Vai trò VietinBank
trong vụ Huyền Như
Cập nhật: 09:03 GMT - thứ năm, 23 tháng 1, 2014
Bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như bị buộc tội lừa đảo để chiếm đoạt hơn 4.000 tỷ đồng
Tòa án Nhân dân TP. HCM chiều ngày 22/1 đã kết thúc phần tranh luận trong phiên tòa
xét xử vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank), sau hai tuần làm việc.
Chủ tọa Nguyễn Đức Sáu tuyên bố tòa sẽ tạm nghỉ để nghị án. Hội đồng xét xử dự kiến sẽ tuyên án vào ngày
27/1.
23 bị cáo, trong đó có nhiều người là cựu quan chức, nhân viên ngân
hàng, đã phải hầu tòa từ hôm 6/1 trong 'vụ án lừa đảo lớn nhất từ trước tới nay tại Việt Nam'.
Vụ án không chỉ thu hút sự chú ý của dự luận trong nước vì tổng mức giá trị tài sản bị chiếm đoạt và số lượng bị cáo cũng như bị hại, mà còn bởi nhiều tình tiết phức tạp, khiến hồ sơ vụ án "nặng hơn 300 kg",
theo tiết lộ của chủ tọa Sáu được Thời báo Kinh tế Sài Gòn dẫn lại.
Mức án 'phù hợp'
Nhân vật trọng tâm của vụ án, bà Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên Phó phòng quản lý rủi ro VietinBank
Chi nhánh TP.HCM, bị cáo buộc lừa đảo hơn 4.000 tỷ đồng bằng hình thức huy động vốn tại hai chi nhánh Nhà Bè và TP.HCM của Vietinbank.
Bà Như đã dùng số tiền trên để chi trả cho các khoản tín dụng đen mà bà đã dùng để đầu tư thất bại vào bất động sản trong các năm từ 2007 - 2010, ngoài ra còn bỏ túi 43 triệu đô la, theo nội dung cáo trạng.
Bảo vệ VietinBank vì vốn nhà nước?
Luật sư Hoàng Văn Hướng bình luận về vai trò trách nhiệm của VietinBank trong vụ lừa đảo chiếm đoạt 4.000 tỷ đồng của một cựu lãnh đạo ngân hàng.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Bà này đang đối diện với các cáo buộc biển thủ và "làm con dấu giả, tài liệu giả của các cơ quan, tổ chức", với tổng mức án lên tới tù chung thân.
22 bị cáo khác đối diện với các cáo buộc ít nghiêm trọng hơn, trong đó có tội lạm quyền và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Trả lời BBC ngày 23/1,
Luật sư Hoàng Văn Hướng, Trưởng văn phòng luật sư Hoàng Hưng, nói mức án Viện Kiểm sát đề nghị cho bà Như là "hoàn
toàn phù hợp".
"Án chung thân là một trong những khung hình phạt cao nhất của Tôi lừa đảo chiếm đoạt theo Điều 139 Bộ Luật Hình sự," ông nói.
"Theo Khoản 4 Điều 139 thì người nào có hành vi lừa đảo chiếm đoạt từ 500 triệu trở lên thì đã phải áp dụng từ 20 năm tới chung thân rồi."
"Nhìn về khách thể và việc phạm tội nhiều lần, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, tôi cho là mức án mà Viện Kiểm sát đưa ra là khách quan."
Bảo vệ VietinBank vì 'vốn nhà nước'?
"Hội đồng xét xử và các cơ quan tố tụng thì đang xem
xét vì VietinBank đang sở hữu vốn nhà nước rất lớn. Không những cơ quan tố tụng mà bất kỳ ai cũng phải có trách nhiệm bảo vệ sở hữu nhà nước đầu tiên."
Luật sư Hoàng Văn Hướng
Trong thời gian diễn ra tranh luận, các luật sư bảo vệ cho bên bị hại như ngân hàng ACB,
các công ty Phúc Vinh, Thịnh Phát, Hưng Yên, những đơn vị đã gửi tiền vào VietinBank
thông qua bà Như, đã yêu cầu VietinBank phải chịu trách nhiệm pháp lý trong việc quản lý tài khoản của khách hàng và phải bồi thường cho bên bị hại.
Tuy nhiên, theo ý kiến của Viện Kiểm sát, vụ lừa đảo chỉ nên quy trách nhiệm cho cá nhân.
"Việc thiếu kiểm soát, lỏng lẻo trong quản lý của ngân hàng
VietinBank chỉ là điều kiện cho bà Như thực hiện mục đích của mình một cách dễ dàng hơn, vì vậy, người phạm tội phải trả lại tài sản chiếm đoạt cho người chiếm giữ, quản lý hợp pháp," nhận định của Viện Kiểm sát được các báo trong nước dẫn lại,
"Việc buộc bà Như phải bồi thường cho các cá nhân
và tổ chức đã chiếm đoạt là hợp lý và đúng pháp
luật."
Riêng trường hợp ngân hàng ACB,
phía công tố cho rằng việc lãnh đạo ACB ủy quyền cho nhân viên gửi tiền vào VietinBank vì "tham lãi suất cao" là
"che giấu cho việc làm sai trái".
Theo luật sư Hướng,
"VietinBank thì không thể không có vai trò
trách nhiệm trong vụ án này".
"Hiện nay các luật sư đang yêu cầu trách nhiệm bồi thường cho bên thiệt hại phải là ngân hàng chủ thể và tôi thấy cũng có những căn cứ nhất định," ông nói.
"Theo những tài liệu chứng cứ và phân tích của các luật sư thì VietinBank rõ
ràng đã tham gia như một chủ thể độc lập khi giao dịch về thương mại và tín dụng."
"Tuy nhiên Hội đồng xét xử và các cơ quan tố tụng đang xem xét vì
VietinBank đang sở hữu vốn nhà nước rất lớn. Không những cơ quan tố tụng mà bất kỳ ai cũng phải có trách nhiệm bảo vệ sở hữu nhà nước đầu tiên."
'Nạn nhân của sếp'
Luật sư Hoàng Văn Hướng nói VietinBank
đã tham gia như một chủ thể độc lập khi giao dịch về thương mại và tín dụng
Nhiều bị cáo là cấp dưới, người thân của bà Như bị quy là đồng phạm với bị cáo này hôm 22/1
cũng đã xin giảm án với lý do bị bà Như lợi dụng lòng tin.
Bình luận về điều này, luật sư Hướng nói "tôi nghĩ tội hình sự thì người ta không quy cho
một tổ chức nên đương nhiên không khởi tố một tổ chức nào."
"Người ta cụ thể hóa hành vi phạm tội và cá thể hóa hình phạt ở mỗi phiên tòa, đó là
nguyên tắc."
"Một số bị cáo đã khai nhận, đưa ra quan điểm là đã thực hiện theo quy trình,
theo chỉ đạo của cấp trên. Nhưng rõ ràng khi xem xét xử lý vai trò trách
nhiệm của các bị can, bị cáo thì phải làm rõ là cấp trên là ai, và
đã chỉ đạo bằng văn bản, tài liệu chứng cứ nào?"
"Hiện tại thì người ta đang củng cố hồ sơ vụ án theo hướng là các bị cáo đồng phạm của Vietinbank đã
làm trái quy định."
"Còn những bị cáo mà muốn chứng minh mình không phạm tội hoặc phạm tội theo chỉ đạo của cấp trên để giải quyết vụ án theo một hướng khác thì rõ
ràng việc đó phải có tài liệu chứng cứ."
"Bất kể ở đâu, trong nguyên
tắc chứng minh tội phạm hình sự thì người ta trọng chứng hơn trọng cung."
"Hiện nay theo tôi theo dõi ở phiên tòa thì những tài liệu chứng cứ để nói là có chỉ đạo từ bên trên thì chưa rõ ràng, hoặc có thể nói là không có trong hồ sơ, nên việc xử lý sẽ rất khó khăn".
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.