Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, September 19, 2014

Nhìn lại 'Cải cách Ruộng Đất' 1946-1957 ở miền Bắc Việt Nam


Nhìn lại 'Cải cách Ruộng Đất' 1946-1957 ở miền Bắc Việt Nam
Cập nhật: 11:04 GMT - thứ năm, 18 tháng 9, 2014

Nhìn lại sự kiện "Cải cách ruộng đất"


Mặc dù cuộc cải cách ruộng đất do Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện 60 năm về trước đã trôi qua, nhưng nhiều người vẫn chưa thể 'quên được' 'sự thật' vẫn chưa được Đảng nói ra hết, cũng như Đảng phải nhìn nhận 'tội lỗi' của mình, theo một khách mời của tọa đàm trực tuyến về "Cải cách ruộng đất" do BBC thực hiện hôm 18/9/2014.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Từ Moscow, hôm thứ Năm, ông Nguyễn Minh Cần, nguyên Phó Chủ tịch phụ trách Nông nghiệp của Hà Nội, nguyên cán bộ sửa sai cải cách ruộng đất của Đảng ở ngoại thành Hà Nội, một nhà bất đồng chính kiến nhiều năm tị nạn chính trị ở Nga, cho rằng Đảng và chính quyền phải 'sám hối'. Ông nói:
"Bây giờ cải cách ruộng đất đã qua rồi, chúng ta muốn quên đi, nhưng mà sự thực không quên được. Vì sao, bởi vì tôi đã rất đồng ý với nhà văn Trần Mạnh Hảo, là vì trước hết Nhà nước, Đảng cầm quyền phải nói sự thật, phải nhìn nhận tội lỗi của mình, phải sám hối, mới xóa bỏ được hận thù.
"Mới xóa bỏ được: thôi, ta coi vấn đề cải cách ruộng đất là qua rồi. Điều đó nhà nước chúng ta không làm, cuộc triển lãm vừa qua không làm. Đó là điều thứ nhất tôi xin khẳng định như thế.
"Điều thứ hai là bây giờ rất cần một sự thay đổi về ruộng đất. Không phải là chúng ta làm một cuộc cải cách về ruộng đất theo kiểu của Trung Quốc, theo kiểu 1953 trước nữa, mà là phải đấu tranh để xóa bỏ điều ở trong Hiến pháp là quốc hữu hóa ruộng đất của nông dân"
Ông Nguyễn Minh Cần

"Điều thứ hai là bây giờ rất cần một sự thay đổi về ruộng đất. Không phải là chúng ta làm một cuộc cải cách về ruộng đất theo kiểu của Trung Quốc, theo kiểu 1953 trước nữa, mà là phải đấu tranh để xóa bỏ điều ở trong Hiến pháp là quốc hữu hóa ruộng đất của nông dân và đem ruộng đất trả lại cho nông dân."
'Quyết tìm sự thật'
Nhà văn Trần Mạnh Hảo, một nhân chứng mà gia đình là 'nạn nhân' của cuộc cải cách, như ông tự giới thiệu, nói với cuộc tọa đàm từ Sài Gòn:
"Tôi cho rằng lịch sử phải được thể hiện một cách trung thực, nếu tất cả lịch sử bị bóp méo, và bị dối trá hóa, bị tuyên truyền nhảm, tức là bịa ra lịch sử để sự tuyên truyền, thì chừng đó, sau này dù thời gian sau này chăng nữa, con cháu chúng ta họ vẫn quyết tâm đi tìm sự thật.
"Bởi vì sự thật, chỉ có sự thật mới giải phóng được con người. Chỉ có sự thật mới giúp chúng ta nhìn nhận chân lý, cái gì sai, cái gì đúng, còn cứ bịa chuyện, cứ bịp bợm nhân dân, thì mọi thứ sẽ không bao giờ tốt đẹp."
"Tôi không muốn nói lại cuộc cải cách ruộng đất, bởi vì vết thương của gia đình tôi, bố mẹ tôi. Bố tôi bị bắt, mẹ tôi phải nuôi ba đứa con, tôi phải đi bắt rận thuê để lấy gạo nấu cháo cho mẹ ăn và các em ăn, tức là rất là thảm.
"Và những gia đình bị bắn ở trong làng tôi cũng không bao giờ là địa chủ. Họ đã bắn, đã giết oan hàng mấy, hàng chục vạn người, thế thì làm sao mà có thể nói là một cuộc cải cách tốt đẹp được"
Nhà văn Trần Mạnh Hảo

"Đẩy gia đình chúng tôi vào thảm kịch có thể chết đói cả ba bốn mẹ con. Và cuộc cải cách ruộng đất tôi đã nhìn thấy nông dân ở làng đến lấy ở nhà tôi từng cái đũa, cái bát, cái mâm, cái hòn gạch, phá nhà, phá cửa, cướp hết toàn bộ những tài sản của gia đình chúng tôi, mà một gia đình lao động, không bao giờ là địa chủ.
"Và những gia đình bị bắn ở trong làng tôi cũng không bao giờ là địa chủ. Họ đã bắn, đã giết oan hàng mấy, hàng chục vạn người, thế thì làm sao mà có thể nói là một cuộc cải cách tốt đẹp được."
'Không có cơ sở nào cả'
Từ Paris, nhà văn Vũ Thư Hiên, tác giả của cuốn hồi ký chính trị "Đêm giữa ban ngày" đặt vấn đề liệu vào thời điểm tiến hành cuộc cải cách, Đảng có tiến hành một cuộc điều tra 'đàng hoàng không'.
Nhà văn đặt câu hỏi cho ông Nguyễn Minh Cần:
"Thắc mắc của tôi là vào giai đoạn đó, có một cuộc điều tra về cải cách ruộng đất đàng hoàng không, thành lập được mấy đoàn điều tra, đã đi những địa phương nào để điều tra cải cách ruộng đất, trưởng phó đoàn là ai và báo cáo về cải cách ruộng đất để chuẩn bị cho cải cách ruộng đất có hay không?"
"Sự thực ở đây là không chỉ riêng Hà Nội, mà cả toàn quốc, tỷ lệ 5% mà Hồ Chủ Tịch đưa ra, rồi vân vân, thì không có dựa trên một cơ sở điều tra nào cả"
Ông Nguyễn Minh Cần

Khách mời từ Moscow trả lời: "Sự thực ở đây là không chỉ riêng Hà Nội, mà cả toàn quốc, tỷ lệ 5% mà Hồ Chủ Tịch đưa ra, rồi vân vân, thì không có dựa trên một cơ sở điều tra nào cả," cựu Phó Chủ tịch Hà Nội phụ trách nông nghiệp nói.
"Hoàn toàn không có một điều tra nông thôn để mà quyết định vấn đề thành phần, ruộng đất, rồi vân vân, ở trong nông dân như thế nào cả, nông thôn ra làm sao cả. Đấy là một sự thật."
'Không thể sửa được'
Về vấn đề sửa sai, ông Nguyễn Minh Cần thuật lại những gì mà ông đã trải nghiệm, cựu thành viên ủy ban sửa sai của Đảng ở Hà Nội nói:
"Ngay bản thân tôi, tôi là người phụ trách sửa sai ở ngoại thành Hà Nội, thì ông Võ Nguyên Giáp thời bấy giờ, Ủy viên Bộ chính trị, phụ trách Hà Nội trong việc sửa sai, chúng tôi bàn với nhau có bao nhiêu việc không thể nào sửa được.
"Vợ, chồng, con cái của người ta bị bắn chết thì hỏi sửa sai thế nào? Chúng tôi có mấy người liên lạc trong thời kỳ bí mật ở ngoại thành Hà Nội, thì đội cải cách về, chẳng hiểu thế nào mà họ nghèo, quy là địa chủ, bắn chết. Chúng tôi làm thế nào mà giải quyết được?"
Ông Nguyên Minh Cần

"Vợ, chồng, con cái của người ta bị bắn chết thì hỏi sửa sai thế nào? Chúng tôi có mấy người liên lạc trong thời kỳ bí mật ở ngoại thành Hà Nội, thì đội cải cách về, chẳng hiểu thế nào mà họ nghèo, quy là địa chủ, bắn chết. Chúng tôi làm thế nào mà giải quyết được?
"Rồi nhà cửa người ta chia ra rồi, bây giờ sửa sai, chúng tôi phải trả lại cho những người đó, nhưng mà trả lại thế nào được? Khi mà nông dân đã nhận được nhà cửa thì họ được tin là phải trả lại, thì họ lấy ngói, lấy gạch rồi phá hết tất cả của người ta.
"Mà khi vào chia đấy, thì bao nhiêu gia đình được một ngôi nhà, thì những cây cảnh, những cái chậu v.v..., thì mình phá hết, thì bảo là trả lại thế nào?"
Khách mời tuần này là nhà văn Trần Mạnh Hảo từ Sài Gòn, nhà văn Vũ Thư Hiên từ Paris, bà Lê Hiền Đức từ Hà Nội, ông Nguyễn Minh Cần từ Moscow, và ông Nguyễn Quang Thạch từ Thái Bình.
Các khách mời cũng nhìn lại hai luồng ý kiến chính trên các mạng xã hội Việt Nam nhân cuộc triên lãm Cải cách Ruộng đất ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tại Hà Nội khai mạc rồi bị đóng cửa vì 'lý do kỹ thuật'.
Các ý kiến cũng nhằm sáng tỏ bối cảnh chung, tác động của Trung Quốc, việc tiến hành, vai trò của Ban lãnh đạo Việt Nam khi đó như việc lập các đoàn cải cách.
Cố chủ tịch Hồ Chí Minh
Ông Hồ Chí Minh đã thừa nhận Đảng sai lầm và tuyên bố 'sửa sai' sau cải cách ruộng đất.

Cuộc thảo luận cũng muốn nhìn vào ý nghĩa, tác động của Cải cách Ruộng Đất với nông thôn, nông dân Việt Nam tới ngày nay.
Rút ra bài học gì?
Một số người tham gia thảo luận đã nêu ý kiến cần có một cuộc cải cách về đất đai hiện nay ở Việt Nam để giải quyết vấn đề tham nhũng đất, khiếu kiện khá phổ biến về đất đai.
Có khách mời cũng cho hay từ kinh nghiệm của Liên Xô thì sau năm 1991 vẫn không hề có sự nhìn lại về các cuộc cải tạo tiêu diệt nông dân thời Stalin.
Nhưng riêng với Việt Nam, có ý kiến thảo luận nói cần khép lại quá khứ dù không được quên những vụ tàn sát thời Cải cách Ruộng Đất.
Về bài học rút ra và thái độ đối với quá khứ, lựa chọn ứng xử trong hiện tại, ông Nguyễn Quang Thạch, nhà vận động 'sách cho nông thôn' nói với BBC:
"Lịch sử là thứ đã qua rồi, chúng ta không được phép quên lịch sử, mà chúng ta phải đánh giá sòng phẳng về nó. Chúng ta không quên quá khứ sai lầm của lịch sử, nhưng cũng không căm hận nó nữa, mà nên hành động để tạo dựng cho tương lai tốt hơn thôi"
Ông Nguyễn Quang Thạch
"Lịch sử là thứ đã qua rồi, chúng ta không được phép quên lịch sử, mà chúng ta phải đánh giá sòng phẳng về nó.
"Chúng ta không quên quá khứ sai lầm của lịch sử, nhưng cũng không căm hận nó nữa, mà nên hành động để tạo dựng cho tương lai tốt hơn thôi.
"Chứ nếu chúng ta, như kiểu vừa rồi, là chỉ đưa trưng bày ra, phô diễn cho người ta, chỉ nói cái tốt, không nói cái sai, khuyết, để rồi cùng nhau nhìn nhận, và không lặp lạih những sai lầm trong tương lai.
"Cho câu chuyện tôi nghĩ là người Việt mình, chính quyền đã đến lúc phải đánh giá lại sai lầm của mình, và sau đó công bố rõ ràng, và chúng ta điều chỉnh chính sách đất đai để không tạo ra sự xung đột giữa chính quyền và người dân. Để không tạo ra sự dồn tích, sự căm phẫn trong đời sống cộng đồng."
'Mong cải cách mới'
"Bây giờ có những người nông dân không còn nhà, không còn một tấc đất để sống, trong khi những kẻ tham nhũng có bốn, năm, bảy cái biệt thự, có hàng trăm héc-ta rừng để bóc lột nhân dân... Vì vậy theo tôi, tôi lại muốn có một cuộc cải cách ruộng đất mới"
Bà Lê Hiền Đức

Cũng hôm thứ Năm, bà Lê Hiền Đức, nhà hoạt động chống tham nhũng và vận động cho nhân quyền, nói với tọa đàm từ Hà Nội:
"Tôi lại muốn cải cách ruộng đất bây giờ nữa, nhưng trên tinh thần của tôi bây giờ là gì: tổ chức cải cách ruộng đất không phải là đấu tố như ngày xưa, nâng thành phần từ phú nông lên địa chủ để giết chóc, đàn áp nhau.
"Nhưng cải cách ruộng đất bây giờ là gì: để người nông dân của tôi bây giờ sống bằng đồng ruộng thì nhiều bà con nông dân đã căng khẩu hiệu là 'Nông dân coi đồng ruộng như máu xương của mình'.
"Nhưng bây giờ mất hết ruộng, mất hết vườn, mất hết rừng, thì hỏi rằng còn gì nữa, vì vậy theo suy nghĩ của tôi, tôi lại mong muốn có cuộc cải cách, nhưng cải cách bây giờ đừng lặp lại những sai lầm dã man, tàn ác, giết chóc như những năm trước đây.
"Mà cải cách bây giờ là gì: để cho những người nông dân đứng lên tố cáo những bọn tham nhũng. Bây giờ có những người nông dân không còn nhà, không còn một tấc đất để sống, trong khi những kẻ tham nhũng có bốn, năm, bảy cái biệt thự, có hàng trăm héc-ta rừng để bóc lột nhân dân...
"Vì vậy theo tôi, tôi lại muốn có một cuộc cải cách ruộng đất mới," nhà vận động năm nay 83 tuổi nói với cuộc tọa đàm của BBC từ Hà Nội.




'Không đề cập hệ lụy cải cách ruộng đất'
Ngũ Thiên
Nhà báo ở Hà Nội
Cập nhật: 10:32 GMT - thứ ba, 9 tháng 9, 2014

Cuộc triển lãm dường như để tuyên truyền cho cải cách ruộng đất?

Ngày 8/9, Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Hà Nội) khai mạc Trưng bày chuyên đề “Cải cách ruộng đất 1946 - 1957”.
Gần 150 hiện vật, tư liệu gốc, ảnh tư liệu về Cải cách ruộng đất đã được lựa chọn, cho người xem thêm nhiều thông tin về Cải cách ruộng đất.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Các tư liệu cho biết: Từ năm 1953 đến năm 1956 đã có 8 đợt phát động quần chúng giảm tô tại 1.875 xã và 5 đợt cải cách ruộng đất ở vùng đồng bằng, trung du và 280 xã miền núi phía bắc.
Trong 3.314 xã, có 10 triệu dân, đã tịch thu hơn 70 vạn héc ta (44,6%) ruộng đất chia cho gần 4 triệu nông dân.
Nhấn mạnh đấu tranh giai cấp
Tuy nhiên triển lãm này, vẫn như thường thấy ở các triển lãm khác về đề tài chiến tranh hoặc phong trào cách mạng, nghiêng về phía nhấn mạnh những tương phản giữa hai giai cấp bóc lột và bị bóc lột.
Nó cũng nói nhiều về đường lối, chủ trương trong quá trình cải cách và những thành quả người nông dân được hưởng sau Cải cách ruộng đất mà chưa đề cập đến những hệ lụy của những khuyết điểm do phong trào này để lại cho xã hội Việt Nam nói chung và những thân phận con người nói riêng.
"Cải cách Ruộng đất đã kích động, hù dọa quần chúng, khuyến khích họ tố oan cho nạn nhân; dùng nhục hình với đối tượng khi chưa có tòa án xét xử"

Sự ảnh hưởng của các tác nhân từ bên ngoài tới đường lối, chủ trương và phương pháp tiến hành Cải cách ruộng đất cũng không được nhắc đến.
Cải cách ruộng đất được bắt đầu trước bước ngoặt quan trọng của cuộc kháng chiến đòi hỏi huy động đến mức tối đa mọi nguồn lực trong nước (mà nông dân là quân chủ lực) và nguồn viện trợ từ Liên Xô và Trung Quốc.
Tất cả tạo nên những áp lực để Luật Cải cách ruộng đất được Quốc hội thông qua tháng 12-1953, trước khi mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ chỉ ít ngày.
Ngay từ khi bắt đầu, chủ trương “Phóng tay phát động quần chúng” đã bị buông lỏng cho “đoàn”, “đội” cải cách lộng quyền: truy bức để “đôn” tỷ lệ địa chủ lên cho đủ 5% dân số như một mức quy định bắt buộc; kích động, hù dọa quần chúng, khuyến khích họ tố oan cho nạn nhân; dùng nhục hình với đối tượng khi chưa có tòa án xét xử…
Những điều này không có trong chủ trương chỉ đạo Cải cách ruộng đất. Nhưng ở các cấp dưới, tình hình dường như không thể kiểm soát.
Sai lầm tả khuynh
Chủ nghĩa Mao có tác động mạnh đến Cải cách Ruộng đất ở Việt Nam

Cải cách ruộng đất cũng có thể nhìn nhận như một nỗ lực để hoàn tất mục tiêu “Người cày có ruộng”.
Nhưng đó là một bước hoàn tất không trọn vẹn. Phong trào Chỉnh đốn tổ chức Đảng và chính quyền được tiến hành kết hợp cùng với Cải cách ruộng đất từ đợt 4, đợt 5 đã phạm sai lầm “tả khuynh” nghiêm trọng.
Những sai lầm đã để lại những tổn thất lớn cả về con người và tổ chức, gây đảo lộn đời sống xã hội ở nông thôn miền bắc. Cải cách ruộng đất đi qua để lại nhiều bài học lịch sử đa chiều và một vết hằn sâu trong ký ức.
Triển lãm “Cải cách ruộng đất 1946 - 1957” lần đầu tiên động chạm tới chủ đề vẫn được coi là “nhạy cảm” trong suốt gần 60 năm qua và đã thu hút được khá nhiều sự quan tâm.
Tuy nhiên những gì trình bày trong đó nói rằng chủ đề này vẫn chưa được bàn luận một cách cởi mở.




Cải cách ruộng đất 'không nhạy cảm nữa'
Cập nhật: 10:32 GMT - thứ năm, 18 tháng 9, 2014

Media Player
Sau sáu mươi năm, 'Cải cách ruộng đất' không còn là một đề tài gì đó 'nhạy cảm' nữa nhất là sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nghị quyết sửa sai, lãnh đạo Đảng đã thừa nhận sai lầm và trong các giới nghiên cứu đã có nhiều công trình nghiên cứu, tổng kết khác nhau, theo ý kiến một sử gia từ Hà Nội.
Trao đổi với BBC sau diễn biến một triển lãm đặc biệt của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam về chủ đề Cải cách ruộng đất đã bị đóng cửa vô thời hạn chỉ sau vài ngày ra mắt công chúng, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Quang Hiển, chuyên gia Lịch sử Đảng từ Đại học Quốc gia Hà Nội nói:
"Nó không nhạy cảm gì cả bởi vì biết bao nhiêu công trình khoa học của chúng ta (Việt Nam) đã công bố rồi, rất nhiều công trình nghiên cứu của Việt Nam đã công bố rồi."
'Sai lầm tả khuynh'
"Bản thân Đảng cũng đã kiểm điểm sai lầm của Đảng trong cải cách ruộng đất, đã đánh giá và ra nghị quyết sửa sai, thì tôi nghĩ rằng cũng là sòng phẳng lắm rồi còn gì nữa, chứ không phải đến bây giờ có triển lãm này mới biết đâu"
PGS. TS. Vũ Quang Hiển

"Và bản thân Đảng cũng đã kiểm điểm sai lầm của Đảng trong cải cách ruộng đất, đã đánh giá và ra nghị quyết sửa sai, thì tôi nghĩ rằng cũng là sòng phẳng lắm rồi còn gì nữa, chứ không phải đến bây giờ có triển lãm này mới biết đâu," sử gia nói thêm.
PGS. Vũ Quang Hiển cho rằng mặc dù có những điểm 'tích cực' đáng ghi nhận, cuộc cải cách được coi là đã mắc 'sai lầm tả khuynh' do Đảng phải chịu 'áp lực' từ đồng minh mà ông ám chỉ là một quốc gia láng giềng to lớn để 'đẩy mạnh cải cách' và đổi lại tiếp tục nhận được 'viện trợ chiến tranh'.
"Ở đây là biện pháp, cách thức thực hiện cải cách ruộng đất nó không theo được đường lối cải cách từng bước của Việt Nam trước đây mà bắt đầu chịu ảnh hưởng tả khuynh từ những nước được xem là đồng minh, được xem là có giúp đỡ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp lúc bấy giờ.
"Và việc buộc phải thực thi cải cách ruộng đất một cách mạnh hơn có chịu ảnh hưởng tả khuynh từ bên ngoài, dường như là có sức ép từ một số nước, nếu như mà Việt Nam không tiến hành việc này, thì không thể đối lấy cái điều là nhận được viện trợ để tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp," sử gia nói với BBC.

mediaNông dân tập hợp phản đối trước triển lãm "Cải cách ruộng đất" - DR
Cuộc triển lãm đầu tiên về cải cách ruộng đất năm 1946-1957 do Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam thực hiện mở cửa từ ngày 08/09/2014 dự kiến kéo dài đến hết năm nay. Nhưng đến hôm 11/09 vừa qua, Bảo tàng Lịch sử bỗng thông báo tạm ngừng mở cửa vì "sự cố kỹ thuật".
Mới qua bốn ngày mở cửa, cuộc triển lãm này đã gây sự thú hút nhiều chú ý của dư luận. Trên các trang mạng tại Việt Nam ngay lập tức xuất hiện hàng loạt các bình luận về nội dung, cách thức của cuộc trưng bày cũng như những bài viết lật lại quá khứ đau thương của các nạn nhân trong cuộc cải cách ruộng đất ...
Dường như mục đích tuyên truyền nhằm ca ngợi thành tựu của Đảng, che đậy những sai lầm trong cuộc đấu tranh giai cấp đó đã trở nên phản tác dụng ? Phải chăng đó cũng là một yếu tố khiến cuộc trưng bày về Cải cách ruộng đất của Bảo tàng Lịch sử phải vỗi vã đóng cửa sau vài ngày hoạt động ? RFI phỏng vấn nhà văn blogger Nguyễn Tường Thụy tại Hà Nội.

mediaTượng Các Mác đại học Corvinus-Budapest.DR
Tồn tại được 25 năm sau ngày chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, bức tượng nổi tiếng của nhà tư tưởng Các Mác tại khuôn viên đại học Corvinus -thủ đô Budapest bị cho vào quên lãng.
Tuần trước, chính phủ của thủ tướng Orban ra lệnh hạ bệ bức tượng của nhà cách mạng nổi tiếng Các Mác. Đó là một bức tượng đồng, cao 4 thước, đã trở nên quá quen thuộc với người dân Budapest từ hơn nửa thế kỷ qua. Tác phẩm này được coi là một trong những bức tượng cuối cùng của Mác trên thế giới.
Đối với viện trưởng của đại học Corvinus tháo gỡ bức tượng của cha để chủ nghĩa cộng sản là một hình thức để khẳng định thêm bản sắc của trường. Thực ra trường Corvinus trước năm 1990 từng mang tên nhà bác học người Đức này. Ngày nay đại học ở thủ đô Budapest không phải là thành trì của những phần tử vẫn ngưỡng mộ Mác hay là nơi tập hợp của những người "hoài cổ" nuối tiếc thời kỳ vàng son dưới chế độ cộng sản. Dù vây rất  nhiều sinh viên được hỏi lấy làm tiếc là bức tượng đồng nổi tiếng nói trên bị hạ bệ.
Hình dáng một nhà bác học ngồi suy tư ngự tọa ngay giữa sảnh chính của trường đại học, một tay cầm cuốn sách dày, có thể là cuốn « Tư bản» như đã ăn sâu vào ký ức của biết bao nhiêu thế hệ sinh viên Hungary. Hàng năm vào mùa khai trường những sinh viên mới đều chụp hình lưu niệm dưới chân Các Mác.Học xong, trước khi rời nhà trường, họ cũng đến chia tay với bác Mác.
Đối với những thế hệ trẻ không bị bức màn sắt ám ảnh, thì bức tượng của nhà cách mạng người Đức này đơn giản là một điểm hẹn lý tưởng của giới sinh viên trong trường.
Việc chính quyền của thủ tướng Orban ra lệnh hạ bệ tượng Các Mác gây xôn xao trong dư luận Hungary. Một số nhà trí thức tại Budapest cho rằng ông Viktor Orban muốn « xóa toàn bộ quá khứ cộng sản » của Hungary để chứng tỏ rằng đất nước ông đang thực hiện một « cuộc cách mạng theo hướng dân chủ tự do ».
Nhà sử học Andra Mink thuộc đại học Trung Âu Budapest thậm chí còn cho rằng ông Orban đang theo gót Putin : tất cả những chương trình sửa đổi hiến pháp, các đạo luật do ông ban hành có khuynh hướng bóp nghẹt tự do báo chí, chà đạp quyền tự do cá nhân. Thậm chí theo giới phân tích luật pháp do nội các của thủ tướng Hungary soạn ra phần lớn là để thâu tóm các quyền lợi kinh tế. Từ mùa xuân năm nay nhiều tổ chức phi chính phủ trong tầm ngắm của cảnh sát Hung. Nói cách khác dù là thành viên Liên Hiệp Châu Âu, nhưng nước Hungary của thủ tướng Viktor Orban lại rất gần gũi với nước Nga của ông Vladimir Putin.




Đời Mồ Côi

Em sinh ra đã không hề biết mẹ
Hàng ngày Em theo chị để ăn xin
Ngày đầu đường đêm ghế đá công viên
Sống lay lắt nhờ đồng tiền thiên hạ.













Nhiều khi đói sữa thay bằng nước lã
Hai chị em vật vã dạ cồn cào
Dế ve Sầu nướng lót dạ đêm thâu
Mong trời sáng xin cơm thừa hàng quán.











No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List