Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Tuesday, January 28, 2014

'Ngân hàng VN đang ngoài vòng pháp luật'


'Ngân hàng VN đang ngoài vòng pháp luật'

Cập nhật: 14:40 GMT - thứ hai, 27 tháng 1, 2014
Huỳnh Thị Huyền Như nhận án tù chung thân.
Tòa tại Việt Nam vừa tuyên án tù với hàng chục bị cáo trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như, được gọi vụ lừa đảo lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam.
Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành bình luận về phán quyết này cũng như tình trạng mà ông gọi là hệ thống ngân hàng Việt Nam đang hoạt động ngoài vòng pháp luật.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

BBCÔng có ngạc nhiên khi tòa ra phát quyết trách nhiệm cá nhân thay vì trách nhiệm ngân hàng với lập luận là ngân hàng “không biết” [hoạt động lừa đảo]?
Theo tôi thì ngân hàng [VietinBank] hoàn toàn có trách nhiệm chứ làm sao nói rằng đó là chuyện cá nhân được. Ngân hàng phải có nhiệm vụ quản lý nhân sự của mình. Một người thực sự là giám đốc của một chi nhánh mà làm những việc như thế thì thanh tra kiểm tra ở đâu mà để xảy ra những việc như vậy. Bây giờ nói là việc cá nhân là không được. Nền tư pháp Việt Nam phải làm tốt hơn nữa.
"Việt Nam thì nói là không có tam quyền phân lập. Thế thì nghĩa là tư pháp phải nghe theo lệnh của ông khác để xử."
Sẵn đây cũng nói là hiện ở Việt Nam cái việc tổ chức nhà nước chưa được hoàn chỉnh. Việt Nam thì nói là không có tam quyền phân lập. Thế thì nghĩa là tư pháp phải nghe theo lệnh của ông khác để xử lý thì như vậy sao được.
Tư pháp, hành pháp và lập pháp không thực sự phân lập ra để khi xử lý một việc lớn thì có tính khách quan trong đấy. Tòa án ở Việt Nam có nhiều vấn đề lắm, không riêng gì vụ này. Tòa án Việt Nam chưa có hoàn toàn độc lập. Còn riêng về vụ này mà các ông xử thế thì các ông nên suy nghĩ lại, nghiên cứu lại về cơ sở pháp l‎ý về hoạt động của ngân hàng chứ còn nói như vậy là không có chính xác.
BBC: Nhìn rộng ra VietinBank cũng chịu sự quản lý và kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thì phải chăng NHNN cũng có trách nhiệm liên đới?
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm theo dõi đôn đốc quản lý của các ngân hàng thương mại, không chỉ riêng VietinBank mà còn bao nhiêu ngân hàng thương mại khác đều chịu sự kiểm soát, kiểm tra thanh tra của NHNN, mà các nước khác gọi là ngân hàng trung ương, thì việc đấy rõ ràng là có vấn đề. Vai trò ngân hàng trung ương quản lý ở đâu. Còn Vietinbank là ngân hàng lớn thì anh làm sao lại để việc lớn như vậy xảy ra với nhân viên của anh. Ra tòa anh từ chối thì chuyện từ chối trách nhiệm là chuyện không thể chấp nhận được. Cho nên phải xem lại cả hệ thống ngân hàng chứ không riêng gì VietinBank.
Trong 10 năm nay hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam hoàn toàn không có sự quản lý chặt chẽ. Lãi suất huy động mười mấy, hai chục phần trăm, rồi cho các doanh nghiệp vai tới hai mươi mấy phần trăm là không thể chấp nhận được. NHNN phải quản lý mặt bằng lãi suất như thế nào cho nền kinh tế phát triển ổn định bền vững chứ không thể bơm lãi suất độc hại như thế để giết chết doanh nghiệp, do đó phải nghiêm túc và nhanh chóng hoàn chỉnh việc quản lý hệ thống ngân hàng.
BBCThủ tướng Việt Nam cũng nói về điều ông gọi là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam thì theo ông động thái đó có đi đến điều mà người ta mong muốn hay không?
"Trách nhiệm ở Trung ương là thế nào, trách nhiệm của Chính phủ là sao, trách nhiệm của nhà cầm quyền tối cao là Bộ Chính trị là như thế nào? Anh có biết hay anh không biết? Nếu anh không biết thì cực kỳ nguy hiểm và nếu anh biết mà anh vẫn để xảy ra như thế thì lại còn nguy hiểm hơn"
Chuyên gia Tài chính Bùi Kiến Thành
Tôi là chuyên gia chứ không phải chính trị gia. Ông Thủ tướng nói thế là với tính chất Thủ tướng Chính phủ, một nhà chính trị lãnh đạo của một đất nước. Hai việc đấy nó khác nhau. Còn nếu hỏi tôi về phương án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam như hiện nay thì tôi có thể trả lời thẳng thắn, với tư cách là một chuyên gia, là chúng ta chưa làm một cái gì cả, chúng ta chưa đạt được cái gì cả. Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay đang hoạt động ngoài vòng pháp luật, không tôn trọng điều khoản của luật về vấn đề lãi trần cho vay, vân vân.
Mọi chuyện rất đáng trách, NHNN ở đâu mà không xử lý các việc vi phạm của cả hệ thống ngân hàng như thế? Đưa đến nợ xấu tràn lan, chiếm tới 15%-17% tổng dư nợ là như thế nào. Đồng thời tạo điều kiện để giết chết hàng vạn, hàng chục vạn doanh nghiệp với lãnh suất độc hại hai mươi mấy phần trăm là như thế nào?
Tức là anh có biết rõ trách nhiệm và quyền hạn của một ngân hàng trung ương hay không? Hay là anh không biết? Không thể nào lại có ngân hàng trung ương mà để xảy ra hoạt động trong hệ thống ngân hàng thương mại mà chúng ta thấy như thế trong cả 10 năm nay được. Do vậy quản lý ngân hàng ở Việt Nam nó có vấn đề từ gốc của nó chứ không phải là một trường hợp riêng lẻ.
BBCGiới quan sát nói rằng một trong các nhóm lợi ích chính là ngân hàng vì ngân hàng đẻ ra ra các công ty hay doanh nghiệp “sân sau” hay còn gọi là sở hữu chéo. Vậy nếu không xử lý những vấn đề nhùng nhằng thì làm sao có thể giải quyết được bình ổn kinh tế vĩ mô?
"Ở Việt Nam ai chẳng biết có sở hữu chéo, ai chẳng biết những ngân hàng nhỏ nhỏ đang làm loạn lên và đưa nền kinh tế đến suy thoái kinh khủng"
Tình trạng ấu trĩ của hệ thống ngân hàng Việt Nam là một. Việc thiếu nghiêm túc, thiếu thanh tra kiểm tra của ngân hàng nhà nước thì mới để xảy ra những việc như thế thì chúng ta phải xem lại xem trách nhiệm ở đâu và phải xử lý người nào có trách nhiệm đấy.
Ở Việt Nam ai chẳng biết có sở hữu chéo, ai chẳng biết những ngân hàng nhỏ nhỏ đang làm loạn lên và đưa nền kinh tế đến suy thoái kinh khủng.
Tất cả các việc đấy là việc của NHNN quản lý mà anh lại không quản lý để đưa đến tình trạng kinh tế bất ổn rồi đấm lưng nhau rồi vỗ ngực nhau khen thưởng nhau trong lúc cả nền kinh tế đang chết thì thế là như thế nào. Phải xem lại các việc làm từ mấy năm nay và cần coi lại tại sao để lãi suất cao ngất ngưởng như vậy. Và từ cấp tối cao cho những cấp ở dưới phải xem lại tại làm sao để có những việc như thế.
Ai chịu trách nhiệm? Trách nhiệm ở đâu? Trách nhiệm ở Trung ương là thế nào, trách nhiệm của Chính phủ là sao, trách nhiệm của nhà cầm quyền tối cao là Bộ Chính trị là như thế nào? Anh có biết hay anh không biết? Nếu anh không biết thì cực kỳ nguy hiểm và nếu anh biết mà anh vẫn để xảy ra như thế thì lại còn nguy hiểm hơn.
Do đó chúng ta nên nhân cơ hội này đặt lại cả vấn đề là trách nhiệm của ai trong việc hoạt động không có tôn trọng luật pháp, không tôn trọng qui định của thế giới về hoạt động ngân hàng, không tôn trọng quyền lợi của nhân dân Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam rằng họ cần phải phát triển. Anh để xảy ra những việc như thế là sao? Ai trách nhiệm đây? Đó là những vấn đề ta cần phải suy nghĩ và đặt câu hỏi.



Vụ lừa VietinBank và trách nhiệm NHNN

Cập nhật: 15:53 GMT - thứ hai, 27 tháng 1, 2014

Media Player

Bình luận về phán quyết của tòa trong vụ lừa đảo tại VietinBank, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành nói không thể coi trách nhiệm của vụ này thuộc cá nhân.
"Theo tôi thì ngân hàng hoàn toàn có trách nhiệm chứ làm sao nói rằng đó là chuyện cá nhân được."
"Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có trách nhiệm theo dõi đôn đốc quản lý của các ngân hàng thương mại, không chỉ riêng VietinBank mà còn bao nhiêu ngân hàng thương mại khác đều chịu sự kiểm soát, kiểm tra thanh tra của NHNN, mà các nước khác gọi là ngân hàng trung ương, thì việc đấy rõ ràng là có vấn đề.
"Vai trò ngân hàng trung ương quản lý ở đâu. Còn VietinBank là ngân hàng lớn thì anh làm sao lại để việc lớn như vậy xảy ra với nhân viên của anh. Ra tòa anh từ chối thì chuyện từ chối trách nhiệm là chuyện không thể chấp nhận được. Cho nên phải xem lại cả hệ thống ngân hàng chứ không riêng gì Vietinbank.
"NHNN phải quản lý mặt bằng lãi suất như thế nào cho nền kinh tế phát triển ổn định bền vững chứ không thể bơm lãi suất độc hại như thế để giết chết doanh nghiệp"
Chuyên gia Tài chính Bùi Kiến Thành
"Trong 10 năm nay hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam hoàn toàn không có sự quản lý chặt chẽ. Lãi suất huy động mười mấy, hai chục phần trăm, rồi cho các doanh nghiệp vai tới hai mươi mấy phần trăm là không thể chấp nhận được. NHNN phải quản lý mặt bằng lãi suất như thế nào cho nền kinh tế phát triển ổn định bền vững chứ không thể bơm lãi suất độc hại như thế để giết chết doanh nghiệp, do đó phải nghiêm túc và nhanh chóng hoàn chỉnh việc quản lý hệ thống ngân hàng," ông Thành nói.
Bình luận về thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng, ông Thành nói "Ở Việt Nam ai chẳng biết có sở hữu chéo, ai chẳng biết những ngân hàng nhỏ nhỏ đang làm loạn lên và đưa nền kinh tế đến suy thoái kinh khủng.
"Tất cả các việc đấy là việc của NHNN quản lý mà anh lại không quản lý để đưa đến tình trạng kinh tế bất ổn rồi đấm lưng nhau rồi vỗ ngực nhau khen thưởng nhau trong lúc cả nền kinh tế đang chết thì thế là như thế nào. Phải xem lại các việc làm từ mấy năm nay và cần coi lại tại sao để lãi suất cao ngất ngưởng như vậy. Và từ cấp tối cao cho những cấp ở dưới phải xem lại tại làm sao để có những việc như thế.
"Ai chịu trách nhiệm? Trách nhiệm ở đâu? Trách nhiệm ở Trung ương là thế nào, trách nhiệm của Chính phủ là sao, trách nhiệm của nhà cầm quyền tối cao là Bộ Chính trị là như thế nào? Anh có biết hay anh không biết? Nếu anh không biết thì cực kỳ nguy hiểm và nếu anh biết mà anh vẫn để xảy ra như thế thì lại còn nguy hiểm hơn.
"Do đó chúng ta nên nhân cơ hội này đặt lại cả vấn đề là trách nhiệm của ai trong việc hoạt động không có tôn trọng luật pháp, không tôn trọng qui định của thế giới về hoạt động ngân hàng, không tôn trọng quyền lợi của nhân dân Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam rằng họ cần phải phát triển. Anh để xảy ra những việc như thế là sao? Ai trách nhiệm đây? Đó là những vấn đề ta cần phải suy nghĩ và đặt câu hỏi," ông Thành nói với BBC trong cuộc phỏng vấn vào ngày 27/01/2014.


'Một đám tang tụ hợp cả hai phía'

Cập nhật: 15:26 GMT - chủ nhật, 26 tháng 1, 2014

Media Player

Ông Lê Thanh Hải (trái) tại đám tang
Bí thư thành ủy TP.HCM ông Lê Thanh Hải (trái) tại đám tang của ông Lê Hiếu Đằng.
Đám tang của ông Lê Hiếu Đằng, cố Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, TPHCM, đã tập hợp được cả hai lực lượng là các quan chức của chính quyền và giới bất đồng chính kiến, những người tranh đấu cho cải tổ và dân chủ, theo một blogger từ Sài Gòn.
Hôm 26/01/2014, ông Huỳnh Ngọc Chênh, cựu Thư ký Tòa soạn Báo Thanh Niên nói với BBC đám tang của vị cố luật gia đã diễn ra trong vòng 'trang nghiêm' nhưng 'xúc động' và đặc biệt đã 'kết hợp được cả hai phía'.
Ông nói: "Một đám tang rất là cảm động, rất là trang nghiêm và có rất nhiều nước mắt, nhiều tiếng khóc...
"Một cái đám tang kết hợp được cả hai phía, tạm gọi như vậy, kể cả bên chính quyền. Chính quyền thì kể cả những người cao nhất, lẫn những người đương chức đang còn làm việc trong bộ máy chính quyền ở cấp thấp hơn, là bạn bè của anh Đằng thăm dự,
"Và đồng thời cũng có sự tham dự của các anh em khác, mà có thể nói là lề trái, đó là những anh em bloggers, những anh em ở trong nhóm 'No-U', những anh em của một số phong trào dân sự, hay là có các trang (mạng) mà được đánh giá v.v..."

'Lệnh từ đâu ra?'

"Nhưng mà cũng có thể như thế này, đi viếng thì cứ đi viếng, nhưng công việc phải ngăn cản, thì vẫn cứ phải ngăn cản"
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh
Mặc dù đã có sự hiện diện của nhiều quan chức cấp cao, đương chức hoặc đã nghỉ hưu, của chính quyền, đám tang của ông Lê Hiếu Đằng được phản ảnh là vẫn gặp một số cản trở, xâm phạm.
Trả lời câu hỏi liệu những người 'phá đám' có một mục đích nào đó và có nhận một mật lệnh, chỉ đạo của ai hay không, ông Huỳnh Ngọc Chênh cho hay:
"Cái lệnh đó tôi chẳng biết từ đâu ra, cái hệ thống nhà nước này nó không phải chỉ có một vua, mà có đến mười mấy ông vua,
"Cho nên có thể lệnh từ cấp này, từ cấp khác, có khi nó không được biết tới hết,
"Nhưng mà cũng có thể như thế này, đi viếng thì cứ đi viếng, nhưng công việc phải ngăn cản, thì vẫn cứ phải ngăn cản," blogger nói với BBC.



Blog / Nguyễn Hưng Quốc

Huyền thoại: chất dinh dưỡng của độc tài

·    

·    
·    

·  

Tin liên hệ

Ðường dẫn

CỠ CHỮ 
25.01.2014
Viết bài “Sự mù quáng vô tận”, tôi không nhắm đến mục tiêu phê phán người dân Trung Quốc. Tôi chỉ muốn chứng minh hai điều:

Một, dù có nhiều điểm tương đồng, giữa độc tài phát-xít và độc tài Mác-xít vẫn có một điểm khác biệt lớn: Trong khi chủ nghĩa phát-xít dựa trên một số niềm tin gắn liền với một số thành kiến về chủng tộc và với một thứ chủ nghĩa quốc gia hẹp hòi, chủ nghĩa Mác-xít lại dựa trên một nền tảng triết học có vẻ rất đồ sộ và nguy nga, nhờ thế, một mặt, nó dễ dàng thuyết phục được giới trí thức, và mặt khác, cũng rất dễ được huyền thoại hóa.

Hai, vì yếu tố huyền thoại ấy, độc tài Mác-xít sống dai dẳng hơn hẳn độc tài phát-xít. Chủ nghĩa phát-xít, lúc còn mạnh, không làm dấy lên một phong trào văn học nghệ thuật tương ứng nào, và khi bị sụp đổ, là sụp đổ hoàn toàn, cả trong hiện thực lẫn trong ký ức. Chủ nghĩa Mác-xít, ngược lại, ngay từ đầu, đã gắn liền với cả một phong trào văn nghệ rộng lớn dưới nhãn hiệu chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, qua đó, thấm nhiễm sâu sắc vào đáy sâu tâm thức của từng người; hậu quả là, ngay cả khi chủ nghĩa cộng sản, với tư cách một thể chế và một ý thức hệ, đã bị phá sản, dư âm của nó vẫn còn lại. Sự kéo dài của dư âm ấy cũng đồng thời là sự kéo dài của họa độc tài.

Sự sùng bái của nhiều người dân Trung Quốc hiện nay đối với thần tượng Mao Trạch Đông của họ chính là một minh chứng hùng hồn cho sự kéo dài ấy.

Hiện tượng ấy lại cho thấy sự khó khăn và gập ghềnh trong tiến trình dân chủ hóa ở khắp nơi, đặc biệt, ở các nước độc tài từng chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác.

Liên quan đến vấn đề dân chủ hóa, nói chung, có mấy đặc điểm chính: Một, đó là một xu hướng chung của thế giới. Giới nghiên cứu - đi tiên phong và tiêu biểu nhất là Samuel Huntington - chia tiến trình dân chủ hóa ấy thành từng đợt, giống như đợt sóng, hết đợt thứ nhất (từ khoảng 1810 đến khoảng 1922) đến đợt thứ hai (khoảng 1944-1957), thứ ba (khoảng từ 1974 đến đầu thập niên 1990), và gần đây, với sự sụp đổ của nhiều chế độ độc tài ở Trung Đông và châu Phi, nhiều người lại nói đến đợt sóng dân chủ thứ tư. Hai, tuy nhìn chung, các đợt sóng dân chủ hóa ấy có sức mạnh mãnh liệt, hết càn quét chế độ độc tài ở nước này lại càn quét chế độ độc tài ở nước khác, tiến trình dân chủ hóa vẫn có những thoái trào nhất định: thay vì phát triển theo đường thẳng, nó lại chạy lòng vòng hoặc theo những đường cong đầy khúc khuỷu, như những gì chúng ta đang nhìn thấy ở các nước Hồi giáo Trung Đông và Bắc Phi. Ba, trong sự phát triển của dân chủ, có một số nơi dường như may mắn, ở đó, dân chủ một khi đã xuất hiện cứ ngày một nảy nở xum xuê; ở một số nơi khác, ngược lại, nó cứ còi cọc, quặt quẹo, lúc nào cũng có nguy cơ bị chết héo.

Đặc điểm thứ ba vừa nêu thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà nghiên cứu. Họ đặt câu hỏi: Tại sao? Tại sao dân chủ có thể phát triển dễ dàng ở nơi này hơn ở nơi khác? Tại sao, trên lý thuyết, dân chủ nhắm đến việc phát huy quyền tự do của mỗi người, đáng lẽ mọi người phải hân hoan đón nhận, thế nhưng, ngược lại, nhiều người, rất nhiều người, kể cả những người thiếu tự do nhất, lại dửng dưng, thậm chí, run sợ, muốn quay mặt đi? Tại sao?

Tất cả những câu hỏi tại sao ấy lại dẫn đến một câu hỏi khác: Vậy, điều kiện, hoặc những điều kiện chính của dân chủ là gì?

Câu hỏi này sẽ dẫn đến một câu hỏi khác có tính thực dụng và thực tiễn hơn: Để xây dựng một chế độ dân chủ thực sự, yếu tố nào cần được xây dựng trước?

Trong cuốn Người Đông Á quan niệm về dân chủ như thế nào (How East Asians View Democracy) do Columbia University Press xuất bản năm 2010, các nhà biên tập, Yun-han Chu, Larry Diamond, Andrew J. Nathan và Doh Chull Shin, trong lời giới thiệu, đã chia cuộc hành trình nhận thức về dân chủ thành ba giai đoạn chính:

Thứ nhất, giai đoạn đầu, từ thập niên 1960 đến đầu thập niên 1970, các lý thuyết gia cho rằng có nhiều yếu tố tác động đến quá trình tiến hóa của dân chủ, trong đó, có yếu tố văn hóa chính trị. Đi tiên phong trong giai đoạn này là Dankwart Rustow, người cho rằng cuộc dân chủ hóa nào cũng bắt đầu, trước hết, bằng sự thống nhất của quốc gia, sau đó, bằng việc tranh đấu để chấm dứt sự bất bình đẳng về các phương diện chính trị, kinh tế và xã hội, sau đó, là quyết định xây dựng các thiết chế cần thiết cho dân chủ; và cuối cùng, mọi người, từ trí thức đến bình dân, dần dần làm quen với dân chủ để ứng xử theo các nguyên tắc dân chủ.

Thứ hai, suốt thập niên 1970 và thập niên 1980, không hiểu sao giới nghiên cứu lại xao nhãng yếu tố văn hóa chính trị. Mọi người đều chỉ tập trung vào cấu trúc xã hội, những thay đổi trong giới trí thức và các thiết chế chính trị.

Thứ ba, từ thập niên 1990 đến nay, người ta lại chú ý đến văn hóa chính trị, hơn nữa, xem văn hóa chính trị như là yếu tố trung tâm trong tiến trình dân chủ hóa. Trong cái gọi là văn hóa chính trị ấy, người ta không những chỉ tập trung vào giới trí thức mà còn cả giới bình dân, nếu không muốn nói, đặc biệt là giới bình dân: Chính niềm tin và thái độ của giới bình dân là một trong những yếu tố quyết định vận mệnh của dân chủ.

Nói một cách tóm tắt, hiện nay, phần lớn giới nghiên cứu về chính trị học đều tin là, để có dân chủ, người ta cần có nhiều thứ, ví dụ, một, sự thức tỉnh và dấn thân của giới trí thức; hai, sự phát triển của kinh tế phải đến một mức độ nào đó, để, một mặt, có một tầng lớp trung lưu tương đối mạnh, mặt khác, để mọi người không còn chỉ biết hùng hục lo cho miếng cơm manh áo, những nhu cầu sơ đẳng và nhỏ nhặt hằng ngày; ba, một môi trường quốc tế thích hợp và có tác động tích cực đến xu hướng dân chủ hóa; và bốn, quan trọng nhất, là thái độ của quần chúng.

Nhìn vào tình hình chính trị ở châu Á những năm gầy đây, các nhà nghiên cứu cho rằng hầu hết các nền dân chủ non trẻ ở đây đều gặp thử thách nghiêm trọng. Không kể Trung Quốc, nơi chưa có dân chủ, từ Hong Kong đến Đài Loan, từ Thái Lan đến Mông Cổ, từ Hàn Quốc đến Nhật Bản, ở đâu cũng có những đợt khủng hoảng, với những mức độ khác nhau, về dân chủ.

Lý do chính, theo các tác giả của cuốn Người Đông Á quan niệm về dân chủ như thế nào là vì nền tảng của tính chính đáng của dân chủ ở đó còn rất yếu ớt và mong manh. Một mặt, nhiều người dân vẫn nuối tiếc cái thời độc tài đã qua. Tự do gắn liền với cạnh tranh; cạnh tranh cần sự quyết liệt và có sự hơn thua rõ ràng: Những người thua cuộc, nhất là trong cuộc chạy đua về kinh tế và quyền lực, dễ có tâm lý bất mãn. Tâm lý này, thật ra, cũng rất dễ nhìn thấy ở Nga và Đông Âu hiện nay: người ta thấy cuộc sống dưới chế độ độc tài cộng sản trước đây có vẻ dễ dàng hơn, ở đó, ai an phận nấy, cứ đến tháng lại cầm sổ lương thực đi mua thịt mua cá, không phải tính toán hay cố gắng gì nhiều, dù với cái giá người ta phải trả là mất tự do. Mặt khác, người ta vẫn chưa quen với trò chơi dân chủ, chưa phục tùng quyết định của đa số, vẫn muốn dùng sức mạnh, hoặc bằng bạo lực hoặc của đám đông qua các cuộc xuống đường biểu tình để xóa bỏ kết quả của các cuộc bầu cử.

Điều cuối cùng vừa nêu thấy rõ nhất là ở Thái Lan. Cứ bất mãn chính phủ điều gì là người ta lại xuống đường biểu tình để đòi thay chính phủ, bất chấp sự kiện chính phủ ấy đã chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu trước đó. Xin lưu ý là ở các quốc gia có truyền thống dân chủ lâu dài và vững chắc ở Tây phương, người ta cũng thường xuống đường biểu tình nhưng mục tiêu của các cuộc biểu tình ấy là nhằm để gây sức ép làm thay đổi một số chính sách nào đó chứ không phải là thay đổi bản thân chính phủ. Việc thay đổi chính phủ, người ta để các lá phiếu quyết định.

Ở đây, chúng ta thấy có sự khác biệt quan trọng trong nội dung của văn hóa chính trị ở các nước đã có dân chủ, dù là dân chủ non trẻ và ở các nước chưa có dân chủ. Điều kiện để nuôi dưỡng dân chủ, ở các nước đã ít nhiều có dân chủ, là sự tin tưởng vào thể chế và giới hạn mục tiêu tranh đấu vào lãnh vực chính sách, trong khi đó, ở các nước chưa có dân chủ, điều kiện thiết yếu là sự bất tín nhiệm đối với thể chế hiện hữu và nhắm đến mục tiêu thay đổi thể chế.

Trong trường hợp thứ hai, tiến trình dân chủ hóa ở các nước chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác gặp nhiều khó khăn hơn, chủ yếu, vì áp lực của các huyền thoại giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp vốn được hệ thống tuyên truyền của nhà nước nuôi dưỡng quá lâu. Với các huyền thoại ấy, người ta hoặc vẫn tiếp tục có ảo tưởng vào một tương lai tươi sáng nào đó hoặc đâm ra dễ dàng tha thứ cho các tội ác trong hiện tại, xem chúng như những cái giá cần phải trả cho một thiên đường mai hậu. Đó là chưa kể, vì sống quá lâu dưới ách độc tài, chỉ cần một lời hứa hẹn hoặc một sự thay đổi nho nhỏ, người ta đã thấy thỏa mãn.

Chính sự thỏa mãn ấy là dưỡng khí cần thiết của các chế độ độc tài.



Tương Lại Con Người Việt Nam Trong Xã Hội Chủ Nghiã


Chào các bạn,

do các hoàn cảnh của người trẻ tuổi hoặc sinh viên gây ra, hiện đang có 322 trẻ cô nhi được nuôi từ lúc thai nhi bị vứt bỏ sọt rác, cột điện…..bởi 1 người mẹ tên

Hương tốt bụng. Tết có nhiều Bảo Mẫu xin về quê ăn Tết, nếu bạn nào không vê quê & yêu trẻ, muốn làm điều ý nghĩa cho cuộc sống thêm thi vị hãy đến chung tay

vì trẻ thơ nhé. Ở đây các bạn có thể giúp trung tâm tắm em, thay bỉm, mặc quần áo cho em, chơi đùa với em...tùy sức mình. Trung tâm có nơi ăn chốn ở cho các

tình nguyện viên khách mời. Ai cũng có 1 tuổi thơ, tuổi thơ các cháu từ cõi chết về đầy dữ dội Do các con rất đông, muốn hỗ trợ mẹ Hương 1 chút, bên mình sẽ đón

150 Con và muốn đem lại 1 cái Tết nhỏ nhỏ tại 250 Nguyễn Thị Minh Khai vào 3hpm (24/01/2013). ** Định làm: - Hoạt động ăn uống (trung bình 80k/bé) – Cho

chơi Lego (ráp hình nhựa) , chú Hề làm bong bóng… - Tặng phần quà nhỏ trị giá khoảng 50k/con Cả nhà ai muốn đóng góp: phụ tham gia cùng tổ chức, tặng quà

cho các cháu hay đơn giản là ngắm nhìn các con chơi, chơi cùng con….đều được nhé. Cây nhà lá vườn. LH chi tiết 0917114409 (Ms.) Betty Cohen PS NẾU ANH CHỊ

KHÔNG THAM GIA ĐƯỢC NHỚ SHARE GIÚP ĐỂ CÁC MẠNH THƯỜNG QUÂN KHÁC BIẾT NHÉ. Happy New Year 2014


Photo: Share từ bạn  MyPhuoc Nguyen Chào các bạn, do các hoàn cảnh của người trẻ tuổi hoặc sinh viên gây ra, hiện đang có 322 trẻ cô nhi được nuôi từ lúc thai nhi bị vứt bỏ sọt rác, cột điện…..bởi 1 người mẹ tên Hương tốt bụng. Tết có nhiều Bảo Mẫu xin về quê ăn Tết, nếu bạn nào không vê quê & yêu trẻ, muốn làm điều ý nghĩa cho cuộc sống thêm thi vị hãy đến chung tay vì trẻ thơ nhé. Ở đây các bạn có thể giúp trung tâm tắm em, thay bỉm, mặc quần áo cho em, chơi đùa với em...tùy sức mình. Trung tâm có nơi ăn chốn ở cho các tình nguyện viên khách mời. Ai cũng có 1 tuổi thơ,
 tuổi thơ các cháu từ cõi chết về đầy dữ dội Do các con rất đông, muốn hỗ trợ mẹ Hương 1 chút, bên mình sẽ đón 150 Con và muốn đem lại 1 cái Tết nhỏ nhỏ tại 250 Nguyễn Thị Minh Khai vào 3hpm  (24/01/2013). ** Định làm: - Hoạt động ăn uống (trung bình 80k/bé) - Cho chơi Lego (ráp hình nhựa) , chú Hề làm bong bóng… - Tặng phần quà nhỏ trị giá khoảng 50k/con Cả nhà ai muốn đóng góp: phụ tham gia cùng tổ chức, tặng quà cho các cháu hay đơn giản là ngắm nhìn các con chơi, chơi cùng con….đều được nhé. Cây nhà lá vườn. LH chi tiết 0917114409 (Ms.) Betty Cohen PS NẾU ANH CHỊ KHÔNG THAM GIA ĐƯỢC NHỚ SHARE GIÚP ĐỂ CÁC MẠNH THƯỜNG QUÂN KHÁC BIẾT NHÉ. Happy New Year 2014



Báo Hàn Quc : Bình Nhưỡng x t toàn b gia tc Jang Song Thaek

Ảnh chụp ngày 16/02/ 2012, Kim Jong Un và tướng Jang Sung Thaek, lúc còn đầy uy quyền.
Ảnh chụp ngày 16/02/ 2012, Kim Jong Un và tướng Jang Sung Thaek, lúc còn đầy uy quyền.
© Reuters/Télévision coréenne.

Thanh Hà

Hãng thông tn Hàn Quc Yonhap ngày 26/01/2014 cho biết ch rut ca ông Jang Song Thaek cùng chng, con và cháu ni đã b hành quyết vào khong tháng 12/2013, ch vài ngày sau khi nhân vt s 2 ca chính quyn Bc Triu Tiên b thanh trng. B Thng nht Hàn Quc chưa xác đnh tin trên.

Trích dn mt ngun tin giu tên, hãng Yonhap cho biết chính lãnh đo ti cao Bc Triu Tiên « Kim Jong Un đã ra lnh hành quyết toàn b dòng tc và gia đình Jang Song Thaek », chng ca cô rut ông ta.
Tướng Jang tng là Phó ch tch y ban Quc phòng, cơ quan được coi là có quyn lc mnh nht Bc Triu Tiên và ông này thường được xem là nhân vt s 2 trong hàng ngũ lãnh đo Bc Triu Tiên.
Ngun tin trên nói thêm, lnh « tru di » đã được áp dng k c vi nhng thành viên nh tui nht trong dòng h Jang và lnh đó hin vn còn tính thi s.
C th hơn, ngun tin trên tiết l : Người ch rut ca ông Jang Song Thaek là bà Jang Kye Sun cùng chng là ông Jon Yong Jin và 1 người con trai, hai đa cháu ni đu đã b triu hi v Bình Nhưỡng trước khi b th tiêu.
Anh r ông Jang Song Thaek, Jon Yong Jin, đang là đi s ca Bc Triu Tiên ti Cuba. Còn người cháu gi ông bng cu rut đang gi chc đi din ti cao ca chính quyn Bình Nhưỡng ti Malaysia.
Nhiu ngun tin khác được báo Hàn Quc, Korea Herald s đ ngày 27/01/2017 trích dn, cho biết thêm là ngoài vic trit h toàn b gia đình người ch rut ca ông Jang Song Thaek, chính quyn Bình Nhưỡng đã sát hi luôn toàn b gia đình người anh rut ca ông này. Ông anh ca tướng Jang tng là mt sĩ quan cao cp ca chế đ. Ông này đã qua đi vì bnh tt. Trong đt thanh trng cui năm 2013, Bình Nhưỡng đã không dung tha cho con và cháu thuc thế h sau ông Jang.

Giám đc Trung tâm nghiên cu v Bc Triu Tiên, Anh Chan Il, được báo Korea Herald trích dn gn lin vic Bình Nhưỡng tru di tam tc gia đình ông Jang Song Thaek có th được gn lin vi chính sách cng rn ca Trung Quc đi vi Bc Triu Tiên : Chính quyn Bình Nhưỡng mun tr đũa vic Bc Kinh gii hn vin tr cho Bc Triu Tiên. Ông Jang tng được xem là mt trong nhng nhân vt thân Bc Kinh ca chính quyn Bình Nhưỡng.

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

My Blog List