Người dân còn phải chịu các nhà máy "đầu độc" đến bao giờ
Gia Minh, biên tập viên RFA
2014-01-12
2014-01-12
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của
Bạn
- Email
Nhà máy Đường Ninh Hòa xả khói gây ô nhiễm môi trường (1/1/2014)
(Ảnh: nld.com.vn)
Tình trạng nhà máy sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm nặng mà dân chúng quanh nhà máy phải chịu đựng trong thời gian dài xảy ra khá phổ biến tại Việt Nam lâu nay.
Tuy nhiên những hậu quả nghiêm trọng sau thời gian dài hứng chịu bụi bặm, khí thải độc hại dẫn đến bệnh tật và cả tử vong, rồi thiệt hại nặng nề về sinh kế khiến người dân phải phản ứng bằng hành động quyết liệt như ngăn chặn không cho nhà
máy xản xuất đến khi nào khắc phục, hoàn chỉnh hệ thống xử lý chất thải, nước thải, thậm chí phải đóng cửa được người dân tiến hành.
Một vụ việc mới xảy ra đầu năm 2014 là tại nhà máy xi măng
Xuân Thành ở thôn Bồng Lạng, xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Dân vây nhà máy
Không biết có phải công an không,
họ mặc áo dân sự đến nhiều lắm, hơn cả trăm người; rồi thêm vào công
an cả trăm người mặc sắc phục nữa cũng hơn trăm. Họ mang dùi cui đến, chúng tôi bảo công an mang dùi
cui đến để dọa dân, giết dân à; chúng tôi
đuổi họ ra, và thế là họ bỏ dùi cui lại trong xe rồi ra người không vậy thôi.
Đó là lời của một người dân tại xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam cho biết về lực lượng chức năng đến khi dân chúng phản đối trước nhà máy xi măng Xuân Thành hồi những ngày cuối năm ngoái sang đầu năm nay.
Truyền thông trong nước hồi ngày 2 tháng
giêng vừa qua xác nhận trong nhiều ngày hằng trăm người dân tại thôn Bồng Lạng, xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam phải tập trung trước cổng nhà máy xi măng
Xuân Thành phản đối việc nhà máy gây ô
nhiễm trong thời gian cả năm từ khi bắt đầu hoạt động.
Người dân xã Thanh Nghị (huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) đưa quan tài, tập trung trước cổng nhà máy xi măng Xuân Thành để phản đối đơn vị này gây ô nhiễm môi trường mấy ngày liên tiếp. (Ngày
4/01/2014)giaoduc.net.vn
Dân chúng mang theo một quan tài với cờ quạt kèm theo với thông điệp cương quyết đấu tranh với phía nhà máy
trong vấn nạn ô nhiễm mà họ phải chịu đựng suốt cả năm trời và nhiều đơn từ khiếu nại vẫn không được cơ quan chức năng và nhà máy
giải quyết
Dân chúng mang theo một quan tài với cờ quạt kèm theo với thông điệp cương quyết đấu tranh với phía nhà máy
trong vấn nạn ô nhiễm mà họ phải chịu đựng suốt cả năm trời và nhiều đơn từ khiếu nại vẫn không được cơ quan chức năng và nhà máy
giải quyết.
Chị phụ nữ trong thôn cho biết về chuyện kêu cứu đến các nơi như sau:
Nói chung nhiều đơn từ rồi, cũng đi kiện; thế nhưng họ cứ dùng dằng chưa giải quyết gì hết cả; bụi bặm quá nên bà con
‘bùng lên’ thế thôi. Bây giờ mà đơn từ họ không giải quyết đâu, đơn từ là họ dập ngay đi. Còn mấy nhà máy trong rừng này chuẩn bị lên nữa. Họ làm đường từ đây lên giáp với Nho Quan, Hòa
Bình để lấy rừng của chúng tôi; họ còn cho người giữ dân chúng tôi tại khu Động Đình mà họ định lấy để làm sân golf.
Tác động lâu nay
Một người khác cho biết những hậu quả mà dân chúng
quanh nhà máy xi măng Xuân Thành phải gánh chịu trong thời gian cả năm qua:
Dưới làng trong một ngày quét bao
nhiêu lần vẫn có bụi, bụi dày đó. Mỗi nhà có thể quét ra hằng bát bụi. Trẻ con bị viêm họng nhiều lắm, bệnh liên tục. Đối với trẻ con bệnh nhiều lắm, còn người lớn thì không phát hiện ra được. Cây không
phát triển được bởi bụi bám hết màu xanh của lá còn đâu.
Những tác hại đó cũng được chị phụ nữ chia xẻ:
Nhiều người bị ung thư phổi chết. Họ nhà tôi có hai
ông anh bị ung thư phổi chết. Còn như chúng tôi bị hắt hơi suốt ngày, bị ho, viêm họng… Nhà máy làm cao khiến ứ tắt nước dưới làng làm nhiều cây cổ thụ to hằng ôm bị chết
Một chị phụ nữ
Nhiều người bị ung thư phổi chết. Họ nhà tôi có hai
ông anh bị ung thư phổi chết. Còn như chúng tôi bị hắt hơi suốt ngày, bị ho, viêm họng… Nhà máy làm cao khiến ứ tắt nước dưới làng làm nhiều cây cổ thụ to hằng ôm bị chết.
Tác hại do phát thải từ nhà máy xi măng
Giáo sư Tiến sĩ Phạm Ngọc Đăng, giám đốc Trung Tâm Kỹ thuật Môi trường, Đại học Xây Dựng, trình bày những chất thải phát ra từ một nhà máy xi măng
như nhà máy xi măng Xuân
Thành:
Nhà máy thải ra những khí chủ yếu do đốt nhiên liệu; cụ thể đốt nhiên liệu bằng than, dầu thì thải ra khí độc hại là CO, NOX, SO2,
rồi các khí bf, hf. Trong đó
riêng khí SO2 xuất phát từ thành phần nguyên liệu lưu huỳnh; mà trong
quá trình nung clinke thì lưu huỳnh lại được đá vôi hấp thụ nên số thải ra chỉ bằng số ban đầu 50% thôi. Chất ô nhiễm lớn nhất của xi măng là bụi. Bụi do tàn bụi đốt nhiên liệu sinh ra và bụi do chất chế đạo để nung clinke. Bụi rất nhiều.
Những chất thải như thế sẽ dẫn đến một số loại bệnh tật cho những người hít phải chúng như lời của giáo sư Phạm Ngọc Đăng sau đây:
Các nhà máy xi măng chủ yếu gây ô nhiễm không khí gây ra
những bệnh về đường hô hấp, nặng nhất là bệnh bụi phổi- silico. Rồi các bệnh hệ thống hô hấp như viêm họng, đường hô hấp. Bệnh ngoài da cũng
có nơi phát hiện ra nhưng không nhiều lắm. Bệnh mắt cũng có.
Thành quả đấu tranh
Sau khi dân chúng tại xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam mang quan tài đến trước cổng nhà mày để quyết chiến đấu đòi phải ngưng gây ô nhiễm, nhà máy Xuân
Thành và cơ quan chức năng địa phương đã có một số biện pháp nhằm xoa dịu cơn phẩn uất của người dân.
Chị phụ nữ ở thôn Bồng Lạng cho biết những biện pháp đó:
Hiện nay chưa có luật xử lý các nhà máy
gây ô nhiễm phải đền bù cho dân. Mọi thứ chưa nghiêm. Dân bị bệnh phải tự bỏ tiền ra chữa bệnh. Qui trách nhiệm cho các công ty
chưa chặt chẽ. Luật của Việt Nam chưa được nghiêm
Giáo sư Phạm Ngọc Đăng
Nhà máy cũng đỡ xả khí độc ra rồi. Từ hôm ấy đến giờ mới xả có một lần thôi. Hiện họ đang làm đường. Hôm vừa rồi họp họ nói cho Bồng Lạng một bãi đỗ rác và xây dựng ngay. Thứ hai nghĩa trang
hiện nay chết không còn chỗ chôn; Xuân Thành
lấy hết rồi nên tỉnh- huyện ra lệnh phải có Bồng Lạng 5.000 mét vuông
đất. Thứ ba họ bắt Xuân Thành phải làm đường ngay từ đó vào đến cửa rừng, họ đang tiến hành làm đường.
Còn cam kết nói nếu bà con thấy nhà máy xả khí độc ra thì quay
phim, chụp ảnh ngay và có quyền đóng cửa nhà máy.
Tỉnh huyện hôm ấy cũng có cam kết sẽ cho môi trường về do độ khí độc và bụi bẩn để xem mức độ nguy hiểm đến đâu.
Thông tin cho biết nhà máy xi măng Xuân Thành được xây dựng hồi năm 2011. Công suất thiết kế của nhà máy là 3 triệu 600 ngàn tấn mỗi năm. Tổng vốn đầu tư 5.200 tỷ đồng. Nhà máy này
cho biết công nghệ được sử dụng là công nghệ tự động hóa 100%, hiện đại.
Công nghệ
Giáo sư- tiến sĩ Phạm Ngọc Đăng, người có theo dõi các
nhà máy xi măng tại Việt Nam cho biết tình trạng hiện thời của ngành này như sau:
Có thể nói tại Việt Nam hiện nay những nhà máy xi măng
lò đứng và nhà máy nhỏ dần dần đang bị xóa xổ. Tồn tại là những nhà máy xi măng
loại lớn chừng 1000 tấn clinke/năm. Các
nhà máy này đều có hệ thống lọc bụi hết sức hiện đại Nói chung những nhà máy xi măng
lò đứng gây ô nhiễm nhiều cho khu vực chung quanh hiện đang được xóa xổ dần, còn lại là những nhà máy xi măng
lớn có hệ thống lọc bụi cẩn thận không gây ô nhiễm. Hiện nay có rất nhiều công nghiệp của các nước, nhiều công ty Việt Nam đầu tư mua công nghệ của nước ngoài: Pháp, Đan
Mạch, Nhật, Đức… Tất cả công nghệ đó khi thiết kế đầu tư phải thực hiện đánh giá tác động môi trường để người ta kiểm tra bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường mới cho đầu tư. Còn nhiều dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài, họ nghiêm túc trong
việc thực hiện giảm thiểu ô nhiễm của các nhà máy xi măng.
Lý thuyết các nhà máy xi măng mới xây dựng được giáo sư Phạm Ngọc Đăng cho biết như thế; tuy nhiên dù được nói là sản xuất xi măng theo công nghệ hiện đại, nhà máy xi măng như Xuân Thành vẫn thải những chất khí và bụi mà dân chúng
quanh vùng không thể nào chịu đựng được với những hậu quả như lời hai người dân vừa nêu ra.
Người dân tại xã Bồng Lạng cho biết thực tế sau đợt đấu tranh vừa qua:
Từ hôm vừa rồi đến nay xả khí độc một lần rồi, còn xả bụi thì hằng ngày họ xả về đêm.
Giáo sư Phạm Ngọc Đăng nói về cách làm của những nhà máy gây ô
nhiễm cũng như cơ quan chức năng giải quyết tình trạng đó như sau:
Hiện nay chưa có luật xử lý các nhà máy
gây ô nhiễm phải đền bù cho dân. Mọi thứ chưa nghiêm. Dân bị bệnh phải tự bỏ tiền ra chữa bệnh. Qui trách nhiệm cho các công
ty chưa chặt chẽ. Luật của Việt Nam chưa được nghiêm.
Vụ việc tại nhà máy xi măng
Xuân Thành ở Hà Nam không phải là trường hợp cá biệt, tại nhiều địa phương khắp nơi đang diễn ra những vụ việc tương tự. Cách thức giải quyết vẫn không đến nơi đến chốn và người dân là nạn nhân trực tiếp của tình trạng xả thải một cách vô tội vạ như thế.
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại các bạn trong chương trình kỳ tới .
Tin, bài liên quan
- Thỏa thuận
khiêm tốn cho cuộc chiến
chống biến
đổi khí hậu
- Những hiện
tượng thời
tiết-thiên tai bất thường trong năm 2013
- Không
ngăn nổi nạn
phá rừng trái phép để trồng
cao su ?
- Giao
rừng cho cộng đồng
cư dân: Một cách bảo tồn
rừng
- Cty
thuộc da Hào Dương bị
ngưng hoạt
động vì gây ô nhiễm môi trường
- Nạn phá rừng trồng
cao su
- Tác
dụng và các thế mạnh
của cây dừa
- Dự án cáp treo lên đỉnh Fansipan tàn phá Vườn Quốc
gia Hoàng Liên
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.