Tỷ phú Soros dự
đoán sự sụp đổ tài chính của Trung Quốc
|
14.01.2014, 19:39
|
Photo: EPA
|
Kinh tế Trung Quốc đang chờ đợi một sự sụp đổ hoàn toàn trong
tương lai gần. Đây là ý kiến của nhà tài chính nổi tiếng kiêm nhà đầu cơ tiền
tệ George Soros. Nhà tỷ phú cho rằng mối đe dọa chính đối với nền kinh tế thế
giới không phải là sự sụp đổ của ngân sách Mỹ và các vấn đề trong khu vực châu
Âu, mà là cuộc khủng hoảng đang hiện dần ra trong lĩnh vực tài chính ở Trung
Quốc. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích không đồng ý với dự đoán này và cho là
Soros đã quá phóng đại.
Mô hình phát triển đảm bảo cho nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng
nhanh chóng đã ngừng hoạt động. Tình hình này tương tự như đã xảy ra ở Hoa Kỳ
vào đêm trước cuộc khủng hoảng năm 2008. Nhà đầu tư George Soros, được toàn thế
giới biết đến với tư cách là "người làm sụp đổ Ngân hàng Anh"đã có ý
kiến như vậy. Ông cho rằng bong bóng thị trường tín dụng Trung Quốc sắp vỡ, và
không có cải cách nào có thể cứu vãn được nó.
Lo ngại của nhà tỷ phú Soros về nền kinh tế Trung Quốc không phải
là không có cơ sở. Ông Alexander Orlov, chuyên gia Nga nổi tiếng, giám đốc điều
hành của Arbat Capital cho biết:
“Nhiều khả năng, ông Soros đã dựa trên thực tế là tổng số nợ của
nền kinh tế Trung Quốc đang bắt đầu lên đến kích thước sự cố. Các khoản nợ này
tập trung chủ yếu trong khu vực doanh nghiệp và đô thị, đã mấp mé ranh giới
sống còn của nền kinh tế. Nợ doanh nghiệp đã vượt hơn 100 % GDP và nợ đô thị
lên đến 17 nghìn tỷ nhân dân tệ. Con số này hiện ít hơn mức lo ngại bi quan
nhất 20 nghìn tỷ nhân dân tệ, nhưng nhiều hơn số 10-12 nghìn tỷ của một vài năm
trước đây.”
Nhưng sự sụp đổ đe dọa Trung Quốc chỉ có thể xảy ra trong tương
lai khá xa, và chỉ xảy ra nếu như Trung Quốc không cải thiện lĩnh vực tài
chính. Vì vậy, theo ông Alexander Orlov, Soros đã phóng đại quá mức:
“Những khoản nợ đó có thể trở thành vấn đề nghiêm trọng cho nền
kinh tế Trung Quốc, nếu như bây giờ họ không có biện pháp. Tuy nhiên, các nhà
chức trách Trung Quốc bắt đầu hành động và tổ chức kiểm toán khẩn cấp.
Và hiện
giờ Trung Quốc đang cố gắng giải quyết vấn đề nợ tồn đọng. Đồng thời, nền kinh
tế Trung Quốc có đủ nguồn lực và dự trữ vàng đủ lớn. Hiện tại kinh tế có mức
tăng trưởng để có thể hy sinh 2-3 % nhằm xóa bỏ sự mất cân bằng này.”
Trung Quốc sẽ không cho phép xảy ra khủng hoảng trong lĩnh vực tài
chính. Trước hết, không giống như các nước nhỏ khác, nợ của Trung Quốc không
lớn và vẫn có thể gia tăng. Thứ hai, sự hiện diện của nhà nước trong nền kinh
tế với nguồn lực to lớn đang đóng một vai trò đáng kể.
Ngoài ra, trong tháng
Giêng, Trung Quốc hủy bỏ lệnh cấm các công ty tư nhân tổ chức IPO để thu hút
đầu tư cho sự phát triển của mình và để không còn phải vay tiền ngân hàng.
Chính quyền Trung Quốc đã thay đổi các quy tắc chính của luật chơi. Các khoản
nợ lớn từ các thành phố và các công ty đã nổi lên do chính phủ đòi hỏi bằng mọi
giá phải đạt hiệu quả tăng trưởng mong muốn.
Ông Alexander Potavin,nhà phân
tích chính của hãng "RGS- Quản lý tài sản" cho rằng nhiệm vụ chính
hiện nay của Trung Quốc là đảm bảo chất lượng tăng trưởng:
“Từ chối tăng trưởng kinh tế nhắm tới mục tiêu sẽ là giải pháp
phát triển kinh tế thích hợp nhất mà bây giờ đang tiến hành tại Trung Quốc. Tất
cả điều này đã thúc đẩy Đảng Cộng sản Trung Quốc công bố chương trình cải cách
kinh tế mới toàn quốc hồi tháng 12 năm 2013. Các quan chức địa phương có nhiệm
vụ theo dõi chất lượng tăng trưởng kinh tế chứ không phải là chỉ số định lượng
như trước.”
Các dữ liệu mới nhất từ Trung Quốc rất đáng khích lệ. Năm ngoái,
kim ngạch ngoại thương của nước này đã vượt quá 4000 tỷ $, chỉ thiếu 8% theo
mức dự đoán mà chính phủ đặt ra. Trong năm tới, GDP Trung Quốc sẽ tăng trưởng
chậm hơn một chút, nhưng cấu trúc của nó sẽ tốt hơn, và tốc độ tăng trưởng sẽ
vẫn còn đủ cao. Nói về dự báo Soros, các nhà phân tích cho rằng nhà đầu tư nổi
tiếng đơn giản là mong muốn đưa ra tuyên bố cá cược chống Trung Quốc.
Ðại công ty nhà nước
Việt Nam chuẩn bị bán cổ phần
Tin liên hệ
- Tập đoàn Rose Rock của Rockefeller đầu tư 2,5 tỉ đôla
vào Việt Nam
- Việt Nam noi gương TQ, tìm cách thu hút chất xám Việt
Kiều
- IAEA hứa giúp Việt Nam xây nhà máy điện hạt nhân
- Đầu tư của Việt Nam vào Campuchia tăng vọt
- Ðại án Vinalines và đòn thử quyết tâm bài trừ tham
nhũng
- ‘Sẽ xử lý nghiêm vụ gây rối tại nhà máy Samsung ở Thái
Nguyên’
CỠ CHỮ
15.01.2014
Bộ Tài chánh Việt Nam hôm thứ Tư loan báo dự định phát hành cổ phiếu
cho các doanh nghiệp lớn nhất của nhà nước trong năm 2014 trong khuôn khổ của
kế hoạch tái cơ cấu và mở cửa một phần nền kinh tế nhà nước cho đầu tư nước
ngoài.
Truyền thông nhà nước nói Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam tuần trước tuần trước đã ra chỉ thị cho 11 công ty của bộ giao thông vận tải phải tiến hành niêm yết.
Thông cáo của Bộ Tài chánh cho hay hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines, tổng công ty dệt may Vinatex và công ty sản xuất vật liệu xây dựng hàng đầu của nước này là Viglacera Corp. nằm trong danh sách các doanh nghiệp nhà nước chuẩn bị phát hành cổ phiếu lần đầu, còn gọi là IPO, trong năm nay.
Thông cáo này cũng cho hay chính phủ Việt Nam có ý định giảm cổ phần đang nắm giữa trong các công ty niêm yết từ nay cho đến năm 2015.
Bản tin của báo Wall Street Journal hôm thứ Tư nói rằng không có công ty cụ thể nào được nêu ra, nhưng hiện nhà nước đang nắm giữa cổ phần lớn trong các công ty Petrovietnam Gas, Vinamilk, và Bao Viet Holdings.
Đây có thể là một dấu hiệu mà chính phủ Việt Nam muốn đưa ra với giới đầu tư nước ngoài rằng họ sẵn sàng mở rộng thêm thị trường vốn. Wall Street Journal trích lời một giới chức của Bộ Tài chánh Việt Nam nói rằng “chính phủ Việt Nam tỏ ra quyết tâm hơn trong việc cải cách khối doanh nghiệp nhà nước sau khi nhận thấy quá trình hồi phục kinh tế ổn định hơn trong năm nay.”
Việt Nam hồi đầu năm nay cũng có kế hoạch nâng mức trần sở hữu của nước ngoài trong các công ty niêm yết từ 49% lên 60% nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Một khi dự định này trở thành hiện thực, thì đó sẽ là lần thứ hai Việt Nam nâng mức giới hạn đầu tư nước ngoài trong các công ty niêm yết kể từ khi thị trường chứng khoán đầu tiên của Việt Nam ra đời vào năm 2000. Hồi năm 2006, Việt Nam đã nâng mức giới hạn của đầu từ nước ngoài từ 30% lên thành 49% trong các công ty niêm yết.
Nguồn: Wall Street Journal, AP
Truyền thông nhà nước nói Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam tuần trước tuần trước đã ra chỉ thị cho 11 công ty của bộ giao thông vận tải phải tiến hành niêm yết.
Thông cáo của Bộ Tài chánh cho hay hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines, tổng công ty dệt may Vinatex và công ty sản xuất vật liệu xây dựng hàng đầu của nước này là Viglacera Corp. nằm trong danh sách các doanh nghiệp nhà nước chuẩn bị phát hành cổ phiếu lần đầu, còn gọi là IPO, trong năm nay.
Thông cáo này cũng cho hay chính phủ Việt Nam có ý định giảm cổ phần đang nắm giữa trong các công ty niêm yết từ nay cho đến năm 2015.
Bản tin của báo Wall Street Journal hôm thứ Tư nói rằng không có công ty cụ thể nào được nêu ra, nhưng hiện nhà nước đang nắm giữa cổ phần lớn trong các công ty Petrovietnam Gas, Vinamilk, và Bao Viet Holdings.
Đây có thể là một dấu hiệu mà chính phủ Việt Nam muốn đưa ra với giới đầu tư nước ngoài rằng họ sẵn sàng mở rộng thêm thị trường vốn. Wall Street Journal trích lời một giới chức của Bộ Tài chánh Việt Nam nói rằng “chính phủ Việt Nam tỏ ra quyết tâm hơn trong việc cải cách khối doanh nghiệp nhà nước sau khi nhận thấy quá trình hồi phục kinh tế ổn định hơn trong năm nay.”
Việt Nam hồi đầu năm nay cũng có kế hoạch nâng mức trần sở hữu của nước ngoài trong các công ty niêm yết từ 49% lên 60% nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Một khi dự định này trở thành hiện thực, thì đó sẽ là lần thứ hai Việt Nam nâng mức giới hạn đầu tư nước ngoài trong các công ty niêm yết kể từ khi thị trường chứng khoán đầu tiên của Việt Nam ra đời vào năm 2000. Hồi năm 2006, Việt Nam đã nâng mức giới hạn của đầu từ nước ngoài từ 30% lên thành 49% trong các công ty niêm yết.
Nguồn: Wall Street Journal, AP
Tập đoàn Rose Rock của
Rockefeller đầu tư 2,5 tỉ đôla vào Việt Nam
Tin liên hệ
- IAEA hứa giúp Việt Nam xây nhà máy điện hạt nhân
- Ðại án Vinalines và đòn thử quyết tâm bài trừ tham
nhũng
- VN cho nhà đầu tư nước ngoài tăng sở hữu cổ phần ngân
hàng
CỠ CHỮ
14.01.2014
Tập đoàn Rose Rock, một công ty quản trị đầu tư được sự hậu thuẫn
của gia đình tỷ phú Rockefeller tại Hoa Kỳ, sẽ phát triển một dự án xây dựng
nhà ở và khách sạn cao cấp trị giá 2 tỉ 500 triệu đôla tại vùng duyên hải miền
Nam và miền trung Việt Nam.
Tin của Báo Mới.com cho biết Công ty Dầu Khí Vũng Rô hoạt động tại Việt Nam và Tập đoàn Rose Rock hôm nay đã ký một thỏa thuận hợp tác ở Hong Kong, để thực hiện Tổ hợp du lịch - nghỉ dưỡng ở Vịnh Vũng Rô, một địa điểm ở gần thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Dự án phát triển Vịnh Vũng Rô bao gồm một diện tích lên tới 200.000m2, gồm ba khu chính là The Marina, The Village và Bãi Môn, kết nối với nhau bằng một con đường tản bộ dài 2, 5km được đặt tên là The Green Thread.
Dự án đầu tư quan trọng này được loan báo giữa lúc giới đầu tư đang chú ý tới Việt Nam như một địa điểm đầy tiềm năng để khai thác du lịch và các khu giải trí gồm cả các sòng bài.
Hãng tin tài chánh Bloomberg hôm nay trích lời Bộ trưởng Xây Dựng Việt Nam Trình Đình Dũng phát biểu hôm 24 tháng 12 vừa qua, rằng thị trường địa ốc Việt Nam đã sụt giảm từ 10% tới 30% hồi năm ngoái, và giá đất đai tương đối rẻ đã thu hút sự chú ý của giới đầu tư nước ngoài.
Tin của Báo Mới.com cho biết Công ty Dầu Khí Vũng Rô hoạt động tại Việt Nam và Tập đoàn Rose Rock hôm nay đã ký một thỏa thuận hợp tác ở Hong Kong, để thực hiện Tổ hợp du lịch - nghỉ dưỡng ở Vịnh Vũng Rô, một địa điểm ở gần thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Dự án phát triển Vịnh Vũng Rô bao gồm một diện tích lên tới 200.000m2, gồm ba khu chính là The Marina, The Village và Bãi Môn, kết nối với nhau bằng một con đường tản bộ dài 2, 5km được đặt tên là The Green Thread.
Dự án đầu tư quan trọng này được loan báo giữa lúc giới đầu tư đang chú ý tới Việt Nam như một địa điểm đầy tiềm năng để khai thác du lịch và các khu giải trí gồm cả các sòng bài.
Hãng tin tài chánh Bloomberg hôm nay trích lời Bộ trưởng Xây Dựng Việt Nam Trình Đình Dũng phát biểu hôm 24 tháng 12 vừa qua, rằng thị trường địa ốc Việt Nam đã sụt giảm từ 10% tới 30% hồi năm ngoái, và giá đất đai tương đối rẻ đã thu hút sự chú ý của giới đầu tư nước ngoài.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.