Hàng rong Sài Gòn mùa mưa
Nhóm phóng viên tường
trình từ VN
2014-09-14
2014-09-14
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến
của Bạn
- Email
09142014-hangrong-ttvn.mp3
Một gánh hàng rong khu
Nhà Thờ Đức Bà, Saigon
AFP photo
Sài Gòn mùa mưa tới, những con đường
vốn dĩ chật chội và đông nghẹt người, bụi bặm, kẹt xe trở nên mềm ra bởi nước
ngập, những con đường hóa dòng sông đen đúa chảy vào lòng phố và người Sài Gòn
nghiễm nhiên xắn quần lội nước, phơi bày mọi căn tính của mình. Đây cũng là lúc
khó khăn nhất của giới lao động nghèo, của những người bán hàng rong trên thành
phố Sài Gòn. Những dòng sông mưa vô tình cuốn đi ngày kiếm sống cũng như cuốn
đi ước mơ nhỏ bé của nhiều người bán hàng rong ở Sài Gòn.
Chạy công an và chạy mưa
Một người bán hàng rong tên Xuyến,
gốc Quảng Ngãi, vào Sài Gòn được ba năm nay, chia sẻ: “Bán đậu phụng, bán
xoài, bán xoài xẻ, ổi sẻ, bán bánh tráng miền Trung, đa số là người miền Trung
vô. Làm về đêm, thường là ba bốn giờ chiều là bắt đầu đi với nhau một đoàn, ông
chủ nhà là người thầu. Thường thì ba bốn giờ là bắt đầu nhận hàng rồi đếm, bao
nhiêu đậu, bao nhiêu ổi, bao nhiêu bánh tráng… rồi bỏ vào trong cái rổ, cái
thúng rồi bưng đi. Về rồi ngủ, ngủ cho tới trưa rồi dậy ăn trưa rồi nhận hàng
là đi.”
Theo bà Xuyến, những người bán hàng
rong, bán vé số, làm thuê ở Sài Gòn đang ngày càng đông đúc hơn, một phần do
sống ở quê quá khó khăn, nhiều phụ nữ khăn gói vào Sài Gòn kiếm sống bằng nhiều
công việc từ rửa chén bát thuê cho đến đi lau dọn nhà cửa, bếp núc, phòng vệ
sinh, bồn cầu. Người nào còn trẻ trung một chút thì đi bán hàng rong.
Cái tình trạng đau khổ nhất vẫn là
ngập nước, cái khổ thứ hai là công an bắt lấn chiếm lòng lề đường.
- Ông Ngự, Sài Gòn
- Ông Ngự, Sài Gòn
Cũng theo bà Xuyến cho biết, trước
đây, chuyện bán hàng rong ở Sài Gòn tuy cũng vất vả, khó khăn bởi thường xuyên
bị công an, dân phòng rượt đuổi, tịch thu dụng cụ, thậm chí đánh đập, đe dọa
tính mạng… Nhưng dẫu sao lúc đó cũng kiếm được đồng lãi để vừa trang trải tiền
thuê phòng trọ, tiền ăn uống và tích lủy gởi về quê nuôi con ăn học, còn hiện
tại, việc kiếm sống quá vất vả, chật vật, mỗi ngày kiếm chừng một trăm ngàn đồng
là chuyện may mắn lắm, đa phần những ngày còn lại bó gối vì đường ngập nước, vì
chạy trốn công an, dân phòng và vì người mua thì ít mà người bán thì nhiều.
Có một điều rất lạ là người Sài Gòn
khác hẳn với người ở các thành phố khác, vấn đề nhu cầu của họ vẫn là quan
trọng nhất chứ không có một trở ngại nào có thể che lấp được nhu cầu của họ.
Nghĩa là một khi người Sài Gòn có nhu cầu mua một thứ gì đó của hàng rong, thì
cho dù công an có rượt người hàng rong chạy đến đâu họ vẫn tìm cho ra người
hàng rong để mua, không bao giờ bỏ qua. Đó là một đặc tính rất Sài Gòn đã giúp
cho bà Xuyến cũng như nhiều người khó khăn khác có thể sống được, tồn tại qua
ngày đoạn tháng.
Mua bán ế ẩm
Một xe bán dạo ở Saigon. RFA photo
Một người bán hàng rong khác tên Ngự,
nói: “Cái tình trạng đau khổ nhất vẫn là ngập nước, cái khổ thứ
hai là công an bắt lấn chiếm lòng lề đường. Cái chuyện đó là
thường xuyên bị luôn a, mới đứng bán là công an dân phòng nó tới nó dẹp, có lúc
bị lấy xe luôn. Chuyện đó là chuyện thường ngày ấy mà.”
Là một người bán trái cây dạo khắp
các con phố ở Gò Vấp, Sài Gòn, ông Ngự cảm nhận nền kinh tế của thành phố này
thông qua xe trái cây dạo của mình. Theo ông, chưa có năm nào vào mùa Trung Thu
mà xe trái cây của ông lại đẩy đi rồi đẩy về, có ngày bán chỉ được vài ba ký lô
như năm nay. Không những thế, mùa mưa tới, trái cây tuy lâu héo nhưng lại rất nhanh
bị nhũn, chỉ cần đi qua chừng hai cây mưa thì tối về tha hồ nhặt trái cây thối
mang đi đổ, nhất là trái cây thời chất hóa học lên ngôi. Nhìn tiền vốn cứ theo
con nước đen mà chảy, ông chỉ biết lắc đầu, chép miệng cho xong chuyện.
Ông Ngự cho biết thêm rằng nếu như
cách đây hai năm, thu nhập trung bình của một người bán trái cây trên đường phố
Sài Gòn mỗi ngày có thể dao động từ một trăm năm mươi ngàn đồng đến ba trăm
ngàn đồng tiền lãi thì hiện tại, mức thu nhập bình quân của người bán trái cây
dao động từ năm mươi ngàn đồng đến một trăm ngàn đồng tiền lãi. Có những ngày
tiền lãi bán hàng rong, trái cây không đủ để ăn một dĩa cơm trưa. Đó là chưa nói
đến chuyện người kéo vào Sài Gòn bán rong ngày càng nhiều trong khi tình hình
kinh tế Sài Gòn ngày càng thêm eo hẹp.
Và đặc biệt là tình hình của một số
công ty ở các khu công nghiệp ngày càng xấu đi, số lượng công nhân thất nghiệp
tăng cao, nhưng, những công nhân thất nghiệp này chẳng biết làm gì kiếm sống
ngoài việc đi bán vé số, bán trái cây, bán mía, bán vỏ điện thoại, gương, lược,
buôn ve chai. Nói chung là mọi thành phần bán hàng rong đều phình ra trong lúc nhu
cầu mua của người thành phố đang co lại.
Và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến
tình trạng nhiều cô gái liều mình cứu gia đình bằng cách lén lút đứng đường để
mời khách làng chơi. Sở dĩ nói rằng các cô đứng đường lén lút bởi vì trong làng
gái gọi đã có đường dây, qui cũ cũng như tôn chỉ hoạt động của nó, mọi thành
phần mới xuất hiện đều phải thông qua hệ thống bảo kê, tú bà cũng như lực lượng
công lực có liên quan. Chính vì thế, các cô gái công nhân đói khổ và thất nghiệp
muốn kiếm tiền bằng con đường này tạm thời để giải quyết cái đói thì chỉ có
cách duy nhất là làm lén lút, tránh những bảo kê và tú bà. Vì một khi đã lọt
vào bảo kê và tú bà, sẽ không có đường ra và cũng không còn đủ tiền để giúp gia
đình.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.