Gia
đình lãnh đạo Trung Quốc tẩu tán tài sản ra nước ngoài
Điều Tra Công Ty Mỹ Mướn
Thái Tử Đảng
Tin liên hệ
- Tướng
Trung Quốc bị tố cáo tích lũy của cải bất hợp pháp
- Luật
sư nhân quyền Hứa Chí Vĩnh bị đưa ra xét xử về tội 'gây rối'
- Cảnh
sát TQ câu lưu nhà tranh đấu người Uighur nổi tiếng
- Trung
Quốc xác nhận vụ thử nghiệm phi đạn siêu thanh
CỠ CHỮ
22.01.2014
Một cuộc điều tra do một nhóm ký giả có trụ sở tại Hoa Kỳ thực
hiện cho thấy những người thân thuộc trong gia đình các nhà lãnh đạo hàng đầu
Trung Quốc, kể cả thân nhân của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đã thành lập
các công ty ở nước ngoài để che giấu khoản tài sản khổng lồ của họ.
Báo cáo của Tổ chức Ký giả Điều tra Quốc tế – gọi tắt là ICIJ, phổ biến hôm nay được dựa trên những thông tin trích ra từ hơn 2 triệu rưỡi tài liệu bị tiết lộ, cho thấy lý lịch của những chủ nhân các doanh nghiệp và các quỹ tín thác ở nước ngoài.
Người anh em rể của Chủ tịch Tập Cận Bình và cựu Thủ Tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nằm trong số những người được nêu đích danh.
Thân nhân gần gũi của cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và cựu Thủ Tướng Lý Bằng, cũng như của cố lãnh tụ Đặng Tiểu Bình cũng có tên trên danh sách những cá nhân có những tài khoản đầu tư ở nước ngoài.
Hồi năm 2012, tờ the New York Times và hãng tin tài chính Bloomberg của Mỹ đã đăng những bài tường trình rằng gia đình của ông Tập Cận Bình và ông Ôn Gia Bảo sở hữu những khoản tài sản khổng lồ.
Bắc Kinh đã đáp ứng bằng cách lập tức ngăn chặn các trang mạng của các cơ quan truyền thông đó ở Trung Quốc.
Hôm nay, nhà chức trách Trung Quốc cũng chặn trang mạng của Tổ chức Ký giả Điều tra Quốc tế. Ngoài ra, không có một đáp ứng chính thức nào để phản bác bài tường trình đó.
Báo cáo của Tổ chức Ký giả Điều tra Quốc tế – gọi tắt là ICIJ, phổ biến hôm nay được dựa trên những thông tin trích ra từ hơn 2 triệu rưỡi tài liệu bị tiết lộ, cho thấy lý lịch của những chủ nhân các doanh nghiệp và các quỹ tín thác ở nước ngoài.
Người anh em rể của Chủ tịch Tập Cận Bình và cựu Thủ Tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nằm trong số những người được nêu đích danh.
Thân nhân gần gũi của cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và cựu Thủ Tướng Lý Bằng, cũng như của cố lãnh tụ Đặng Tiểu Bình cũng có tên trên danh sách những cá nhân có những tài khoản đầu tư ở nước ngoài.
Hồi năm 2012, tờ the New York Times và hãng tin tài chính Bloomberg của Mỹ đã đăng những bài tường trình rằng gia đình của ông Tập Cận Bình và ông Ôn Gia Bảo sở hữu những khoản tài sản khổng lồ.
Bắc Kinh đã đáp ứng bằng cách lập tức ngăn chặn các trang mạng của các cơ quan truyền thông đó ở Trung Quốc.
Hôm nay, nhà chức trách Trung Quốc cũng chặn trang mạng của Tổ chức Ký giả Điều tra Quốc tế. Ngoài ra, không có một đáp ứng chính thức nào để phản bác bài tường trình đó.
Hé lộ mới về thân
nhân lãnh đạo TQ
Cập nhật: 04:58 GMT - thứ tư, 22 tháng 1, 2014
Một cuộc điều tra lớn trên phạm vi quốc tế thu thập
được nhiều tư liệu tài chính rò rỉ cho thấy thân nhân của giới lãnh
đạo Trung Quốc, trong có cả em rể Chủ tịch Tập Cận Bình, nắm trong
tay nhiều công ty hoạt động ở các 'thiên đường thuế' (tax havens).
Các tài liệu mật này nằm trong 2,5 triệu files mà BấmLiên hiệp Nhà báo Điều tra Quốc
tế (ICIJ) tổng
hợp được. Theo đó, nhiều nhân vật quyền thế trong hệ thống chính trị
Trung Quốc đã lập ra các công ty và tài khoản đặt tại Cook Islands
hoặc British Virgin Islands là những nơi bị coi là có điều kiện trốn
thuế dễ dàng.
Các bài liên quan
- Ôn
Gia Bảo lên tiếng bảo vệ thanh danh
- TQ
điều tra tài sản gia đình thủ tướng
- NYT:
'Nhà thủ tướng TQ kiếm lời to'
Chủ đề liên quan
Trong số đó có ít nhất 15 người thuộc danh sách giàu
có nhất Trung Quốc, đại biểu Quốc hội cũng như lãnh đạo các công ty
nhà nước bị vướng cáo buộc tham nhũng.
Cần phải nói rằng việc lập tài khoản bí mật ở nước
ngoài, kể cả các 'thiên đường thuế', không phải là hành động bất
hợp pháp về luật, nhưng nó gây khó cho việc kiểm toán minh bạch, và
che giấu quy mô tài sản mà giới này nắm trong tay.
Tiếp tục hé lộ
Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2012 đã phải đối
diện với một số cáo buộc chấn động mà các cơ quan truyền thông có
uy tín như The New York Times và hãng Bloomberg đưa ra, trong có đề cập
đến khối tài sản của các ông Tập Cận Bình và cựu Thủ tướng Ôn Gia
Bảo.
Mới đây, ông Ôn Gia Bảo đã phải viết tâm thư khẳng định
mình trong sạch.
Kể từ khi lên nắm quyền, Chủ tịch Tập đã tỏ ra khá
cương quyết và lớn tiếng trong việc bài trừ tham nhũng, không bỏ sót
bất cứ ai từ "hổ báo tới ruồi muỗi" (các tầng lớp khác
nhau trong hệ thống chính trị) để nhằm phục hồi uy tín và tính
chính danh cho Đảng Cộng sản trong một đất nước mà người dân ngày
càng bức xúc về nạn tham nhũng và bất bình đẳng xã hội.
Các tài liệu được ICIJ tiếp cận là từ hai công ty vốn
chuyên giúp khách hàng thành lập công ty, tài khoản và quỹ vốn ở
các nước thuế thấp.
Chúng cho thấy gần 22.000 khách hàng có địa chỉ ở Hoa
lục và Hong Kong, trong đó có công ty địa ốc của em rể ông Tập là
Đặng Gia Huy, và một số công ty đăng ký ở British Virgin Islands của con
trai cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo, Ôn Vân Tùng, và con rể ông là Lưu Xuân
Hàng.
Những cái tên khác được nêu trong điều tra của ICIJ có
Hồ Dực Thời, họ hàng của cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Lý Tiểu Lâm,
con gái cựu Thủ tướng Lý Bằng.
Cuộc điều tra cũng phát hiện rằng các tập đoàn
PricewaterhouseCoopers, UBS, Credit Suisse và một số ngân hàng phương Tây
khác đã đóng vai trò môi giới tí́ch cực cho các khách hàng Trung
Quốc thiết lập tài khoản ở các thiên đường thuế.
Ngành dầu khí của Trung Quốc, vốn là lĩnh vực xảy ra
nhiều bê bối tham nhũng, có liên hệ chặt chẽ với các trung tâm tài
chính nước ngoài. Ba tập đoàn dầu khí hàng đầu của Trung Quốc: CNPC,
Sinopec và CNOOC - đều có quan hệ với hàng chục công ty đặt tại
British Virgin Islands.
Giới chức Trung Quốc hiện chưa bị buộc phải kê khai tài
sản một cách công khai và song song với nền kinh tế 'nổi' chính thức
vẫn tồn tại một nền kinh tế 'chui' giúp giữ bí mật các thương vụ
và tài khoản khổng lồ của các nhà tài phiệt đỏ.
Theo một số ước tính, lượng tài sản trị giá khoảng từ
1 nghìn tỷ tới 4 nghìn tỷ đôla đã bị tuồn ra khỏi Trung Quốc từ năm
2000.
Hố sâu bất bình
đẳng
Trong các tài liệu rò rỉ, nhiều cái tên quyền lực nhất
Trung Quốc được nhắc tới
Nền kinh tế tăng trưởng vũ bão của Trung Quốc đã gây
nhiều bất bình trong dân khi hố sâu trong thu nhập ngày càng giãn
rộng.
100 người trong danh sách giàu nhất Trung Quốc có tổng
tài sản lên tới trên 300 tỷ đôla, trong khi khoảng 300 triệu người còn
ở mức thu nhập dưới 2 đôla/ngày.
Thiếu minh bạch tài sản là một trong những vấn nạn còn
tồn tại trong nước.
Gia đình cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo có lẽ là trường hợp
đầu tiên và liên tiếp bị báo chí phương Tây phanh phui. Mới tháng 11
năm ngoái, tờ New York Times đưa tin rằng một công ty tư vấn do con gái
ông Ôn Gia Bảo - tên Mỹ là Lily Chang, điều hành, đã nhận 1,8 triệu đô
từ tập đoàn JPMorgan của Mỹ .
Vụ này đã khiến nhà chức trách Hoa Kỳ tổ chức điều
tra hoạt động của JPMorgan tại Trung Quốc, trong đó có xem xét quá
trình tuyển dụng của công ty này, vốn bị cáo buộc là chỉ nhằm thu
dụng con cái hay họ hàng của các nhân vật có ảnh hưởng.
Hôm 27/12, ông Ôn Gia Bảo đã gửi tâm thư tới nhà báo Ngô
Khang Dân ở Hong Kong, cựu đại biểu Quốc hội Trung Quốc, để bảo vệ
thanh danh. Ông viết: "Tôi chưa bao giờ liên quan và cũng không bao
giờ liên quan tới việc lạm dụng quyền lực nhằm thu lợi cá nhân vì
các mối lợi như vậy đi ngược lại những gì tôi vẫn tin tưởng".
Thêm về tin này
Các bài liên quan
20.01.14
,
05.11.12
,
26.11.12
,
28.10.12
,
26.10.12
,
Luong
Nguyen
To
Today at 10:12 AM
Kịch bản Trung Quốc vỡ nợ chỉ còn là vấn đề thời
gian. Hậu quả sẽ tai hại hơn so với khủng hoảng ở Mỹ năm 2008-2009.
- Tỷ phú Soros: Kinh tế Trung
Quốc sắp sụp đổ hoàn toàn
- Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt
vì "phép màu kinh tế"
- Bí mật về ‘chiến tranh kinh tế’
của Trung Quốc
Nợ Trung Quốc tăng nhanh trong một thời gian
ngắn kỷ lục: tăng 400 % trong vỏn vẹn 4 năm. Sự tiêu xài quá trớn của các chính
quyền địa phương là nguyên nhân đẩy nợ công của Trung Quốc lên cao. Kịch bản
Trung Quốc vỡ nợ chỉ còn là vấn đề thời gian. Hậu quả sẽ tai hại hơn so với
khủng hoảng ở Mỹ năm 2008-2009.
Phần trang kinh tế của tờ Libération (Pháp) ngày
hôm nay mở ra với bức ảnh tháp Eiffel đồ sộ ngự tọa ngay giữa tại Hàng Châu,
thủ phủ tỉnh Chiết Giang - Trung Quốc. Đây là nơi được mệnh danh là một Paris
thu nhỏ: Nhà ở được kiến trúc theo mô hình của khu phố Haussmann sang trọng tại
Paris, tháp Eiffel, đồi Montmartre, Khải Hoàn Môn.
Phóng viên của tờ báo mở đầu bài viết bằng một
câu hỏi: Phải chăng Trung Quốc đang theo chân Hy Lạp, trở thành một quốc gia nợ
nần chồng chất? Tháng trước Viện kiểm toán quốc gia công bố một bản báo cáo,
theo đó tổng nợ công của Trung Quốc đã tăng 400 % trong bốn năm qua: Tỷ lệ nợ
công so với GDP của nền kinh tế số 2 trên thế giới đang từ 17 % nhảy vọt lên
thành 58 %.
Tích chung cả nợ của Nhà nước lẫn tư nhân, thì
tỷ lệ này tăng từ 131% năm 2008 lên thành 215% vào năm 2013. Đành rằng nợ công
của Trung Quốc không thấm vào đâu so với Nhật Bản (250% GDP) hay của Hy Lạp
(160 % GDP), nhưng các con số nói trên cho thấy khu vực kinh tế Nhà nước Trung
Quốc mắc nợ quá nhanh trong thời gian từ 4 đến 5 năm trở lại đây. Các con số
nói trên càng đáng quan ngại hơn, khi biết rằng tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc
có khuynh hướng giảm sút.
Tại sao nợ công của Trung Quốc lại tăng vọt
trong thời gian gần đây? Tác giả bài báo trả lời: Đó là do sự tiêu xài quá
trớn, vô tổ chức của các chính quyền địa phương. Trong hai năm rưỡi vừa qua,
tổng nợ công ở cấp địa phương tăng thêm 67 %, đạt ngưỡng 2.200 tỷ euro.
Chỉ cách thủ đô Bắc Kinh có một giờ lái xe,
khoảng 3 000 ngôi biệt thự sang trọng vẫn chưa tìm được chủ. Tại một thành phố
khác ở miền đông bắc Trung Quốc thì có tới hàng chục ngàn căn hộ do chính quyền
bỏ tiền ra xây để rồi “ngồi trên một núi nợ cao không thua gì dãy Hy Mã Lạp
Sơn”.
Ở vùng Nội Mông, thành phố Hàng Châu, hay tỉnh
Hồ Nam, chính quyền cũng đang “dở khóc dở cười”. Nơi thì ủy ban nhân dân thành
phố không có sáng kiến nào hay hơn là dựng lên một chiếc tháp Eiffel cao 100
mét để phô trương sự phồn thịnh, chỗ thì đầu tư đến 10 triệu USD để xây một bức
tượng hình con cá khổng lồ ngay cổng vào của thành phố.
Libération nhận xét: Sự điên rồ đó không chỉ
dừng lại ở các tỉnh lẻ, mà đã ngấm vào cả các thành phố lớn từ Bắc Kinh đến Vũ
Hán, từ Trùng Khánh tới Quảng Đông… Hiện nay, cứ trên 100 tòa cao ốc đang được
xây dựng trên thế giới thì có tới 60 công trình đang mọc lên tại Trung Quốc.
Như lời một chuyên gia kinh tế người Mỹ đang làm
việc tại Bắc Kinh, Michael Pettis, “một phần lớn các khoản đầu tư ở Trung Quốc
được dùng để xây các tòa cao ốc không người ở, để kiến thiết những phi trường
không bóng người qua lại hay những nhà máy vô dụng, để rồi nợ nần cứ tăng lên
mãi”.
Còn theo lời một người trong cuộc thì tình trạng
nợ nần ở cấp địa phương Trung Quốc đã “hoàn toàn ngoài tầm kiểm soát”. Không
còn ai nghi ngờ về viễn cảnh Trung Quốc bị vỡ nợ. Tất cả chỉ là vấn đề thời
gian. Chuyên gia này nói thêm khi đó thì tác động sẽ còn nguy hại hơn so với
những gì đã xảy ra tại Mỹ hồi năm 2008/2009.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.