Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Thursday, January 23, 2014

Gạo cứu đói ngày Tết


Go cu đói ngày Tết

Nhóm phóng viên tường trình t Vit Nam
2014-01-16
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
01162014-rice-to-sav-fam-ny.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Nhận gạo cứu tế ngày giáp Tết của một tổ chức Việt Kiều
Nhận gạo cứu tế ngày giáp Tết của một tổ chức Việt Kiều
RFA
Tết về, hai từ ấy khiến lồng ngực trở nên ấm hơn và huyết quản luân lưu khác thường theo nhịp quay vũ trụ, đất trời. Tết về, nếu như người khá giả hối hả chuẩn bị cúng tất niên để hoàn tất một năm làm ăn, báo cáo trời đất, ông bà về thành quả của một năm lao động, kinh doanh… Thì với người nghèo, Tết về, câu hỏi đầu tiên và luôn ám ảnh họ mỗi sớm mai thức dậy là “lấy gì mà ăn Tết đây?”. Và cũng trong dịp này, những bao gạo cứu đói đối với người dân  Vân Kiều, Pa-Kô ở Hướng Hóa, Quảng Trị trở nên quí giá một cách lạ thường. Nhưng đằng sau đó lại chứa hàng trăm nỗi khuất tất và nỗi đau của chính những người nghèo này.
Thp thm và lo lng
Bà Hồ Thị Bảy, người Vân Kiều, sống ở Hướng Nghiệp, Hướng Hóa, buồn rầu nói rằng năm nay, không biết gạo cứu tế có về được đến gia đình mình hay không, vì muốn có gạo cứu tế, dù ít hay nhiều cũng phải thân thiết với cán bộ chính quyền, cán bộ thôn, xã. Nhiều năm rồi bà Bảy để ý thấy người nào biết nịnh cán bộ, thân thiết với họ thì không nghèo, không đói đi nữa, Tết vẫn có gạo cứu tế mang về nhà.
Còn mt người nghèo kh như bà, làm sao mà có th quen biết được vi cán b, mun quen biết vi cán b thì ít nht phi có chút tin git lưng đ mi h chai rượu, gói thuc, có như vy h mi thương tình mà đ ý ti mi khi có quà cu tr, quà cu tế. Đằng này bà nghèo quá, quanh năm thui thủi vào rừng hái măng, tìm rau rừng đi bán để mua gạo mà độ nhật, tiền không có, mọi thứ đều không có, phận nghèo mãi cứ là phận bần hàn, không ai thân thiết. Ngay cả những bao gạo cứu tế cũng muốn bỏ người nghèo như bà mà đi đến chỗ sang hơn.
Những phần quà, lương thực cung cấp cho người nghèo thường bị ăn chặn từ trên. Còn những người họ có quen biết họ hàng, hoặc này nọ với những người có quyền phân phát lương thực cho người nghèo thì họ sẽ nhận được lương thực mặc dù họ không nghèo. Cái trường hợp ấy nó bình thường và phổ biến rồi
Hồ Mậu Trung
Một người tên Hồ Mậu Trung, là người đồng bào Pa – Kô, năm nay 45 tuổi, lắc đầu nói: “Thì đa phn nhng h rt rt nghèo mi được quy vào h nghèo, còn có nhng h cũng nghèo nhưng không được quy vào h nghèo nên h không nhn được nhng phn dành cho người nghèo. Nhng phn quà, lương thc cung cp cho người nghèo thường b ăn chn t trên. Còn nhng người h có quen biết h hàng, hoc này n vi nhng người có quyn phân phát lương thc cho người nghèo thì h s nhn được lương thc mc dù h không nghèo. Cái trường hp y nó bình thường và ph biến ri. Đó là s bt công mà ai cũng biết.”
Ông Trung nói thêm là trong mùa mưa vừa qua, căn nhà của ông, chỗ tá túc của một người mẹ già, ba đứa con nhỏ và hai vợ chồng ông đã bị dột nát không còn gì để nói, tối ngủ, ông phải dùng tấm áo mưa che trên trần mùng để nước khỏi dột vào mặt ba đứa con nhỏ. Bây giờ, ngày hết Tết đến, gia cảnh nghèo khổ nhưng công việc thì bấp bênh, bữa được bữa mất, mẹ và vợ ông sức khỏe cũng ốm yếu, chỉ biết trông cậy vào mỗi mình ông. Tết đến, với ông là một thời gian chất đầy tâm trạng và nỗi buồn, cái ăn còn thiếu thốn, chẳng biết giấc mơ sắm bộ áo quần mới cho các con nhỏ đến bao giờ mới thực hiện được.
Người Vân Kiều nghèo đi bán măng và chuối rừng ở chợ quốc tế Lao Bảo. RFA
Người Vân Kiều nghèo đi bán măng và chuối rừng ở chợ quốc tế Lao Bảo. RFA

Thế nhưng chưa bao giờ gạo cứu tế ghé đến nhà ông, bởi vì nhà ông lợp tôn, tuy vách phên rách nhưng lại được xây móng bằng gạch nên cán bộ nói rằng nó không thuộc tiêu chuẩn nhà nghèo. Đã là nhà nghèo đúng tiêu chuẩn thì phải nhà tranh, vách đất rách bươn, đã là hộ đói thì phải xanh da tím bao tử vì không có ăn mới gọi là nghèo đói. Thế nên ông không có tiêu chuẩn gạo cứu tế.

Ông không buồn vì điều này, vì dù sao chăng nữa, trong con mắt của nhà nước, chính quyền địa phương, ông đói mặc ông chứ họ vẫn không xem ông là người nghèo đói, đó cũng là chút an ủi cho một người khó khăn như ông, và đó cũng là chút danh dự tuy hiếm hoi mà chính quyền đã dành cho dân nghèo. Nhưng ông thy khôi hài và l bch khi nhng người thân ca cán b nhà nước nhà ca kiên c, xe c năm by chiếc, bàn ghế toàn g quí, vy mà đến khi có cu tr, cu tế, h vn ngang nhiên cưỡi xe đi nhn quà dành cho người nghèo. Điều này làm ông thấy nhục cho cái chữ người nghèo vì nó không còn thành thật và đã đánh mất lòng tự trọng.
Nhưng ông thấy khôi hài và lố bịch khi những người thân của cán bộ nhà nước nhà cửa kiên cố, xe cộ năm bảy chiếc, bàn ghế toàn gỗ quí, vậy mà đến khi có cứu trợ, cứu tế, họ vẫn ngang nhiên cưỡi xe đi nhận quà dành cho người nghèo. Điều này làm ông thấy nhục cho cái chữ người nghèo
Ông Trung
Ming nhà quan có gan có thép
Ông Hồ Chí Hoài, người luôn xem Chủ tịch Hồ Chí Minh là thần tượng, là vị thánh sống trong thời kháng chiến, thời đó ông còn là một cậu bé giao liên nhỏ nhắn noi gương Kim Đồng, ông đã cống hiến một cách không suy nghĩ tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp của Đảng. Và sự cống hiến của ông mang một niềm tin sắt đá rằng sau này người nghèo sẽ có cơm no áo ấm, không còn người bóc lột người, con người sống hòa ái với nhau. Việc ông khai mình họ Hồ cũng như bao đồng bào Pa-Kô, Vân Kiều khác tự nguyện lấy họ Hồ làm họ của mình không nằm ngoài lý tưởng này.
Thế nhưng, hiện thực phũ phàng bày ra đầy trước mắt ông, người nghèo đến nỗi không có gạo mà nấu vẫn không được nhà nước đoái hoài đến, trong khi đó những kẻ có quyền thế vẫn ăn trên ngồi trốc, ngày thường đã rượu thịt ê hề, ngày Tết thì miễn bàn, mọi thứ chung quanh họ chẳng khác nào cung điện thời ông hoàng bà chúa.
Lại một mùa cứu tế nữa đang về, mong sao những người nghèo được nhận tấm lòng thơm thảo của các mạnh thường quân! Và những người nghèo được nhận cứu trợ nhà nước để có cái mà ăn ba ngày Tết
Ông cm thy nhc vì mình đang nhn đng lương hưu mi tháng, bi đng lương hưu ca ông nó chng minh rng ông đã có công trng phc v cho mt chế đ không thành tht và bi ước vi nhân dân. Nhưng nói thì nói vy, ông cũng phi mang s đi nhn, vì ông biết rng nếu ông không nhn nó, ch làm cho bàn rượu ca đám quan chc tham lam có thêm mt dĩa mi l và cũng chng làm thay đi được tình hình hin ti.
Tháng Chạp dần tiến vào trung tuần của nó, điều này cũng đồng nghĩa với các hoạt động đón Tết đang dần nóng lên, vạn vật khởi sắc, đâm chồi, nảy lộc, đơm bông… Thế nhưng, với những người nghèo, người thiếu ăn, tháng Chạp về luôn chất nặng những ký ức buồn và huyễn hồ của những tháng Chạp xa lắc xa lơ. Những tháng Chạp bần cùng và đeo đẳng cái nghèo, cô đơn vì thiếu ăn.
Lại một mùa cứu tế nữa đang về, mong sao những người nghèo được nhận tấm lòng thơm thảo của các mạnh thường quân! Và những người nghèo được nhận cứu trợ nhà nước để có cái mà ăn ba ngày Tết, bởi dẫu sao chăng nữa, trong những bao gạo cứu trợ, cứu tế, cũng có một phần không nhỏ mồ hôi, nước mắt của dân nghèo thông qua thuế!
Nhóm phóng viên tường trình t Vit Nam.




No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List