Tin tức / Thế giới / Châu Á
TQ trừng phạt hơn
180.000 viên chức tham nhũng trong năm 2013
Tin liên hệ
- Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA
hoặc Facebook nếu bị chặn
- Trung Quốc bác bỏ chỉ trích của Mỹ về qui định
mới ở Biển Đông
- Hoa Kỳ chỉ trích Trung Quốc ban hành qui định
mới ở Biển Đông
- Bắc Kinh phản ứng trước kế hoạch bầu cử của Hong Kong
- Chủ tịch TQ ra lệnh cho ngành tư pháp tuân thủ pháp
luật
- Trung Quốc: Ông Abe đưa Nhật Bản vào con đường 'rất
nguy hiểm'
CỠ CHỮ
10.01.2014
BẮC KINH — Cơ quan chống tham nhũng của
Đảng Cộng Sản Trung Quốc cho biết những hoạt động của họ trong năm 2013 đã đạt
thành quả tốt với việc điều tra và trừng phạt hơn 182.000 cán bộ đảng viên.
Theo bản kiểm điểm thành tích năm 2013 của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, chiến dịch bài trừ tham nhũng trong năm vừa qua đã diễn ra với cường độ cao hơn năm trước và nhắm vào một số viên chức cấp cao của chính phủ trung ương và chính quyền các tỉnh cùng với những cán bộ lãnh đạo hàng đầu của các xí nghiệp quốc doanh.
Bản kiểm điểm, công bố hôm thứ 6 (10-01-2014), có thể được xem là một vật trưng bày thành tích của Chủ tịch Tập Cận Bình, người đã cam kết loại trừ những thành phần tham ô trong hàng ngũ cán bộ đảng viên, bất kể cấp bậc và thế lực chính trị của họ.
Ông Trình Lập, giáo sư môn khoa học chính trị của Đại học Thành phố Hồng Kông, nói rằng Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã cố gắng chứng tỏ quyết tâm bài trừ tham nhũng. Ông nói:
"Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của nỗ lực này là chứng tỏ cho mọi người thấy rằng cho dù anh ở vị trí cao đến đâu đi nữa thì anh vẫn có thể bị trừng trị và bị truy tố."
Ông Hoàng Thụ Hiền, Phó Trưởng ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, cho biết trong năm 2013 cơ quan ông đã điều tra 31 quan chức cấp cao và 8 người trong số đó đang bị truy tố. Một trong 8 người đó là ông Lưu Thiết Nam, một quan chức kinh tế cấp cao mà những thương vụ tài chánh có vấn đề đã bị phanh phui lần đầu tiên bởi một ký giả của một tạp chí nổi tiếng ở Trung Quốc.
Nằm trong danh sách của bản kiểm điểm này còn có cựu Phó Tỉnh trưởng tỉnh An Huy Nghê Phát Khoa, là người đã nhận hàng trăm ngàn đô la tiền hối lộ từ các công ty khai thác hầm mỏ và những người mua bán nhà đất. Theo các nhân viên điều tra của Đảng, một số các khoản hối lộ là những tác phẩm điêu khắc bằng ngọc mà ông Nghê thích sưu tập và trưng bày trong phòng khách của mình.
Giáo sư Trình Lập cho biết những loan báo chính thức về việc “đánh cả cọp lẫn ruồi”, hay cả giới chức cấp cao lẫn cấp thấp, làm cho nhiều người thắc mắc là chính quyền của ông Tập Cận Bình sẵn sàng trừng trị quan chức tham nhũng tới cấp nào. Ông nói:
"Mọi người giờ đây đang chú ý theo dõi xem ông Châu Vĩnh Khương có bị truy tố hay không."
Ông Châu là một cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, phụ trách việc giám sát hoạt động của cảnh sát, tòa án, và các cơ quan tình báo. Sau khi ông về hưu hồi năm ngoái, nhiều người đồn đoán ông có thể là một mục tiêu trong chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình.
Từ đó tới nay, một số các viên phụ tá và những chính khách về phe ông Châu đã bị giới hữu trách điều tra và theo báo chí Hồng Kông, ông Châu đang bị giam lỏng. Báo chí ở đặc khu hành chánh này còn cho biết con trai ông Châu Vĩnh Khương, ông Châu Bân, đã bị bắt hồi tháng 12 và sắp sửa bị truy tố về tội tham ô và nhận hối lộ.
Giáo sư Trình Lập nói rằng việc truy tố ông Châu sẽ là một diễn tiến đặc biệt quan trọng vì trước đây chưa có ủy viên thường vụ bộ chính trị nào bị đưa ra tòa, nhưng việc đó có thể sẽ phục vụ cho một mục đích khác của Chủ tịch Tập Cận Bình:
"Có nhiều người suy đoán là việc triệt hạ ông Châu Vĩnh Khương cũng là một nỗ lực nhằm hạn chế những quyền hạn rất lớn của guồng máy công an. Nỗ lực này có thể nhắm tới việc giao lại những quyền hạn đó cho ông Tập Cận Bình, là người đang muốn thâu tóm quyền hành."
Sau khi nhậm chức chủ tịch nước hồi tháng 3 năm ngoái, ông Tập Cận Bình đã củng cố quyền lực qua việc nắm giữ một số vị trí quan trọng, trong đó có chức chủ tịch của “ủy ban chỉ đạo cải cách tổng thể”, phụ trách các kế hoạch kinh tế và chính sách quốc nội.
Ông Tập Cận Bình còn giữ chức Tổng bí thư Đảng và Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương.
Theo bản kiểm điểm thành tích năm 2013 của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, chiến dịch bài trừ tham nhũng trong năm vừa qua đã diễn ra với cường độ cao hơn năm trước và nhắm vào một số viên chức cấp cao của chính phủ trung ương và chính quyền các tỉnh cùng với những cán bộ lãnh đạo hàng đầu của các xí nghiệp quốc doanh.
Bản kiểm điểm, công bố hôm thứ 6 (10-01-2014), có thể được xem là một vật trưng bày thành tích của Chủ tịch Tập Cận Bình, người đã cam kết loại trừ những thành phần tham ô trong hàng ngũ cán bộ đảng viên, bất kể cấp bậc và thế lực chính trị của họ.
Ông Trình Lập, giáo sư môn khoa học chính trị của Đại học Thành phố Hồng Kông, nói rằng Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã cố gắng chứng tỏ quyết tâm bài trừ tham nhũng. Ông nói:
"Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của nỗ lực này là chứng tỏ cho mọi người thấy rằng cho dù anh ở vị trí cao đến đâu đi nữa thì anh vẫn có thể bị trừng trị và bị truy tố."
Ông Hoàng Thụ Hiền, Phó Trưởng ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, cho biết trong năm 2013 cơ quan ông đã điều tra 31 quan chức cấp cao và 8 người trong số đó đang bị truy tố. Một trong 8 người đó là ông Lưu Thiết Nam, một quan chức kinh tế cấp cao mà những thương vụ tài chánh có vấn đề đã bị phanh phui lần đầu tiên bởi một ký giả của một tạp chí nổi tiếng ở Trung Quốc.
Nằm trong danh sách của bản kiểm điểm này còn có cựu Phó Tỉnh trưởng tỉnh An Huy Nghê Phát Khoa, là người đã nhận hàng trăm ngàn đô la tiền hối lộ từ các công ty khai thác hầm mỏ và những người mua bán nhà đất. Theo các nhân viên điều tra của Đảng, một số các khoản hối lộ là những tác phẩm điêu khắc bằng ngọc mà ông Nghê thích sưu tập và trưng bày trong phòng khách của mình.
Giáo sư Trình Lập cho biết những loan báo chính thức về việc “đánh cả cọp lẫn ruồi”, hay cả giới chức cấp cao lẫn cấp thấp, làm cho nhiều người thắc mắc là chính quyền của ông Tập Cận Bình sẵn sàng trừng trị quan chức tham nhũng tới cấp nào. Ông nói:
"Mọi người giờ đây đang chú ý theo dõi xem ông Châu Vĩnh Khương có bị truy tố hay không."
Ông Châu là một cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, phụ trách việc giám sát hoạt động của cảnh sát, tòa án, và các cơ quan tình báo. Sau khi ông về hưu hồi năm ngoái, nhiều người đồn đoán ông có thể là một mục tiêu trong chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình.
Từ đó tới nay, một số các viên phụ tá và những chính khách về phe ông Châu đã bị giới hữu trách điều tra và theo báo chí Hồng Kông, ông Châu đang bị giam lỏng. Báo chí ở đặc khu hành chánh này còn cho biết con trai ông Châu Vĩnh Khương, ông Châu Bân, đã bị bắt hồi tháng 12 và sắp sửa bị truy tố về tội tham ô và nhận hối lộ.
Giáo sư Trình Lập nói rằng việc truy tố ông Châu sẽ là một diễn tiến đặc biệt quan trọng vì trước đây chưa có ủy viên thường vụ bộ chính trị nào bị đưa ra tòa, nhưng việc đó có thể sẽ phục vụ cho một mục đích khác của Chủ tịch Tập Cận Bình:
"Có nhiều người suy đoán là việc triệt hạ ông Châu Vĩnh Khương cũng là một nỗ lực nhằm hạn chế những quyền hạn rất lớn của guồng máy công an. Nỗ lực này có thể nhắm tới việc giao lại những quyền hạn đó cho ông Tập Cận Bình, là người đang muốn thâu tóm quyền hành."
Sau khi nhậm chức chủ tịch nước hồi tháng 3 năm ngoái, ông Tập Cận Bình đã củng cố quyền lực qua việc nắm giữ một số vị trí quan trọng, trong đó có chức chủ tịch của “ủy ban chỉ đạo cải cách tổng thể”, phụ trách các kế hoạch kinh tế và chính sách quốc nội.
Ông Tập Cận Bình còn giữ chức Tổng bí thư Đảng và Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương.
'Đã đủ chứng cứ pháp
lý đưa TQ ra tòa'
Cập nhật: 17:38 GMT - thứ sáu, 10 tháng 1, 2014
Media Player
Thời điểm đã chín muồi để Việt Nam đưa Trung Quốc ra Tòa án Quốc
tế nhằm đòi chủ quyền lãnh thổ trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển
Đông, theo một luật gia, cựu quan chức Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam từ Hà
Nội.
Hôm 10/1/2013, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên
cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển, nguyên Phó Vụ trưởng Ban Biên giới
Chính phủ nói với BBC ông tin rằng Việt Nam đã có đủ chứng cứ pháp lý và lịch
sử để đòi chủ quyền trên các quần đảo.
Vấn đề hiện nay theo luật gia này là chính phủ Việt Nam phải có
'đủ bản lĩnh' và tỏ ra 'mạnh mẽ hơn' để tiến hành hành động pháp lý.
Luật gia cũng gợi ý Việt Nam có thể khởi đầu bằng việc tham khảo
cách làm của Philippines để đưa hồ sơ đòi chủ quyền và các bằng chứng, khiếu
nại về chủ quyền lên Tòa án Quốc tế về Luật Biển.
'Nay là thời điểm'
"Thời điểm này là thời điểm đã cần thiết phải đứng ra rồi. Cần
thiết phải có những động thái về mặt chính trị, pháp lý mạnh mẽ hơn nữa trong
quan hệ quốc tế đối với Trung Quốc"
PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao
Ông Giao nói: "Chính quyền Việt Nam hiện nay, với nguyện
vọng của dân tộc, nhân dân Việt Nam hiện nay, mạnh mẽ hơn nữa, tôi nghĩ thời
điểm này, đã đến lúc cần phải mạnh mẽ hơn và cần phải khẳng định cái bản lĩnh
của dân tộc Việt Nam đứng trước một nguy cơ xâm phạm bờ cõi Tổ tiên để lại,
"Thời điểm này là thời điểm đã cần thiết phải đứng ra rồi.
Cần thiết phải có những động thái về mặt chính trị, pháp lý mạnh mẽ hơn nữa
trong quan hệ quốc tế đối với Trung Quốc..."
"Cụ thể hồ sơ về Hoàng Sa, Trường Sa, các nhà nghiên cứu
lịch sử, cũng như các chuyên gia pháp luật đều có những nghiên cứu và đều có
đánh giá chung rằng về căn cứ pháp lý về chủ quyền lãnh thổ, Việt Nam hoàn toàn
đầy đủ căn cứ pháp lý,
"Về mặt lịch sử, về mặt pháp lý, cũng như về mặt chiếm hữu
thực sự hữu hiệu, dưới góc độ công pháp quốc tế là hoàn toàn Việt Nam có đủ căn
cứ và Việt Nam có thể hoàn toàn yên tâm," ông nói với BBC.
TQ đòi xin phép là
'phi pháp'
Cập nhật: 09:44 GMT - thứ sáu, 10 tháng 1, 2014
Media Player
Phó Chủ tịch thường trực Hội nghề cá Việt Nam nói quy định mới
nhất của Trung Quốc trong đó buộc ngư dân nước ngoài hoạt động trong phần lớn
Biển Đông phải xin phép chính quyền Hải Nam từ 1/1 là điều "hoàn toàn phi
pháp".
"Những vùng biển đó có nhiều nơi thuộc về Việt Nam ... Việc
làm này ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động đánh bắt của ngư dân Việt Nam nên
chúng tôi cực lực phản đối," ông Võ Văn Trác nói.
Ông Trác cho biết sáng 10/1, Hội nghề cá Việt Nam đã có văn bản
phản đối quy định trên của Trung Quốc gửi đến báo chí, Văn phòng chính phủ, Bộ
Nông nghiệp và Bộ Ngoại giao để các ngành liên quan có "giải pháp làm việc
với Trung Quốc."
"Chúng tôi cũng sẽ tuyên truyền, vận động quần chúng, ngư
dân để họ học luật lệ và tổ chức đánh bắt, như vậy một phần sẽ không làm ảnh
hưởng đến hoạt động và đời sống ngư dân, đồng thời cũng để bảo vệ chủ quyền
biển đảo của Việt Nam."
Trả lời câu hỏi của BBC về việc liệu đề xuất trang bị súng cho
lực lượng kiểm ngư hồi năm ngoái có là giải pháp thực tế trong hoàn cảnh hiện
nay hay không, ông Trác cho rằng đó có thể là "một trong những giải
pháp", tuy nhiên ông cũng nhấn mạnh "cái quan trọng nhất là đối
thoại".
"Việc bảo vệ cho ngư dân đánh cá xa bờ là một việc quan
trọng. Nhưng đó là việc lâu dài, không phải chỉ một lúc là làm được vì vấn đề
hoạt động và tranh chấp trên biển rất phức tạp".
Các bài liên quan
08.01.14
05.12.13
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.