TRUNG QUỐC - BIỂN ĐÔNG -
Bài đăng : Chủ nhật 26 Tháng Giêng
2014 - Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 26 Tháng Giêng
2014
Tư lệnh Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc đi tuần tra tại Biển Đông
Hải quân Trung Quốc tập trận trên Biển Đông cuối tháng 6/2010
© AFP/ Park Yeong-Dae
Trọng
Nghĩa RFI
Theo nguồn tin báo chí Trung Quốc, một đội gồm ba tàu chiến cỡ lớn của Hạm đội Nam Hải của Hải quân Trung Quốc vừa hoàn tất một tuần lễ đi tuần tra tại hai vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. Điểm được truyền thông Trung Quốc nêu bật là
đích thân Tư lệnh Hạm đội Nam Hải đã đi
theo chỉ huy cuộc tuần tra, và đã lên thị sát từng hòn đảo, đá mà Trung Quốc chiếm đóng tại Biển Đông từ Hoàng Sa cho đến Trường Sa.
Đội tàu Trung Quốc bao gồm ba chiến hạm thuộc loại quan trọng của hải quân nước này : Tàu đổ bộ Trường Bạch Sơn (Changbaishan)
và hai khu trục hạm Vũ Hán và Hải Khẩu. Trường Bạch Sơn là tàu đổ bộ lớn nhất hiện nay của Trung Quốc, được trang bị một hệ thống vũ khí tối tân. Tàu này chở theo một đại đội Thủy quân lục chiến và hai phi cơ trực thăng. Còn Vũ Hán và Hải Khẩu là hai khu trục hạm nhiều kinh nghiệm hải hành, từng được Bắc Kinh phái qua hoạt động chống hải tặc ở Vịnh Aden.
Xuất phát từ một quân cảng ở đảo Hải Nam hồi đầu tuần, tiểu hạm đội nói trên của Trung Quốc đã bắt đầu hai ngày tuần tra tại khu vực quần đảo Hoàng Sa - mà
Trung Quốc đã dùng võ lực đánh chiếm từ tay Việt Nam vào năm 1974 - nối tiếp bằng ba ngày hoạt động ở vùng quần đảo Trường Sa.
Đáng chú ý là cuộc tuần tra này lại do chính Tư lệnh Hạm đội Nam Hải Tưởng Vĩ Liệt chỉ huy. Tại vùng Hoàng Sa,
ngoài việc tuần tra, đội tàu này đã thực hiện một bài tập đổ bộ chiếm đảo.
Sau Hoàng Sa, tiểu hạm đội này đã xuống Trường Sa, vào theo
báo chí Trung Quốc, ông Tưởng Vĩ Liệt đã lên từng hòn đảo hay bãi đá hiện do lực lượng Trung Quốc chiếm đóng để xem xét «
tình hình sẵn sàng chiến đấu của đơn vị đồn trú ». Báo chí Trung Quốc đã loan tin rộng rãi về chuyến tuần tra và thị sát này. Tân Hoa Xã đặc biệt trích dẫn một chỉ huy đơn vị đồn trú trên một bãi đá nói về cuộc sống của họ.
Điều có thể được xem là nhức nhối đối với người Việt Nam là sự kiện bãi đá đó - tên quốc tế là Johnson South
Reef hay Chigua Reef - mà Trung Quốc gọi là Xích Qua,
chính là Đá Gạc Ma mà họ đã chiếm đóng sau khi đánh bật lực lượng Việt Nam vào năm 1988
trong một trận hải chiến khốc liệt.
‘ASEAN mạnh hơn nếu đàm phán cả khối’
Cập nhật: 03:17 GMT - chủ
nhật, 26 tháng 1, 2014
Ngoại trưởng Phạm Bình Minh mới được đề bạt vào chức Phó Thủ tướng
Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh nói về sức mạnh của một khối thống nhất ASEAN khi đàm
phán tranh chấp lãnh thổ.
Bình luận của ông Minh, người cũng kiêm chức Bộ trưởng Ngoại giao, được đưa ra tại Bấm một cuộc thảo luận
về vai trò của ASEAN trên trường quốc tế trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh Tế Thế Giới ở Davos, Thụy Sĩ.
Trả lời câu hỏi của chủ tọa cuộc thảo luận về tranh chấp lãnh thổ trong vùng theo đó Trung Quốc muốn đàm phán song phương với nước có tranh chấp thay vì đàm phán
với ASEAN, ông Minh nói “Nếu tranh chấp là giữa Việt Nam và Trung Quốc thì việc đàm phán là song phương.”
“Tuy nhiên tranh chấp tại Trường Sa thì có nhiều hơn một nước tuyên bố chủ quyền. Do đó ASEAN sẽ mạnh hơn nếu đàm phán như một khối,” ông Minh nói.
Điểm đáng chú ý là thay vì dùng cụm từ Biển Đông (như một số lãnh đạo Việt Nam đã và đang
dùng tại các hội nghị và diễn đàn quốc tế), ông Minh đã
dùng cụm từ Biển Nam Trung Hoa
khi nói về tranh chấp lãnh thổ tại Trường Sa.
Ông Minh cũng nói về nhu cầu tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử COC và triển khai đầy đủ Tuyên bố về ứng xử (DOC).
Chủ đề tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông cũng được cử tọa hỏi Bộ trưởng Thương mại Philippines với việc dẫn chiếu tới điều được xem là việc Trung Quốc có các động thái ‘trừng phạt’ nước có tranh chấp lãnh thổ.
"Nếu tranh chấp là giữa Việt Nam và Trung Quốc thì việc đàm phán là song phương. Tuy nhiên
tranh chấp tại Trường Sa thì có nhiều hơn một nước tuyên bố chủ quyền. Do đó ASEAN sẽ mạnh hơn nếu đàm phán như một khối"
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh
Đó là sự cố Bắc Kinh từng nói họ Bấm chưa bao giờ mời
Tổng thống Philippines Benigno Aquino tới dự Hội chợ Trung Quốc – Asean hồi tháng Chín năm
2013 khiến ông Aquino phải hủy chuyến đi vào phút
chót.
Mặc dù nói đùa rằng đây là mảng của ngoại giao, Bộ trưởng Thương mại Philippines
Gregory Domingo cũng tái khẳng định rằng khi tranh chấp có nhiều hơn một nước thì Philippines
muốn dùng cơ chế luật pháp.
“Do đó Philippines đã đưa tranh chấp ra Tòa Trọng tài Quốc tế về Luật biển và hy vọng Trung Quốc tham gia để giải quyết tranh chấp này.”
Ông Phạm Bình Minh cũng được chủ tọa hỏi về chỉ dấu cho thấy tiến trình cải cách của Việt Nam dường như không được như dự kiến và khó khăn của cải cách là gì.
Ông Minh nói công cuộc cải cách trong 20
năm của Việt Nam có một số thành công.
“Trước đây chúng tôi dựa vào lao động và vốn nhiều, nay dựa vào kinh tế tri thức, đây là quá
trình tái cơ cấu kinh tế sao cho đầu tư có hiệu quả hơn.
Ông Minh cũng nói về điều ông gọi là "Việt Nam đã đạt được ba mảng đột phá là tái cấu trúc nền kinh tế, tập trung vào tái cơ cấu lại nhân lực, và cải thiện cơ sở hạ tầng."
Cuộc thảo luận cũng có sự tham gia của doanh nhân
Anthony Fernandes, Tổng Giám đốc điều hành hãng hàng
không giá rẻ Air Asia.
Ông Fernandes nói "Châu Á không chỉ là Trung Quốc và Ấn Độ. Đây là thị trường tiêu dùng lớn với tầng lớp trung lưu ngày càng tăng.
"Sức mạnh tiêu dùng là rất lớn và đa số khách hàng mới của chúng tôi là từ ASEAN," ông
nói thêm.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.