Những tấm lòng nghèo, nhưng hoá vàng
mpd.
Những người bán ve chai già cả,
quanh năm sống nhờ vào những món đồ cũ nát…Thế nhưng, họ sẵn sàng, tự nguyện
góp thêm vài cân gạo, mớ rau…đùm bọc nhau lúc sớm trưa.
|
Bà
cụ bán ve chai này nhất định không chịu ăn cơm miễn phí tại quán
|
Xúc
động tờ 5 ngàn của bà cụ bán ve chai
Một buổi trưa tháng Chạp, chúng tôi ghé thăm quán cơm chay
Thiên Phước trên đường Nguyễn Chí Thanh, P.16, Q. 11 – nơi bán cơm chay với giá
chỉ 5.000 đồng cho những người lao động nghèo. Tiếp chúng tôi là anh chủ quán
Trần Phước Hoà (38 tuổi) giản dị trong quần jean, áo phông tại quán café đối
diện quán. Anh ngồi đây vừa thư giãn khi quán vãn khách, vừa xem hôm nay có
vắng bóng một ai không. Rồi anh thở dài: “Vẫn không thấy bà cụ bán ve chai đâu
cả”.
|
Bà
cụ năm nay đã 82 tuổi, sống bằng nghề bán ve chai
|
Anh giải thích, đó là bà cụ đã 82 tuổi bán ve chai từng nhiều
lần đến quán Thiên Phước để ăn cơm chay. Thấy bà cụ già cả vẫn phải lang thang
khắp các ngõ ngách Sài Gòn mưu sinh, anh Hòa cảm thấy xót lòng nên quyết định
sẽ không lấy tiền cơm của bà cụ.
Thay vì vui mừng, bà cụ dúi vào tay anh đồng 5.000 phẳng
phiu và nói: “Bà còn khỏe, mỗi ngày vẫn kiếm được đồng ra đồng vào. Con hãy cho
bà góp những đồng tiền này cho những người nghèo hơn”. Anh Hòa nhất định không
cầm. Từ đó đến nay cũng gần 2 tuần, bà cụ giận anh, không ghé quán ăn cơm, thậm
chí cũng không đi ngang qua con đường này nữa. “Điều này khiến tôi khổ sở và
buồn tủi vô cùng vì đã phụ tấm lòng bà cụ”, anh Hòa rầu rĩ nói.
|
Dù
chỉ bán vé số nhưng anh Hòa tự nguyện góp thêm chút gạo và hộp đựng cơm cho
quán
|
Đang dở câu chuyện thì xuất hiện một người đàn ông dáng
người nhỏ thó, da sạm đen, một tay cầm xấp vé số, đẩy một cậu bé bị bại liệt
nằm trên xe ghé vào quán cơm. Vừa thấy mặt chủ quán, anh vừa tươi cười chạy lại
vác bao gạo nặng chừng 50kg đem vào quán cùng những hộp xốp đựng cơm. Anh Hòa
liền thảng thốt: “Trời ơi! Sáng giờ anh bán được nhiều không mà đem chi gạo vô
đây dữ vậy?”.
“Được 50 ngàn đó chú. Cho tôi góp cùng với mấy cô mấy chú
trong này ít gạo để chung vui cùng mọi người. Sắp đến Tết rồi mà”, người đàn
ông này nói.
Theo chủ quán, người đàn ông này tên Nguyễn Văn Hòa, 40
tuổi, là khách quen của quán. Hàng ngày, anh đi bán vé số cùng với đứa con bại
liệt. Nhiều người thương tình đã góp tiền bạc đưa cho hai bố con nhưng anh một
mực từ chối. Bởi theo anh: “Tôi vẫn có thể lao động nuôi sống mình và con thì
không thể nhận tiền của người khác cho. Chỉ khi nào tôi không còn tiếp tục lao
động được nữa mới nhận sự giúp đỡ của người khác”.
Quán
cơm chay tình người
Theo anh Hòa chủ quán, đây không phải là lần đầu tiên quán
nhận được sự giúp đỡ của những người cũng nghèo từ trứng nước nghèo ra. Một bà
cụ bán chuối 88 tuổi cũng thường xuyên đến quán ăn cơm nhưng nhất định không
chịu ăn miễn phí. Một chị bán hàng rong thỉnh thoảng ghé quán đưa mớ rau, chai
nước tương…
|
Quán
cơm này luôn tấp nập người lao động nghèo đến ăn
|
“Những món quà ấy đối với nhiều người chẳng đáng là bao
nhưng đối với người nghèo thì đây là một khoản tiền lớn. Thế nhưng họ vẫn luôn
sẻ chia. Tôi trân trọng họ vô cùng”, anh Hòa xúc động nói.
Thấy những cảnh này, tôi không khỏi lạ lùng và tự hỏi vì sao
quán ăn này lại chiếm được cảm tình của nhiều con người ấy đến vậy. Tôi cứ nghĩ
“cơm chay 5 ngàn” thì đơn sơ lắm vì tiền nào của nấy. Nhưng hóa ra lại không
phải vậy!
Để có được khoảng gần 300 suất cơm mỗi ngày, một nhóm hơn 6
người tình nguyện và 2 bếp chính, mọi người phải dậy từ khá sớm. Đặc biệt, chủ
quán tự tay đi chợ lựa từng mớ rau để chế biến mấy món chay.
|
Đó
hầu hết là những người bán ve chai, hàng rong, vé số...
|
Sau hơn 2 tiếng đồng hồ chuẩn bị, cơm và thức ăn nấu chín
được chia thành từng suất trên các khay nhựa đặt ngay ngắn trên các kệ sắt
trông rất sạch sẽ, ngon miệng. Tầm 10 giờ sáng là quán bắt đầu đông khách và
các suất ăn sẽ hết tầm 12h trưa. Những người tình nguyện lại loay hoay dọn dẹp,
thu xếp bàn ghế, vệ sinh quán. Công việc tuy nặng nhọc, vất vả nhưng ai cũng
nhiệt tình, không một chút nề hà gì cả. Hôm nào khi quán đã vãn khách mà còn dư
thức ăn thì mọi người sẽ cùng ngồi lại ăn cơm, còn hôm nào không còn gì thì ai
về nhà ấy ăn cơm trưa.
Theo cậu sinh viên tình nguyện tại quán, hầu như ngày nào
cũng hết sạch cơm nên họ cũng không ăn trưa luôn. Mặc dù quán mới khai trương
vào tháng 9/2013 nhưng đến nay đã trở thành địa điểm không thể thiếu của người
lao động nghèo. Có một đặc điểm là quán mở gần vựa ve chai Lò Siêu, Q.11 nên
hàng ngày luôn tấp nập người đi lượm ve chai qua lại rồi thành quen lúc nào
không hay.
|
Ngoài
ăn trong quán, quán Thiện Phước còn mang cơm cho những người chưa kịp đến
|
Cô Phạm Thị Kim, 62 tuổi, quê Quảng Ngãi vừa ăn tại quán cho
biết, ngày đầu tiên mở quán cơm này, cô nghĩ chắc là đắt tiền lắm. Thế nhưng,
đến ngày thứ 2, tấm biển “cơm chay 5.000 đồng” đập vào mắt khiến cô vào ăn thử
và ăn miết đến tận bây giờ. Cô nói: “Cơm ở đây vừa rẻ vừa ngon, vừa no cái
bụng. Ngày trước ăn bậy bạ, lúc thì bánh mì, hủ tiếu, khi cơm 10 ngàn nhưng cứ
đi được một chặp lại đói hoa con mắt”.
|
Anh Hòa tâm sự: “Tôi không giàu có gì chỉ nhưng cũng muốn
góp một phần nhỏ để cuộc sống của những người lao động nghèo khổ đỡ vất vả nhọc
nhằn. Ban đầu tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn cứ tích góp dần dần rồi bạn bè,
người thân cũng ủng hộ thêm vào. Cũng may mắn, giờ có các tình nguyện viên nên
cũng đỡ vất vả hơn. Sắp tới, tôi sẽ mở thêm máy lạnh cho bữa cơm của mọi người
thêm tươm tất”
Ở đất Sài Gòn nhiều bon chen mà vẫn có những người như anh
Hoà, cô bán ve chai…thì thật ấm lòng cho những người con xa quê kiếm miếng cơm
manh áo nơi đất khách quê người.
Thúy
Ngà
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.