PHÁP - CAM BỐT -
Bài đăng : Thứ năm 16 Tháng Giêng 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 16 Tháng
Giêng 2014
Pháp kêu gọi chính quyền Cam Bốt thương thuyết với đối lập
Ngoại trưởng Pháp Laurent
Fabius
RFI
Trọng
Thành RFI
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius kêu chính quyền Cam Bốt thương thuyết với đối lập và cảnh cáo Phnom Penh không nên có bất cứ động thái nào khiến tình hình trở nên căng thẳng hơn, có thể làm bùng lên các xung đột. Lời phát biểu của Ngoại trưởng Pháp được đưa ra trong buổi trình bày về chính sách ngoại giao của Pháp tại Quốc hội, hôm qua, 15/01/2014.
Ngoại trưởng Laurent Fabius
tuyên bố : « Chúng
tôi kêu gọi đàm phán để làm dịu lại bầu không khí vốn đã quá căng thẳng hiện nay ». Ngoại trưởng Pháp khẳng định Paris hết sức quan tâm đến các quyết định của chính quyền Cam Bốt liên quan đến các lãnh đạo đối lập. Theo Bộ trưởng ngoại giao Laurent Fabius, « không có giải pháp nào khác (để giải quyết khủng hoảng) ngoài việc tôn trọng các cơ chế dân chủ và tất cả những gì dẫn đến một xung đột, đặc biệt từ phía chính quyền, sẽ không thể nhận được sự ủng hộ » của nước Pháp, « thương thuyết không thay thế được tiến trình dân chủ, nhưng cho phép mang lại sự ổn định mà đất nước này rất cần ».
Trong phát biểu nói trên, Ngoại trưởng Laurent Fabius
cũng nhấn mạnh đến mối liên hệ sâu sắc giữa Pháp và Cam Bốt về văn hóa và lịch sử. Một loạt các cam kết hành động chung khiến hai dân tộc gắn bó với nhau và Pháp sẽ không bỏ rơi nhân dân Cam Bốt.
Hôm thứ Ba, 14/01/2014, các lãnh đạo đảng đối lập Cam Bốt, Chủ tịch Sam Rainsy và người phụ tá Kem Sokha, đã
bị thẩm vấn suốt nhiều tiếng đồng hồ tại tòa án thủ đô. Theo AFP, sau nhiều giờ thẩm tra kín, cuối cùng tòa án không cáo buộc hai nhà lãnh đạo đối lập tội danh nào. Lãnh đạo đối lập Cam Bốt bị thẩm vấn sau khi phong
trào đối lập tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối chính quyền, đòi Thủ tướng Hun Sen từ chức và tổ chức bầu cử lại. Các cuộc biểu tình do đối lập tổ chức được rất đông người dân Cam Bốt tham gia.
Bên cạnh phong trào đối lập, chính phủ của Thủ tướng Hunsen phải đối mặt với làn sóng bất bình ngày càng lớn của công nhân ngành
dệt may, một ngành kinh tế chủ chốt của Cam Bốt. Các cuộc biểu tình của công nhân may mặc đòi tăng lương đầu năm nay bị chính quyền đàn áp khốc liệt, với bốn nạn nhân thiệt mạng.
Ngày 04/01/2014, ngay sau vụ cảnh sát Cam Bốt nổ súng vào công
nhân ngành dệt may, Bộ Ngoại giao Pháp ra thông báo bày tỏ sự quan ngại, tái khẳng định quyền được biểu tình một cách ôn hòa và
kêu gọi các bên liên quan
kiềm chế.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.