Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Thursday, January 16, 2014

Cơ hội chót của Thủ tướng


Cơ hội chót của Thủ tướng



Tử Chiến Trước Lăng Ba Đình

Nam Nguyên (RFA) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cố gắng cải thiện hình ảnh của ông với công chúng qua thông điệp “đổi mới”. Nhưng đây có thể là cơ hội cuối cùng nếu như chính phủ do ông lãnh đạo tiếp tục chỉ nói mà không làm. Nam Nguyên ghi nhận một số thông tin liên quan.

Lời hứa đầu năm của thủ tướng

Đối với những người quan tâm đến thời cuộc và có trải nghiệm về chế độ Xã hội Chủ nghĩa thì mọi sự đổi mới không thể là quyết định cá nhân của bất kỳ nhà lãnh đạo nào.

LS Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội từ Hà Nội nhận định:

“Đưa những vấn đề mới, đòi hỏi những vấn đề mới như thế, tôi cho rằng đặt ra ở một vị trí như thế thì nên đấu tranh từ trong Đảng chứ không phải là hô hào. Ở Việt Nam không có câu chuyện lãnh đạo nào đứng hô hào để tranh thủ ý kiến cử tri, ý kiến nhân dân…không có cái đó mà phải có sự thống nhất.

Đó là một dấu hiệu lạ…đúng là lạ, cho nên người ta đòi hỏi là ông Thủ tướng phải điều hành kinh tế là chính; rồi phải cầm trịch trong việc đấu tranh chống tham nhũng; rồi phải triển khai chương trình của mình cụ thể; Người ta đòi hỏi cái đó nhiều hơn là chuyện đòi hỏi thay đổi thể chế chính trị, đọc cái đó thì ai cũng biết là đòi hỏi thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam là câu chuyện cần phải bàn một cách thận trọng.”

Thông điệp “đổi mới” mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gởi tới quốc dân vào đầu năm 2014 xác định động lực cải cách không còn phát huy tác dụng, không đủ mạnh nên cần đổi mới thể chế, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Chưa khi nào ông Nguyễn Tấn Dũng lại hứa hẹn cho người dân nhiều quyền đến vậy, như được tham gia xây dựng chính sách, thực hiện quyền của dân để bầu cử trực tiếp, quyền tiếp cận thông tin, quyền giám sát.

Thủ tướng còn cam kết Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan Nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch. Về kinh tế Thủ tướng cam kết xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp nhà nước, tôn trọng cạnh tranh bình đẳng và đề cập tới khái niệm Nhà nước kiến tạo phát triển, nhà nước không làm thay mà tạo điều kiện cho xã hội phát triển.

* (từ trái)Cựu Đại sứ Nguyễn Trung, GS Hoàng Tụy, GS Đặng Hữu, GS Chu Hảo, TS Nguyễn Sĩ Dũng, TS Phạm Gia Minh, cựu Đại sứ Đinh Hoàng Thắng, Nguyễn Khắc Mai, Trần Đức Nguyên, Vũ Quốc Tuấn, TTK tòa soạn TT Xuân Trung, ông Nguyễn Thái Nguyên, TS Lê Đăng Doanh

Những gì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra trong thông điệp đầu năm 2014 quá tốt đẹp. Hoàn hảo đến mức độ mà nhiều người cho là chơi chữ, hoặc chỉ là nỗ lực sửa đổi lại hình ảnh một Thủ tướng thất bại trong điều hành kinh tế và để tham nhũng tràn lan. Tuy vậy, thông điệp Nguyễn Tấn Dũng lại được tán dương và bày tỏ nhiều hy vọng từ chính một số nhân sĩ trí thức, những người từng phê phán ông rất nặng nề trong quá khứ.

Trao đổi cùng chúng tôi, TS Phạm Chí Dũng, nhà nghiên cứu và nhà bình luận ở TP.HCM cho rằng trong Đảng và Chính quyền Việt Nam chia ra hai nhóm gọi là nhóm kiên định và nhóm lợi ích.

“ Vào năm 2012 ông Nguyễn Tấn Dũng bị dư luận chê trách và nhiều người ghét cay ghét đắng qui ông ấy là tội đồ gây ra nền kinh tế suy sụp tham nhũng chưa từng thấy. Nhưng đến đầu 2013, sau phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng không chỉ đảng viên mà còn cả nhân dân cũng suy thoái về mặt nhận thức đối với Đảng. Từ đó bùng nổ sự kiện nhà báo Nguyễn Đắc Kiên ở báo Gia đình Xã hội có thư phản ánh trên mạng rất gay gắt rất chua xót về ông Nguyễn Phú Trọng. Đột nhiên sau đó có một sự chuyển biến tư tưởng trong dân chúng một cách kỳ lạ, người ta bắt đầu suy nghĩ về nhóm kiên định nhiều hơn là nhóm lợi ích và cho đến bây giờ lại có một sự chuyển đổi màu sắc khá rõ rệt là, có một số người trước đây căm thù nhóm lợi ích thì bây giờ lại nghiêng về quan điểm là thôi thì đàng nào cũng xấu cho nên trong hai cái xấu đành phải chọn cái nào đỡ xấu hơn. Tại vì ở Việt Nam bây giờ không còn cái đặc quyền để có thể lựa chọn cái nào tốt hơn cái nào mà chỉ có thể lựa chọn cái nào đỡ xấu hơn cái nào.”

“Xin Thủ tướng cho tôi tin một lần”

Những điều TS Phạm Chí Dũng chia sẻ có vẻ được chứng minh qua thông tin báo chí. Theo ông Nguyễn Trung, cựu đại sứ nguyên trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt viết trên blog của ông: Tại cuộc gặp mặt đầu năm với báo Tuổi Trẻ ở Hà Nội, thành phần tham dự gồm nhóm 23 gồm những cựu thành viên Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đã tự giải thể và những người thân cận Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nhóm Minh triết phương Đông của ông Nguyễn Khắc Mai, nhóm VIDS và một số nhân vật khác… đã đạt được sự đồng thuận cao trong suốt 4 giờ thảo luận. Đó là: “ Tình hình đất nước đòi hỏi phải làm, thông điệp cho thấy Thủ tướng muốn làm thật. Khép lại mọi vướng mắc trong quá khứ, cả nước đồng lòng cùng sắn tay, nhất định làm được! Đừng thụ động chờ đợi.”

Trò chuyện với chúng tôi, TS Phạm Chí Dũng đề cập tới xu hướng đang lớn mạnh mong muốn có sự thay đổi triệt để ở Việt Nam. Ông nói:

Ở Việt Nam hiện nay cũng đang có một luồng suy nghĩ một tâm lý hy vọng về việc ai đó, có thể là Nguyễn Tấn Dũng hoặc là ai đó có thể trở thành một Gorbachev hoặc một Boris Yeltsin để có thể xoay chuyển tình hình đất nước

TS Phạm Chí Dũng

“Có lẽ trong những gương mặt hiện nay người ta thấy rằng chỉ có ông Nguyễn Tấn Dũng mới có khả năng để cải cách mà thôi. Tất nhiên từ cải cách chưa dùng tới, nếu có chỉ là cải cách kinh tế. Còn trong thông điệp của mình ông Nguyễn Tấn Dũng chưa chạm tới từ cải cách, càng chưa đụng chạm tới cải tổ và ông ta chỉ dùng từ đổi mới thể chế thôi. Đó là từ khá nhẹ nhàng đại loại như perestroika ở Liên Xô những năm 1986 khi Gorbachev bắt đầu nắm quyền và cũng nên nhắc lại perestroika chính là tâm điểm khởi nguồn điểm đã tạo nên cuộc thay đổi kinh hoàng chưa từng thấy trong thế kỷ 20 đối với một chủ nghĩa, một hệ tư tưởng, một hệ ý thức.

Đặc biệt lại nhấn sâu vào sự kết thúc gần như trên phạm vi toàn cầu của chủ nghĩa cộng sản, trước mắt là ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Cho nên ở Việt Nam hiện nay cũng đang có một luồng suy nghĩ một tâm lý hy vọng về việc ai đó, có thể là Nguyễn Tấn Dũng hoặc là ai đó có thể trở thành một Gorbachev hoặc một Boris Yeltsin để có thể xoay chuyển tình hình đất nước.”

Từ chỗ gần như hoàn toàn bị chán ghét mất niềm tin từ nhân dân và thành phần nhân sĩ trí thức, nay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại có thể khoác vào mình bộ áo đổi mới và đạt được sự ủng hộ nhất định. Nhưng có thể đây là cơ hội cuối cùng để ông trở thành một Thủ tướng đổi mới thực sự. Nói như tác giả Nguyễn Trung Chính trên Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự “Xin Thủ tướng cho tôi tin một lần” .

Nam Nguyên
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/last-cha-for-pm-01142014074142.html


Thông báo của No-U Hà Nội về Lễ Tưởng Niệm 40 Năm Ngày Trung Quốc Xâm Chiếm Hoàng Sa

Hoà chung không khí tưởng niệm của nhân dân Việt Nam toàn thế giới.

Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung.

Dựa trên quyền con người cơ bản là quyền tự do bày tỏ quan điểm, bao gồm quyền tự do bày tỏ lòng yêu nước, tự do thờ phụng và tưởng nhớ những chiến sĩ đã hi sinh bảo vệ Tổ quốc.

Với thực tế không thể chối cãi là Trung Quốc đã xâm lược, chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa và đang tiếp tục gây hấn, xâm lấn và thôn tính nước ta một lần nữa.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào hãy tham gia Lễ tưởng niệm 40 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa 17-19/01/1974!

Thời gian: Từ 8h30 - ngày 19/01/2014

Địa điểm: Tại tượng đài Lý Thái Tổ - Hồ Gươm - Hà Nội

Hãy đến với chúng tôi để chứng tỏ với cộng đồng quốc tế Hoàng Sa mãi mãi là của Việt Nam, để tưởng nhớ các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc và để khẳng định chúng ta không sợ hãi trước bất kỳ sự đe doạ nào khi bày tỏ lòng yêu nước của mình!

Đề nghị UBND thành phố Hà Nội cùng các lực lượng chức năng đảm bảo an toàn cho buổi lễ, không tổ chức lễ hội, hát hò, vui chơi thể thao trong khu vực quanh Hồ Gươm và không cản trở, gây khó dễ cho những người tham gia buổi tưởng niệm này.

17-19/01/1974 - Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa

Nhân dân Việt Nam không bao giờ quên!

Anh em No-U Hà Nội

Trân trọng kính báo!




Thursday, January 9, 2014

Mt ách hai tròng!

QLB

Chưa bao giờ dân Việt Nam lại khốn khổ như bây giờ!. Một mặt phải lo đối đầu với cái thể chế độc tài toàn trị, tự tung tự tác với hành xử luật rừng, hiếp đáp chính dân mình, tham nhũng, nhũng nhiễu lan tràn. Mặt khác phải gánh chịu những thái độ ngang ngược, hống hách của bọn Tầu phù, ngang nhiên cướp đảo, cướp đất, qua cái gọi là "Đường lưỡi bò chín đoạn", ngạo mạng ra thông báo cấm ngư phủ Việt Nam đánh bắt ngay trên vùng biển có chủ quyền từ ngàn đời do cha ông để lại. Tự do tống thải chất độc hại, thực phẩm, hàng hóa vào Việt Nam để phá nát tan nền kinh tế quốc nội với mục đích tàn sát dần mòn dân tộc này một cách không tình người, không thương tiếc.
Từ ngàn xưa, nước ta tuy có bị nô lệ thuộc Tầu nhưng vua quan, những người cầm nắm vận mệnh con dân vẫn luôn một lòng vì dân vì nước, luôn sát cánh cùng dân để gánh chịu, chia sẻ những nỗi khổ đau lầm than, luôn cùng dân nuôi ý chí phục thù rửa hận để vùng lên chiến đấu, giành lại nước nhà. Ngoại trừ trường hợp cá biệt như Lê Chiêu Thống đã cúi đầu thông đồng với giặc, một vị hôn quân đã bị gắn chết một cái tên "cõng rắn cắn gà nhà", "rước voi dày mả tổ" mà lịch sử vẫn còn ghi nhớ và nguyền rủa cho đến tận thiên thu.

Lịch sử cận đại hôm nay, xuất phát từ cái ngày gọi là "Cách mạng mùa thu", những tên vô Thần, vô Đạo, vô Tổ Quốc mà kẻ dẫn đầu là Hồ Chí Minh cùng đám hậu duệ sau này đã liên tục bán đứng Tổ quốc và Dân tộc, đày đọa muôn dân vào vực thẳm thống khổ triền miên qua đấu tố "Cải cách ruộng đất. Xét lại chống đảng, Đánh chiếm miền Nam, Đánh phá tư sản, đày dân kinh tế mới, trả thù quân cán chính VNCH, ngấm ngầm phản quốc qua Hội nghị thành đô 1990" cũng như liên tục cúi đầi qui Hán cho đến hôm nay và có lẽ, mãi đến ngàn sau.

Bất cứ những ai đã từng sinh ra, lớn lên và sống trong giai đoạn lịch sử thê thảm này, đều phải chịu đựng những hệ lụy mà chính đảng cộng sản đã gây ra. Người may mắn thì đã được vượt thoát, tránh khỏi bàn tay hung thần, cho dẫu họ phải trả những cái giá quá đắt qua con đường vượt biển, vượt biên hầu mong thấy tự do.

Đại đa số đồng bào, khối người kém may mắn thì phải đành ở lại, trực diện với lũ mọi rợ, với kham khổ, với vô vàn uẩn ức, ăn không có mà nói thì cũng không. Hằng đêm phải nơm nớp lo sợ ngay cả tiếng chó sủa, tâm tư luôn lo ngại, không biết mình đang mắc tội gì và ngày nào thì sẽ bị vô tù!. Toàn dân tộc đã triền miên ngập chìm trong lo lắng sợ hãi.

Cuộc sống đầy ảm đạm, tang thương trùm phủ, mạng con người còn thua cả con thú ở xứ sở văn minh. Nơi đây, người ta như những thây ma vất vưởng, phải tranh giành sự sinh tồn trong hè hạ đớn đau. Phải học tập gian dối và lừa lọc vì dưới cơ chế mụ mị này, gian xảo là lẽ sống duy nhất, những ai nêu lên sự thật, còn có nghĩa là tội, là tù.

Chưa bao giờ con người Việt Nam cô đơn, hận tủi như bây giờ!. Sống trong một xã hội mà nhà nước phải chịu chi phối bởi một hung đảng độc tài, một đảng gồm những con người quyền thế, chỉ biết cho đảng mình, thứ dân là lớp người phải bị trị, phải tận tụy cuí đầu cúc cung. Ngày đêm phải chịu đựng loa đài như cưỡng bức phải nghe, cán bộ nhà nước nói, dẫu sai dẫu đúng, đều cũng phải tuân phục. Một xã hội mà báo đài, ý kiến cá nhân về Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền...đều bị khước từ.

Cho mãi đến hôm nay, người dân vẫn sống trong vô vọng. Trước tình trạng lấn chiếm ngang ngược của bọn bành trướng hung hãn phương Bắc, họ tự tuyên bố biển đảo thuộc về chủ quyền của Việt Nam là của họ!.

Những lớp người chịu đựng này, gồm có: 

-Ngư phủ, giặc muốn bắn, cứ bắn, muốn giết, cứ giết, muốn tông chết, cứ tông, muốn tịch thu sản phẩm tôm cá, ngư cụ, muốn đòi tiền chuộc thì cứ làm. Họ là những con dân cô đơn, tội tình, bởi lẽ trong hoạn nạn, cùng khó, họ không hề được sự bảo vệ, bênh vực hay trợ giúp từ phía chính quyền. Ngươc lại, một sự thật phủ phàng, họ đã bị bỏ rơi, làm ngơ từ cái gọi là chính phủ của họ.

-Nông dân, Phải đầu tắt mặt tối, trên nắng dưới nóng, cơm cháo hẩm hiu, đói khát, trong khi các quan chức lại tiệc tùng nhậu nhẹt say sưa, tiền bạc tiêu chi vô tội vạ. Nông dân phải đổ mồ hôi trộn nước mắt, chịu áp bức, cắt xén từ con buôn vô đạo đức, để có được chút tiền mà đóng thuế, chi trả cho những tiêu khiển vô lường. Họ không còn sự lựa chọn nào khác là chấp nhận cho con phải thất học, phải cày thuê cuốc mướn, chăn trâu chăn bò. Họ là những con người phải sống trong cuộc sống hẩm hiu.

-Công nhân, Không ai còn xa lạ gì với hàng hàng lớp lớp những thanh niên phải lao động cật lực, phải bị hăm dọa, chửi bới, ép buộc làm thêm giờ dưới sự bóc lột tàn nhẫn, xong với những mức lương tệ bạc, không thể đắp đổi với cuộc sống cho bản thân chớ chưa hề nghĩ đến tích lũy, phát triển làm giàu.

-Sinh viên, học sinh, phải chịu đựng, cần cù, đó khổ. Bậc cha mẹ nghèo khó đã phải chắt chiu vét sạch để chi phí cho con cái, sinh viên, học sinh, đêm phải ngủ gạch, ngày phải lót dạ bằng mì tôm cho qua ngày đoạn tháng. Biết bao chi phí tốn kém để khi tốt nghiệp ra trường phải đối mặt với sự vòi vĩnh chung chi...mới mong có được việc làm với đồng lương rẻ mạt.

-Doanh nhân, cơ sở buôn bán, phải chịu đựng với chuỗi nhiêu khê. Nào kiểm tra của bọn cán bộ quản lý thị trường, hạch sách từ bọn côn an kinh tế môi trường, tất cả đều phải chung chi cho bọn này bỏ túi riêng một cách trắng trợn. Chung chi phần trăm cho đám ngân hàng để vay vốn, thuế vụ siết chặt, trăm dâu đổ đầu tằm, để rồi cuối cùng chịu không thấu, đành phải vỡ nợ, sập tiệm.

-Tài xế xe các loại, phải đau đớn đối diện với những hung thần đứng đường béo phệ, vi phạm hay không vi phạm giao thông, đều phải dâng nhang để cúng vái cho những hung thần CSGT.

Thành phần còn lại trong xã hội là bọn quan chức, cán bộ đảng viên, "còn có tên là thành phần quí tộc đỏ". Đám này là bọn ăn trên ngồi trốc, không trực tiếp lao động, sản xuất ra của cải, vật chất cho xã hội, nhưng ăn tiêu, chi phí là sang bảnh nhất, vô tội vạ nhất. Bọn thống trị này là những tội đồ đã đưa đất nước đến tụt hậu, đẩy toàn dân vào chốn lầm than đau khổ triền miên.


Hôm nay, Bọn ngang ngược Tàu phù lại tự ý ban pháp lệnh, lệnh mới này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2014.Theo qui định mới, tất cả các tàu đánh cá nước ngoài đi vào khu vực quản lý hành chánh mới của Hải Nam phải có sự cho phép của giới hữu trách Trung Quốc. Qui định mới còn nói rằng tàu nào vi phạm sẽ bị xua đuổi, cá tôm bắt được sẽ bị tịch thu và bị phạt vạ với tiền phạt lên tới 82.600 đô la; và trong một số trường hợp, tàu đánh cá có thể bị tịch thu và thủy thủ trên tàu sẽ bị truy tố theo luật pháp Trung Quốc.

Theo qui định mới, tất cả các tàu đánh cá nước ngoài đi vào khu vực quản lý hành chánh mới của Hải Nam phải có sự cho phép của giới hữu trách Trung Quốc. (*)

Biết được vụ này, với một bài viết nghiêm túc, "văng tục" là những điều nên tránh, nhưng tác giả vẫn muốn chửi một câu cho đã giận: "Mẹ kiếp chúng mày, bọn nhà nước Tầu phù ngang ngược".Trời không dung, đất sẽ không tha. Phách lối, láu cá quá, thế giới sẽ đập cho chúng mày tan từng mảnh, rồi thì đừng có khóc nghe chưa lũ quân khốn nạn.

Như đã nêu trên ở phần mở đầu, chưa bao giờ người dân Việt Nam, gồm những người thấp cổ bé họng, những nhà dân chủ ước muốn đứng lên để đấu tranh hầu mong giành lại Tự Do, Độc Lập, Nhân Quyền và Chủ Quyền của quốc gia lại gặp những khó khăn khốn khổ như bây giờ. Một mặt phải trực diện với nội thù phản quốc, manh tâm theo giặc, rước voi dầy mả tổ. Một mặt phải uất hận trước sự ngang ngược hung hăng của bọn giặc ngoại xâm.

Trời cao ơi, có thương xót cho dân tôi không? Thượng đế ơi!. Có thấu chăng cho người Việt Nam này?.


Nguyên Thạch


No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List