Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, September 19, 2014

Các quan VC ăn chơi quá!


Các quan VC ăn chơi quá!

Đảng là đại biểu trung thành cho ai? - 1

Đảng là đại biểu trung thành cho ai? - 2


Bùi Đức (PetroTimes) - ...Quan chức cấp cao hơn hiện nay trong cả nước đang được dư luận quan tâm khi họ sở hữu những khối tài sản khổng lồ ngày càng xuất hiện nhiều... Với điều kiện kinh tế như nước ta, quan chức Nhà nước có lương bổng cao đến mấy, chi tiêu tiết kiệm đến đâu cũng không thể giàu có được... Và nếu những quan chức đó có được ông cha để lại cho ít của chìm thì cũng không thể nhiều đến mức xây được cơ ngơi giá trị lớn như thế. Vậy họ lấy ở đâu ra? Người dân chỉ hiểu đơn giản một điều: Họ làm quan nên mới có! Thế nên dân nghèo cố thắt lưng buộc bụng nuôi con ăn học để mơ sau này làm quan...

*

Nhớ lại cách đây 17 năm, khi nhân dân Thái Bình khiếu kiện các quan chức địa phương về hành vi quan liêu, tham nhũng thì nhiều vụ việc mờ ám, khuất tất đã được làm sáng tỏ.

Một số quan chức đầu xã ở huyện Quỳnh Phụ bị dân chất vấn một điều rất đơn giản: “Tại sao đang có mức sống ngang nhau mà có người mới lên làm chủ tịch xã chưa được một khóa đã giàu có, nhà cao cửa rộng, đồ dùng đắt tiền? Vậy các vị hãy dạy dân cách làm giàu nhanh như thế đi!”. Chủ tịch xã cứ cuối giờ chiều là áo phông, quần soóc vác vợt, cưỡi xe lên tỉnh chơi cầu lông. Cô vợ chủ tịch thì váy hoa phấp phới, dắt chó tây ra ruộng đi vệ sinh. Thấy bà con nông dân xì xào bàn luận thì chị này còn cong cớn: “Chúng mày có giỏi thì đi kiện chồng bà đi!”. Sau cuộc khiếu kiện và thanh tra, gã chủ tịch xã ấy đã phải đi tù vì tham ô tiền bạc. 

Ngày ấy Thái Bình đã có phong trào xây dựng nông thôn mới khá rầm rộ. Điện, đường, trường, trạm đồng loạt mọc lên, trở thành tỉnh đi đầu của cả nước. Nhưng khi dân kiểm tra lại chất lượng các công trình thì mới phát hiện ra rằng, tiền của do dân đóng góp đã bị bớt xén mất một nửa. Dân bức xúc và hỏi lãnh đạo địa phương: “Tiền của thất thoát vào túi ai nếu như không phải các quan xã, huyện?”. Chính từ những cuộc kiểm tra, giám sát và khiếu kiện của dân năm ấy đã khui ra ánh sáng hàng loạt quan tham để pháp luật xử lý. Và cũng từ “cuộc cách mạng dân chủ” ấy của nông dân Thái Bình, đảng ta mới ra được nghị quyết về dân chủ ở cơ sở. Người dân lại truyền tụng nhau một triết lý rằng, muốn giàu nhanh thì chỉ có làm quan! 

Quan chức ở cấp xã, huyện của Thái Bình thời ấy cũng chỉ “ăn bẩn” được của dân vài ba trăm triệu. 

Còn quan chức cấp cao hơn hiện nay trong cả nước đang được dư luận quan tâm khi họ sở hữu những khối tài sản khổng lồ ngày càng xuất hiện nhiều. Gần đây nhất là hai trường hợp: Nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền có khu dinh thự lộng lẫy ở tỉnh Bến Tre quê ông và ông Lê Thanh Cung - Chủ tịch tỉnh Bình Dương với mấy vườn cao su chục vạn mét vuông. Với điều kiện kinh tế như nước ta, quan chức Nhà nước có lương bổng cao đến mấy, chi tiêu tiết kiệm đến đâu cũng không thể giàu có được. Với hai vị quan chức nêu trên, nếu cả vợ chồng, con cái có đem hết mồ hôi, trí tuệ ra cống hiến và có ý thức dành dụm thì cả đời cũng không đủ tiền để xây dựng những biệt thự lộng lẫy và đồn điền cao su như vậy được. Và nếu những quan chức đó có được ông cha để lại cho ít của chìm thì cũng không thể nhiều đến mức xây được cơ ngơi giá trị lớn như thế. Vậy họ lấy ở đâu ra? Người dân chỉ hiểu đơn giản một điều: Họ làm quan nên mới có! Thế nên dân nghèo cố thắt lưng buộc bụng nuôi con ăn học để mơ sau này làm quan. 

Đảng và Nhà nước đã hô hào chống tham nhũng, yêu cầu cán bộ, đảng viên, công chức kê khai tài sản. Nhưng rồi những quy định ấy vẫn chỉ là hình thức và quan chức có kê khai hết hay không lại tùy vào mỗi người. Vấn đề là ở chỗ, khi những quan chức có khối tài sản khổng lồ, giá trị lớn bất bình thường bị tố giác, thậm chí phơi bày trước bàn dân thiên hạ thì cấp có thẩm quyền sẽ giải quyết như thế nào? Nếu bị thanh tra, chủ tài sản không chứng minh được nguồn gốc số tài sản lớn ấy thì nhà nước có tịch thu sung công hay không? Đó mới là điều mà người dân mong đợi. 

Trường hợp của ông Lê Thanh Cung, ngoài tòa nhà hoành tráng đã phát lộ thì còn rừng cao su của ông ở huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương đang gây tranh cãi. Ông Cung và chính quyền sở tại đã vi phạm luật mà cố tình làm sai: Đang là công chức Nhà nước thì không được giao đất để sản xuất, kinh doanh, hạn mức giao đất tối đa là 10ha nhưng ông lại nắm trong tay tới mấy chục ha. Thiết nghĩ, làm đến chức chủ tịch tỉnh như ông Cung thì làm gì mà không hiểu những điều sơ đẳng nói trên của luật pháp mà còn cố ý làm liều! 

Lâu nay chưa có vụ nào xử đến nơi đến chốn các quan chức khi phát lộ ra những khối tài sản lớn mà không thể chứng minh được nguồn gốc. Vì thế nên niềm tin của dân với công cuộc chống tham nhũng bị mai một. Cứ nhìn thấy các quan chức giàu có bất thường thì dân càng xa lánh, khinh thường. Lại còn thấy quan chức ăn chơi, nhậu nhẹt tối ngày nữa thì dân còn biết tin ai. Một thông tin sốt dẻo nhất là ông Nguyễn Ngọc Thiện - Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa giật giải Nhì về đấu golf 18 lỗ ở Lăng Cô, càng giảm lòng tin cho dân địa phương. Với cương vị một quan đầu tỉnh, có trăm công nghìn việc mà lại dành thời gian đi chơi gôn để dành giải cao như vậy thì hỏi còn tâm sức đâu lo cho dân. Hèn nào mà trong bảng xếp hạng về cải cách hành chính năm 2013 vừa qua, Thừa Thiên - Huế chỉ đứng thứ 41 về chỉ số Par Index, thuộc loại dưới trung bình của cả nước rồi. 

Các quan chức của ta ăn chơi thật! 


*

"Ăn chơi" ngày xưa: Giết!

"Ăn chơi" ngày xưa: Giết nữa!

Giết!!! Bàn tay không ngơi nghỉ.

Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong.
"Cho Đảng Ta chúng bước 1 lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Xít-ta-lin bất diệt!"

*

Thấy gì qua thu nhập 64 tỉ đồng của Chủ tịch tỉnh Bình Dương?

Hưng Long (PetroTimes) - Câu chuyện về tài sản của ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương được Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương xác nhận. Theo đó, vị lãnh đạo này sở hữu hàng chục hécta cao su gây sửng sốt trong dư luận. Hơn hết, hàng chục hécta đất cao su đã được cấp trái phép. 

Hàng chục hécta đất vào tay ông chủ tịch như thế nào? 

Ngày 4-9, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương đã tổ chức họp giao ban báo chí quý III/2014. Ông Nguyễn Minh Giao, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương xác nhận, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung hiện đang sở hữu vài chục hécta cao su. Ông Giao đã đưa ra thông tin khiến dư luận như “xóa tan” ngờ vực về việc ông Lê Thanh Cung đang sở hữu lô đất cao su hơn 100ha. Cũng tại buổi giao ban báo chí này, ông Giao còn khẳng định, trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2004, ông Cung có thu nhập 50 triệu đồng/ngày. Đối với người dân Việt Nam, thu nhập của Chủ tịch tỉnh Bình Dương thuộc hàng “khủng”. 

Nhưng nếu như vườn cao su ông Cung có được từ thừa kế của người thân hay do lao động bằng năng lực thì chắc hẳn chẳng ai quan tâm. Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội Luật gia TP HCM phân tích: UBND huyện Bến Cát đã có sai phạm khi giao đất nông nghiệp cho Phó chủ tịch nay là Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương sử dụng. 

Biệt thự của ông Lê Thanh Cung 

Thời điểm từ tháng 1-1997 đến tháng 12-2000, hàng chục hécta cao su bỗng dưng như từ trên trời rơi xuống theo “quyền lực” của lãnh đạo tỉnh. Lô đất của ông Cung lại “nằm gọn” trong 980,137ha của Công ty Chế biến cây công, nông nghiệp xuất khẩu tỉnh Bình Dương (tên viết tắt: Công ty Sobexco). Hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ cho đến khi công ty này giải thể, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản thu hồi đất của Công ty Sobexco số đất trên. Trong đó, giao cho dân đã nhận khoán trước: 320,24ha; bán thẳng vườn cây cao su cho người sử dụng 306,979ha; đấu giá vườn cây cao su: 352ha; đấu giá đất chuyên dùng: 0,918ha. 

Ông Cung cũng là “dân” nên được giao phần đất nằm trong diện “giao cho dân đã nhận khoán trước: 320,24ha” thuộc khu đất lâm trường Long Nguyên tại ấp 8, xã Long Nguyên (huyện Bến Cát). Ngày 9-9-2003, UBND tỉnh có công văn về việc chấp thuận giao 320,7ha đất trước đây do Công ty Sobexco quản lý cho UBND huyện Bến Cát quản lý và xem xét giao đất sản xuất nông nghiệp cho người dân có nhu cầu theo thẩm quyền. 

Căn cứ vào công văn nói trên của UBND tỉnh, UBND huyện Bến Cát đã thực hiện giao đất theo thẩm quyền trên cơ sở sổ xanh đổi sổ đỏ. Không quá ngạc nhiên khi, ông Phó chủ tịch Cung cũng nằm trong danh sách các hộ dân được giao đất. Diện tích đo đạc lại khi cấp sổ đỏ là 320,24ha. Trong đó, cấp sổ đỏ cho 112 hộ dân: 283,53ha; diện tích hành lang đường: 9,61ha; đất khu dân cư ấp 8 Long Nguyên: 24,3ha; đất bãi rác: 2,8 ha. 

Trong 112 hộ dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 283,53ha, ông Cung đứng tên hàng chục hécta đất. Một Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương thời bấy giờ từng phải làm giải trình trong việc phân cấp đất của Công ty Sobexco đã để lại bút tích về việc có ít nhất 3 cán bộ được cấp đất trong đợt này. Bản viết tay thể hiện: “Cán bộ: 9 Cung - Phó chủ tịch, Út Đoàn - Phó chủ tịch, Út Tuyền (Ban TC)”. Báo cáo Kết quả Thanh tra của tỉnh Bình Dương có đề cập đến diện tích đất mà ông Cung được giao nhưng không nhắc đến việc thu hồi phần đất của ông Lê Thanh Cung. 

Cần làm rõ nguồn gốc đất và thu nhập 

Trao đổi với phóng viên Báo Năng lượng Mới, Luật sư Nguyễn Văn Hậu đưa ra dẫn chứng, căn cứ vào thời điểm xảy ra sự việc và các quy định tại Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28-8-1999 của Chính phủ để xác định tính pháp lý của các quyết định giao đất nông nghiệp của UBND huyện Bến Cát đối với ông Lê Thanh Cung. Vị Phó chủ tịch tỉnh được giao hàng chục hécta đất cao su là bất thường, trái với quy định của pháp luật. 

Điều 8 Nghị định 85/NĐ-CP quy định: “Đối với cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước và bộ đội về hưu hoặc nghỉ mất sức đang hưởng chế độ trợ cấp thường xuyên, nếu có khả năng sản xuất, có nhu cầu sử dụng đất, thì UBND xã, phường, thị trấn căn cứ vào quỹ đất ở tại địa phương và tùy theo đối tượng cụ thể mà cho họ được thuê có thời hạn một số đất để sản xuất...”. 

Vườn cao su của gia đình ông Cung 

Căn cứ theo quy định trên, UBND huyện Bến Cát giao đất nông nghiệp cho ông Lê Thanh Cung là vi phạm về đối tượng được giao đất. Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 85/1999/NĐ-CP thì chỉ hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối mà nguồn sống chủ yếu là thu nhập có được từ hoạt động sản xuất đó, được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận, thì được Nhà nước giao đất trong hạn mức để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và không thu tiền sử dụng đất. 

Luật sư Hậu khẳng định: “Khi đó, ông Lê Thanh Cung đang là Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương nên không thể là đối tượng để được giao đất nông nghiệp theo quy định trên”. Quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 85/1999/NĐ-CP thì các đối tượng là cán bộ, công chức Nhà nước đang sinh sống tại địa phương chỉ được thuê đất từ quỹ đất công ích của UBND xã để sử dụng vào mục đích nông nghiệp. 

Ngoài ra, UBND huyện Bến Cát còn vi phạm về hạn mức giao đất nông nghiệp. Theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 85/1999/NĐ-CP thì hạn mức giao đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm là không quá 10ha. Do đó, việc giao 50ha đất nông nghiệp trồng cây lâu năm cho một cá nhân, hộ gia đình là trái quy định pháp luật. 

Ngày 26-12-2000, Tổng cục Thuế đã có công văn trả lời về chính sách thu đối với Công ty Sobexco cho Cục Thuế tỉnh Bình Dương. Khi công ty không có nhu cầu sử dụng đất thì diện tích đất nông nghiệp phải được trả lại cho Nhà nước để giao cho các đơn vị khác sử dụng theo hình thức giao đất hoặc cho thuê đất. Công ty chỉ được phép bán giá trị tài sản trên đất như: cây cao su và các cơ sở hạ tầng khác nếu có. 

Luật sư Hồ Nguyên Lễ, Trưởng văn phòng Luật sư Luật Tín Nghĩa đưa ra ý kiến về việc thu thuế thu nhập của ông Lê Thanh Cung. Nếu ông Lê Thanh Cung không nộp thuế thu nhập cá nhân là hành vi phạm pháp, cần xử lý! 

Luật sư Lễ đánh giá: “Một cá nhân thu nhập trên 64 tỉ đồng trong 5 năm, đây là một khoản thu nhập “khủng” nên theo tôi cơ quan thuế phải kiểm tra chặt chẽ về trách nhiệm nộp thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (trước đây) hoặc nộp thuế thu nhập cá nhân (hiện nay)”. Trách nhiệm của người nộp thuế là kê khai nộp thuế phải rõ ràng, đầy đủ nộp thuế vào ngân sách Nhà nước và quyết toán thuế đối với mọi khoản thu nhập theo quy định của pháp luật về quản lý thuế (Điều 24 Luật Thuế thu nhập cá nhân). 

Nếu cơ quan quản lý thuế phát hiện cá nhân, tổ chức có vi phạm pháp luật về thuế thì có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật và kiến nghị cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh tội phạm vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật và thông báo tiến độ, kết quả xử lý vụ việc cho cơ quan quản lý thuế. (Điều 9, Điều 13 Luật Quản lý thuế). 



*
"Đầy tớ" vinh thân

Nguyễn Duy Xuân (Dân trí) - Thì báo chí đưa tin nhan nhản đó. Nào là đầy tớ này biệt thự “khủng” hai ba cái, đầy tớ kia trộm vào nhà cuỗm mấy tỉ ngon ơ. Có đầy tớ tiền nhiều đến nỗi nhà không còn chỗ cất phải mang đến chưng ở hộc bàn, ngăn tủ phòng làm việc...

(minh họa: Ngọc Diệp) 

- Cậu hay chữ giải thích giùm mình từ "đầy tớ" với. 

- Đầy tớ là người đi ở cho chủ. 

- Ấy là ngày xưa, bây giờ cơ! 

- Thì là ôsin. 

- Không phải! 

- Ủa, thế là sao? 

- Ý tớ muốn nói là đầy tớ dân ấy. 

- A! Quan chức chứ gì? 

- Đúng thế. 

- Họ cũng là đầy tớ, nhưng không phải đi ở cho chủ mà là phụng sự chủ, chủ ở đây là dân. 

- Điều đó thì tớ biết. Cụ Hồ cũng đã từng nói: Cán bộ là công bộc, là đầy tớ dân… 

- Biết rồi sao còn hỏi. Cậu đúng là… hết chuyện. 

- Tớ hỏi vì thấy hai chữ “đầy tớ” bây giờ thay đổi nhiều quá! Làm đầy tớ ngày nay sướng, sướng lắm, có khi hơn cả vua chúa chứ chẳng chơi. 

- Thế thì tốt chứ sao! Đầy tớ mà như thế thì ông chủ chắc phải gấp vạn lần! 

- Dưng mà không phải thế. Ông chủ vẫn còn cực lắm! 

- Ủa, sao lại có chuyện ngược đời vậy? 

- Cậu không thấy báo chí đưa tin nhan nhản đó à. Nào là đầy tớ này biệt thự “khủng” hai ba cái, đầy tớ kia trộm vào nhà cuỗm mấy tỉ ngon ơ. Có đầy tớ tiền nhiều đến nỗi nhà không còn chỗ cất phải mang đến chưng ở hộc bàn, ngăn tủ phòng làm việc nơi cơ quan. 

- Ừ nhỉ. Hôm rồi lại thấy có ông đầy tớ giật giải… á quân chơi golf nữa chớ. Thật vinh hạnh quá! 

- Thấy đầy tớ sung sướng, giỏi giang thực lòng tớ cũng mừng. Nhưng mà vẫn buồn lắm! 

- Buồn là buồn thế nào? 

- Đầy tớ cao sang là vậy thế mà các ông chủ thì vẫn quanh năm suốt tháng ngụp lặn trong cuộc mưu sinh, lo miếng cơm manh áo hàng ngày đã bở cả hơi tai, nói chi đến chuyện chơi golf, chơi bóng…. 

- Thôi thì đành phận. Ông chủ sung sướng nhiều rồi bây giờ nhường cho đầy tớ, có sao đâu! Cứ “chiết ní” như bà cụ Tứ của ông nhà văn Kim Lân mà sống: “Chẳng ai giàu ba họ, chẳng ai khó ba đời”. 

- Cậu nói phải, nghĩ thế cho đời nó nhẹ tênh, nhẩy? 

- Thì vưỡn! 


*

Gần triệu người kê khai tài sản, chỉ một bị kỷ luật vì không trung thực

Trong số hơn 944 nghìn trường hợp đã kê khai thài sản thu nhập (TSTN), chỉ có 5 người thuộc diện kê khai phải xác minh và chỉ duy nhất một người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do kê khai không trung thực. 

Những con số trên được đại diện Thanh tra Chính phủ nêu ra trong báo cáo công tác phòng , chống tham nhũng năm 2014 tại phiên họp toàn thể lần thứ 14 của Ủy ban Tư pháp sáng ngày 15/9. 


Nhận định về thực trạng, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng cho hay, tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp, ngày càng tinh vi, khó phát hiện do các đối tượng tham nhũng thường có chức vụ, có trình độ hiểu biết pháp luật, quan hệ rộng, liên kết với nhau thành các nhóm lợi ích. Tình trạng sách nhiễu, või vĩnh, phiền hà ở một bộ phận công chức, viên chức nhà nước vẫn diễn ra gây bức xúc đối với người dân và doanh nghiệp. Tham nhũng, lãng phí trong quản lý và sử dụng đất đai, tín dụng, ngân hàng, quản lý vốn và tài sản gây thiệt hại lớn về kinh tế, gây bất bình trong dư luận xã hội.

Đối với việc minh bạch tài sản, thu nhập, trong năm 2013 có 944.425 người đã kê khai tài sản thu nhập. Số người chậm kê khai tài sản thu nhập trong năm là 6,9 nghìn người. Có 5 người thuộc diện kê khai phải xác minh tài sản thu nhập, trong đó đã có 1 người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do kê khai tài sản thu nhập không trung thực và 6 người bị xử lý kỷ luật do vi phạm thời hạn trong minh bạch tài sản thu nhập. 

Nhận định về con số trên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền cho rằng việc công khai tài sản thu nhập để kiềm chế tham nhũng kết quả không như mong muốn, rất hạn chế. Nguyên nhân là do thiếu cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn và cán bộ công chức...

Ông Lượng thì nhận định, một trong những nguyên nhân là do việc quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức chưa tốt. Vẫn còn cán bộ, lãnh đạo chủ chốt, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo cao cấp vẫn thiếu gương mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống. 

Việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng tại nhiều cơ quan tổ chức đơn vị còn hình thức; một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng triển khai thiếu đồng bộ, kiểm tra đánh giá không thường xuyên nên tác dụng phòng ngừa còn hạn chế. 

Vì thế, Thanh tra Chính phủ đề nghị QH xem xét sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự và các văn bản có liên quan theo hướng làm rõ hơn hành vi bà bổ sung các tội danh về tham nhũng, chức vụ bảo đảm sự thống nhất giữa Luật Phòng, chống tham nhũng với Bộ Luật hình sự, trong đó việc nội luật hóa những quy định của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng phù hợp với điều kiện Việt Nam. Quy định cụ thể điều kiện miễn hoặc giảm hình phạt đối với người có hành vi tham nhũng chủ động khai báo, khắc phục hậu quả trước khi bị phát giác; quy định nghĩa vụ giải trình của người bị khởi tố, điều tra, truy tố về tội tham nhũng; kiểm soát việc trả hồ sơ điều tra bổ sung.




'Lạm phát tướng' tại Việt Nam: Thứ trưởng Tô Lâm lên hàm thượng tướng CA


Bạn đọc Danlambao - Hôm 16/9/2014, thứ trưởng bộ công an Tô Lâm đã được thăng hàm thượng tướng tại một buổi lễ diễn ra tại văn phòng chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Ông Tô Lâm là nhân vật từng xuất hiện cùng trung tướng Hoàng Kông Tư trong cuộc họp báo tai tiếng hồi năm 2010, sau vụ bắt giam đối với tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ. 

Gần đây nhất, trận đàn áp giáo dân xứ Mỹ Yên hồi năm 2013 tại Nghệ An cũng có sự xuất hiện và chỉ đạo trực tiếp từ ông Tô Lâm, khi đó còn mang hàm trung tướng.

Có tin nói rằng, sự thăng tiến nhanh chóng của tướng Lâm chủ yếu dựa vào thế lực của ông Nguyễn Văn Hưởng - người từng giữ chức thứ trưởng bộ công an, cố vấn an ninh cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Theo tiết lộ của Wikileaks, trong một điện tín ngoại giao hồi năm 2010, các quan chức ngoại giao Mỹ tỏ ý khen tướng Lâm, nhưng chê tướng Hưởng. Một số tờ báo thân tướng Hưởng sau đó đã giận giữ phản bác lại nhận xét trên.  

Thứ trưởng bộ CA Tô Lâm sinh năm 1957, quê tại Văn Giang, tỉnh Hưng Yên - nơi từng xảy ra vụ đàn áp, cướp đất chấn động hồi năm 2012. Ông tướng này cũng được cho là người đang sở hữu một số doanh nghiệp 'sân sau' hiện đang làm ăn phát đạt tại Việt Nam.

Như vậy, với việc thăng hàm thượng tướng cho ông Tô Lâm, số lượng nhân sự cấp cao trong bộ công an đã trở nên tương quan về quyền lực so với bộ quốc phòng. 

Bộ quốc phòng hiện có 6 thứ trưởng và 7 thượng tướng, còn bộ công an có đến 7 thứ trưởng và 6 thượng tướng.

Với tình trạng phong hàm ồ ạt như hiện nay, chế độ CSVN đang bước vào gian đoạn ‘lạm phát tướng’ ngay giữa thời bình.




Một chút hiểu lầm



S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) Một người thuộc giai cấp nào đó không có nghĩa rằng người đó đã có một khối tài sản nhất định. Điều đó càng đúng đối với chế độ cộng sản: sở hữu mang tính tập thể. Ở đây muốn trở thành chủ sở hữu hay đồng sở hữu thì cần phải len được vào hàng ngũ của bộ máy quan liêu chính trị. - Milovan Djilas – Giai Cấp Mới

Thời gian gần đây, gần như là hằng đêm tôi đều mơ thấy mình vẫn đang sống trong một khung cảnh nào đó – ở Việt Nam. Cứ như thể là tôi chưa bao giờ rời khỏi đất nước này, dù chỉ một ngày.

Khỏi cần phải đọc Freud hay Jung gì ráo trọi, tôi cũng biết được rằng tự tiềm thức của mình đang có một thôi thúc khác – khác với sự chọn của ý thức từ bấy lâu nay – tuy sâu kín nhưng mạnh mẽ, cái sức mạnh của một định luật tự nhiên: lá rụng về cội! Nhờ thế, tôi (chợt) hiểu tại sao hai ông Phạm Duy và Nguyễn Cao Kỳ nằng nặc phải trở lại cố hương bằng mọi giá – kể cả cái giá phải “hy sinh” luôn tính tự trọng (tối thiểu) và lòng liêm sỉ.

Thường dân cỡ tui thì đi mới khó, chớ về thì dễ ợt. Chả sợ điều tiếng chi, và cũng khỏi ngại chuyện mấy chú công an canh chừng hay thăm hỏi gì. Chỉ ngặt có chút xíu (xiu) là tôi không biết rồi sẽ làm sao để mưu sinh, ở quê nhà.

Già cũng phải sống chớ bộ, cũng phải có nơi ăn chốn ở, phương tiện đi lại, và chăm sóc y tế tối thiểu – khi cần. Mà tui thì suốt đời không có đồng xu dính túi (tiền vừa tới tay là tui đã sài liền, hoặc cho mẹ nó rồi) nghề nghiệp thực dụng để có thể kiếm việc ở Việt Nam cũng không luôn, còn thân bằng quyến thuộc thì toàn là những người khốn khó và thuộc thành phần... phản động không hà!

Mà cố hương (than ơi!) cho dù ở góc bể chân trời, hay châu lục nào chăng nữa thì cũng đều chia chung một định luật bất thành văn: không đâu, và không ai, hân hoan đón chào những kẻ trở lại với... hai bàn tay trắng. Thôi thì đành bỏ xác quê người, chớ về làm chi/cho má nó khi.

Tôi đã có dự tính nhẩy cầu Golden Gate thì có tin vui giữa giờ tuyệt vọng, từ một giới chức cao cấp ở Việt Nam – Bộ Trưởng Chủ Nhiệm Ủy Ban Dân Tộc Giàng Seo Phử. Ông vừa hân hoan cho biết: “Bán vé số ở Việt Nam có thu nhập cao.

Bán ngày không đủ phải tranh thủ bán ban đêm.
Ảnh và chú thích: Uyên Nguyên, RFA

Bán tin, bán nghi, tôi liền vào net tìm hiểu thêm và biết được rằng hiện nay (ở Việt Nam) bán vé số được coi là một nghề nghiệp đàng hoàng tử tế, của một giới người riêng biệt, không những có “thu nhập cao” mà còn có nhiều chuyện may mắn bất ngờ và rất thú vị nữa kìa – theo như tường thuật của phóng viên Hữu Danh, báo Dân Việt:

Dư luận Long An đang xôn xao với thông tin một người bán vé số nghèo đưa cho khách 10 tờ vé số trúng thưởng 6,6 tỷ đồng để nhận lại 200 ngàn đồng tiền xổ số, dù khách chỉ “mua thiếu qua điện thoại.

Khoảng 16 giờ ngày 15.11, còn hơn 20 vé bị ế nên chị gọi điện thoại cho mối quen là anh Đỗ Ngọc Tuấn, 41 tuổi, ngụ khu phố 2, đường Bà Chánh Thâu, thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức - hành nghề chạy xe ba gác - nài nỉ mua dùm. Anh Tuấn đồng ý mua 20 tờ, gồm ba số khác nhau. Gọi là “mua” nhưng chỉ là nói qua điện thoại, anh Tuấn cũng chưa trả tiền.

Chiều cùng ngày, lốc vé 10 tờ của công ty XSKT tỉnh Bến Tre mang dãy số đuôi X91207 trúng đặc biệt 4 tờ, trúng an ủi 6 tờ. Nhiều đồng nghiệp bán vé số bảo người mua chưa trả tiền, coi như chưa mua và nói chị Lành toàn quyền định đoạt “số phận” 10 tờ vé số với trúng thưởng với giá trị lên đến gần 7 tỷ đồng này.

Tuy nhiên, chị Lành gạt phăng và cho rằng anh Tuấn là một trong những khách hàng thường xuyên mua vé số ủng hộ chị. Rất nhiều lần anh mua qua điện thoại và dù không trúng lần nào nhưng anh vẫn trả tiền sòng phẳng. Do đó, không thể vì tiền mà chị đánh mất chữ tín.

Ngay lập tức, chị bấm điện thoại gọi anh Tuấn đến quán cà phê để bàn giao số trúng. Cảm kích trước lòng tốt của người bán vé số, anh Tuấn đã tặng 1 tờ trúng giải đặc biệt cho người bán vé số nghèo.

Theo tìm hiểu của Dân Việt, vợ chồng chị Lành trước đây sống cùng mẹ ruột là bà Phạm Thị Thèm trong một căn nhà cũ nát rộng chỉ 27m2, dựng nhờ trên đất của một người thân ở xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp.

Hai người anh trai của chị Lành, một người bị tâm thần, một chết sớm trong khi các chị dâu lại bỏ đi, để lại đến 6 đứa bé côi cút cho bà Thèm và chị Lành nuôi dưỡng. Do bà Thèm đau ốm liên miên lại không có đất sản xuất nên vợ chồng chị Lành đang tính tới phương án đưa đại gia đình lên Bến Lức hành nghề bán vé số.

Đoạn văn thượng dẫn có hai hạn từ mà tôi tự ý cho in đậm: “đồng nghiệp” và “phương án.” Chị Phạm Thị Lành là một con người cao cả, đã đành, và cái nghề bán vé số số hiện nay cũng đã tạo nên một giới người vô cùng cao qúi theo như ngôn ngữ đương đại của giới truyền thông hiện nay – ở Việt Nam – như vừa trích dẫn!

Họ “lập phương án” đi bán vé số đàng hoàng, chớ không phải bạ đâu làm đó đâu nha. Họ cũng gọi nhau là “đồng nghiệp” nữa đó (lịch sự hết biết luôn) nghe cứ y như cái cung cách xưng hô (qúi phái) của qúi vị bác sĩ hay luật sư ở giữa toà, hoặc ở giảng đường của trường đai học y khoa vậy.

Thiệt là quá đã, và... quá đáng!

Rõ ràng là cách mạng Việt Nam đã tạo ra thêm một... Giai Cấp Mới (nữa). Khác với giai cấp mới đỏ au – phát sinh cùng thời – những người bán vé số hôm nay dù hành nghề có “phương án” (cẩn thận) và vẫn thường gọi nhau là đồng nghiệp (tử tế) nhưng họ lại rất đen đủi, lam lũ và đông đảo hơn mức cần thiết rất nhiều.

Nếu đã có lúc dân Việt cứ bước ra ngõ là gặp anh hùng thì nay họ lại gặp những người chào mời vé số, theo như tường trình của thông tín viên RFA:

Chỉ riêng thành phố Sài Gòn, lượng người bán vé số đông lên cả vài ngàn người, họ đến từ thập phương, cũng có người xuất thân là công nhân nhà máy, xí nghiệp, vì tai nạn lao động hoặc vì mất sức lao động, bệnh tật, phải nghỉ việc và chuyển sang bán vé số kiếm cơm độ nhật. Ngồi quán cà phê vỉa hè 58 – Trần Quốc Thảo, quận 1, trong vòng nửa giờ đồng hồ, đã đếm được 16 người bán vé số đến mời, già có, trẻ có, bệnh tật có, nhưng xót xa nhất vẫn là những em bé tuổi chưa đầy 15, học hành dở dang hoặc vừa đi học vừa bán vé số kiếm tiền phụ giúp cha mẹ.

Ngành kinh doanh vé số được đánh giá là ngành siêu lợi nhuận... Trung bình, mỗi tỉnh có từ 20 đến 30 đại lý, mỗi đại lý có từ 30 dến 40 người đi bán, mỗi ngày, một đại lý tiêu thụ trung bình 2000 tờ vé, như vậy, doanh thu trung bình mỗi ngày là 600 triệu đồng.

Trẻ em bán vé số thay vì đến trường học.
Ảnh và chú thích: Uyên Nguyên, RFA

Với mức thu nhập bình quân mỗi ngày từ vài chục ngàn đồng cho đến một trăm ngàn đồng. Mức một trăm ngàn đồng là mức may mắn của người bán vé, hiếm khi họ kiếm được số tiền lãi này, vì để có nó, người bán phải bán được 100 tấm vé giá 10 ngàn đồng cho một ngày. Nhưng đây là con số rất khó đạt được, chỉ có những người bán vé cho ngày mai ngay trong buổi chiều hôm nay mới có cơ may kiếm được số lượng này.

Nghĩa là buổi sáng, họ thức dậy lúc 5h, ăn uống qua loa và lên đường, lang thang hết quán cà phê này sáng quán ăn nọ để chào mời vé số, 4 giờ chiều trả vé, lấy tiếp vé ngày mai đi bán cho đến 9 giờ tối. Đương nhiên, để kiếm được chén cơm, manh áo, họ phải chấp nhận sự khó chịu, thậm chí những lời thóa mạ của khách vì bị quấy rầy, mời mọc trong lúc đang ăn. Nhưng nếu nhìn kĩ, người bán vé số cũng không có cơ hội mời chào khác ngoài việc đi từ bàn ăn này đến bàn ăn khác hoặc từ bàn cà phê này đến bàn cà phê khác để mời.

Ngành kinh doanh vé số được đánh giá là ngành siêu lợi nhuận, chi phí in ấn một tờ vé số không bao giờ vượt tới mức giá 500 đồng, chi phí trả cho người phát hành vé số, từ đại lý cấp 1 cho đến người bán là 1.300 đồng, trong đó, đại lý được hưởng 3% trên giá vé số, người bán được hưởng 10%. Như vậy, tổng số tiền lãi công ty nhận trên một tờ vé số sẽ là 8.200 đồng. Trung bình, mỗi tỉnh có từ 20 đến 30 đại lý, mỗi đại lý có từ 30 dến 40 người đi bán, mỗi ngày, một đại lý tiêu thụ trung bình 2000 tờ vé, như vậy, doanh thu trung bình mỗi ngày là 600 triệu đồng, khấu trừ 13%, con số còn lại vẫn ở mức 492 triệu đồng.

Riêng về khoản tiền thuế đóng cho ngân sách nhà nước, con số này không ổn định và cũng không minh bạch do sự co giãn giữa mối quan hệ ăn chia, thân bằng quyến thuộc trong bộ máy cầm quyền và chỉ số thuế qui định đã được phù phép cho nhỏ lại… Cũng chính vì lẽ này, phần đông nhân viên và ban bệ trong ngành xổ số kiến thiết đều là đảng viên Cộng sản và có người thân làm quan chức cấp cao trong bộ máy nhà nước.

Tôi e rằng mình, cùng nhiều người khác, đã hiểu lầm câu nói (“bán vé số ở Việt Nam có thu nhập cao”) của ông Giàng Seo Phử. Khi phát biểu như trên, ông Bộ Trưởng chỉ có ý muốn đề cập đến những đại lý bán vé số của những người có “mối quan hệ ăn chia, thân bằng quyến thuộc trong bộ máy cầm quyền” thôi. Họ cũng “đều là đảng viên Cộng sản và có người thân làm quan chức cấp cao trong bộ máy nhà nước” hết trơn hết trọi. Chớ đâu phải là cái thứ thường dân dấm dớ, cỡ tui, cha nội!


Thiệt là một sự hiểu lầm tai hại, chết người, chớ không phải giỡn. Mà đời về chiều, và đã đến nước này rồi thì tui cũng đành phải chết thôi. Thôi thì nhẩy mẹ nó xuống cầu Golden Gate, ở San Francisco, chết quách cho rồi. Chớ lặn lội về tới cố hương rồi đi chào mời vé số – từ 5 giờ sáng đến 9 giờ tối – chỉ để kiếm được vài ba Mỹ Kim thì chắc chỉ chừng hai ngày sau là tui sẽ nhẩy cầu Rồng, hay cầu Bình Lợi thôi hà.


danlambaovn.blogspot.com


Ci cách rung đt ti min Bc 1953–1956. (http://vi.wikipedia.org)




Toà án Nhân dân đặc biệt (Nông dân thi hành luật pháp)
Nguồn hình: Rot leuchtet der Song Cai
Nguồn: Franz Faber, Rot leuchtet der Song Cai (Đèn đỏ Sông cái), 1955 Kongress – Verlag Berlin.

Gương mặt người chủ cũ (hình trên). Cả làng tham gia (hình dưới).
Nguồn hình: Rot leuchtet der Song Cai
 http://aotrangoi.files.wordpress.com/2011/05/dauto.jpg
 
 
 image
 image
 image
 http://legraphic.com/saigonusanews/scrollingimages/dautodiachu_1955/dauto_1955_p3.jpg
 
 https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgM3L1DmXCZmeruKdlP0ANApjMVt5IUiQRiGnPNdbydVoW-L2xMBMKmipV08Z9XT3d1a5ffI8zcBsNzJPy0DpwPedot54CY1twf8b_4Vc1MQH9OiU0t1U2CLmOW6K6hBLHbaRvSi3MA3xo/s1600/CCRD-2.jpg

 Photobucketsau đấu tố là hành quyết tại chỗ
 Photobucket
một cảnh thường thấy trong thời kỳ đấu tố
 Photobucket
cảnh đấu tố một địa chủ

Photobucket
cuộc họp tW đảng nhận sai lầm

Photobucket 
chủ tịch Hồ Chí Minh khóc khi đấu tố sai lầm 

Photobucket 
bài báo tự phê bình của Hồ Chí Minh trên báo cứu quốc

Căn cứ vào “Nguồn tài liệu: Cục lưu trử quốc gia Nga”:http://www.rusarchives.ru/evants/exhibitions/vietnam1/22.shtml
Экспонаты историко-документальной выставки
“Советско-вьетнамское экономическое и научно-техническое
сотрудничество. 1950 – 1990 гг.”
Письмо Хо Ши Мина И.В.Сталину. 1952 г.
Архив Президента РФ
Экспонаты историко-документальной выставки "Советско-вьетнамское экономическое и научно-техническое сотрудничество. 1950 - 1990 гг." Письмо Хо Ши Мина И.В.Сталину. 1952 г.
Архив Президента РФ

Hồ Chí Minh &                  Joseph Staline
với nội dung bản chuyển dịch Bức thư trên như sau:

Đồng chí Stalin thân mến:
Xin gửi ngài chương trình cải cách ruộng đất của Đảng lao động Việt Nam. Chương trình hành động được lập bởi chính tôi dưới sự giúp đỡ của đồng chí Lưu Shao Shi, Văn Sha San.
Đề nghị ngài xem xét và cho chỉ dẫn.
Gửi lời chào cộng sản.
Hồ Chí Minh, 31/10/1952

 

Chương trình cải cách ruộng đất được áp dụng qua bốn bước chính:
[sửa]Huấn luyện cán bộ
Các cán bộ Đảng Lao động tham gia cải cách ruộng đất được đưa đi học khóa Chỉnh huấn 1953, và một số được đưa đi huấn luyện tạiTrung Quốc [cần dẫn nguồn]. Các chương trình học tập nhằm giúp cán bộ nắm vững đường lối của đảng trong cải cách ruộng đất, quán triệt quan điểm: "trí, phú, địa, hào đào tận gốc trốc tận rễ" [cần dẫn nguồn]. Tổng số cán bộ được điều động vào công tác là 48.818 người.
[sửa]Chiến dịch Giảm tô
Bước đầu, các đội cán bộ cải cách ruộng đất đi vào các làng xã và áp dụng chính sách "3 Cùng" (cùng ăn, cùng ngủ, cùng làm) với các bần cố nông trong làng xã đó, kết nạp họ thành "rễ", thành "cành" của đội, sau đó triển khai chiến dịch từng bước như sau:
§  Phân định thành phần: Đội Cải cách Ruộng đất ra mắt làng xã, và tất cả các gia đình trong xã được họ phân loại thành 5 thành phần: (a) địa chủ; (b) phú nông; (c) trung nông cứng - sở hữu 1 con bò, 1 con lợn, 1 đàn gà; (d) trung nông vừa - sở hữu 1 con lợn, 1 đàn gà; (e) trung nông yếu - sở hữu 1 đàn gà hay không có gì cả; (f) bần nông; (g) cố nông. Gia đình có 2 con lợn đã có thể gọi là phú nông. Tỷ lệ địa chủ được quy định trước là 5,68% dân số nông thôn và các đoàn và đội cải cách đều cố truy bức để đôn tỷ lệ địa chủ lên 5% như một quy định bắt buộc, gọi là "kích thành phần".
§  Phân loại địa chủ: Tất cả các gia đình bị xếp vào thành phần địa chủ như nói trên được đội cải cách phân loại thêm một lần nữa thành (a1) Địa chủ gian ác; (a2) Địa chủ thường; (a3) Địa chủ có ủng hộ kháng chiến. Thành phần địa chủ gian ác bị đội cải cách bắt ngay lập tức và quản thúc.
§  Áp dụng thoái tô: Đối với các gia đình có địa chủ bị bắt nói trên, đội cải cách thông báo với họ về các sắc lệnh giảm tô của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bao gồm: sắc lệnh giảm tô xuống còn 25% vào tháng 11 năm 1945, sắc lệnh số 87/SL năm 1952 và 149/SL năm 1953 giảm tô thêm 25%. (Tại miền Bắc, tô hay địa tô là tiền thuê ruộng mà tá điền phải trả cho địa chủ sau mùa gặt, có thể trả bằng thóc.) Căn cứ theo đó, địa chủ nào chưa giảm tô cho nông dân thì bây giờ phải trả số nợ đó — gọi là "thoái tô". Nếu không trả đủ nợ thì tài sản bị tịch thu, phân phát do nông dân. Sau bước này, hầu hết gia đình địa chủ lâm vào hoàn cảnh khánh kiệt, nhiều người đến chỗ tự sát — vì nếu sống trong vùng kiểm soát của Pháp thì không biết gì về các sắc lệnh của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.[6]
§  Học tập tố khổ, lùng bắt địa chủ: Các bần nông, cố nông, "chuỗi", "rễ" được đội cải cách cho học lớp tố khổ do họ mở, qua đó học viên được nhận dạng các tội ác của địa chủ, và được khuyến khích nhớ ra tội ác của từng địa chủ đã bóc lột họ như thế nào. Sau khi học qua lớp tố khổ nhiều bi kịch xảy ra: con tố cha, vợ tố chồng... Du kích và cốt cán cải cách ruộng đất tìm bắt địa chủ, việt gian, thậm chí họ "vác súng vào thành phố lùng bắt địa chủ và con cái địa chủ là cán bộ công nhân viên chức nhà nước".[7]
§  Công khai đấu tố: Các buổi đấu tố được tổ chức, thông thường vào ban đêm. Số lượng người tham gia đấu tố được huy động từ vài trăm đến cả ngàn người, và thời gian đấu tố từ một đến ba đêm tùy theo mức độ tội trạng của địa chủ. Trong đêm đấu tố, các bần nông bước ra kể tội địa chủ đã bóc lột họ như thế nào. Tại các tỉnh có tổ chức cải cách ruộng đất, Đảng Lao động cho ra tờ báo lấy tên là Lá Rừng (ngụ ý tội ác địa chủ nhiều như lá rừng) tường thuật chi tiết các vụ đấu tố. Sau khi bị đấu tố các địa chủ được tạm giam trở lại để chờ tòa án nhân dân xét xử, cũng có người bị đánh chết ngay trong lúc đấu tố[cần dẫn nguồn]. Gia đình và thân nhân người bị đấu tố thì bị cô lập, bị bỏ đói và chịu nhiều sự phân biệt đối xử và nhục hình.
§  Xử án địa chủ: Tại các huyện, một tòa án nhân dân đặc biệt được lập ra và đi về các xã xét xử các địa chủ. Sau khi kết án, địa chủ bị xử bắn trước công chúng do đội tự vệ xã hành quyết. Những người không được xử bắn thì bị cô lập trong các làng xã, một số bị thiệt mạng vì bị bỏ đói.
Tổng cộng có tám đợt giảm tô từ 1953 đến 1956 tiến hành tại 1.875 xã.

Chiến dịch Cải cách Ruộng đất
Nhiều tháng sau khi Chiến dịch Giảm tô được triển khai, chương trình Cải cách Ruộng đất chính thức bắt đầu, với hình thức tương tự nhưng trên địa bàn rộng lớn hơn, và các gia đình địa chủ có thành tích kháng chiến, kể cả các gia đình có đảng viên, cán bộ, bộ đội phục vụ trong kháng chiến cũng bị đấu tố. Tổng cộng có năm đợt cải cách ruộng đất từ 1953 đến 1956 tiến hành tại 3.314 xã. Người đầu tiên bị buộc tội chết trong cải cách ruộng đất là một phụ nữ, bà Nguyễn Thị Năm ở Thái Nguyên, bà là địa chủ kháng chiến có nhiều công lao lớn với cách mạng Việt Nam. [8]
Tổng cộng có 6 đợt lớn cải cách ruộng đất. Từ cuối năm 1954, dưới sức ép của cố vấn Trung Hoa, chiến dịch cải cách ruộng đất bắt đầu được đẩy mạnh và nhanh, với cường độ lớn. Từ giữa năm 1955 ở một số nơi đã xuất hiện hiện tượng đấu tố tràn lan, mất kiểm soát. Từ đó đến cuối năm 1955, cảnh đấu tố địa chủ xảy ra tràn lan, nhiều lúc chỉ đơn thuần bằng một lời tố giác đơn giản, những thành viên trong tòa án nhân dân cũng có thể xử tử hình hay tù khổ sai đối với người bị tố giác. Đã xuất hiện tình trạng lạm dụng quyền hành của các cán bộ đội viên đội công tác ruộng đất trong công tác đất đai. Họ đấu tố mọi nhà, đấu tố mọi người, nhưng lại quên đấu tố bản thân. Số người chết trong đợt này là rất lớn, trong đó số người chết oan chiếm tỷ lệ cao. Quyết liệt nhất là ở Thái Bình, nơi có đến 294 xã được đưa vào cải cách.
Theo tài liệu của Đảng Cộng sản Việt Nam, tháng 11 năm 1953, Hội nghị Ban chấp hành trung ương đảng lần thứ 5 quyết định tiến hành việc cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam. Từ năm 1953 tới 1957, 810.000 hécta ruộng đất ở đồng bằng và trung du miền Bắc đã được chia cho 2 triệu hộ nông dân, chiếm khoảng 72,8% số hộ nông dân ở miền Bắc. Trong khi đó, phân bố ruộng đất miền Bắc trước năm 1945, chỉ có 4% dân số đã chiếm hữu tới 24,5% tổng số ruộng đất.
Tuy nhiên, ở một góc độ khác việc thực hiện cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam đã gây ra nhiều hậu quả to lớn. Đã có rất nhiều người bị đấu tố oan. Theo tài liệu của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều nông dân trong tầng lớp trung nông đã bị đấu tố là địa chủ và việc đấu tố oan là do "bị địch lũng đoạn". Những sai lầm này, như đã được đề cập đến trong bài phát biểu tháng 10 năm 1956 tại Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của giáo sư, luật sư Nguyễn Mạnh Tường,[6] đã làm Đảng Cộng sản Việt Nam bị mất uy tín đối với nhiều người dân.
[sửa]Chiến dịch Sửa sai
Trong tuyên bố của hội nghị TƯ 10, tháng 9/1956 đã nghiêm khắc phê bình:"Giai đoạn vừa qua có nhiều sai lầm và khuyết điểm. Đặc biệt là trong cuộc cải cách nông nghiệp và điều chỉnh tổ chức. Hội nghị TƯ lần thứ 10 đã phân tích chi tiết các khuyết điểm, tìm ra nguyên nhân và thống nhất những biện pháp khắc phục. Hội nghị thừa nhận nguyên nhân của những khuyết điểm là sự yếu kém của bộ máy lãnh đạo. Vì thế Ban chấp hành TƯ nhận khuyết điểm của mình. Các ủy viên tham gia trực tiếp đã kiểm điểm trước TƯ theo tinh thần tự phê, và chấp nhận những hình thức kỷ luật nghiêm khắc."
Do nhận định chiến dịch Cải cách Ruộng đất giết lầm nhiều người vô tội và gây ra chống đối mạnh trong dân chúng, Đảng Lao động Việt Nam và chính phủ tiến hành các bước sửa sai như sau:
§  Tháng 2 năm 1956, Hội nghị Trung ương đảng lần thứ 9 tuyên bố các sai lầm trong cải cách ruộng đất.
§  Tháng 3 năm 1956, Quốc hội họp lần thứ 4 tường trình bản báo cáo các sai lầm và biện pháp sửa sai.
§  Ngày 18 tháng 8 năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào và cán bộ nhìn nhận sai lầm và cho biết Trung ương đảng và chính phủ đã nghiêm khắc kiểm điểm các sai lầm.
§  Ngày 24 tháng 8 năm 1956, báo Nhân Dân công bố có một số đảng viên trung kiên đã bị hành quyết sai lầm trong chiến dịch Cải cách Ruộng đất.
§  Tháng 9 năm 1956, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương đảng (họp từ 25/8 đến 24/9/1956) nhận định các nguyên nhân đưa đến sai lầm, và thi hành biện pháp kỷ luật đối với Ban lãnh đạo chương trình Cải cách Ruộng đất như sau: ông Trường Chinh phải từ chức Tổng Bí thư đảng, hai ông Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương ra khỏi Bộ Chính trị[9], và ông Hồ Viết Thắng bị loại ra khỏi Chấp hành Trung ương đảng.
§  Ngày 29 tháng 10 năm 1956, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người không tham gia trực tiếp vào sai lầm chương trình Cải cách Ruộng đất, thay mặt chủ tịch nước đọc bản báo cáo của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương đảng tại nhà hát lớn Hà Nội, kê khai sai lầm và phát động chiến dịch sửa sai, phục hồi các chức vụ tài sản cho cán bộ, bộ đội bị đấu tố.
Theo tổng kê đến tháng 9 năm 1957, thì chiến dịch sửa sai phục hồi khoảng 70-80% số người bị kết án, chỉ trả lại số ít[cần dẫn nguồn]. Nếu đã chết thì vợ con hay thân nhân được bồi thường rất ít tài sản[cần dẫn nguồn]. Theo báo Nhân Dân thì chiến dịch sửa sai cũng gây thêm chết chóc khi các đảng viên được phục hồi trả thù những người đã đấu tố họ oan ức, hoặc chưa kịp trả thù thị bị thủ tiêu trước để tránh việc trả thù.
Phong trào trả thù bằng bạo động lan rộng khiến nhà chức trách phải dùng quân đội trấn áp. Ở Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, có bản báo cáo ghi nhận 20.000 nông dân mang gậy gộc chống lại quân đội khi chính quyền dùng vũ lực để tái lập trật tự.[10]
Tuy nhiên, theo nhiều nhân chứng, việc sửa sai chỉ đơn thuần là phục hồi đảng tịch, quy lại thành phần (từ địa chủ, phú nông trở lại thành trung nông) chứ không hề có trả lại tài sản, nhà đất. Đến năm 2004, theo báo Hà Nội MớiỦy ban Nhân dân thành phố Hà Nội mới ra quyết định trợ cấp cho một số trường hợp bị qui sai thành phần và có tài sản bị trưng thu, trưng mua trong thời kì Cải cách Ruộng đất với mức ba triệu đồng một trường hợp. [1]
Những thành tích và sai lầm trong chiến dịch
[sửa]Thành tích
Cuộc cải cách đã phân chia lại đất canh tác một cách công bằng cho đa số nông dân Bắc Bộ. Từ năm 1953 tới 1957, 810.000 hécta ruộng đất ở đồng bằng và trung du miền Bắc đã được chia cho 2 triệu hộ nông dân, chiếm khoảng 72,8% số hộ nông dân ở miền Bắc. Trong khi đó, phân bố ruộng đất miền Bắc trước năm 1945, chỉ có 4% dân số đã chiếm hữu tới 24,5% tổng số ruộng đất.[11]
[sửa]Sai lầm chung
§  Đánh giá sai lầm về tình hình khác biệt giữa nông thôn Trung Quốc và Việt Nam, quá tin tưởng và chịu sức ép của các cố vấn Trung Quốc. [cần dẫn nguồn]
§  Yếu tố bạo lực có nguồn gốc bột phát từ hận thù giai cấp và cá nhân đã được tích lũy bao đời nay trên những cánh đồng lúa. Địa chủ trở thành chỗ cho dân nghèo trút cơn giận dữ vì cuộc sống khó khăn của họ, số khác thì vì ghen tức với tài sản của địa chủ. Cộng với trình độ nhận thức thấp của đa số cán bộ cấp xã thời bấy giờ, dẫn tới nhiều trường hợp oan sai, lợi dụng trả thù cá nhân, và các hành vi bạo lực trong các cuộc đấu tố. Hậu quả của những hành động này nhiều khi rất bi thảm, nhưng có thể nhìn nhận như những sản phẩm phụ không thể tránh khỏi của bất cứ cuộc cách mạng nào[12]
§  Đánh giá sai và nâng sản lượng, nâng thuế lên quá cao, quá sức người dân. Như ở Hà Tĩnh, có những mẫu ruộng tính sản lượng là 32, 35 tạ một mẫu ta. Khá nhiều ruộng tốt được tính sản lượng ít nhất phải 25, 28 tạ. Trong khi đó như ở Liên Xô, theo ông Đặng Thái Mai: "ở LX cũng mới trù tính việc tăng năng suất các miền ruộng có thủy lợi (terres-irriguées) cho đến mức 40-50 tạ một hectare. Như vậy là với phương tiện kỹ thuật, nhân công, tổ chức của nông nghiệp Liên Xô, mà trong 4 năm nữa người ta mới yêu cầu tới mức 20 hay 25 tạ nửa hectare, nghĩa là còn hơn một mẫu ta...". [13]
§  Chiến dịch càng lên cao điểm càng mất kiểm soát dẫn đến tình trạng vô chính phủ, nhiều oan sai và cô lập, đối xử nhục hình với gia đình người bị đấu tố. Hơn 70% người bị quy vào thành phần địa chủ và phú nông là quy sai. Điển hình như:
§  Trường hợp tử hình bà Nguyễn Thị Năm, chủ hiệu Cát Thanh Long ở Hà Nội, mẹ nuôi của Lê Đức ThọPhạm Văn Đồng và Trường Chinh, có con trai một là trung đoàn trưởng một trung đoàn của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong Tuần Lễ Vàng, gia đình bà cũng đã hiến 100 lạng vàng cho chính quyền mới thành lập. [2]
§  Trường hợp thiếu tướng Vương Thừa Vũ, tư lệnh Đại đoàn 308, nguyên tư lệnh mặt trận Hà Nội năm 1946, chủ tịch Ủy ban quân quản Hà Nội bị các cán bộ cải cách bắt ở ngoại thành Hà Nội vì có người đấu tố ông là "địa chủ, có xuất thân là tư sản, lập trường chính trị không rõ ràng". [cần dẫn nguồn]
§  Các cháu nội của cụ Phan Bội Châu, trong đó có một người là Trung đội trưởng, nhà nghèo, 3 sào đất cho 3 mẹ con, nhưng cũng bị quy là địa chủ. [cần dẫn nguồn]
§  Đặc biệt có cụ phó bảng Đặng Văn Hướng, bộ trưởng phụ trách Thanh - Nghệ - Tĩnh trong chính phủ Hồ Chí Minh bị đấu tố chết tại quê nhà Diễn Châu. [14]
§  Ngoài việc tịch thu nhà đất của những người bị quy là địa chủ, những mục đích khác của chiến dịch không đạt được. Thực tế đau buồn khác là kết quả của cuộc cải cách ruộng đất lại không như người nông dân mong đợi khi ngay sau đó: vụ mùa năm 1957 được đánh giá là thất thu.
§  Cuộc đấu tố và cô lập, lùng bắt địa chủ và con cái của họ đã gây một không khí kinh hoàng tại nông thôn miền Bắc thời ấy. [cần dẫn nguồn]Giết lầm nhiều người vô tội và gây ra chống đối mạnh trong dân chúng, mất tin tưởng vào Đảng Cộng sản và nhà nước, gây chia rẽ trong nhiều thế hệ. [cần dẫn nguồn]
[sửa]Sai lầm trên phương diện pháp lý
Theo bài diễn văn luật sư Nguyễn Mạnh Tường đọc tại cuộc họp Mặt trận Tổ quốc ở Hà Nội ngày 30 tháng Mười 1956, cuộc cải cách ruộng đất được thực hiện với phương châm "thà chết 10 người oan còn hơn để sót một địch"; phương châm này đi ngược lại với quy tắc cơ bản của pháp luật, trong trường hợp này là "thà 10 địch sót còn hơn một người bị kết án oan". Cụ thể các quy tắc pháp lý đã bị xâm phạm là:
§  Không xử phạt các tội đã phạm quá lâu đến hiện tại mới điều tra ra.
§  Trách nhiệm của phạm nhân thì chỉ một mình phạm nhân chịu, không quy kết cho vợ con, gia đình.
§  Muốn kết án một người phải có bằng chứng xác đáng.
§  Thủ tục điều tra, xét xử phải bảo đảm quyền lợi của bị can. Bị can có quyền nhờ luật sư bào chữa. Phải tôn trọng bị can trong quá trình truy tố và xét xử; khi bị can ra trước tòa không được xiềng xích và không được dùng nhục hình.
Các nguyên nhân sai lầm được cho là: quan điểm ta-địch, thù-bạn của chính quyền đương nhiệm rất mơ hồ; chính quyền bất chấp pháp luật, lấy chính trị lấn át pháp lý; bất chấp ý kiến của giới chuyên môn.[6]
[sửa]Số người bị đấu tố
Tổng cộng chiến dịch Giảm tô tịch thu của địa chủ, phú nông 31.110 tấn thóc tô, 15.475 ha ruộng, 8.246 trâu bò. Tổng cộng chiến dịch Cải cách Ruộng đất tịch thu của địa chủ 810.000 ha ruộng, 106.448 trâu bò, 1.846.000 nông cụ, 148.565 ngôi nhà. Số tài sản này được phân chia cho 2.104.138 hộ bần nông, trung bình mỗi hộ được 0,38 ha, 0,87 nông cụ, 0,071 ngôi nhà. Giai cấp địa chủ hoàn toàn bị tiêu diệt tại miền Bắc. [cần dẫn nguồn]
Số lượng người bị giết trong chương trình Cái cách Rộng đất là không thể thống kê chính xác và còn gây tranh cãi. Nhưng theo chủ trương ở một số địa phương phải tìm cho ra tỷ lệ 5% địa chủ, "Việt gian" để mang ra đấu tố[3] thì con số sẽ không ít.
Theo nhiều nguồn tin khác nhau, số lượng người bị giết dao động khá lớn:
§  Theo Bernard Fall thì không thể biết chính xác con số, nhưng ít nhất khoảng 50.000 người bị giết và 100.000 người bị bắt giam[15](cần số trang).
§  Theo Tibor Mende, khoảng 15.000 người bị giết. [cần dẫn nguồn]
§  Theo Tiến sĩ Võ Nhân Trí, dựa trên tài liệu văn khố Trung ương đảng[cần dẫn nguồn], thì khoảng 15.000 người bị giết.
§  Theo tuần báo Time ngày 1 tháng 7 1957 thì khoảng 15.000 người bị giết. [16]
§  Theo Gareth Porter: từ 800 đến 2500; theo Edwin E. Moise (sau một công cuộc nghiên cứu sâu rộng hơn): vào khoảng 5.000. Theo giáo sư sử học James P. Harrison: vào khoảng 1500 cộng với 1500 bị cầm tù[17]
§  Ông Vũ Thư Hiên, trong cuốn ' thì cho rằng con số nạn nhân là ít hơn con số năm chục vạn của ông Tín rất nhiều, tuy vậy ông chỉ có thể ước tính, chứ không có số liệu hoặc tài liệu nào cụ thể:
"Người ta thường nói tới con số khoảng 15.000 người. Tôi nghĩ con số có thổi phồng. Trong tài liệu của Bernard Fall và Wesley Fishel con số còn được đẩy tới 50.000. Nếu tính tổng số xã đã cải cách ruộng đất là khoảng 3.000, mỗi xã có trung bình một hoặc hai người bị bắn, bị bức tử, bị hãm cho chết đói, (những xã có số người bị bắn lên tới ba hoặc bốn rất ít gặp, có những xã không có ai bị) thì số người chết oan (kể cả trong Chỉnh đốn Tổ chức, tính cả người bị bức tử) nằm trong khoảng từ 4.000 đến 5.000 người. Nói chung, đó cũng là đoán phỏng. Chẳng bao giờ chúng ta biết được con số chính xác nếu không có một cuộc điều tra khoa học." [cần dẫn nguồn]
§  Thống kê chính thức của nhà nước Việt Nam được đăng trong cuốn Lịch sử kinh tế Việt Nam (tập hai) cho biết là đã có 172.008 người bị quy vào thành phần địa chủ và phú nông (trong đó có 123.266 người bị quy sai, hơn 70%, tức là bị oan). Theo quan điểm của những người thực hiện cuộc cải cách ruộng đất, đây là những người bị xếp vào loại kẻ thù của nhân dân, bị "đào tận gốc, trốc tận rễ". Điều này đồng nghĩa với việc họ có thể bị bắn tại chỗ, hoặc bị lãnh án tù. [cần dẫn nguồn]
Về thành phần của con số 172.008 nạn nhân này, bảng thống kê ghi như sau: Địa chủ cường hào gian ác : 26.453 người, trong đó 20.493 người bị oan (77,4%). Địa chủ thường : 82.777 người, trong đó 51.480 người bị oan (62%). Địa chủ kháng chiến : 586 người, trong đó 290 bị oan (49%). Phú nông : 62.192 người, trong đó 51.003 người bị oan (82%). Tổng cộng : 172.008 nạn nhân, trong đó 123.266 người bị oan : 71,66%. Con số địa chủ kháng chiến theo thống kê trên là 586 người, trong khi theo báo cáo của Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 10 năm 1956 thì riêng tổng số đảng viên bị "xử trí" lên tới 84.000 người. Số lượng này chưa kể đến thân nhân, gia đình của những người bị quy sai, cũng bị cô lập và đối xử phân biệt.
Theo giáo sư Lê Xuân Khoa thì chương trình Cải cách Ruộng đất là một trong ba nguyên nhân chính đưa đến cuộc di tản 1954. Ngoài ra, ông nhận định lượng lúa gạo sản xuất ở đồng bằng sông Hồng bị giảm sút trầm trọng trong những năm cải cách ruộng đất và ngay sau đó. Tuy nhiên, nhận định này khác rất nhiều với các ý kiến, nhận định về cuộc di cư năm 1954 trong các sách chính thức về lịch sử ở Việt  Nam hiện nay.



Đời Mồ Côi

Em sinh ra đã không hề biết mẹ
Hàng ngày Em theo chị để ăn xin
Ngày đầu đường đêm ghế đá công viên
Sống lay lắt nhờ đồng tiền thiên hạ.













Nhiều khi đói sữa thay bằng nước lã
Hai chị em vật vã dạ cồn cào
Dế ve Sầu nướng lót dạ đêm thâu
Mong trời sáng xin cơm thừa hàng quán.













Cha chết sớm mẹ bị người ta bán
Sang bên Tàu vào động bán dâm
Nhà cửa ruộng nương
Đảng qui hoạch chẳng bồi thường
Nghe người nói cán bộ phường chia chác














Mình sống được nhờ tấm lòng cô bác
Nín đi nào chị sẽ hát ầu ơ
Mất mẹ cha đời đói rét bơ vơ
Đừng khóc nữa em thơ xin hãy hiểu.













Chuyện xui xẻo đẩy đưa đời cô lựu
Chị bị tông xe nằm ngất bên đường
Khi mọi người đưa chị đến nhà thương
Chị đã chết từ trên đường nhập viện.
















Kẻ tông chị là đảng viên say xỉn
Sợ liên quan chúng đã biến vào đêm
Hết họ hàng giờ chỉ còn mình em
Nên ánh mắt mới buồn lên đến thế.















Anh xin lỗi mấy tháng rổi mới kể
Chỉ mong sao ánh mắt bé vơi buồn
Trẻ ăn mày không được đảng yêu thương
Nhưng còn có những trại cô nhi viện


MUA ĐÀN BÀ VN : Không ưng được đổi lại

Đây là thời đại siêu xa lộ tin tức, đâu phải chúng muốn làm gì thì làm.

Linh Nguyên


               Cán Ngố Gộc đi thanh tra kiểm soát  ....Pó tay pó tay ! hết ý hết ý

Cùng nếm, ngửi, gõ với các bộ trưởng: Kim Tiến - Khôi Nguyên - La Thăng:
thugian07
Chị Kim Tiến, bộ chưởng Y tế đi kiểm tra thực phẩm ở chợ

thugian08
Anh Phạm Khôi Nguyên, bộ chưởng bộ Tài Nguyên và
Môi trường và bầu đoàn đi kiểm tra chất lượng môi trường"
thugian09
 Chỉ bọn quan chức Việt Nam mới có hành động kỳ quặc và ngu xuẩn thế này!
thugian10
Ối trời ơi là ông Tiến sĩ ! Ông nghè Phạm Khôi Nguyên ơi
thugian11
 Anh Đinh La Thăng, bộ chưởng bộ Rao Thông đi kiểm tra độ lún của mặt đường





CHÂN DUNG 'CÁC ĐẦY TỚ NHÂN DÂN'



Ngạo mạn, dâm ô chính là Lê Duẩn
Già mà lắm con là lão Đỗ Mười
Mưu mô quỷ quyệt là Lê Đức Anh
Nhẫn nhục sống lâu là Võ Nguyên Giáp
Chưa nói đã cười là Nguyễn Minh Triết
*

Giả danh Mác xít là Lê Khả Phiêu
Cái gì cũng nhặt là Tô Huy Rứa
*
Không bộ nào chứa là Nguyễn Thiện Nhân
Vì gái quên thân là Nông Đức Mạnh
Thức thời, né tránh là Nguyễn Hải Chuyền
Miệng lưỡi dịu mềm là Vương Đình Huệ
Thiểu năng trí tuệ là Đinh La Thăng
*
Ghét trung yêu nịnh là Lê Hồng Anh
Phát biểu lăng nhăng là Phạm Vũ Luận
Quen đánh giặc miệng là Trương Tấn Sang
*
Thầy gét bạn khinh là Hồ Đức Việt
Dối gian lật lọng là Vũ Văn Ninh
Đổi trắng thay đen là Trương Vĩnh Trọng
Triệt suy phù thịnh là Trần Đình Hoan
Đã dốt lại tham là Lê Thanh Hải
*
Ăn vụng nói dại là Đinh Thế Huynh
Cạn nghĩa cạn tình chính là Tô Lâm
Juda phản chúa là Nguyễn Đức Tri
Tình duyên lận đận là chị Kim Ngân
Vừa béo vừa dâm là Tòng Thị Phóng
*
Dối gian lật lọng là Vũ Văn Ninh
Lên chức nhờ cha là Nguyễn Thanh Nghị
Mặt người dạ thú là Phạm Quý Ngọ
Tính tình ba phải là Phạm Gia Khiêm
Chưa từng thanh liêm là Nguyễn Thế Thảo
*
Ăn tiền tàn bạo là Nguyễn Đức Nhanh
Chạy trốn an toàn là Dương Chí Dũng
Nghìn tỉ tham nhũng là Vinashin
‘Bà con’ Thủ Tướng là Phạm Thanh Bình
Ngậm thị ăn tiền là Vũ Huy Hoàng
*
Xôi thịt mê gái là Trịnh Đình Dũng
Lừa thầy phản bạn là Trương Hòa Bình
Ăn no kín tiếng là Cao Đức Phát
Móc ngoặc đi đêm là Ngô Xuân Dụ



Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu

Bà con hãy tìm đường chạy ra nước ngoài cho sớm như hồi 1975 kẻo bọn Tàu cộng đến cai trị thì chạy không kịp nữa!

Một vị ni sư bị đối xử tàn nhẫn:




Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu ...


Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979


Battlefield Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu The Legacy

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P1)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P2)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P3)
















Ha ha ha !
Hố hố hố !
Không biết làm thịt em nào trước đây?
xem thêm


Ảnh của Ngoc Bui.

HTTP://DANLAMBAOVN.BLOGSPOT.COM/2014/05/HANG-VAN-CONG-NHAN-BINH-DUONG-INH-

Sốc - Lính Trung cộng hành hạ tra tấn tù binh VN vô cùng tàn bạo dã man




__._,_.___

Posted by: hung vu 

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-22/11/2024

My Blog List