương có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình vụ xét xử này và kể cả vấn đề cá nhân vai trò của ông Nguyễn Bá Thanh. Nhân vật này có thể nói ‘hốt hết bắt hết’ ở đâu đó và không đi tới đâu cả, nhưng việc này tôi có cảm giác là sau chuyến đi Bắc Kinh về thì dường như ông có quyết tâm hơn; dường như vụ án xử Dương Chí Dũng, Dương Tự Trọng ở Việt Nam có hình bóng nào đó liên quan tới hệ trục Bạc Hy Lai - Dương Lập Quân ở Trung Quốc năm 2012-2013.”
Theo cách so sánh của TS Phạm Chí Dũng có thể hiểu rằng Trung Quốc kết án Bạc Hy Lai là để loại bỏ không chỉ một mình nhân vật này và việc này có khả năng tương tự ở Việt Nam.
TS Phạm Chí Dũng nhắc tới một luồng dư luận ở Việt Nam mà ông cho là không thể bỏ qua và theo ông mọi việc có thể sáng tỏ sau thời gian từ 4 tới 5 tháng nữa:
“Người ta đặt vấn đề sau ông Phạm Quý Ngọ là ai nữa, ông Phạm Quý Ngọ là cấp thượng tướng, Thứ trưởng thường trực Bộ Công an nhưng cũng chỉ là hàng Ủy viên Trung ương Đảng. Như vậy trên ủy viên Trung ương Đảng là cái gì và là ai. Người ta đang đặt ra câu hỏi này.”
Tử tội Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng Hải đã xuất hiện tại Tòa án Hà Nội ngày 7/1/2014, khi ông được triệu tập với tư cách nhân chứng trong phiên xử em trai ông là nguyên Phó Giám đốc Công an Hải Phòng Đại tá Dương Tự Trọng. Ông Trọng bị kết án 18 năm tù vì đã tổ chức cho anh mình trốn đi nước ngoài khá lòng vòng nhưng sau cùng vẫn bị bắt.
Ông Dương Chí Dũng, 56 tuổi, cựu chủ tịch của Vinalines nghe
tuyên án tại Toà án nhân dân Hà Nội ngày 16 tháng 12, 2013.
Theo VnExpress, Tuổi Trẻ Online, ông Dương Chí Dũng đã làm “nóng” phiên tòa khi nói rằng, giờ là lúc nói sự thật vì đã bị tuyên án tử hình và cho biết đã hối lộ Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ ba lần tổng cộng 1.510.000 USD để nhờ giúp đỡ, vì ông Ngọ là trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Vinalines. Theo Dương Chí Dũng, tướng Ngọ dặn dò đương sự phải mua “sim rác” để hai bên liên lạc điện thoại mà không để lại dấu vết. Đến ngày 17/5/2012, ông Dương Chí Dũng nhận được điện thoại của Tướng Phạm Quý Ngọ khuyên đương sự tránh mặt một thời gian vì quyết định khởi tố bắt tạm giam đã được phê chuẩn.
Thứ trưởng Bộ Công An Phạm Quý Ngọ được cho là đang lâm trọng bệnh nhưng đã phủ nhận mọi cáo giác khi trả lời VnExpress vào tối 7/1/2014. Tướng Ngọ nhấn mạnh đến việc phải trưng ra được bằng chứng thì mới có thể cáo buộc ông nhận hối lộ cũng như báo tin cho Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Chưa khởi tố bị can?
Trong cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên, LS Trần Quốc Thuận nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận định:
“Đây mới là khởi tố vụ án chứ chưa phải khởi tố bị can, cho nên việc này là qua lời khai đó cho thấy dấu hiệu chứng minh rằng có việc lộ bí mật công tác rõ ràng, còn ai làm lộ ra thì Dương Chí Dũng cho là ông Phạm Quý Ngọ. Nhưng mà phải điều tra rồi lúc đó mới kết luận có khởi tố bị can đối với ông Phạm Quý Ngọ hay không. Đó là câu chuyện bước tiếp theo.”
Nhận định về bước tiếp theo đó, LS Trần Quốc Thuận cho rằng việc điều tra một thượng tướng công an có kinh nghiệm dày dạn trong công tác điều tra dĩ nhiên là một công việc hết sức khó khăn. LS Trần Quốc Thuận nhấn mạnh:
“Trong công cuộc chống tham nhũng ở Việt Nam tôi theo dõi và nhận xét thấy có dấu hiệu có hiện tượng gọi là mèo vờn chuột…trong việc đó có thể có nhóm này theo dõi nhóm kia trong cuộc điều tra này. Biết đâu người theo dõi đó đã thu hết cuộc nói chuyện của ông Phạm Quý Ngọ rồi và bây giờ họ mới lộ ra để cho thành một vụ án.
Tôi nhớ vụ án trước đây vụ án T4, bà xã tôi cũng là một đối tượng bị nhóm T4 theo dõi để bắt cóc thủ tiêu.Trong vụ việc tôi biết là có những lực lượng theo dõi lẫn nhau, có một số thành phần thoái hóa biến chất trong Tổng Cục 2 kể cả lực lượng an ninh, đã có sự theo dõi lẫn nhau. Nhờ vậy sự việc đã không xảy ra được.Trong việc đấu tranh chống tham nhũng đây là một thí dụ cụ thể.”
TS Phạm Chí Dũng trình bày ý kiến của ông về việc truy tìm chứng cớ liên quan đến lời khai của ông Dương Chí Dũng đối với Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an.
“Rất khó có thể chứng minh được chuyện này vì họ dùng sim rác liên lạc điện thoại với nhau, chẳng khác gì mò kim đáy bể. Nếu cần phải có bằng chứng thì ít nhất phải có vài bước đối với đối tượng tình nghi là tạm đình chỉ công tác, tạm dừng sinh hoạt Đảng để phục vụ công tác điều tra. Điều tra không phải chỉ nhắm vào sự kiện 500.000 USD hoặc 1.500.000 USD mà điều tra về nguồn gốc tài sản, xác định tính minh bạch hay bất minh của nguồn gốc tài sản của đối tượng đó, thì sẽ cho ra rất nhiều vấn đề.”
Các nhà quan sát cho rằng lợi ích nhóm đã thể hiện quá rõ qua vụ Dương Chí Dũng và lời khai của tử tội về sự dính líu của Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ. LS Trần Quốc Thuận một đảng viên kỳ cựu từng 14 năm ở cương vị Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận định:
“Thuật ngữ nhóm lợi ích ngày càng lộ rõ, bây giờ những nhóm lợi ích đã lớn lên thành tội phạm mafia, nghĩa là gắn kết giữa các nhóm tội phạm, nhóm lợi ích kinh tế và những người có chức có quyền. Đây là biểu hiện rất xấu của chế độ hiện nay. Tôi nghĩ rằng nếu không bóc tách được cái này đến nơi đến chốn, thì dù đây chỉ là một lời khai một dấu hiệu, nhưng cho thấy sự không bình thường trong tổ chức bộ máy. Cho nên trong kỳ góp ý sửa đổi Hiến pháp vừa qua cũng như kết luận của Hội nghị Trung ương 8 về Hiến pháp thì cũng có nhiều ý kiến cho rằng Hiến pháp mới và chế độ này chưa có một cơ chế để kiểm soát quyền lực. Đó là một điều rất đáng tiếc mà nếu có cơ chế kiểm soát quyền lực thì tất cả vấn đề như vậy sẽ được hạn chế đi rất nhiều.”
Theo Dân Trí Online bản tin trên mạng ngày 9/1/2014, ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc hội về Văn hóa Giáo dục Thanh Thiếu niên và nhi đồng nói rằng, trong trường hợp cần thiết có thể đề xuất thành lập cơ quan điều tra độc lập về vụ án mới “Làm lộ bí mật công tác”. Theo pháp luật hiện hành thẩm quyền điều tra vụ án được khởi tố tùy thuộc nhiều cơ quan điều tra khác nhau của ngành Công an và của Viện Kiểm sát các cấp. Việc quyết định cơ quan nào chủ trì sẽ phải được cân nhắc kỹ lưỡng.
Lời khai của ông Dương Chí Dũng trước tòa về vai trò của Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ liệu có mở ra một khả năng cho tử tội được miễn tội chết hay không. Dư luận chưa quên về vụ trùm ma túy Xiêng Phênh đã thoát án tử trước giờ hành hình vì lời khai đặc biệt quan trọng của y. Nhưng một số nhà quan sát cho rằng, việc tố giác Thượng tướng Phạm Quý Ngọ mới chỉ là mở ra một cánh cửa quyền lực đầu tiên, sau khung cửa hẹp này còn nhiều cánh cửa quyền lực khác lớn hơn nhiều.
Nam Nguyên
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.