Du lịch VN có là 'vẻ đẹp
bất tận'?
Kim Megson
Blogger viết tiếng Anh
Cập nhật: 11:18
GMT - thứ năm, 18 tháng 9, 2014
Việt Nam không
giống nơi nào khác. Đó là một đất nước thực sự xinh đẹp, sôi động
và có tầm quan trọng lịch sử.
Các bài liên quan
- Người
Nigeria bị cách ly ở VN ‘đã hết sốt’ - BBC Vietnamese - Thế giới
- Khách
du lịch TQ đến VN giảm mạnh
- Bobby
Chinn làm đại sứ du lịch Việt Nam
Chủ đề liên quan
Người dân Việt Nam
thì thân thiện, hiếu khách, có cà phê, ẩm thực và văn hóa vào hàng
tuyệt nhất thế giới.
Về mặt lý thuyết,
không ai nghi ngờ gì về sức sống của khẩu hiệu ngành du lịch ‘Việt Nam
– Vẻ đẹp bất tận’.
Mỗi năm Việt Nam có
thêm nhiều du khách lần đầu tới thăm và con số này ngày càng tăng thêm.
Rất ấn tượng, nhưng
cũng lại là vấn đề lớn, bởi rất ít người có ý định sẽ quay lại.
'Một đi không trở lại'
Hồi 2010, tạp chí
The Economist nói chỉ có 5% du khách trở lại Việt Nam lần thứ hai
và trong những năm sau đó, không có bằng chứng đáng kể nào cho thấy
khuynh hướng này được cải thiện.
Trên giấy tờ, thì đây
có vẻ như là một sự bất thường.
Một chuyến đi khó có
thể đủ để thưởng thức hết những gì Việt Nam có cho du khách.
Việt Nam là một đất
nước khá lớn, đa dạng về sinh thái và văn hóa, với hơn 90 triệu dân.
Nhưng vấn đề nằm ở chỗ các dịch vụ dành cho du khách.
"Trong lúc Bộ
trưởng Du lịch Hoàng Tuấn Anh và các quan chức cao cấp khác lặp đi
lặp lại những từ ngữ “bền vững” và “trách nhiệm” khi nói tới tương
lai ngành du lịch Việt Nam, thì một du khách bình thường lại chẳng
nhìn thấy mấy bằng chứng về điều đó."
Vấn đề đáng nói là
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các đơn vị trực thuộc quá bị
ám ảnh về việc phải thu hút khách nước ngoài mới mà không phân tích
đầy đủ về những trải nghiệm, kinh nghiệm của những người từng đến.
Kế hoạch chiến lược
nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch khá mờ nhạt so với các sự
kiện quảng bá, chẳng hạn như việc tuyển đầu bếp có tiếng BBấm
obby Chinn là đại sứ du lịch nhằm thu hút thêm người quan tâm.
Một tìm kiếm nhanh
trên các trang blog du lịch trực tuyến cho thấy nhiều du khách đã có
những ngày nghỉ hoàn toàn vừa ý tại Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng có
khá nhiều lời chỉ trích, và những ý kiến này thường được lặp đi
lặp lại. Đó là chuyện thiếu các cơ sở, phương tiện du lịch cao
cấp, dịch vụ khách hàng tồi, bị người bán hàng rong chèo kéo đeo
bám trên phố, thiếu các hoạt động thích hợp cho các gia đình có
thành viên ở các độ tuổi khác nhau, và giá visa cao.
Còn một vấn đề
khác, khó xử lý hơn.
Việt Nam trong quá
trình theo đuổi một cách say sưa mục tiêu phát triển của mình đã
khiến nhiều điểm du lịch hấp dẫn bị tàn phá, biến thành các sân
golf, các khu nghỉ dưỡng cao cấp và các công trình cáp treo quy mô
lớn.
Trong lúc một số quan
chức ngành du lịch và các viên chức chính quyền khác lặp đi lặp lại
những từ ngữ “bền vững” và “trách nhiệm” khi nói tới tương lai ngành
du lịch Việt Nam, thì một du khách bình thường lại chẳng nhìn thấy
mấy bằng chứng về điều đó.
Bobby Chinn là một
trong những gương mặt nổi tiếng được chọn làm đại sứ du lịch của
Việt Nam
Sự thực đáng buồn
là ở Việt Nam, có tiền thì có quyền. Giới doanh nghiệp tư
nhân đầu tư mạnh vào các dự án chỉ đem về những lợi ích ngắn hạn
trong khí tổn hại mạnh tới văn hóa và môi trường.
Phát triển?
Lấy ví dụ Thác Datanla ở
Đà Lạt. Bạn có mặt ở chỗ đậu xe khổng lồ đầy xe chở khách, trước khi gia nhập
đoàn dài xếp hàng để được thưởng ngoạn ngọn thác.
Để đi từ thung lũng
xuống thác, người ta có thể đi trên một xe trượt đông đúc đi xuống đỉnh dốc. Âm
thanh chim chóc và tiếng thác đổ xa xa bị chìm đi vì hệ thống loa chơi liên tục
nhạc sến. Chuyến xe dừng lại ở chân thung lũng, nơi có nhiều xe bán hàng và
đồ ăn. Du khách đi theo con đường dẫn đến thác – không tệ nhưng cũng không mấy ấn
tượng – trong lúc phải bước tránh vỏ kem, lon nước trên mặt đất. Người ta chen
lấn đi qua người bán hàng, người mời gọi chụp hình, và hàng trăm du khách khác.
"Hầu hết du
khách được hấp dẫn tới Việt Nam bởi sự hoang sơ hơn so với các nước
láng giềng như Thái Lan."
Nếu muốn khám phá thêm,
bạn có thể đi cáp treo trên một con suối đẹp rồi đi thang máy đến một nơi khác.
Khi đã mãn nhãn, lại có xe trượt đưa bạn quay lại chỗ đậu xe.
Trong mắt nhiều quan
chức du lịch, đây là sự thực hiện hoàn hảo viễn kiến của họ. Địa điểm này thu
hút du khách liên tục.
Nhưng vấn đề là nó rất
tệ và nhiều du khách sẽ không muốn quay lại.
Không thiếu các ví dụ
tương tự. Hang Đầu Gỗ thuộc Vịnh Hạ Long được mắc các bóng đèn kiểu vũ
trường disco, còn thùng rác có hình cá heo, chim cánh cụt. Một cáp treo khổng
lồ đang được xây để lên đỉnh ngọn núi Fansipan. Bãi biển trải dài từ Hội An đến
Đà Nẵng gần như được các khu du lịch đắt tiền lòe loẹt bao phủ.
Theo Julio Benedetti, tư
vấn viên chuyên về du lịch ở nhiều quốc gia thuộc châu Á, những phát triển gây
hại này là kết quả của việc đặt nhầm các ưu tiên.
"Vai trò của chính
phủ là đảm bảo - bằng pháp luật, quy định, và thanh tra - rằng kinh doanh du
lịch phải tôn trọng môi trường và kiểm soát lượng du khách.
Không may là rất nhiều trường hợp, trong đó có Việt Nam, chính nhà nước là
những người khuyến khích sự phát triển mất kiểm soát của du lịch chỉ vì chuộng
con số và số liệu," ông Benedetti nói.
Ý tưởng đằng sau các
dự án phát triển thật dễ nhìn thấy. Du lịch đóng góp đáng kể cho
ngân sách đất nước, chiếm chừng 6% tổng GDP trong năm 2013, và đòi hỏi
phải có đầu tư liên tục để thu hút thêm khách tới thăm, đóng góp cho
sự tăng trưởng tiếp nữa của ngành.
Giới chức du lịch
Việt Nam cần hỏi du khách muốn gì
Thế nhưng hầu hết du
khách được hấp dẫn tới Việt Nam bởi sự hoang sơ hơn so với các nước
láng giềng như Thái Lan.
Và hơn hết, họ muốn
được thưởng thức những thứ thuần Việt.
Nhưng thay vào đó,
họ lại thấy mình rơi vào những nơi tràn ngập du khách, tràn ngập
các tour du lịch.
Cách người ta làm dịch
vụ là một tour du lịch có thể làm hài lòng tất cả mọi người, có nghĩa là nếu
bạn đang đi trăng mật, làm tiệc độc thân hay cả gia đình đi du lịch, bạn có thể
sẽ được nhét vào cùng một loại tour với mọi người khác.
Shi Dang là một người
làm tour ở thành phố Huế lịch sử. Công ty khá có tiếng của anh, Oriental Sky
Travel, cho rằng sự đa dạng là nhân tố quan trọng nhất khiến người nước ngoài
tới Việt Nam du lịch.
"Chúng tôi không
đưa họ đi cùng những đoàn du lịch đông người, đi cáp điện hay tới các nhà hàng
đông đúc. Thay vào đó, mỗi hành trình được dành riêng cho họ, theo ước nguyện
của họ. Chúng tôi chuyên về tour xe đạp, leo núi, leo hang và hưởng không khí
trong lành. Cũng như các khách hàng, chúng tôi không muốn chuyến đi của họ quá bị
du lịch hóa."
"Lựa chọn thị
trường quốc tế nào cũng là một quyết định quan trọng," ông Benedetti nói.
"Khách du lịch châu Á có thể chuộng sự tiện lợi như dùng xe cáp điện và
các cấu trúc khác đặt bên trong quần thể tự nhiên, trong khi người phương Tây
thường thích các 'trải nghiệm ít nhân tạo hơn' khi đến tham quan cùng một
nơi."
Giới chức ngành du
lịch cần phải bắt đầu đặt câu hỏi cho du khách xem họ muốn gì, thay
vì cho rằng mình đã biết họ muốn gì.
Sau đó, với một kế
hoạch thích hợp, giới chức cần cân đối giữa việc làm gì cho ra tiền
với việc làm sao để duy trì văn hóa, môi trường một cách thích hợp
nhằm biến các điểm du lịch thành những nơi đặc biệt, hấp dẫn đối
với du khách.
Theo ông Shi, cải thiện
vấn đề đáng ra là vấn đề rất đơn giản. "Cách tốt nhất để thu hút khách
nước ngoài, dù là họ đến từ bất kỳ nơi nào, cũng có thể khiến họ quay trở lại
bằng cách chuyên nghiệp hơn, thân thiện hơn và chân thành với họ trong lúc họ ở
đây."
Chẳng gì có thể
biện minh cho những thất bại, bởi đất nước này có đủ những gì để
tạo nên một ngành du lịch bền vững, tốt đẹp.
Cần làm sao để du
khách cảm thấy họ thật may mắn là đã đến thăm một nơi đặc biệt.
Thật đáng tiếc,
nếu mọi việc không nhanh chóng được thay đổi thì nét hấp dẫn độc
đáo của Việt Nam sẽ không còn là bất tận nữa.
Bài viết bằng
tiếng Anh gửi cho Diễn đàn BBC Tiếng Việt từ Yorkshire, Anh Quốc.
__._,_.___
DƯ-LUẬN-VIÊN VC
(Bài Cảm tác)
DƯ-LUẬN-VIÊN, bầy chó, lũ chồn.
Vâng lời Việt-Cộng đảng
du-côn.
Nơi đây trây thúi ồn
nhiều gã.
Chốn nọ rãi tanh nhộn
lắm con.
Vong quốc mai kia đau
chủng-tộc,
Diệt nòi mốt nọ thảm
giang-sơn.
Cả kêu hải-ngoại xin
đoàn-kết,
Diệt sạch nằm vùng lấp
hố chôn.
TDT, SEP-18-14
Ngô-Phủ
DƯ-LUẬN-VIÊN VC
(Bài họa)
DƯ-LUẬN-VIÊN, lũ “Văn
công” Việt-Cộng.
Cả một bầy toàn giống
cáo với chồn.
Chạy lăng-xăng theo lệnh
Đảng ác ôn,
Xịt hôi thúi buồn nôn
muôn vạn chốn.
DƯ-LUẬN-VIÊN, lũ “Tay
sai” xáo trộn,
Trẻ như già lẫn-lộn đông
chí tây,
Gái như trai bẹo dạng đó
cùng đây,
Hà-Nội dạy sủa ai chống
lại chúng.
DƯ-LUẬN-VIÊN, lũ “Trở
cờ” hí-lộng,
Phản Quốc-Gia, xây mống
khắp ngũ châu,
Từ thương-gia, giới-chức
... hóa ngựa trâu,
Phục-vụ lũ ma đầu quân
bán nước.
DƯ-LUẬN-VIÊN, lũ “Đón
gió” hỗn-xược,
Dựa hơi hùm học được
mánh sâu xa,
Hại đồng-bào bại sản đến
tàn gia,
Bị thiên-hạ chửi cha,
lôi mắng mẹ.
DƯ-LUẬN-VIÊN, lũ “Sĩ-phu”
tồi-tệ,
Nón cối ban ân-huệ
hãnh-diện vui,
Dẫu luồn trôn, đội háng
... thí mạng cùi,
Miễn đổi lại hưởng đời
tiền ăn cướp.
DƯ-LUẬN-VIÊN, lũ “Khoa
bảng” mắc mướp,
Vâng dạ luôn khi được
dép râu kêu,
Cả thằng Tàu, thằng
Quảng hoặc thằng Tiều,
Miễn phú quý, nhục nhiều
cũng bất luận.
DƯ-LUẬN-VIÊN, lũ “Bưng
bô” lâm trận,
Mặt mày chai lắm bận
quậy lọ sơn.
Nịnh bợ tài, ton hót
giỏi, môi trơn ...
Hầu lãnh cám thay cơm
nuôi mạng sống.
DƯ-LUẬN-VIÊN, lũ
“Bồi bút” xuẩn-động,
Quen hùa tà, lật-lộng
quậy từng nơi,
Dai như thung, như đỉa,
bẻm mép lời,
Theo Nghi-Quyết nực cười
36 ngón.
DƯ-LUẬN-VIÊN, lũ “Thân
hào” bò mộng,
Tham sữa bơ, thụ-động
chịu khiển sai,
Như ruồi bu, như kiến
đậu trong ngoài,
Chúng còn độc hơn loài
vi-khuẩn chủng.
DƯ-LUẬN-VIÊN, lũ “Xướng
ca” nhắm trúng,
Hạng văn-nô tung-hứng cố
vẫy-vùng,
Chúng tự-do qua lại bắn
đùng đùng ...
Khuấy rối các cộng-đồng
nơi hải-ngoại.
DƯ-LUẬN-VIÊN, lũ “Hàng
hai” ngốc dại,
Sống đê-hèn bại-hoại
hạng trời ơi.
Nước lâm nguy, chúng vẫn
tỉnh bơ cười,
Mặc “Biên-Bản Thành-Đô” rồi
bại thắng.
DƯ-LUẬN-VIÊN, này “Lũ ruồi
lũ nhặng” !
Lột xác đi ! Công-cán
dụng sở-trường,
Về với dân diệt Cộng
cứu quê hương,
Cờ vàng thượng,
phô-trương nền Dân-Chủ.
TDT, SEP-18-14
Ngô-Phủ
Ước chi :
Nhất trí toàn dân trừ Việt-cộng,
Đồng tâm cả nước đập
Tàu-phù.
Ngô-Phủ
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.