Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, October 10, 2014

Chống tham nhũng: Tập Cận Bình chùn bước trước hổ?


Chống tham nhũng: Tập Cận Bình chùn bước trước hổ?

Cà Phê Tối: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân: Công cụ cướp đất của dân



image





Preview by Yahoo


mediaNgày 15/11/2012, ông Tập Cận Bình (trái) ra mắt báo chí trên cương vị lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc, ít tháng sau ông phát động chiến dịch chống tham nhũng rộng lớn trong đảng.REUTERS/Carlos Barria/Files
Hôm qua, 08/10/2014, chính quyền Bắc Kinh đã tổ chức lễ bế mạc chiến dịch kéo dài 16 tháng nhằm tân trang lại hình ảnh của đảng Cộng sản Trung Quốc và chính phủ, vốn bị hoen ố nghiêm trọng do nạn tham nhũng. 
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tỏ ra hài lòng về kết quả này, thế nhưng, theo giới phân tích, dường như lãnh đạo Trung Quốc đã chùn bước trước các con hổ lớn, hàm ý nói đến phát biểu của ông Tập Cận Bình khi khởi xướng chiến dịch chống tham nhũng, khẳng định phải đập cả ruồi lẫn hổ.
Tuy Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố, việc « kết thúc chiến dịch không có nghĩa là chấm dứt phương pháp làm việc tốt » và « các kết quả đạt được mới chỉ là bước khởi đầu », nhưng, ngoại trừ một hai « con hổ lớn » đã bị sa cơ, từ nay, công cuộc chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình sẽ không nhắm tới các con hổ khác.
Mang tên « chiến dịch vì đường lối quần chúng », một thành ngữ được sử dụng từ thời Mao Trạch Đông để nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa đảng Cộng sản cầm quyền và người dân, chiến dịch này, theo Tân Hoa Xã, đã cho phép giảm tới 8,6 tỷ đô la trong các chi phí công, xóa bỏ hơn 160 000 lao động giả, trả lương nuôi dưỡng các « quan chức ma », chấm dứt việc sử dụng 115 000 xe hơi công vào mục đích cá nhân. Đảng Cộng sản Trung Quốc có 86 triệu đảng viên. Trong chiến dịch này, hơn 74 000 đảng viên đã bị kỷ luật vì vi phạm các quy định về sinh hoạt, sống xa hoa.
Vẫn theo các nguồn tin Trung Quốc, chiến dịch này còn giảm được 586 000 cuộc họp chính thức, khoảng 25%, so với trước đây. Thành tích của chiến dịch đã phơi bày trước ánh sáng một thực tế hiển nhiên : Theo xã luận của tờ China Daily, các biện pháp này càng mang lại kết quả, thì càng chứng tỏ Đảng và chính phủ rất tham nhũng.
Tính cho tới nay, chiến dịch chống tham nhũng đã « sờ gáy » ít nhất 51 quan chức cấp tỉnh hoặc cấp bộ, trong đó có Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang), nguyên Thường vụ Bộ Chính trị và Từ Tài Hậu (Xu Caihou), nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương.
Thế nhưng, ngoài hai nhân vật này ra, không một ai trong số các quan chức loại « con ông cháu cha » bị dính lưới. Giới quan sát nhấn mạnh, sẽ không có thêm « các con hổ lớn » khác bị bắn hạ.
Theo một chuyên gia thuộc Đại học Khoa học Chính trị và Luật, Thượng Hải, được South China Morning Post trích dẫn, « ông Tập Cận Bình sẽ không nhắm vào bất kỳ một quan chức loại « con ông cháu cha » nào nữa bởi vì họ đáng tin cậy hơn những quan chức khác », vốn xuất thân từ tầng lớp dưới. Bản thân ông Tập Cận Bình cũng là loại « con ông cháu cha ». Bố của ông là Tập Trọng Huân (Xi Zhongxun), cán bộ lão thành của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Sáng kiến tổng kết phong trào vì đường lối quần chúng của Tập Cận Bình diễn ra vào lúc đảng Cộng sản Trung Quốc chuẩn bị họp Hội nghị toàn thể ban chấp hành Trung ương, từ 20 đến 23/10 tới đây, với chủ đề chính là « pháp quyền ». Giới quan sát luôn luôn thận trọng khi nhận định về chiến dịch chống tham nhũng của lãnh đạo Trung Quốc. Đương nhiên, ông Tập đã đập được khá nhiều ruồi và một hai con hổ, giúp ông củng cố quyền lực và có được sự ủng hộ của người dân.
Thế nhưng, ông không thể đi xa hơn, vì sẽ đụng chạm, đe dọa nền móng của chế độ độc đảng lãnh đạo, như đồng nhiệm của ông Tập Cận Bình tại Việt Nam là Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng đã nhắc nhở, trong cuộc gặp cử tri của một số quận tại Hà Nội, ngày 06/10 vừa qua, « làm sao đánh con chuột nhưng đừng để vỡ bình ».
 

Chính quyền Hồng Kông hủy cuộc gặp với sinh viên

mediaTâm trạng thất vọng của sinh viên Hồng Kông khi được tin chính quyền chấm dứt đối thoại với phong trào dân chủ, ngày 9/10/2014.REUTERS/Carlos Barria
 Bà Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), lãnh đạo số hai chính quyền Hồng Kông vừa thông báo, cuộc gặp với giới sinh viên, được dự kiến vào ngày mai, 10/10, đã bị hủy bỏ.
 Lý do hủy cuộc đối thoại là vì, « việc giới sinh viên kêu gọi mở rộng phong trào đối lập đã làm lung lay lòng tin, cơ sở của các cuộc trao đổi và như vậy, không thể có được một cuộc đối thoại mang tính xây dựng », theo thông báo của bà Trịnh Nguyệt Nga. Đồng thời, lãnh đạo Hồng Kông còn yêu cầu sinh viên chấm dứt việc chiếm đóng trái phép một số nơi.
Chính quyền Hồng Kông đã quyết định hủy bỏ cuộc gặp sau khi các lãnh đạo phong trào biểu tình tuyên bố sẽ chiếm giữ một số địa điểm quan trọng trên lãnh thổ này nếu như các yêu sách của họ không được đáp ứng.
Mục tiêu đấu tranh của giới sinh viên hiện nay là đòi chính quyền Trung Quốc phải chấp nhận tổ chức bầu lãnh đạo hành pháp Hồng Kông, theo thể thức phổ thông đầu phiếu thực sự vào năm 2017, tức là các ứng viên không phải do một ủy ban thân Bắc Kinh lựa chọn. Đồng thời các sinh viên cũng đòi lãnh đạo Hồng Kông, ông Lương Chấn Anh (Leung Chun-ying) phải từ chức, vì nghe theo lời Bắc Kinh.
Sau khi chính quyền Hồng Kông thông báo hủy đối thoại, lãnh đạo Liên đoàn sinh viên Hồng Kông  Chu Vĩnh Khang (Alex Chow) đã kêu gọi tiếp tục phong trào chiếm đóng trung tâm thành phố. 
Cũng trong ngày hôm nay, cơ quan tư pháp Hồng Kông đã đề nghị viện Công tố điều tra về vụ một công ty Úc chuyển 6,4 tỷ đô la Hồng Kông (khoảng 5 triệu euro) cho ông Lương Chấn Anh.

Sinh viên biểu tình Hong Kong quyết tiếp tục hành động

Lãnh tụ sinh viên Joshua Wong, 17 tuổi, phát biểu trong một cuộc biểu tình tại một khu vực bị chiếm đóng ở trung tâm Hong Kong, ngày 9/10/2014.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

Hình ảnh/Video

Trang ảnh

Hình ảnh biểu tình tại Hồng Kông - Chủ nhật 5 tháng 10

Trang ảnh

Biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông

09.10.2014
Lãnh đạo sinh viên trong cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong kêu gọi người ủng hộ tiếp tục chiếm đóng các nơi công cộng. Lời kêu gọi được đưa ra chỉ vài giờ sau khi chính quyền hủy bỏ các cuộc đàm phán với người biểu tình nhắm xoa dịu căng thẳng ở lãnh thổ bán tự trị thuộc Trung Quốc.
Anh Alex Chow thuộc Liên đoàn Sinh viên Hong Kong hôm nay quy lỗi chính quyền làm bế tắc các cuộc thương thuyết và nhấn mạnh rằng sinh viên không làm gì khiêu khích động thái này cả. Anh cũng chế nhạo quyết định của chính quyền hủy bỏ các cuộc đàm phán.
Trước đó, Chánh văn phòng của Trưởng quan Hành chánh Hong Kong, bà Carrie Lam, hôm nay cho báo giới biết kêu gọi của người biểu tình đòi mở rộng phong trào dân chủ đã làm lung lay lòng tin của chính quyền và khó thể có được các cuộc đàm phán hữu hiệu. Các cuộc đàm phán này vốn đã được lên lịch diễn ra vào ngày mai.
Bà Lam nói chính quyền Hong Kong không muốn bị liên kết với các hành động bất hợp pháp có thể xảy ra.
“Chúng tôi không thể chấp nhận thực tế rằng một ai đó sẽ liên kết các cuộc đàm phán này với các hành động Chiếm Trung bất hợp pháp có thể tiếp diễn.”
Trước đó trong ngày hôm nay, một nhóm lãnh đạo sinh viên khẳng định sẽ không giải tán các cuộc biểu tình tọa kháng làm tê liệt nhiều phần trong thành phố trong gần 2 tuần qua.
Thủ lĩnh phong trào Chiếm Trung, Liên đoàn Sinh viên, và Học dân Tư triều cũng đe dọa sẽ chiếm đóng thêm nhiều khu vực nữa cũng như tổ chức thêm nhiều sự kiện tẩy chay học đường nếu các yêu cầu của họ không được đáp ứng.
Người biểu tình yêu cầu Trưởng quan Hành chánh Lương Chấn Anh phải từ chức và Bắc Kinh phải đảo ngược quyết định thanh lọc các ứng cử viên cho cuộc bầu cử ở Hong Kong vào năm 2017.
Số người biểu tình đã giảm xuống còn vài trăm từ con số hàng chục ngàn người thoạt đầu tụ tập tại các địa điểm biểu tình mà chính quyền Hong Kong và nhà chức trách Trung Quốc coi là bất hợp pháp.
Các nỗ lực buộc ông Lương Chấn Anh từ chức có thể được củng cố bởi các tin tức xuất  hiện mới đây tố cáo ông Lương nhận 6,4 triệu đô la từ một công ty Australia trong các khoản chi trả được che giấu trong thời gian ông đương chức.
Ông Lương khẳng định không sai phạm trong việc nhận các khoản tiền vừa kể, nói rằng đây là thỏa thuận về việc không cạnh tranh theo thông lệ và được ký trước khi ông trở thành Trưởng quan Hành chánh Hong Kong. Một số nhà lập pháp ủng hộ dân chủ đã kêu gọi điều tra về việc này.

Hồng Kông : Trung Quốc trước ngã ba đường

mediaMột nữ sinh Hồng Kông sau những ngày biểu tình sôi đông . Ảnh chụp ngày 9/10/2014treen đường dẫn đến trung tâm tài chính của thành phố.REUTERS/Tyrone Siu
Báo Le Figaro số ra ngày 09/10/2014, trong mục « Ý kiến » trở lại với cuộc « Cách mạng của những chiếc ô » qua bài nhận định đề tựa : « Hồng Kông : Chế độ Trung Quốc trước thế khó xử ». Với khái niệm « một quốc gia, hai chế độ », Bắc Kinh giờ đây phải làm như thế nào, biến Hồng Kông thành nơi thí điểm để mở rộng quyền dân chủ trong đại lục ? Hay Hồng Kông phải đi theo guồng máy của chế độ cộng sản Trung Quốc ?
Tờ báo viết:  « Thách thức đối với Bắc Kinh thật khó nói thành lời  tránh để cho khát khao dân chủ ngày càng lớn của người dân trên cựu thuộc địa không tác động đến sự ổn định của cả nước ».
Người dân Hồng Kông không thật sự đòi hỏi một nền dân chủ theo kiểu phương Tây. Nhưng họ ngày càng lo lắng khi thấy Bắc Kinh áp đặt mô hình của mình trước thời hạn 50 năm do Trung Quốc đưa ra vào năm 1997. Theo bài viết, rõ ràng có một khe hở quan trọng trong công thức thần kỳ « một quốc gia, hai chế độ » được ký kết giữa Trung Quốc và Anh quốc.
Một công thức đầy mâu thuẫn, tờ báo viết. Vào đầu những năm 1980, chính ông Đặng Tiểu Bình đã đưa ra đề xuất trên trong các cuộc thương lượng với cố nữ Thủ tướng Margaret Thatcher. Điều này cho phép Bắc Kinh rút ngắn thời gian nhưng không làm mất mục tiêu cuối cùng là đồng hóa Hồng Kông và Đài Loan.
Trong khi đó, trong suy nghĩ của phương Tây, một quốc gia hùng mạnh như Trung Quốc thực thi các quyền lãnh thổ nhưng không can thiệp vào nền chính trị của một vùng đất như Hồng Kông lại điều không thể. Chính bản thân người dân Đài Loan cho đến hiện nay vẫn không chấp nhận khái niệm này.
Hiện đối với Bắc Kinh, nguy cơ phong trào đòi dân chủ lan sang cả lục địa tạm bị đẩy lùi. Sinh viên học sinh chấp nhận đối thoại trước khi phải dùng đến vũ lực để trấn áp. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn phải tỏ ra thận trọng bởi cái bóng ma Thiên An Môn và những bài học kinh nghiệm rút ra từ những phong trào phản kháng tại Ba Lan và Tiệp Khắc sau khi chế độ Liên Xô cũ sụp đổ. Do đó, các điều khoản nhượng bộ sẽ bị hạn chế.
Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là phong trào đòi dân chủ tại Hồng Kông sẽ bị dập tắt. Nó vẫn sẽ tiếp diễn nhưng dưới một dạng thức ngầm, chí ít cho đến năm 2017. Như vậy, đối với Tập Cận Bình, đây sẽ là một phép thử quan trọng, một cuộc khủng hoảng đầu tiên kể từ khi ông lên nắm quyền lãnh đạo đất nước cách đây hai năm.
Câu hỏi đặt ra : Nếu tuân theo ý tưởng « Một quốc gia, hai chế độ », Hồng Kông sẽ là nơi thí điểm cho sự tiến triển của chế độ cộng sản hướng tới việc cho phép người dân tham gia rộng rãi hơn vào đời sống chính trị ? Hay là cựu thuộc địa Anh quốc sẽ phải khuất phục trước các lệnh của Bắc Kinh và các phương pháp quản lý, với tất cả những hệ quả có thể có trên bình diện trật tự công cộng ?
Bài viết kết luận, bản chất « giấc mơ Trung Hoa » do ông Tập Cận Bình đề xướng, vận mệnh Hồng Kông cũng như Đại lục và cả của Đài Loan giờ đây đều phụ thuộc vào công thức này.
Hồng Kông : Một thế hệ nói ‘Không’ với Bắc Kinh
Cũng liên quan đến Hồng Kông, tạp chí Courrier International, số ra từ ngày 09/10-15/10/2014 đưa tít trên trang nhất “Hồng Kông, thế hệ nói không với Bắc Kinh”. Tạp chí còn trích dịch lại nhiều bài viết đăng trên các nhật báo Hồng Kông, Anh quốc và Nhật Bản nhận định về sự kiện.
Tờ Tài kinh tin báo (Shun Po – Hong Kong Economic Journal) nhận định « Sự thức tỉnh của giới trẻ ». Bởi vì, nhiều người trẻ trong số những người tham gia biểu tình trong những ngày qua là những thanh niên rất ít quan tâm đến chính trị. Nhưng chính phản ứng bạo lực của cảnh sát và cách áp đặt thiếu dân chủ của Bắc Kinh đã đẩy họ xuống đường biểu tình ủng hộ phong trào bất tuân dân sự.
Bài xã luận của tờ Minh báo Hồng Kông thì đề tựa « Sự nổi dậy của những kẻ không quyền lực». Cuộc đấu tranh sẽ phải còn dài, nhưng mầm khát khao dân chủ đã bám rễ sâu trong lòng xã hội dân sự, theo như đánh giá của một nhà bình luận.
Đối với South China Morning Post, « Chống lại tổ chức ủng hộ Bắc Kinh ». Những người ủng hộ dân chủ khởi xướng phong trào Occupy Central hình thành một liên minh đối lập, xuất thân từ một phong trào xã hội và phong trào nổi dậy chống vụ trấn áp Thiên An Môn.
Tờ The Diplomat phát hành từ Tokyo thì kêu gọi “Đừng bán mất linh hồn của mình”. Sự bất bình có nguồn gốc sâu xa. Người dân Hồng Kông sẽ không thay đổi chính kiến đổi lấy những lời hứa hẹn kinh tế.
Hồng Kông : Con rơi, con lạc?
Nhưng đáng chú ý nhất là bài viết đề tựa « Bị Trung Quốc phản bội, bị người Anh bỏ rơi » của bà Anson Chan, đăng trên tờ The Observer tại Luân Đôn để mô tả hoàn cảnh của vùng đất thuộc địa cũ của Anh Quốc này.
Bà Anson Chan, từng là cánh tay mặt của viên toàn quyền Hồng Kông cuối cùng Chris Patten và từng là trợ lý thứ nhất cho chính quyền Đặc khu Hồng Kông do Trung Quốc thành lập. Bà Chan tỏ ra thất vọng về thái độ im lặng của Anh quốc. Chí ít Luân Đôn cũng phải có những hành động tương xứng với danh dự. Bởi vì, nước Anh cũng có phần trách nhiệm đạo lý và pháp lý đối với Hồng Kông.
Chính Anh quốc đã ký hiệp ước 1984 đảm bảo việc duy trì những giá trị chính yếu, cách sống, kể cả quyền tự do ngôn luận và tập hợp biểu tình tại Hồng Kông cho đến năm 2047.
Thực tế cho thấy chỉ có tiền bạc mới có tiếng nói. Giới doanh nhân Anh quốc tỏ thái độ thận trọng khi có ai đó đề cập đến sự kiện. Họ chỉ muốn mọi thứ sẽ tiếp tục như lúc trước. Họ thích người biểu tình tự giải tán và tiếp tục duy trì mối quan hệ hữu hảo với Trung Quốc. Quan điểm của chính quyền Luân Đôn cũng gần như thế.
Theo bà Chan, về mặt cơ bản, đòi dân chủ không phải là động cơ duy nhất của các cuộc biểu tình diễn ra tại Hồng Kông. Mà còn cả mối lo Bắc Kinh không giữ lời hứa cho bầu cử lãnh đạo đặc khu vào năm 2017 theo thể thức phổ thông đầu phiếu.
Song song đó, bà Chan chỉ trích thái độ hèn nhát của ông Lương Chấn Anh. Vị đặc khu trưởng đã đặt người dân Hồng Kông dưới một kiểu tham vấn nực cười. Vấn đề nằm ở bản báo cáo ông gởi về Đại lục. Và Bắc Kinh đã dùng nó làm cơ sở cho dự thảo của Ban thường vụ Quốc hội, nguồn gốc của sự nổi dậy. Một bản báo cáo bà Chan đánh giá là không trung thực và đã bóp méo nguyện vọng của người dân.
Bà Chan phê phán sự hèn nhát không dám nói sự thật của người lãnh đạo. Cho dù ông Lương Chấn Anh có thể phớt lờ ý nguyện của người Hồng Kông, nhưng ít ra bản báo cáo cũng phải trung thực. Ông Lương Chấn Anh và dàn lãnh đạo của ông không còn tính chính đáng và có nguy cơ ngày càng khó lãnh đạo Hồng Kông.
Kobané : Người Kurdistan tại Thổ Nhĩ Kỳ nổi giận
Nhìn sang vùng Trung Cận Đông, các cuộc oanh kích của liên quân cũng không ngăn cản được đà tấn chiếm vùng Kobané của quân thánh chiến tổ chức Nhà nước Hồi giáo EI. Trong khi đó, người Kurdistan tại Thổ Nhĩ Kỳ trở nên giận dữ vì bị chính phủ ngăn cấm trở về Syria để hỗ trợ đồng hương đang bị vây hãm. Một số báo Pháp hôm nay tập trung bàn luận nhiều về chủ đề này.
Le Figaro đưa tít nhận định « Đối mặt với tổ chức Nhà nước Hồi giáo, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bình chân như vại ». Chính vì điều đó nên tờ Le Monde trên trang nhất cho rằng: « Cuộc chiến tại Kobané khơi ngòi cơn giận người Kurdistan tại Thổ Nhĩ Kỳ ». Một nhận định cũng được Libération đồng chia sẻ : « Kobané : Thổ Nhĩ Kỳ khơi dậy sự giận dữ của người Kurdistan ».
Kobané thành phố biểu tượng cho sự kháng cự của người Kurdistan tại Syria sắp rơi vào tay quân thánh chiến EI. Thế nhưng thái độ lãnh đạm của chính quyền đã khiến cho khoảng 15 triệu người Kurdistan tại Thổ Nhĩ Kỳ tức giận. Nhiều trận đụng độ nảy lửa đã xảy ra giữa cảnh sát và người biểu tình, theo lời kêu gọi của đảng Dân chủ nhân dân (HDP), đảng chính trị chính của người Kurdistan tại Thổ Nhĩ Kỳ.
« Một đêm đẫm máu » là nhận định của Libération. Suốt đêm qua, 08/10/2014, vòi rồng, hơi cay và dùi cui đã được sử dụng nhằm dập tắt làn sóng phản đối. Kết quả là có 16 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương. Lần đầu tiên, kể từ hơn 20 năm qua, lệnh giới nghiêm được ban hành tại 6 khu vực.
Ankara : « EI và PKK cũng giống như nhau »
Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ lại ngăn cản người Kurdistan trong nước đến Syria tham chiến. Le Monde có bài phân tích đề tựa « Đối với Ankara, đảng PKK còn nguy hiểm hơn cả tổ chức Nhà nước Hồi giáo ».
Tờ báo cho hay Ankara đặt ra ba điều kiện dù Nghị viện Thổ Nhĩ Kỳ đã bật đèn xanh cho phép chính phủ tiến hành các chiến dịch quân sự chống lại tổ chức EI, đang trên đà chiếm đánh Kobané. Đó là : « hình thành vùng cấm bay, an ninh cho vùng biên giới, hướng dẫn và huấn luyện cho các chiến binh phe nổi dậy ôn hòa tại Syria và tại Irak ».
Trên thực tế, chính quyền Ankara e ngại những đòi hỏi của người Kurdistan trên lãnh thổ sẽ lan tỏa. Sự hình thành khu tự trị Rojava, tuyên bố hồi tháng 11/2013 có nguy cơ gợi ý cho những người Kurdistan tại Thổ Nhĩ Kỳ. Dù rằng đã có những cuộc thương lượng hòa bình giữa chính quyền Ankara với lãnh đạo đảng PKK, đảng Lao động Kurdistan, hiện đang bị cầm tù, nhưng không lúc nào chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ bỏ qua cơ hội nhắc đi nhắc lại rằng : « EI và PKK cùng nguy hiểm như nhau ».
Le Monde cho rằng, nếu như đối với liên minh phương Tây, chống tổ chức EI là một ưu tiên hàng đầu thì đối với Ankara chỉ là hàng thứ yếu. Tổng thống Erdogan muốn lật đổ tổng thống Syria Bachar al-Assad. Triệt hạ tận gốc đảng PKK và lực lượng bổ sung có vũ trang của đảng này. Kiểm soát toàn bộ vùng lãnh thổ người Kurdistan tại Syria nhằm buộc hồi hương số người tỵ nạn, vốn đang đè nặng lên ngân sách Thổ Nhĩ Kỳ (4 tỷ đô-la).
Về mặt chính thức, Ankara biện minh việc thành lập vùng cấm bay bắc Syria nhằm bảo vệ các thường dân khỏi các cuộc không kích thường xuyên từ quân đội Syria. Tuy nhiên, sự việc đòi hỏi phải có sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, một đòi hỏi khó có thể đạt được đồng thuận.
Bởi vì liệu đó có là cơ hội để quân thánh chiến có biến chúng thành sào huyệt của mình hay không ? Nếu như vậy, đây quả là một « ván cờ nguy hiểm của Thổ Nhĩ Kỳ trước cuộc chiến tại Syria » theo như hàng tựa nhận định của La Croix.
Ebola hoành hành trước sự lãnh đạm của thế giới
Cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo và sự kiện Hồng Kông trong thời gian gần đây lấn át cả một mối họa khác đang âm thầm cướp đi bao sinh mạng. Dịch bệnh Ebola đang hoành hành tại Tây Phi giờ đang đã vượt ra ngoài biên giới đến Hoa Kỳ và Châu Âu.
La Croix chạy tít lớn trên trang nhất : « Tại Guinee, ổ dịch virus Ebola ». Tờ báo dành hai trang lớn cho bài phóng sự của đặc phái viên Pierre Cochez thực hiện. Ông mô tả lại những khó khăn các bác sĩ thuộc tổ chức Y sĩ không biên giới đối mặt hàng ngày từ việc thiếu thốn phương tiện, nhân sự, di chuyển trắc trở, cho đến những trở ngại về phong tục tập quán, tôn giáo, rủi ro bị nhiễm bệnh cao. Tờ báo không ngần ngại gọi cuộc chiến chống dịch bệnh tại đây là « trận chiến Châu Phi », theo như tựa đề bài xã luận.
Báo Le Monde cũng dành hai trang lớn để viết về hiện tượng này. « Tây Phi trong vòng xoáy Ebola » tựa đề bài viết. Làm thế nào con virus Ebola, được phát hiện tại Trung Phi năm 1976, lại xuất hiện ở Tây Phi ? Khi nào thì dịch bệnh mới kết thúc ? là những câu hỏi tờ báo đặt ra.
Một điều chắc chắn có thể khẳng định được là chính sự phản ứng chậm chạp của quốc tế đã tạo thuận lợi cho con virus lan rộng ra khắp các làng mạc và các vùng nông thôn tại Liberia và Sierre Leon. Trong khi mà ca bệnh tái phát đầu tiên được phát hiện vào cuối năm 2013. Ngay từ tháng 03/2014, Tổ chứ Y sĩ Không biên giới đã cảnh báo nguy cơ lan rộng, nhưng phải đợi đến tháng 08/2014 này Tổ chức Y tế thế giới mới chịu gióng chuông báo động. Đến khi phát hiện những ca bệnh đầu tiên tại phương Tây, Hoa Kỳ, Pháp và Anh mới « tuyên chiến chống lại virus » vào tháng 09/2014 vừa qua.
Le Monde cũng chú ý đến ca nhiễm đầu tiên được phát hiện tại Tây Ban Nha. Theo tờ báo, từ dịch bệnh « Ebola : Khe hở của hệ thống y tế Tây Ban Nha làm Châu Âu lo lắng ».
Tranh luận bùng phát sau khi Tây Ban Nha thông báo phát hiện ca nhiễm bệnh đầu tiên vào tối thứ Hai 06/10/2014 vừa qua. Một nữ hộ lý, từng chăm sóc hai bệnh nhân nhiễm bệnh được đưa về từ Libéria và Sierra Leon vào hồi tháng 8 và 9/2014, phát hiện bị nhiễm bệnh.
Một loạt các nghi vấn được đặt ra. Tại sao cô này đã báo cho bệnh viện nơi cô làm ngay từ cuối tháng 9 vừa qua những dấu hiệu bệnh đầu tiên, nhưng họ lại trả cô về các dịch vụ chăm sóc bệnh bình thường ? Tại sao cô chỉ được đưa vào cách ly từ ngày 06/10 ? Tại sao cô không được đưa đi xét nghiệm virus Ebola sớm hơn ?
Ebola : Bệnh chưa tới nhưng người đã hoảng
Courrier International lại quan tâm đến khía cạnh tâm lý của người dân tại những quốc gia mới phát hiện những ca bệnh đầu tiên. Tờ báo trích dịch lại một bài viết trên tờ The Washington Post với tựa đề « Ebola : Sự lây nhiễm tinh thần »
Con virus chỉ có thể lan truyền từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Ebola cũng không thể di chuyển trong không khí. Trong khi người dân tại Tây Phi đang vật vã chiến đấu chống lại dịch bệnh hiểm nghèo chưa từng có trong lịch sử, tại Mỹ, một ca bệnh đầu tiên mới phát hiện đã làm người dân phát hoảng. Họ cư xử cứ như là sắp bị mắc bệnh đến nơi.
Người bệnh đầu tiên sống Texas, anh ta đã bị cách ly và những người thân có tiếp xúc với anh ta vào lúc bị nhiễm bệnh cũng đã được cô lập để theo dõi. Hiện tại những người đó chưa có biểu hiện phát bệnh. Nhiều trường hợp có khả năng khác tại Hoa Kỳ, tưd New York cho đến Washington đều có dấu hiệu âm tính.
Virus Ebola vẫn chưa tàn phá nước Mỹ, vậy mà từ « Ebola !» xuất hiện khắp nơi, kèm theo đó là nỗi sợ hãi. Các tờ báo thay phiên nhau giật tít lớn như « Truy đuổi Ebola » trên tờ Time, « Ebola : nỗi khiếp hãi trên đường phố » của tờ Daily News, « Ebola : Một người nhập viện tại thành phố » của tờ New York Post…Các đài thay phiên nhau làm phóng sự, phát hình các buổi tranh luận giữa các chuyên gia đưa ra những nhận định làm khủng hoảng tinh thần người dân.
Theo tác giả, quả thật chết vì bệnh Ebola là một cách chết đáng sợ. Nhưng đó cũng không phải là cái chết kinh khủng nhất, còn nhiều cách khác nữa như tai nạn xe, kẻ giết người hàng loạt hay như bệnh viêm phổi chẳng hạn. Dịch bệnh Ebola đang đánh thức nỗi sợ tập thể, trong một chiều hướng nào đó, như trong những phim về các dịch bệnh, vốn cũng được lấy cảm hứng từ sự tưởng tượng mà ra thôi.

Hồng Y Trần Nhật Quân : "Bắc Kinh không giữ lời hứa về Hồng Kông"

mediaHồng Y Giuse Trần Nhật Quân (Joseph Zen), 82 tuổi, nguyên Giám mục Hồng Kông, phát biểu với người biểu tình trước tòa nhà chính quyền Hồng Kông hôm 24/9/2014.REUTERS/Liau Chung-ren
 Tham gia biểu tình cùng với các sinh viên từ cuối tháng Chín năm 2014, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân (Joseph Zen), nguyên Giám mục Hồng Kông, lo ngại nguy cơ chia rẽ trong phong trào biểu tình đòi dân chủ tại vùng đặc khu kinh tế này của Trung Quốc.

Trả lời phỏng vấn của nhật báo Công giáo Pháp La Croix, số ra ngày 08/10/2014, người được xem là hiện thân của "lương tâm đạo đức" của Hồng Kông, năm nay đã 82 tuổi, đã cho rằng một cuộc đàn áp đẫm máu vẫn có thể xẩy ra. Ngài đồng thời tố cáo chính quyền Trung Quốc là đã không giữ lời cam kết về Hồng Kông.
RFI giới thiệu nguyên văn bài phỏng vấn:
La Croix Tình hình Hồng Kông đã lắng dịu, một cuộc đối thoại đã mở ra với chính quyền. Ngài có cảm thấy an tâm vì đã tránh được một cuộc đàn áp đẫm máu hay không ?
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân : Tôi cảm thấy rất nhẹ nhõm vì không thấy các học sinh, sinh viên nào bị thương nặng hoặc bị thiệt mạng trong những cuộc biểu tình lần này. Nhưng tôi vẫn còn rất lo lắng trước diễn biến của tình hình và những mối bất đồng phát sinh ngay bên trong phong trào sinh viên.
Đây là lý do tại sao tôi bảo vệ quan điểm cho rằng học sinh giờ đây phải nhường quyền điều hành phong trào cho những người có kinh nghiệm hơn họ, bởi vì đối phó với chính quyền để đàm phán đòi hỏi một nhận thức chính trị và những kinh nghiệm đấu tranh rất sắc nét.
Hiện nay, thời gian có lợi cho nhà cầm quyền và chúng tôi cần phải nhanh chóng thống nhất phong trào thành một tổng thể. Tôi đề nghị đoàn đàm phán với chính phủ mang tính chất đại diện nhiều hơn cho xã hội Hồng Kông. Phái đoàn này phải bao gồm sinh viên và phong trào Occupy Central - đó là lẽ đương nhiên - nhưng cũng phải có thêm các thành viên của Đảng Dân chủ, các đại diện của người lao động vốn được tổ chức tốt, và cũng phải có các học giả, các chủ tịch các trường đại học, các giáo sư.
Bước đầu tiên vừa được thực hiện để bảo vệ nền dân chủ và các quyền tự do, nhưng bây giờ cần phải có dự án lâu dài trong tương lai, với một chiến lược vững chắc và được xây dựng tốt. Chúng tôi hành động một cách công khai, trong khi chính quyền lại có thể hoạt động trong bóng tối. Chúng tôi đã nhìn thấy điều này qua các hành vi can thiệp của các hội Tam hoàng (tức là thành phần mafia đã đánh đập người biểu tình) vào tuần trước, mặc dù chúng tôi không biết là ai đã ra lệnh cho họ. Chúng tôi phải đoàn kết lại.
La Croix : Cuộc đối thoại với chính quyền có thể đi đến đâu ?
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân : Cần phải lặp lại toàn bộ quá trình ngay từ đầu để tìm ra một công thức tốt cho cuộc bầu cử lãnh đạo Hồng Kông vào năm 2017. Chính quyền Hồng Kông đã phạm tội cung cấp thông tin sai lạc cho Bắc Kinh. Ủy ban tham vấn của họ đã làm một bản báo cáo bị cắt xén về những suy nghĩ của người Hồng Kông liên quan đển dân chủ và bầu cử.
Bắc Kinh đã dựa vào các thông tin đó để ban hành các cải cách chính trị trong đó chúng tôi không có bất kỳ một không gian tự do nào. Chúng tôi không thể chấp nhận kế hoạch cải cách chính trị đó của Bắc Kinh.
La Croix : Phải chăng Trung Quốc đã phản bội lời hứa của ho về nền dân chủ cho Hồng Kông ?
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân : Đúng vây. Bắc Kinh đã không giữ lời hứa của mình họ liên quan đến Hồng Kông trong khi mà nền dân chủ được ghi trong bộ Luật cơ bản, bản Hiến pháp cỡ nhỏ làm nền tảng cho Hồng Kông, theo nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ."
Theo nội dung các điều khoản ghi trong văn kiện đó, lẽ ra chúng tôi phải được hưởng dân chủ đầy đủ ngay từ năm 2007. Thế mà chúng tôi đã phải chờ đợi cho đến ngày hôm nay để được biết rằng trong thực tế, bầu cử tự do sẽ chỉ được tổ chức vào năm 2017, nhưng lại không thể tự do lựa chọn các ứng cử viên của chúng tôi.
Đó là một sự phản bội lời hứa của Bắc Kinh và là một giai đoạn rất xấu cho nền dân chủ ở Hồng Kông.
La Croix Một nền dân chủ không hề tồn tại ở Trung Quốc ...


 Đời Mồ Côi

Em sinh ra đã không hề biết mẹ
Hàng ngày Em theo chị để ăn xin
Ngày đầu đường đêm ghế đá công viên
Sống lay lắt nhờ đồng tiền thiên hạ.













Nhiều khi đói sữa thay bằng nước lã
Hai chị em vật vã dạ cồn cào
Dế ve Sầu nướng lót dạ đêm thâu
Mong trời sáng xin cơm thừa hàng quán.












Cha chết sớm mẹ bị người ta bán
Sang bên Tàu vào động bán dâm
Nhà cửa ruộng nương
Đảng qui hoạch chẳng bồi thường
Nghe người nói cán bộ phường chia chác














Mình sống được nhờ tấm lòng cô bác
Nín đi nào chị sẽ hát ầu ơ
Mất mẹ cha đời đói rét bơ vơ
Đừng khóc nữa em thơ xin hãy hiểu.













Chuyện xui xẻo đẩy đưa đời cô lựu
Chị bị tông xe nằm ngất bên đường
Khi mọi người đưa chị đến nhà thương
Chị đã chết từ trên đường nhập viện.

















Kẻ tông chị là đảng viên say xỉn
Sợ liên quan chúng đã biến vào đêm
Hết họ hàng giờ chỉ còn mình em
Nên ánh mắt mới buồn lên đến thế.














Anh xin lỗi mấy tháng rổi mới kể
Chỉ mong sao ánh mắt bé vơi buồn
Trẻ ăn mày không được đảng yêu thương
Nhưng còn có những trại cô nhi viện



MUA ĐÀN BÀ VN : Không ưng được đổi lại


http://m.9gag.com/gag/6699050

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official 30/4/2024

My Blog List