Triển
lãm cải cách ruộng đất, thất bại của sự tuyên truyền
Sự suy tàn và phản động của
ĐCSVN ( Đại tá Bùi Tín )
Kính Hòa, phóng viên
RFA
2014-09-16
·
In trang này
·
Chia sẻ
·
Ý kiến của Bạn
·
Email
09162014-ccrd-kh.mp3
Một
nhân viên đang hướng dẫn khách tham quan buổi triển lãm.
Courtesy of dantri.com
Triển lãm cải cách ruộng
đất ở Hà Nội nhằm tuyên truyền cho sự kiện mà đảng cộng sản Việt Nam cho là một
thành công trong sự nghiệp cách mạng của họ, bị đóng cửa rất sớm chứ không kéo
dài đến hết năm nay như dự tính. Nhiều người cho rằng sự tuyên truyền của đảng
đã thất bại trong cuộc triển lãm này.
Mục đích của cuộc
triển lãm
Chỉ
sau 4 ngày mở cửa, triển lãm cải cách ruộng đất tại Hà Nội đóng cửa.
Cải
cách ruộng đất là một sự kiện rất lớn ở miền Bắc Việt Nam sau năm 1954. Trên
thực tế nó đã bắt đầu vài năm trước đó khi đảng cộng sản Việt Nam còn chưa
giành được quyền cai trị trên miền Bắc. Cuộc cải cách được tiến hành nhằm lấy
đất của tầng lớp địa chủ, phú nông chia cho nông dân nghèo. Rất nhiều người đã
bị giết chết trong các phiên tòa sơ sài, hay còn gọi là các phiên đấu tố địa
chủ. Việc này chính những người cộng sản Việt Nam cũng nói rằng đó là sai lầm
của họ, và họ nói rằng họ đã xin lỗi trong một phiên họp quốc hội ở miền Bắc
Việt Nam trong những năm 1950.
Cuộc
triển lãm mở ra ở Hà Nội được ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng quốc gia
nói là để giới thiệu thành tựu đạt được của cuộc cải cách ruộng đất. Ông còn
nói thêm là cuộc triển lãm không nhằm mục đích nói về những sai lầm của đảng
hay là những oan khuất của những người bị thiệt mạng.
Trên
thực tế nhiều khách tham quan đã chú ý tới phần nói về những sai lầm của đảng
cộng sản. Mà phần này lại được trưng bày rất sơ sài. Ba ngày sau khi triển lãm
mở cửa, báo Vnexpress viết bài : Khoảng lặng bên trong cải cách ruộng
đất. Trong bài viết này tờ báo có trích lời một khách tham quan cho rằng
giai đoạn cải cách ruộng đất là một giai đoạn đau buồn của dân tộc. Báo Tuổi
trẻ thì viết bài Triển lãm cải cách ruộng đất, cần sòng phẳng với lịch
sử. Trong bài này có trích lời một đại biểu quốc hội là ông Lê Như Tiến,
rằng chế độ cho những người bị oan sai chưa đầy đủ. Nhưng ông cũng nói thêm
rằng chuyện tiến hành cải cách ruộng đất là đúng.
Cái
chuyện này nó là một cái dấu vết không tốt đối với đảng, bây giờ ông ấy công
khai để mà thanh minh, để mà biện minh.
- Ông Hà Sĩ Phu
Dư
luận trên mạng Internet thì chú trọng rất nhiều đến việc bắn chết nhiều người
trong cải cách ruộng đất, và người ta cũng đặt ra câu hỏi về tính đúng đắn của
cuộc cải cách ruộng đất.
Ông
Hà Sĩ Phu, một trí thức bất đồng chính kiến ở Đà Lạt nói về chuyện này:
“Cái
chuyện này nó là một cái dấu vết không tốt đối với đảng, bây giờ ông ấy công khai
để mà thanh minh, để mà biện minh. Cái câu biện minh rất là rõ đấy, tức là tuy
có những sai lầm, nhưng về căn bản là đem lại ruộng đất cho người dân, ví dụ
như thế. Ông ấy tưởng rằng một cái ngụy biện như thế có thể làm tình hình nó
khá hơn, nhưng có biết đâu rằng cái sự việc này bản chất nó rất là tồi tệ, cho
nên một cái câu như thế làm sao giải quyết vấn đề được. Đó là một thất bại vì
bản thân cái chủ trương cải cách ruộng đất là một thất bại. Vì có lấy ruộng đất
cho dân đâu, bắt vào hợp tác ngay đấy chứ.”
Không lường hết phản
ứng dư luận
Nhà
thơ Trần Mạnh Hảo, một người có gia đình bị nhiều đau khổ trong cuộc cải cách
ruộng đất cho rằng việc triển lãm cải cách ruộng đất ở Hà Nội lại là việc phơi
bày ra những cái xấu gây bất lợi cho đảng cộng sản:
Các
đồ dùng của địa chủ nhìn từ bức vách của một ngôi nhà bần cố nông. Courtesy of
dantri
“Họ
lờ đi một tội ác của cải cách ruộng đất. Đó chính là cái câu khẩu hiệu của
chính đảng cộng sản Đông dương hồi năm 1930 là Trí phú địa hào đào tận gốc trốc
tận rễ. Họ lờ đi bản chất của cải cách ruộng đất là đấu tố địa chủ rất là khủng
khiếp. Mà hầu hết những người địa chủ đó là yêu nước, đóng rất nhiều thuế nông
nghiệ, thóc lúa cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Họ giết những ân nhân của
mình, họ làm chuyện bất nhân.
Họ
đã làm một chuyện dại dột, họ đã chọc vào tổ ong vò vẽ của dư luận, họ muốn nói
với giới trẻ rằng cải cách ruộng đất rất tốt. Nhưng chúng tôi là những người
chứng kiến cải cách ruộng đất, hàng vạn người như tôi lên tiếng phẫn nộ. Họ bị
gậy ông đập lưng ông.”
Cuộc
triển lãm Cải cách ruộng đất lại trùng vào thời điểm quyển sách Đèn cù của nhà văn
Trần Đĩnh ra đời mà trong đó có nói nhiều đến những vụ giết hại khủng khiếp của
cải cách ruộng đất. Vì vậy cũng có lời đồn đoán là cuộc triển lãm được đưa ra
để phản công lại quyển sách đó. Nhưng nhiều người trong đó có nhà thơ Trần Mạnh
Hảo thì cho rằng đây cũng chỉ và việc tuyên truyền bình thường của đảng cộng
sản mà thôi. Ông nói thêm về sự tuyên truyền ấy:
“Họ
quan niệm tuyên truyền là lừa bịp, họ hay qui kết những người bất đồng chính
kiến là tuyên truyền chống chế độ, thì bản thân họ nghĩ chuyện tuyên truyền là
lừa dối, là bậy bạ rồi. Cho nên khi nghe tuyên tuyền của họ đều phải nghĩ ngược
lại hết.”
Ông
Hảo cũng nói là cuộc triển lãm Cải cách ruộng đất chứng tỏ sự vỡ trận của bộ
phận phụ trách tuyên truyền của đảng:
“Cái
này cũng là cái với trận trong sự vỡ trận về lý luận của họ, lý luận và truyên
truyền của họ, tức là họ không còn phương cách nào nữa.”
Ông
Hà Sĩ Phu nói là những người thực hiện cuộc triển lãm đã không lường được sự
phản ứng của dư luận. Bên cạnh đó ông cũng cho rằng sự tuyên truyền của đảng
cộng sản vẫn còn ảnh hưởng tới một phận dân chúng:
Nhưng có biết đâu rằng trong thời đại thông
tin này thì mọi thứ đều liên đới nằm trong kho tri thức của nhân loại rồi,
người ta đâu có ngu đâu, đâu có đơn giản đâu.”
- Ông Hà Sĩ Phu
“Đối
với nhân dân mà ít thông tin, nằm ở bên dưới thì cũng có người bị ảnh hưởng của
cái tuyên truyền đó. Tức là họ nói rằng đấy cái động cơ cũng là ruộng đất
về tay dân cày, về sau thì ruộng của địa chủ có chuyển về cho dân cày thật, đó
là thắng lợi cơ bản, còn tổn thất thì nhỏ thôi. Họ nói như thế đấy. Nhưng có
biết đâu rằng trong thời đại thông tin này thì mọi thứ đều liên đới nằm trong
kho tri thức của nhân loại rồi, người ta đâu có ngu đâu, đâu có đơn giản đâu.”
Cùng
ý nghĩ với ông Hà Sĩ Phu, chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một trong những người phát
động phong trào dân sựChúng tôi muốn biết nói rằng trong thời đại
hiện nay, cũng chẳng có thể che được những tội ác trong quá khứ nữa.
Cuộc
triển lãm được mở ra ngay chính giữa trung tâm đô hội của thủ đô Hà Nội, nhưng
có lẽ những người tổ chức không mong đợi một loại khách tham quan đặc biệt là
những người nông dân mất đất ở ngoại thành kéo vào xem triển lãm trong ngày
12/9. Đó là một điều trớ trêu vì mấy mươi năm sau sự kiện mà đảng cộng sản gọi
là long trời lở đất với mục tiêu ruộng đất cho dân cày thì rất nhiều nông dân
Việt Nam hôm nay vẫn không có ruộng để cày.
Nhiều
nhà quan sát cho rằng sự xuất hiện của nhóm người này là giọt nước cuối cùng
làm cho giới chức có trách nhiệm đóng cửa cuộc triển lãm.
Triển lãm CCRĐ – không trung thực hay quá sơ
sài?
Chân Như, phóng viên RFA
2014-09-11
2014-09-11
Bức ảnh bữa cơm của gia đình nông dân
Photo
by Dũng Vova
Lần đầu tiên chính quyền CSVN cho công bố hình ảnh 60 năm
cải cách ruộng đất 1946-1957 với 150 hiện vật, tư liệu, hình ảnh được
trưng bày, mà theo chủ trương của cuộc triển lãm là để “cung cấp thông tin đa
chiều về một giai đoạn lịch sử đặc biệt”.
Liệu cuộc triển lãm này có thật sự đem lại cho người trẻ
một nhận thức đúng đắn trong tiến trình giải phóng dân tộc hay không. Và đó
cũng là chủ đề cho diễn đàn tuần này cùng với sự tham gia chia sẻ của hai khách
mời là anh Lê Dũng Vova và anh Nguyễn Văn Thạnh.
Thiếu trung thực
Chân Như: Theo chủ trương của cuộc triển lãm là “mong muốn cho
thế hệ trẻ có một nhận thức đúng đắn hơn trong tiến trình giải phóng dân tộc,
là cơ hội để biết CCRĐ(cải cách ruộng đất) thực sự là như thế nào”.
Vậy theo bạn những hiện vật được trưng bày có nói lên được đầy đủ mọi khía cạnh
của Cải cách ruộng đất?
Lê Dũng Vova: Tôi là người chơi cổ vật. Qua các nghiên cứu của cá
nhân tôi về thời cải cách và quê nhà tôi là nơi có cuộc cải cách rất là lớn thì
thực ra cuộc triển lãm của Bảo tàng lịch sử trưng bày ra một số các hiện vật,
những bức ảnh, những đồ dùng không đúng với bối cảnh lịch sử.
Ví dụ họ làm ra những bức ảnh mà người ta thuyết minh là
gia đình ông gì đó ở Phú Thọ, ngày xưa kia làm thuê và bây giờ đoàn tụ. Gia
đình nông dân đó đang ngồi trong một căn nhà mà phải địa chủ thời đó mới có,
rồi dùng những đồ dùng của địa chủ.
Cái ảnh ông bố cởi trần kéo cày- hoàn toàn là những diễn
viên diễn. Không đúng với nguyên lý, vật lý. Không đúng với bối cảnh. Cái cày
đó gọi là cày 71 của nông cụ sản xuất, không phải là cày chìa vôi của thời cải
cách. Cải cách làm gì có áo may-o, những tấm áo dài của địa chủ có thêu hoa văn
chữ thọ.
Những tấm áo có hoa văn đó không có trong địa chủ. Nhà tôi
năm đời làm áo dài cho vua quan và địa chủ mặc. Tôi đánh giá cái áo đó không
phải. Tôi đồng ý là áo đó có thể phục chế giống hay gần gống nhưng anh phải
thuyết minh là ảnh minh họa, đồ minh họa chứ không được thuyết minh là của ông
địa chủ này, của ông địa chủ kia. Chất liệu vải thời đó chưa có những loại vải
hiện đại như cái áo gấm vàng người ta đang treo ở đó.
Bức ảnh nông dân cày thay trâu tại cuộc triển lãm. Photo
by Dũng Vova
Sau khi đi xem về tôi đánh giá: họ trưng bày những cái đó
mới chỉ phô bày ra một phần trong mười phần những hiện vật thể hiện thời cải
cách. Lẽ ra họ phải trưng bày những đồ dùng của dân chúng không riêng gì những
đồ dùng mà còn cả những hình ảnh đấu tố như thế nào. Bố mẹ tôi đã từng đi xem
đấu tố, từng đi xem bắn địa chủ. Hình ảnh trói địa chủ vào gốc cây, người ta
lên đấu tố như thế nào, tát vào mặt địa chủ như thế nào thì phải có hết.
Đây là triển lãm ở qui mô Bảo tàng lịch sử quốc gia chứ
không phải qui mô của huyện của xã. Anh ở cấp cao nhất phải trưng bày những cái
trung thực với lịch sử chứ. Cuộc trưng bày triển lãm này còn có một ích lợi rất
là tốt: cho các em giới trẻ chưa có khái niệm gì về cuộc CCRĐ có điều kiện để
tìm hiểu ai là người làm cuộc CC (cải cách) đó; Tại sao có hàng mười mấy ngàn
dân Việt Nam phải bị chết trong cuộc CC đó; Tại sao thu hết tài sản , ruộng đất
mà còn bắn họ.
Rất may tôi tìm hiểu CC từ năm tôi 10 tuổi. Tôi đã may mắn
nói chuyện với người tham gia vào CC như ông Đặng Xuân Kỳ, con của ông Trường
Chinh. Ông ta là người giúp ông Hồ làm cải cách. Ông Kỳ lấy bà Huấn người trong
họ nhà tôi nên tôi đã đến nhà ông ta và tìm hiểu CC này rất là sớm. Tóm lại
trong cái cuộc triển lãm này, tôi đánh giá là thiếu trung thực, thiếu trách
nhiệm, không dũng cảm mà còn mang tính bao biện cho sai lầm trong lịch sử của
thế hệ người đi trước. Những cái gì Bảo tàng lịch sử làm hôm nay chỉ là một
phần nhỏ và theo cá nhân tôi đánh giá thì người ta đang làm với mục đích của họ
không phải vì tôn trọng lịch sử, trung thực với lịch sử.
Những cái gì Bảo tàng lịch sử làm hôm nay chỉ là một phần
nhỏ và theo cá nhân tôi đánh giá thì người ta đang làm với mục đích của họ
không phải vì tôn trọng lịch sử, trung thực với lịch sử.
- Lê Dũng Vova
- Lê Dũng Vova
Nguyễn Văn Thạnh: Tôi đặt ra câu hỏi về cuộc triển lãm bởi vì nó rất
là lạ lẫm do CCRĐ là một sai lầm, một tội ác nhưng tại sao họ lại làm như vậy.
Theo ý kiến cá nhân tôi thì họ không triển lãm để giúp người dân tiếp cận một
giai đoạn lịch sử một cách chân thật để rồi rút ra những bài học quí giá để
phục vụ cho công cuộc kiến tạo đất nước.
Tôi nghĩ động cơ để họ làm điều này có thể là hiện nay
internet đã quá mạnh mẽ cho nên những điều lâu nay họ giấu được thì bị bạch hóa
ra. Nhất là khi tác phẩm Đèn Cù của một người có thời gian làm việc với các
lãnh tụ cao cấp là ông Trần Đĩnh đang được truyền đi với tốc độ chóng mặt. Do
vậy động cơ để họ triển lãm là bao biện cho việc CC nhằm cho người dân biết CC
là để giải quyết những bất bình trong xã hội, mang lại thành quả “Người cày có
ruộng”.
Tôi cũng thấy lạ là chủ đề triển lãm là nói đến những khổ
sở của người dân trước CC và nói đến nếp sống của địa chủ xưa mà những tấm hình
tôi cho là phục dựng chứ không đúng với tinh thần của giai đoạn lịch sử. Tôi
nghĩ là không có gì lạ khi cuộc triển lãm chương trình CCRĐ có những vấn đề
không hoàn thiện như ý kiến như anh Lê Dũng vừa mới phân tích. Dẫu sao thì tôi
cũng khôn lên khi xem tổ chức triển lãm này.
Sửa sai tới đâu?
Chân Như: Đảng Cộng sản trong CCRĐ có lên tiếng
công nhận là có lỗi và đã sửa sai. Tuy nhiên lòng người dân thì vẫn con
nhiều oán than, vì sao?
Bức ảnh bữa cơm của nhà nông tại cuộc triển lãm. Photo by
Dũng Vova
Lê Dũng Vova: Trong cuộc triển lãm có hình ảnh cuộc họp của trung
ương và khẩu hiệu của đảng nói về sửa chữa những sai lầm trong vụ CC. Ngày xưa,
từ nhỏ đã được ông bà, bố mẹ nói cho nghe về việc sửa sai. Có những lần cuối
cùng bắn địa chủ ở quê tôi thì ông Hồ và những người giúp việc đã đi về kịp
thời ngăn chặn cứu được vài người chưa bị bắn. Ông Hồ có khóc và có nói là các
cấp dưới của chúng ta đã làm sai.
Hôm qua tôi có được xem tư liệu có nói về việc sửa sai rất
là ít, chỉ có hai bức ảnh. Trên thực tế, cuộc sống của chúng tôi ở vùng quê đã
bị cải cách. Thế thì những người anh em họ hàng của chúng tôi mà có bố mẹ bị
qui là cải cách thì thực tế sửa sai thì phải xóa hết, đã lấy hết tịch thu
hết tài sản của họ rồi nhưng sau này con cái của họ sau này thời bao cấp bị xét
lý lịch, không được thi đại học, không được vào công chức nhà nước, không được
đi bộ đội, không được đi công nhân.
Trong phần xét lý lịch thì ghi thành phần là địa chủ.
Người ta có sửa sai đâu. Có sửa sai thì phải coi người ta là công dân bình
thường như những nhà không bị qui địa chủ. Như vậy sửa sai như thế nào? Những
người đã bị bắn chết oan đã được đền bù như thế nào? Con cái người ta thì đối
xử như thế nào? Những việc làm mới là quan trọng. Anh nói, anh họp, anh in ra
giấy những nghị quyết là những việc khác. Chúng tôi muốn nhìn thấy anh làm.
Chúng tôi chưa nhìn thấy anh làm thì chúng tôi thấy là anh chưa sửa sai. Điều
đó là anh có tội với lịch sử, anh có tội với dân.
Nguyễn Văn Thạnh: Tôi sinh ra ở miền Trung và không có cảm nhận sâu
sắc như anh Dũng. Tôi có đọc Tiếng Vọng Trong Đêm của luật sư Nguyễn Mạnh
Cương, trong đó luật sư có bài phát biểu nói về sai lầm của CCRĐ. Luật sư phân
tích do tính pháp trị không có. Cần sửa đổi luật pháp để bảo vệ người dân tốt
hơn. Tôi thấy phát biểu của luật sư hoàn toàn đúng đắn, thuyết phục và văn minh
nhưng rồi số phận của luật sư hết sức là bi thảm. Ông còn bị rút phép thông
công nữa.
Qua tác phẩm Đèn Cù, tôi thấy những người kiên quyết không
thực hiện sự sai lầm của đấu tố trong CCRĐ như họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm, ông
nhất quyết trả lời là ông không thể căm thù mẹ ông được. Chi bộ đảng cứ ép ông
đấu tố mẹ mình thì ông không chịu. Sau này ông đúng nhưng không được trọng đãi.
Trong khi đó ông Châu Văn Viên là người đấu tố mẹ mình rất kinh khủng nhưng
cuối cùng nhân vật này được thăng tiến đến hàm Thứ trưởng Bộ Nông ngiệp.
Tất cả những cái đó cho những người hậu thế như chúng tôi
thấy rằng chuyện sửa sai là chuyện không thành thật. Theo tôi nghĩ thì đó là
một thủ đoạn chính trị.
Chân Như: Với thực trạng của Việt Nam hiện nay, thì việc Cải cách
ruộng đất đúng nghĩa để dân cày có ruộng có là vấn đề cấp bách không?
Lê Dũng Vova: Trước hết là có hai nội dung. Nội dung thứ nhất là
cuộc CCRĐ lần thứ nhất dựa trên luật CCRĐ do quốc hội nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa thông qua trong khóa họp lần thứ III ngày 4 tháng 12 năm 1953. Tôi
nghiên cứu rất rõ, từng dòng, từng mục. Tôi chưa thấy dòng nào ghi là phải mang
các địa chủ ra bắn.
Có thể cái đó chính là cái sai lầm mà ông Hồ và trung ương
đảng phải họp để kiểm điểm và để rút kinh nghiệm. Vậy bây giờ có nên làm một
cuộc CC để “dân cày có ruộng” lần thứ hai hay không. Xin thưa rằng, bây giờ
nông dân Việt Nam đang rất là cực khổ, kể cả những người đang còn ruộng và
những người đã mất ruộng đang đi khiếu kiện. Tôi thấy đầu rất khổ. Nhà tôi hiện
giờ cũng còn ruộng. Quê nhà tôi không ai còn hào hứng để cấy lúa cả. Vì sao?
Giá thành của hạt gạo, hạt thóc rất là rẻ trong khi đầu vào rất là đắt. Hằng
trăm thứ phí hợp tác xã địa phương đang thu. Đấy là những người đang có ruộng
mà còn khốn khổ như vậy. Những người còn đang mất ruộng và còn đang đi khiếu
kiện để đòi ruộng, thì còn khổ gấp hàng ngìn lần. Đói khổ, lang thang ngoài
đường hàng tháng, hàng năm nay để đi kiện đi đòi ruộng của nhà mình.
Mục tiêu của chúng ta không phải là khẩu hiệu “Dân cày có
ruộng”. Người dân đang có ruộng còn khổ. Những người mất ruộng còn điêu đứng
hơn. Vậy thì khẩu hiệu chúng ta để làm gì?
Người ta có sửa sai đâu. Có sửa sai thì phải coi người ta
là công dân bình thường như những nhà không bị qui địa chủ. Như vậy sửa sai như
thế nào?
- Lê Dũng Vova
- Lê Dũng Vova
Quần áo địa chủ tại cuộc triển lãm. Photo by Dũng Vova
Nguyễn Văn Thạnh: Với câu hỏi của anh thì tôi cũng xin trả lời rộng
thêm một chút: Trong bối cảnh lịch sử đó, theo tôi nghĩ chuyện CCRĐ là cần
thiết bởi vì chu trình phát triển của loài người thịnh vượng rồi thối nát. Tuy
nhiên, vấn đề ở đây là cách làm. Ví dụ như ở miền Nam hay ở các nước khác có
nền nông nghiệp như Nhật hay là Đài Loan họ cũng CCRĐ.
Tuy nhiên, họ không tiến hành theo cách man rợ như đối với
những người theo chủ nghĩa cộng sản. Đó là họ qui định mức hạn điền mà mỗi
người được phép sở hữu; Còn lại là họ sẽ tức hữu, họ mua rồi trả cho một ít.
Thậm chí họ còn rất là tử tế: họ tính lãi suất rồi đem ruộng tức hữu đó ra họ
chia lại cho những người tá điền mà không có ruộng. Tất nhiên là họ không cho
không mà họ bán. Tá điền không có tiền thì họ bán chịu và họ thu lại bằng cách
trả góp.
Tôi nghĩ đây là cách làm hết sức văn minh và nhân bản.
Ngay cả ở miền Nam người ta cũng tiến hành cái việc này và còn ghi trên cái
bảng là “Xin cảm ơn sự hy sinh của các điền chủ”. CCRĐ là đúng để tạo ra công
bằng cho người cày có ruộng, để họ sinh sống. Nếu mục tiêu của anh là người cày
có ruộng thì tại sao anh không lấy ruộng mà phải bắn người? Tôi nghĩ chuyện
CCRĐ ở miền Bắc rất phức tạp.
Còn ý kiến thứ hai là hiện nay có cần một cuộc CCRĐ nữa
hay không. Tôi nghĩ hoàn toàn không. Đúng là hiện nay tình trạng quan chức họ
lợi dụng vào chuyện sở hữu toàn dân để họ chiếm hữu ruộng đất. Nếu mà bây giờ
tiến hành CCRĐ thì không có lợi gì hết vì nền kinh tế bay giờ tiến lên đến mức
làm trên ruộng đồng nữa mà là nền kinh tế công nghiệp. Chỉ còn khoảng 5-10%
người dân làm nông nghiệp. Còn lại làm công nghiệp dịch vụ và các ngành nghề
sáng tạo khác.
Không thể chia ra rồi mỗi người bám lấy một mảnh đất rồi
suốt ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Đó là nền kinh tế cách đây
50-60 năm. Giải quyết miếng ăn để tồn tại. Bây giờ là nền kinh tế toàn cầu hóa,
hiệu quả, giàu có. Nếu mà có chăng đi nữa, Việt Nam cần quay lại đúng với giá
trị phổ quát của loài người. Đó là thừa nhận quyền tư hữu ruộng đất của người dân
và thừa nhận giao dịch buôn bán của người dân.
Còn những chuyện quan chức lợi dụng pháp luật hay người ta
có những “nghệ thuật” để người ta chiếm ruộng đất thì phải điều tra. Phải
trả lại công bằng cho người nông dân. Sau khi trả lại công bằng rồi thì phải
tiến hành đo đạc, tiến hành cấp sổ đỏ cho họ và thừa nhận quyền sở hữu.
Để làm gì? Để ruộng đất theo cơ chế thị trường sẽ tích tụ
lại đối với những người sử dụng hiệu quả nhất để tạo ra sản phẩm cho xã hội.
Người nào không có nhu cầu làm ruộng thì lấy vốn đi làm việc khác. Đây là ý
kiến của tôi.
Xin cảm ơn những chia sẻ của anh Lê Dũng Vova và anh
Nguyễn Văn Thạnh cho chủ đề rất đặc biệt của tuần này. Chân Như cũng cảm ơn quí
thính giả đã lắng nghe xin kính chào và hẹn gặp lại !
Chân Như cũng hy vọng các bạn trẻ đang nghe chương trình
cũng sẽ tham gia vào hội luận để hầu nêu lên chính kiến của mình, đó là quyền
bày tỏ mà mỗi con người trên trái đất này đều phải có.
Các bạn có thể gởi email về cho Chân Như qua hoangc@rfa.org hay theo dõi Chân
Như qua facebook tại facebook.com/Channhu.rfa
http://www.trinhanmedia.com/2014/09/nhac-lai-cuoc-noi-day-cua-dan-quynh-luu.html?m=1
Nhân dân Sài Gòn
tuần hành ủng hộ cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu, 1956
NHẮC LẠI CUỘC NỔI DẬY CỦA DÂN QUỲNH LƯU
(NGÀY 13-11-1956)
Võ thị Linh
14-9-2014
Cuộc
nổi dậy của nhân dân Quỳnh Lưu được nhân dân Sài Gòn biểu tình tuần hành ủng hộ
và lên án gắt gao nhà cầm quyền CSVN trong việc đàn áp nhân dân Quỳnh Lưu, xin
mời xem clip Video lịch sử nầy:
https://www.youtube.com/watch?v=T4RHwJxx91o
Năm 1956, cuộc nổi dậy của đồng bào huyện Quỳnh
Lưu, tỉnh Nghệ An, là 1 cuộc đấu tranh đẫm máu chống lại chính sách cai trị dã
man của lãnh đạo CSVN, mà qua đó, chính sách Cải Cách Ruộng Ðất đã là nguyên
nhân chính làm bùng nổ cơn phẫn nộ của người dân. Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu bị
đảng CSVN bưng bít tin tức rất kỹ vì tầm mức ảnh hưởng nguy hiểm của nó; trong
khi cuộc đấu tranh của các văn nghệ sĩ trong biến cố Nhân Văn Giai Phẩm may mắn
hơn, được loan tin vào miền Nam VN thời bấy giờ, với những tư liệu lịch sử rất
giá trị.
Nhưng
không vì thế mà cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu bị chôn vùi với nỗi oan khiên của những
nạn nhân đã chết. Một số nhân chứng hiếm hoi đã kể lại, viết lại để các thế hệ
tiếp nối hiểu được những gì xảy ra dưới chế độ XHCN. Tội ác của lãnh đạo CSVN
không thể đếm băng số người dân đã chết. Tầm mức [mục đích] của tội ác đã đi ra
khỏi giới hạn suy nghĩ của loài người.
Bài hát
của người dân Quỳnh Lưu trong ngày nổi dậy
Anh đi
giết giặc lập công
Con thơ
em gửi mẹ bồng
Ðể theo
anh ra tiền tuyến
Tiêu
diệt đảng cờ Hồng
Ngày
mai giải phóng
Tha hồ
ta bế ta bồng con ta
Trung
ương đảng CSVN đã trao cuộc đấu tranh Cải cách ruộng đất cho Trường Chinh lãnh
đạo và Hồ Viết Thắng, Ủy viên Trung ương đảng, phụ trách điều hành. Dưới trung
ương có các đoàn cải cách ruộng đất cho mỗi tỉnh và dưới cấp đoàn có các đội
cải cách ruộng đất cho từng xã. Các đoàn và đội đều nhận lệnh trực tiếp từ
trung ương mà không cần qua ủy ban hành chánh địa phương. Thành phần trong các
đoàn, đội được tuyển lựa đều là thành phần cốt cán, bần cố nông, là đảng viên
trung kiên đã chiến đấu trong bộ đội.
Càng về
sau, chính sách cải cách ruộng đất càng khốc liệt bởi phần đông đội viên toàn
là những người trẻ tuổi, cuồng tín, được bồi dưỡng tư tưởng đấu tranh giai cấp,
căm thù thật sự. Vì thế, trong năm 1956, riêng đợt cải cách ruộng đất Ðiện Biên
Phủ đã đưa số nạn nhân bị tàn sát lên đến 10.000 người. Ðội cải cách ruộng đất
đã trở thành công cụ giết người ghê rợn của chế độ. Sự tàn sát lên cao vì chính
sách kích tỷ lệ (nâng tỷ lệ) của CSVN. Thí dụ : cứ mỗi xã có 100 gia đình thì
dù đủ hay không, có hay không có, đội cải cách ruộng đất của xã đó phải tìm cho
ra ít nhất là 5 gia đình địa chủ (tỷ lệ 5%), nếu hơn thì càng tốt. Trong 5 gia
đình này phải quy cho được 2 gia đình là cường hào ác bá để xử tử. Nếu đội
không làm đủ tiêu chuẩn sẽ bị phê bình là thiếu ý thức đấu tranh giai cấp, công
tác kém cỏi. Nghe 1 đoạn thơ tuyên truyền của thi sĩ Tố Hữu, ta sẽ thấy sự dã
man ra sao:
Giết,
giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho
ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho
Ðảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt.
Cuộc
nổi dậy ở Quỳnh Lưu 13-11-1956-(Nghệ An)
Sau cái gọi là Nghị quyết
sửa sai của đảng CSVN về những đợt CCRĐ đất đẫm máu
Mục
tiêu cuộc Cải cách ruộng đất còn là cơ hội để đảng CSVN mở cuộc thanh trừng quy
mô những đảng viên trong nội bộ hoặc trong hàng ngũ kháng chiến cần bị đào thải
vì không thuộc thành phần vô sản, những người có thể trở thành nguy hiểm cho
đảng vì đã trau giồi những kinh nghiệm đấu tranh, đã có khả năng lãnh đạo, có
uy tín, nắm vững tình hình đảng, quy tụ được thế lực mạnh, và có thể phản đảng.
Chính
CSVN đã thú nhận khi có chính sách sửa sai, trong cuộc thanh trừng này có đến
23.000 đảng viên trung kiên bị chết oan; còn hàng ngàn đảng viên không trung
kiên bị chết một cách đích đáng thì chưa thấy tài liệu nào của đảng công bố cả.
Rất nhiều cán bộ cao cấp có công với kháng chiến cũng bị kết tội cường hào ác
bá, hoặc tham gia trong các tổ chức phản động như VN Quốc Dân Ðảng chẳng hạn.
Theo
hồi chánh viên Nguyễn Văn Thân, kỹ sư thuộc Bộ Thủy Lợi miền Bắc, trước kia đã
từng tham gia nhiều vụ Cải cách ruộng đất, cho biết 1 cuộc đấu tố chụp mũ như
sau :
“...Cuộc
đấu tố điển hình nhất mà tôi được dự là lần đấu tố ông Nguyễn Văn Ðô, Bí thư
huyện ủy tại Ô Cầu Giấy, ngoại thành Hà Nội. Nạn nhân Nguyễn Văn Ðô là Bí thư
huyện ủy, rất có công với kháng chiến nhưng lại bị kết tội là cường hào ác bá và
có chân trong tổ chức Quốc Dân Ðảng. Chủ tịch đoàn nói rằng ông lợi dụng chức
vụ của Ðảng để hoạt động cho Quốc Dân Ðảng. Người đứng kể tội là 1 nông dân
trước kia đi chăn ngựa cho ông Ðộ. Một cụ già khác lên tố về việc cướp đất
ruộng nương và cô con cái của ông lên đấu tố là đã bị ông cưỡng hiếp tất cả 177
lần. Ðến khi ông Ðô được phép lên phát biểu ý kiến nhận tội, ông đã cứng cỏi
trả lời : Ông không phải là Quốc Dân Ðảng, ông chỉ làm việc cho Bác, cho kháng
chiến mà thôi.
Ông trả
lời cô con gái là : "Thưa bà, bà còn quên đấy, tôi đã hiếp cả mẹ bà để đẻ
ra bà nữa”. Câu trả lời này làm mọi người phải bật cười và làm đấu trường mất
vẻ tôn nghiêm. Chủ tịch đoàn vội vàng hô khẩu hiệu “Ðả đảo tên Ðô ngoan cố” để
đàn áp và che lấp tiếng nói của ông. Sau đó họ không cho ông nói tiếp. Họ nghị
án và quyết định xử tử ông ngay tại chỗ. Cuộc đấu tố này kéo dài từ 5g sáng tới
13g trưa mới xong".
CS ĐÀN ÁP DÃ MAN
CUỘC NỔI DẬY
Sau cái
gọi là Nghị quyết sửa sai của đảng CSVN về những đợt Cải cách ruộng đất đẫm
máu, các nạn nhân đã tìm những cán bộ thanh toán món nợ truyền kiếp. Các đảng
viên CS trung kiên được thả về từ nhà tù, được khôi phục quyền hành, khôi phục
đảng tịch, liền tìm ngay các đồng chí đã tố sai để trả thù. Do đó, tình trạng
xung đột, giết chóc giữa đảng viên cũ và đảng viên mới lan rộng khắp mọi nơi.
Uy tín của đảng bị sụp đổ, cán bộ hoang man, lo sợ tột độ.
Ở nông
thôn, các đảng viên đi họp phải mang búa theo để thảo luận với nhau. Những địa
chủ được tha về, thấy tình trạng làng xóm bất ổn như vậy, vội vàng chạy ra
thành phố ở nhờ các gia đình tiểu tư sản hồi kháng chiến đã trú ngụ ở nhà mình.
Các bần cố nông trót nghe lời đảng tố điêu nay sợ bị rạch mồm, cắt lưỡi, cũng
vội vàng chạy ra thành phố để đạp xích lô và đi ở thuê. Vì vậy, số dân ở Hà
Nội, Nam Ðịnh đột nhiên tăng lên gấp bội và không khí căm thù ở nông thôn lan
ra thành phố, ảnh hưởng đến giới công nhân, tiểu tư sản, sinh viên và trí thức,
dùng báo chí lên tiếng chống đảng, thì cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu đã làm đảng CSVN
rất lo sợ.
Toàn
thể nhân dân tỉnh Nghệ An, gồm đủ mọi thành phần giai cấp ở các xã Quang Trung,
Tân Nho, Diễn Tân, Vạn Kim, Diễn Ðức, Diễn Ðông, Diễn Nguyên, Minh Châu, Ðức
Vinh, Hồng Thăng, Ðại Gia, Yên Trung đã mở 1 đại hội để tố cáo những chính sách
cai trị tàn ác của chế độ. Ban tổ chức đại hội còn mời luôn cả cán bộ VC thuộc
cấp tỉnh và huyện đến tham dự để chứng minh tinh thần đấu tranh cho tự do của
nhân dân. Sau nhiều giờ thảo luận, đại hội đã đồng thanh lập bản kiến nghị
nguyên văn như sau :
- Yêu
cầu trả lại cho chúng tôi những vị linh mục chánh sở và tất cả những vị giáo sĩ
bị bắt bớ giam cầm,
- Yêu
cầu trả lại cho chúng tôi xác các vị linh mục đã bị hành quyết và của những vị
đã bị thủ tiêu,
- Yêu
cầu trả lại những tài sản của địa phận, của thánh đường, của Ðức Mẹ đã bị chính
quyền tịch thu hoăc xung công,
- Yêu
cầu đền bồi thanh danh của các giáo sĩ đã bị nhục mạ và danh dự của các giáo
hữu đã bị vu khống.
Cán bộ
VC rất căm tức những lời kết án của dân chúng. Lúc đầu họ nhất định không ký
tên, nhưng với áp lực của hàng ngàn người, họ bắt buộc phải ký vào quyết nghị.
Ban tổ chức đã gởi bản quyết nghị này đến 4 nơi : Tòa thánh La Mã (qua trung
gian của Ðức Khâm sứ Dooley), Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến, Hồ Chí Minh và gởi
đến chính quyền quốc gia miền Nam. Phía CSVN đã tìm đủ mọi cách ngăn chặn bản
quyết nghị đến tay Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến.
Dân
chúng đã dùng ngay chính sách sửa sai của CSVN để đòi lại chồng con đã bị giết,
tài sản đã bị cưỡng đoạt và đòi được di chuyển tự do vào Nam như đã cam kết
trong Hiệp định Geneva. Giữa lúc đó, được tin chiều ngày 9-11-1956, Ủy Ban Kiểm
Soát Ðình Chiến sẽ đi qua Cầu Giát để lên Hà Nội, hàng ngàn người đã kéo ra
đường số 1 chờ đợi. Ðồng bào đã góp đơn lại giao cho 6 thanh niên đại diện đưa
thư. Mấy ngàn đồng bào đã nằm ngay trên đường để chận xe lại. Sáu thanh niên đã
đưa cho viên sĩ quan Ấn Ðộ trong Ủy Ban mấy vạn lá thư đựng trong bao bố. Viên
sĩ quan này cho biết sẽ trình lại cấp trên và trả lời vào ngày thứ Bảy trong tuần.
Sau đó,
ngày 10-11-1956, khoảng 10.000 nông dân đã mở đại hội lần thứ hai tại xã Cẩm
Trường để bàn thảo về ngày thứ Bảy. Mọi người đều tỏ ra hân hoan khi biết sắp
sửa từ bỏ địa ngục trần gian. Nhưng ngay lúc đó, CSVN đã điều động 2 đại đội
chủ lực và 1 đại đội công an võ trang huyện Diễn Châu về xã Cẩm Trường để giải
tán đại hội nông dân. Bạo động đã xảy ra. Tiếng súng và lựu đạn nổ vang trời.
Mặc dù tay không nhưng khí thế quần chúng quá mạnh, những người phía sau đã
tràn lên thay cho những người gục ngã phía trước.
Cuối
cùng, dân chúng đã bao vây đồn bộ đội, công an vào giữa. Ðêm hôm đó, CS đưa
thêm 2 trung đoàn về bao vây 10.000 nông dân tại xã Cẩm Trường. Dưới cơn mưa
phùn lất phất cuối đông, cảnh tượng bi hùng đã diễn ra ở 1 trận địa giữa 10.000
nông dân và 2 vòng trong ngoài đầy những công an và bộ đội. Tờ mờ sáng này
11-11-56, các bà mẹ đã đánh trống, mõ kêu gọi dân chúng quanh vùng đến tiếp
cứu. Xã Diễn Châu như bị động đất.
Rồi
30.000 nông dân kéo đến vây phía ngoài 2 trung đoàn chính quy của CS, trở thành
1 vòng bao vây thứ tư. Cuộc nổi dậy bộc phát quá lớn, quá mau, đã đi ra ngoài
sự tiên liệu của cả 2 bên. Hồ Chí Minh rất căm hận biến cố này vì Nghê An là
quê quán của ông ta, nhưng Hồ Chí Minh chưa biết cách giải quyết thế nào để gỡ
thể diện cho mình và đảng. CS cũng tìm cách liên lạc với Giám mục Trần Hữu Ðức
nhờ ông giải quyết, nhưng ông đã trả lời : “Tôi không biết về vấn đề chính trị,
vì tôi là nhà tu hành”. Lúc bấy giờ, phía dân chúng đã có 1 số lượng vũ khí
đáng kể, tịch thu được từ bộ đội. Chưa bao giờ 1 cuộc nổi dậy ở miền Bắc lại có
đủ tất cả thành phần dân chúng, kể cả các đảng viên CS.
Ðêm 11
rạng ngày 12-11-1956, một số nghĩa quân lén trở về Quỳnh Lưu để tổ chức biểu
tình yểm trợ cho dân quân xã Diễn Châu. Ðêm hôm đó, 3000 thanh niên các xã Do
Xuyên, Ba Làng và Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) đã kéo vào yểm trợ nghĩa quân. 4g
sáng cùng ngày, một Ủy Ban Biểu Dương Lực Lượng Nông Dân Quỳnh Lưu và Ủy Ban
Tiếp Tế Nghĩa Quân được thành lập. Phụ nữ, trẻ em đã mang gạo, thực phẩm đến xã
Cẩm Trường, nơi cuộc đấu tranh đã bước vào ngày thứ 3.
Rạng
ngày 13-11-1956, một cuộc biểu tình vĩ đại với sự tham gia của gần 100.000 đồng
bào tỉnh Nghệ An. Bài hát “Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa” đã được truyền đi khắp nơi,
hoà với những đợt trống, mõ vang lên liên tục :
Anh đi
giết giặc lập công
Con thơ
em gửi mẹ bồng
Ðể theo
anh ra tiền tuyến
Tiêu
diệt đảng cờ Hồng
Ngày
mai giải phóng
Tha hồ
ta bế ta bồng con ta
Cuộc
biểu tình đã tuần hành tiến về Ty Công an Ngệ An, hô thật to những khẩu hiệu:
“Lương giáo đoàn kết chặt chẽ sau lưng các nghĩa quân”, “Lương giáo quyết tâm
chống CS khát máu”, “Tinh thần Quỳnh Lưu bất diệt”… Công an tỉnh lẩn trốn từ
lâu trước khí thế này. Dân chúng thi nhau nhảy lên nóc Ty Công an, xé tan cờ đỏ
sao vàng, đạp vỡ ảnh HCM và các lãnh tụ CS quốc tế.
Trước
tình hình này, Hồ Chí Minh ra lịnh cho Văn Tiến Dũng điều động Sư đoàn 304 từ
Thanh Hóa, Phủ Quỳ và Ðồng Hới về bao vây nghĩa quân. Sư đoàn này quy tụ nhiều
bộ đội miền Nam tập kết mà Hồ Chí Minh muốn xử dụng, thay vì dùng bộ đội sinh
quán ở miền Trung hoặc miền Bắc, để có dịp trút tội cho binh đoàn miền Nam nóng
tính này. Trận địa tại xã Cẩm Trường đã lên đến 5 vòng đai giữa dân quân và VC.
Buổi
chiều cùng ngày, nghe tin dân quân xã Cẩm Trường bị Sư đoàn 304 vây, gần hàng
chục ngàn người đã tiến về xã Cẩm Trường để tiếp cứu. Vòng đai chiến trận đã
tăng lên lớp thứ 6. Buổi tối ngày 13-11-1956, hơn 20.000 nông dân từ Thanh Hóa
lại kéo vào tiếp viện, mang theo đầy đủ lương thực, tính kế trường kỳ đấu
tranh.
Ngày
14-11-1956, Văn Tiến Dũng huy động thêm Sư đoàn 312 vào trận địa quyết tiêu
diệt nhân dân Quỳnh Lưu. Khi vòng đai thứ 7 thành hình, Hồ Chí Minh ra lịnh
tiêu diệt cuộc nổi dậy có một không hai trong lịch sử đấu tranh chống VC. Trước
bạo lực đó, nông dân vẫn cứ quyết tâm tử chiến để bảo vệ căn cứ. Lịnh của ban
chỉ đạo nghĩa quân được truyền đi : Chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để giải
phóng dân tộc.
Nhưng
vì vũ khí quá thô sơ, nghĩa quân phải rút vào rừng sâu. Sau khi trận chiến kết
thúc, quân đội VC đã xông vào các làng Thanh Dạ, Song Ngọc, Cẩm Trường bắt tất
cả già trẻ lớn bé giải đi. Họ tra khảo từng người để tìm ra ban chỉ đạo đấu
tranh nhưng vô hiệu, vì bất cứ ai, kể cả các em thiếu nhi, đều tự xưng là người
lãnh đạo cuộc cách mạng này. Không bắt được ai, VC đành thả bà con ra về, nhưng
Hồ Chí Minh tính kế bắt đi Linh mục Hậu và Linh mục Ðôn của 2 xứ Cẩm Trường và
Song Ngọc. Dù 2 vị này đã nói: “Chúng tôi là nhà tu hành, chúng tôi không biết
gì đến việc nhân dân”, nhưng cũng bị công an kéo lê lên xe giải về Hà Nội.
CS bắt
2 vị linh mục phải lên đài phát thanh đổ lỗi cho giáo dân và nông dân, nhưng 2
vị không băng lòng. CS đe dọa nếu không tuyên bố như vậy thì sẽ giáng tội cho 2
vị là những người cầm đầu cuộc khởi nghĩa phản động này. Họ mang hình ảnh Linh
mục Tấn bị thủ tiêu ở Phủ Quỳ ra dọa nạt. Cuối cùng, 2 vị phải tuyên bố ngược
lại sự thật.
Dù nhà
cầm quyền CS vẫn cố tình che giấu, xuyên tạc cuộc nổi dậy của nhân dân Quỳnh
Lưu cho đến ngày hôm nay, dù họ đã dùng bạo lực đàn áp, giết chóc và đày ải hơn
6.000 nông dân trong biến cố Quỳnh Lưu, nhưng tinh thần yêu nước, can trường
của người dân các tỉnh miền Trung nói chung, và ở tỉnh Nghệ An nói riêng, đã
soi sáng cho các thế hệ sau con đường chính nghĩa để đòi lại tự do.
Người
CS rồi sẽ không thể nào dùng những bàn tay giết người che lấp nổi mặt trời.
Những việc làm của họ rồi sẽ được phơi bày ra ánh sáng.
Ðòi cho
bằng được tự do, công bằng, quyền căn bản của con người không thể xem là một
cái tội. Dùng bạo lực để áp đặt một tội danh là gieo nỗi oan khuất cho cả một
dân tộc. Nỗi oan khuất đó đã chồng chất đến trời xanh. Nói về những nỗi oan
sống dưới chế độ CS thì không biết bao nhiêu mà kể.
Với
những nỗi oan của những người đã chết, oan khiên đeo nặng những người còn sống,
đảng CSVN đã giải quyết ra sao? Chỉ là sự im lặng.
Thời gian cũng đủ chứng
minh CSVN không thể trả lời. Nhưng người dân VN có thể sẽ tự trả lời khi cao
trào thèm khát cuộc sống tự do dân chủ tới hồi chín muồi. Tiếng trống bi hùng
của đồng bào Quỳnh Lưu 60 năm về trước vẫn còn vọng về thúc giục người có lòng
ái quốc, thương nòi trong chúng ta. Bài hát vang trong bầu trời Quỳnh Lưu như
nhắn nhủ gọi người can trường đi tìm chân lý của cuộc sống : con người sinh ra
phải được tự do (trích bài viết của tác gỉa Cẩm Ninh).
Dù nhà
cầm quyền CS vẫn cố tình che giấu, xuyên tạc cuộc nổi dậy của nhân dân Quỳnh
Lưu cho đến ngày hôm nay, dù họ đã dùng bạo lực đàn áp, giết chóc và đày ải hơn
6.000 nông dân trong biến cố Quỳnh Lưu, nhưng tinh thần yêu nước, can trường
của người dân các tỉnh miền Trung nói chung, và ở tỉnh Nghệ An nói riêng, đã
soi sáng cho các thế hệ sau con đường chính nghĩa để đòi lại tự do.
Blog Cuộc Sống Vươn Lên
Trí
Nhân Media
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.