Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, October 10, 2014

LỜI KÊU GỌI CỦA JOSHUA WONG - Joshua Wong , spokesman #OccupyCentral" I Call you for support

  
    


 
54325fe1ce0fa.jpg


Jushua Wong đã xuất hiện trong lời kêu gọi mọi người khắp nơi trên thế giới ký tên vào thỉnh nguyện thư dưới đây để ngăn chặn tình trạng sử dụng bạo lực với những người biểu tình tại HongKong.


 

                           Thư số 36a gởi:
                         Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
                                                                            Phạm Bá Hoa

                         

Tôi chào đời năm 1930, vào quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1954, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gây ra. Trong bang giao quốc tế, quốc gia này đánh chiếm quốc gia kia, không có tên gọi nào khác ngoài hai chữ “xâm lăng”. Sau ngày 30/4/1975, lãnh đạo cộng sản Việt Nam với lòng thù hận đã đày đọa chúng tôi trong hơn 200 trại tập trung mà họ gọi là trại cải tạo, hằng trăm Bạn tôi đến 17 năm, riêng tôi là 12 năm 3 tháng. Tuy tên Quốc Gia và Quân Lực mà tôi phục vụ không còn nữa, nhưng linh hồn trong quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ vẫn nguyên vẹn trong tôi. Tôi không hận thù lãnh đạo Các Anh, nhưng tôi không bao giờ quên quá khứ đau thương tàn bạo mà họ gây ra cho Tổ Quốc, Dân Tộc!  Vì vậy mà tôi chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ về Việt Nam cho đến khi quê hương tôi có một chế độ dân chủ tự do thật sự.
Các Anh là Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Xin gọi Người Lính Quân Đội Nhân Dân ngắn gọn là “Các Anh” để tiện trình bày. Chữ “Các Anh” viết hoa  mà tôi sử dụng ở đây, bao gồm từ người lính đến các cấp chỉ huy, ngoại trừ Tư Lệnh cấp Sư Đoàn, Tư Lệnh Quân Đoàn, Tư Lệnh Quân Chủng, Tổng Tham Mưu Trưởng, và Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng. Là Người Lính trong quân đội “Nhân Dân”, Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Tổ Quốc với Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng nào cầm quyền cũng chỉ một giai đoạn của lịch sử, và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó.
Với thư này, tôi mời Các Anh nhìn sang phong trào đấu tranh của sinh viên cho nền dân chủ Hong Kong, đang bị lãnh đạo Trung Cộng từng bước tước đoạt. Và từ đó, tôi tin là sinh viên Việt Nam, nói chung là các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm, và nghiên cứu ứng dụng thích hợp trong hoàn cảnh Việt Nam.     



Thứ nhất. Hong Kong thuộc Anh quốc.
Hong Kong là một bán đảo, bao gồm 262 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 4 đảo lớn theo thứ tự: (1) Đảo Đại Nhĩ Sơn. (2) Đảo Hong Kong. (3) Bán đảo Cửu Long. (4) Đảo Tân Thế Giới. Dòng sông Thẩm Quyến là lằn ranh ngăn cách bán đảo Hong Kong với lục địa Trung Hoa. Hãy ngược dòng lịch sử ...    
Năm 1839, Anh quốc tranh chấp lãnh thổ Hong Kong với triều đình nhà Thanh, cuối cùng thì nhà Thanh chấp nhận nhượng Hong Kong cho Anh quốc từ ngày 29/8/1842, Hong Kong với tên mới là thành phố Victoria. Lúc ấy, dân số Hong Kong chỉ có 7.450 người mà hầu hết sống với nghề đánh cá. Năm 1870, số người Trung Hoa lên đến 115.000, và người Âu đến đây lập nghiệp là 8.750 người. Năm 1898, Hiệp Định Mở Rộng Chỉ Giới Hong Kong giữa Anh quốc với nhà Thanh, theo đó thì Anh quốc được quyền thuê đảo Lan Đầu và các vùng đất lân cận về phía bắc trong thời hạn 99 năm. Quyền quản trị Hong Kong của Anh quốc bị gián đoạn từ 8/12/1941 đến tháng 8/1945, vì Hong Kong bị Nhật Bản chiếm đóng trong chiến tranh thế giới lần 2. Lúc ấy, dân số còn khoảng 600.000 người so với 1.600.000 người trước khi Nhật Bản chiếm đóng. Năm 1949 và sau đó, người dân cùng nhiều công ty từ lục địa chạy sang Hong Kong hoặc Đài Loan, vì họ không chấp nhận sống với cộng sản vừa chiếm trọn lục địa.  
Năm 1983, Anh quốc thảo luận với Trung Cộng về chủ quyền Hồng Kông. Năm 1984, Anh quốc với Trung Cộng ký bản Tuyên Bố Chung, theo đó Anh Quốc sẽ trao trả Hong Kong cho Trung Cộng vào năm 1997. Bản Tuyên Bố Chung là bộ Luật Căn Bản, cũng là bản Hiến Pháp của Hong Kong khi thuộc về Trung Cộng. Luật Căn Bản có đoạn qui định rằng: “Hồng Kông được hưởng qui chế tự trị cho đến ít nhất là năm 2047 -hay là 50 năm sau khi bàn giao- dưới chính sách một quốc gia hai chế độ. Chánh quyền trung ương (Bắc Kinh) trách nhiệm về Quốc Phòng và Ngoại Giao, trong khi Hong Kong duy trì phần lớn chế độ chính trị, hệ thống tư pháp, lực lượng Cảnh Sát, chế độ tiền tệ, quan thuế, nhập cư, hệ thống truyền thông, hệ thống giáo dục theo Anh quốc, các đại biểu trong các tổ chức đảng phái, và những sự kiện quốc tế”.
Thống Đốc Christ Patten và đại diện người dân, cùng soạn thảo phương thức Hong Kong tự mình bầu cử Hội Đồng Lập Pháp sau năm 1997.
Hệ thống giáo dục Hong Kong gần như bản sao của hệ thống giáo dục Anh quốc. Tại các cấp giáo dục chuyên nghiệp bậc đại học, cả hai hệ thống giáo dục Anh và Mỹ đều tồn tại. Đại học Hong Kong (HKU) là trường đại học lâu đời nhất, và có truyền thống dựa trên kiểu mẫu đại học Anh quốc, nhưng đã áp dụng nhiều yếu tố của Mỹ trong những năm gần đây. Trường đại học Trung Hoa Hong Kong xếp thứ hai sau đại học Hong Kong về thời gian thành lập, và theo mô hình Mỹ với một hệ thống các Viện kiểu Anh quốc. Hong Kong có 9 trường đại học công lập và một số trường đại học tư thục.
Hong Kong: (1) Diện tích là 1.103 cây số vuông. (2) Dân số Hong Kong năm 2009 là 7.055.071 người. (3) Mật độ dân số, 6.076 trong mỗi cây số vuông. (4) Tổng sản lượng (GDP) Hong Kong năm 2008 là 293 tỷ 311 triệu mỹ kim. (5) Tổng sản lượng/đầu người là 41.910 mỹ kim (trích trong Wikipedia). 
Trung Cộng: (1) Dân số năm 2010 là 1.330.141.295 người. (2) Tổng sản lượng năm 2010 là 5.745 tỷ mỹ kim. (3) Tổng sản lượng quốc gia trên mỗi đầu người là 4.283 mỹ kim (List of Countries by GDP  
Thứ hai. Hong Kong thuộc Trung Cộng.
Năm 1996, Bắc Kinh thành lập Hội Đồng Lập Pháp Lâm Thời (gọi tắt Anh ngữ là PLC), và chuyển qua Hong Kong ngay sau khi nhận bàn giao ngày 1/7/1997. Hội Đồng này đã nhanh chóng xem lại một số luật đã được Hội Đồng Lập Pháp Hong Kong thông qua bằng phổ thông đầu phiếu năm 1995. PLC đã thông qua một số luật mới như Sắc Lệnh Trật Tự Công Cộng, phải được phép của Cảnh Sát khi tổ chức biểu tình có số người tham gia nhiều hơn 30 người. Bầu cử Hội Đồng Lập Pháp đầu tiên được tổ chức vào ngày 24/5/1998, lần lượt sau đó là ngày 10/9/2000, và ngày 12/9/2004, đã diễn ra tự do, tranh luận rộng rãi. Tuy nhiên, một số nhân vật chính trị bất mãn vì sinh hoạt dân chủ bị giới hạn so với trước năm 1997.
Hong Kong là một trong hai đặc khu hành chánh của Trung Cộng (đặc khu hành chánh thứ hai là Ma Cao), và người đứng đầu Hong Kong với chức Trưởng Đặc Khu Hành Chánh. Trước khi Anh quốc bàn giao cho Trung Cộng, có khoảng 10% dân số Hong Kong di dân sang các nước khác, vì không tin tưởng Trung Cộng thực hiện “Hong Kong tự trị thật sự trong một quốc gia hai chế độ”, và sự kiện quân đội Trung Cộng tàn sát sinh viên của họ tại quãng trường Thiên An Môn năm 1989, vẫn là dấu ấn trong cách suy nghĩ của người Hong Kong. Năm 2003, khoảng 500.000 người biêu tình tuần hành phản đối nhà cầm quyến Hong Kong là ông Đổng Kiến Hoa, và đề nghị áp dụng Điều 23 trong Luật Căn Bản về quyền tự do của người dân, nhưng nhà  cầm quyền bác bỏ. Ngày 10/7/2005, Hội Đồng Bầu Cử với 852 thành viên do Trung Cộng bổ nhiệm, để bầu chọn một tân Trưởng Đặc Khu, và ông Tăng Âm Quyền được tuyên bố đắc cử. Năm 2012, ông Lương Chấn Anh thay ông Tăng Âm Quyền. Cuối tháng 12/2012, trong cuộc thăm dò ý kiến có đến 70% người được hỏi đều trả lời “ tôi là người Hong Kong chớ không phải người Trung Hoa”. Ngay sau đó, người đứng đầu cuộc thăm dò là ông Hạch Thiết Xuyên bị đặc sứ của Trung Cộng công khai đả kích, cho rằng “Hong Kong không phải là một thực thể chính trị độc lập”.
Tháng 8/2014, Bắc Kinh từ chối yêu cầu của người dân Hong Kong được phép tự chọn Đặc Khu Trưởng vào năm 2017, mà chỉ cho phép cư dân đặc khu này chọn lựa trong số các ứng viên mà Bắc Kinh đã chọn sẵn (trích trong Wikipedia).
Tóm tắt. Năm 1984, Trung Cộng với Anh Quốc cùng ký bản Tuyên Bố Chung, và văn kiện này  được xem là Luật Căn Bản, cũng là bản Hiến Pháp của Hong Kong, sau khi Anh quốc trao trả Hong Kong cho Trung Cộng vào năm 1977. Vậy mà ngay sau khi nhận lại Hong Kong, “Hội Đồng Lập Pháp Lâm Thời” từ Bắc Kinh sang Hong Kong sửa đổi những Luật của lãnh thổ này, nhất là Luật liên quan dến quyền chính trị của người dân. Vì vậy mà người dân Hong Kong có cuộc biểu tình với khooảng 500.000 người vào năm 2003 phản đối ông Đặc Khu Trưởng, đồng thời yêu cầu áp dụng Luật Căn Bản, nhưng lời yêu cầu bị bác, cộng với quyết định của Trung Cộng là dân Hong Kong chỉ được chọn trong số ứng viên do họ chọn sẳn để bầu vào chức Đặc Khu Trưởng, là nguyên nhân dẫn đến cuộc biểu tình của sinh viên và người Hong Kong.
Thứ ba. Sinh viên  đấu tranh cho nền dân chủ Hong Kong.
Tháng 9/2012, Phong Trào mang tên Scholarism của anh Joshua Wong qui tụ được 120.000 người biểu tình -trong đó có 13 người tuyệt thực- chiếm cơ quan hành chánh Hong Kong, buộc các nhà lãnh đạo thành phố phải rút lại chương trình giáo dục cộng sản. “Scholarism” đã thu thập được 20 ngàn chữ ký cho kiến nghị hủy bỏ sách giáo khoa này. Nhà cầm quyền Bắc Kinh gọi Joshua Wong và bạn bè của anh là những kẻ đấu tranh cực đoan, những phần tử nổi loạn tuổi thiếu niên. Joshua Wong nói: “Chương trình giáo dục quốc dân của Bắc Kinh dạy lòng yêu nước mù quáng trong giới sinh viên. Chúng tôi lo ngại nhiều sinh viên sẽ bị tẩy não. Chúng tôi không muốn nhìn thấy thế hệ tiếp theo của mình mất tự do, và trở thành những con rối của họ“.
Ngày 22/9/2014, Liên Đoàn Sinh Viên Hong Kong (LĐSVHK) bắt đầu bãi khóa. Ngày 26/9/2014, LĐSVHK kêu gọi chiếm giữ Quảng Trường Công Dân. Và ngày 28/9/2014, đã trở thành phong trào và chiếm giữ Quảng Trường. Tổ chức này nhấn mạnh rằng: “Phong trào chỉ tập trung vào việc đấu tranh vì một hệ thống chính trị dân chủ của Hong Kong. Trọng tâm chính của phong trào là đổi mới cơ chế bầu cử Trưởng Đặc Khu, và Hội Đồng Lập Pháp. Bằng cách đó, chúng tôi hy vọng  bảo đảm rằng,  mọi công dân Hong Kong có các quyền và thực hiện phổ thông đầu phiếu thật sự dân chủ”.
Có 24 trường đại học tổng hợp, bách khoa, và trung học Hong Kong tham gia bãi khóa. Tờ Bưu Điện Hoa Nam cho biết: “Khoảng 400 học giả và nhân sự không giảng dạy ở các trường học, cũng bãi công để ủng hộ học sinh sinh viên. Đây chỉ mới là màn đầu cho một cuộc biểu tình rầm rộ hơn dự định sẽ diễn ra vào ngày 1/10/2014 do phong trào Occupy Central tổ chức. Sinh viên cáo buộc Trung Cộng phản bội lời hứa về việc trao thêm quyền dân chủ cho Hong Kong trong vòng 50 năm sau khi Anh quốc trao trả chủ quyền từ năm 1997. Sinh viên đòi hỏi phải cho cư dân Hong Kong được quyền tự do ứng cử, thay vì Bắc Kinh tự đưa ra danh sách các ứng cử viên”.
Joshua Wong, 17 tuổi, đang làm rung chuyển Hong Kong
image Anh là một trong những nhà hoạt động cứng rắn mà truyền thông Trung Cộng gọi anh là một người “cực đoan”. Joshua còn rất trẻ, thậm chí, anh chưa đủ tuổi để lấy bằng lái xe. Dáng người gầy, đeo kính, hiền hòa. Tháng 6/2011, khi mới 14 tuổi, Joshua Wong đã thành lập phong trào “Scholarism”chống lại việc bắt buộc các trường tiểu học Hong Kong sẽ giảng dạy theo “mô hình Trung Cộng” từ năm học 2015, bao gồm chào cờ Trung Cộng, học lịch sử nói về tính ưu việt của chính quyền Trung Cộng, yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội, v..v..  Anh muốn lập lại ý chí của tuổi trẻ Trung Hoa từng tràn ngập quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Tạo nên làn sóng “bất tuân dân sự” trong giới học sinh Hong Kong, nhằm gây áp lực buộc Bắc Kinh chấp nhận cho Hong Kong được bầu cử tự do mà Bắc Kinh đã thỏa thuận với Anh Quốc trước khi Hong Kong thuộc về họ.
Trích bài viết về ông Jimmy Lai do Ngọc Nhi Nguyễn lược dịch. Ông Jimmy Lai, nhà tỷ phú trong ngành truyền thông Hong Kong. “Hackers chui vào computer của ông và công bố những bằng chứng cho thấy ông là người tài trợ toàn bộ cho 2 tổ chức Occupy Central và Scholarism. Cảnh Sát đã khám xét nhà ông, nhưng ông cười rất tự nhiên và không chối cãi điều đó”.  Suốt mấy ngày qua 2 tờ báo của ông là Apple Daily Newspaper và Next Magazine, đăng đầy đủ những tin tức cũng như những bài viết ủng hộ các sinh viên đòi dân chủ. Bản thân ông cũng ở ngoài đường và ăn ngủ với sinh viên. Ông đi xem các sinh viên làm gì, trò chuyện với họ, và phụ họ dọn dẹp. Ông cho biết: “Trong cuộc biểu tình này tôi chưa tốn xu nào, vì người dân Hong Kong ủng hộ sinh viên quá nhiều, nhiều đến mức sinh viên phải từ chối chỉ vì không còn chỗ để chứa”.
Trả lời phóng viên Hugo Restail của Wall Street Journal, ông nói: “Phong trào dân chủ đã hoàn toàn thắng lợi, cho dù nhà cầm quyền Bắc Kinh không nhượng bộ. Những gì xảy ra trong những ngày qua đã hoàn toàn thay đổi một thế hệ. Sinh viên học sinh chung vai sát cánh bên nhau chiến đấu cho lý tưởng của mình sẽ mãi mãi mang tư tưởng tự do, dân chủ . Họ sẽ không bao giờ cúi đầu chịu nhận những gì mà Bắc Kinh nhồi nhét nữa. Họ sẽ tự tìm những gì họ muốn, và họ cũng sẽ dạy dỗ cho con cháu họ như thế”. Ông Jimmy Lai nhận định: “Mỗi hành động bạo lực từ phía Cảnh Sát đàn áp phong trào, sẽ là một nắm bùn trét lên mặt Tập Cận Bình, con người đang cố tạo một bộ mặt lãnh tụ yêu mến hòa bình với thế giới. Nếu các sinh viên kiên trì đấu tranh, trước sau gì Tập Cận Bình cũng phải nhượng bộ”.  
Tờ South China Morning Post, dẫn nguồn tin từ những người tổ chức biểu tình tại Admiralty,  cho biết: “Cảnh Sát yêu cầu đoàn biểu tình trả lại đường phố cho những người đi làm vào sáng thứ hai 29/9/2014, nhưng đoàn biểu tình từ chối, cho đến khi nào bắt đầu đàm phán với người có thẩm quyền cao hơn”. Vẫn tin của South China Morning Post: “Những người đi làm ngang qua khu vực biểu tình đã giơ tay chào và cổ vũ đoàn người biểu tình. Trong cùng thời gian, Ủy Ban Tiền Tệ Hong Kong ban hành kế hoạch khẩn cấp giúp thị trường tài chính hoạt động thông suốt. Theo đó, đến sáng 29/9/2014 đã có 17 ngân hàng đã đóng cửa 29 chi nhánh của họ thuộc những khu vực bị ảnh hưởng”.
Ngày 4/10/2014, Liên Đoàn Sinh Viên Hong Kong tuyên bố:  "Các vấn đề Hong Kong phải được giải quyết bởi Hong Kong. Các vấn đề chính trị phải được giải quyết một cách chính trị. Với nguyên tắc này, chúng tôi chú trọng đến việc nói chuyện với các quan chức chịu trách nhiệm về cải cách chính trị, ví dụ như Bà Carrie Lam. Ngay từ đầu, chúng tôi đã tìm cách nói chuyện với chánh phủ, chúng tôi rất chú trọng đến kết quả của các cuộc đàm phán như vậy. Chúng tôi đã nhiều lần mời chánh phủ nói chuyện với chúng tôi trong thiện chí, ví dụ như trong suốt thời gian bãi khóa, chúng tôi đã mời ông CY Leung, Trưởng Đặc Khu Hong Kong nói chuyện với chúng tôi. ....hánh phủ phải hồi đáp hai vấn đế: (1) Chánh phủ hứa điều tra về các rắc rố, đặc biệt chánh phủ phải điều tra xem Cảnh Sát đã thất bại trong việc thực thi pháp luật, và dung dưỡng các tội phạm. Chánh phủ phải giải thích cho công chùng ngay lập tức. (2) Do ông CY Leung đã nhiều lần không quan tâm đến người dân, và đã sử dụng Cảnh Sát như lá chắn của mình để đàn áp một cách bạo lực những người biểu tình hòa bình, chúng tôi chỉ chấp nhận nói chuyện với bà Carrie Lam, Tổng Thư Ký Hành Chánh, và hai quan chức khác là những người chịu trách nhiệm về cải cách Hiến Pháp. Chúng tôi sẽ không nói chuyện trực tiếp với ông CY Leung. Nếu chánh phủ cho thấy một cử chỉ thiện chí, và trả lời những vấn đề nêu trên, sinh viên sẵn sàng bắt đầu các cuộc đàm phán một lần nữa”.
Giải thích tấm hình có cô gái đứng và đưa tay trái chỉ lên trên bức tường, trên đó có dòng chữ: “We Make History” (Chúng tôi làm lịch sử)
Thông tín viên tờ báo tại chỗ tường thuật: “Hàng trăm tên côn đồ có tổ chức, đeo khẩu trang giấu mặt, được các thành phần thân Bắc Kinh sử dụng để tấn công vào một nhóm biểu tình ngồi vào chiều hôm qua (3/10/2014). Các lều của khoảng 30 sinh viên đang cắm trại tại ngã tư khu phố Mongkok bị phá hủy và các hàng rào bảo vệ mà các sinh viên dựng lên cũng bị những tên vô lại đạp đổ. Họ cũng không ngớt lời thóa mạ người biểu tình. Tuy nhiên, Cảnh Sát lại không hề phản ứng khiến đám đông dân chúng phải thét lên: “Cảnh Sát là đồng phạm với mafia”. Liên đoàn sinh viên Hong Kong và phong trào “Occupy Central” tố cáo “mafia tấn công vào người biểu tình ôn hòa” và khẳng định “Cảnh Sát và chính quyền đều nhắm mắt làm ngơ” để cho các tên côn đồ ra tay. Do đó, Liên Đoàn Sinh Viên đã từ chối lời đề nghị thương lượng do lãnh đạo Hong Kong Lương Chấn Anh (Chun-ying Leung) đưa ra.
Ngày 5/10/2014. Ông Rod Wye,  một chuyên gia về châu Á tại Viện Bang Giao Quốc tế Hoàng gia Anh, hoài nghi về khả năng Anh có thể gây ảnh hưởng tới Bắc Kinh: “Anh quốc có thể hỗ trợ nguyện vọng dân chủ hơn của người Hong Kong, nhưng người Trung Cộng dường như không có bất kỳ ý định nào sẽ chấp nhận điều đó. Họ nói rằng Hong Kong là vấn đề nội bộ của Trung Cộng và không ai có quyền can thiệp. Vì vậy, Anh có thể làm gì?" Athar Hussain, Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Châu Á tại Trường Kinh Tế London (Anh quốc) cho rằng: "Trung Cộng không thể sử dụng vũ lực quá mức vì sẽ gây ra những hậu quả cho mối bang giao của Trung Cộng với phần còn lại của thế giới, và giới phê bình Đài Loan. Tôi cho rằng, Anh quốc và các nước Tây Âu thể hiện sự bất bình, ít nhất sẽ khiến Bắc Kinh thận trọng hơn và không trấn áp trong tương lai gần". Trước đó, đài BBC cho rằng: “Dựa trên bản Tuyên Bố Chung giữa Anh quốc với Trung Cộng khi giao và nhận Hong Kong vào năm 1997, London có thể kiện Trung Cộng vì không tuân thủ lời hứa trao quyền dân chủ cho nhân dân Hong Kong, và Trung Cộng ngưng hành động can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2017 tại thành phố này”.
Thứ tư. Hai bên chấp nhận đàm phán.
Vẫn là ngày 5/10/2014,nhà cầm quyền Hong Kong đã phải nhượng bộ trước cuộc biểu tình ôn hòa, đấu tranh vì dân chủ của người dân Hong Kong, chấp nhận ngồi lại đàm phán về việc cải cách chính trị. Đoàn biểu tình quyến định rút lui theo đề nghị của nhà cầm quyền Hong Kong”.
Cám ơn sinh viên và người dân Hong Kong, các bạn đã để lại dấu ấn vô cùng tốt đẹp trên đường đấu tranh cho nền dân chủ. Tuy thành công bước đầu mà các bạn đạt được, nhưng phía trước vẫn còn nhiều gian nan thử thách. Dù vậy, hành động của các bạn là món quà vô cùng quí giá với giới trẻ thế giới nói chung, và giới trẻ Vệt Nam nói riêng (trích tin từ bạn trẻ Việt Nam).     
Ngày 6/10/2014, thông tìn viên đài RFI Caroline Puel từ Bắc Kinh ghi nhận: “Đài truyền hình Bắc Kinh trong suốt tuần qua không loan tin về phong trào phản kháng tại Hong Kong. Nhưng sáng nay -06/10/2014- bỗng dưng dành 10 phút loan tin về các sinh hoạt tại Hong Kong đang trở lại bình thường. Sau một loạt các bài báo lên án mạnh mẽ phong trào dân chủ Hong Kong, báo chí Bắc Kinh bắt đầu dịu giọng, không chỉ riêng với trường hợp của Hong Kong, mà ngay cả với khu tự trị Tân Cương cũng vậy. Sau khi đã lên gân và tỏ thái độ không khoan nhượng trong suốt tuần lễ vừa qua, trong vài giờ gần đây, Bắc Kinh tỏ dấu hiệu cởi mở hơn. Tất cả các bài báo mới nhất, đều tìm cách làm hạ nhiệt tình hình ở Hong Kong. Tân Hoa Xã đi đầu theo hướng này khi nhấn mạnh là người biểu tình đang giải tán, các trường học và công sở hoạt động trở lại bình thường.
(Giải thích trên bước tường có dán dày đặc những mãnh giấy nhỏ với màu sắc khác nhau, trên đó có viết lời nhắn của người dân ủng hộ phong trào đòi dân chủ. REUTERS/Tyrone Siu)
Ngày 7/10/2014, đặc phái viên Heike Schmidt, từ Hong Kong mô tả tình hình sáng nay: “Còn khoảng 300 sinh viên cấm trại hai bên đại lộ chính dẫn đến khu hành chánh Hong Kong. Đa số giới trẻ đã về nhà nghỉ ngơi lấy lại sức, tuy mệt mỏi nhưng hy vọng vì chính quyền đã chấp nhận đối thoại. Thật ra thì sự kiện sinh viên học sinh ngưng biểu tình không làm thay đổi gì nhiều tại ba khu vực mà phong trào phản kháng duy trì sức ép”.
altTác giả Thanh Phương nhận định: “Sau một tuần lễ mà mọi công việc gần như ngừng trệ, hôm nay, người dân Hong Kong thể trở lại làm việc, mặc dù một vài nơi còn bị kẹt xe. Sinh viên đã dỡ bỏ các hàng rào chướng ngại vật trên con đường dẫn đến trụ sở của chính phủ ở khu Admiralty. Như vậy là 3.000 viên chức Hong Kong đã trở lại văn phòng. Các trường học cũng mở cửa. Trong đêm qua, rất nhiều người biểu tình đã rời khỏi một trong những trục lộ chính ở khu tài chính, nơi mà họ đã tập hợp từ một tuần qua. Hàng ngũ biểu tình sáng nay đã trở nên thưa thớt, nhưng hàng trăm thanh niên vẫn còn cắm trại trên đường, quyết tâm không lùi bước. Họ nói sẽ không nhổ trại, cho đến khi nào chánh phủ nhân nhượng.
Cô Nancy Nguyễn, từ Hoa Kỳ sang Hong Kong ngày 4/10/2014, hòa mình vào cuộc biểu tình đòi dân chủ mà báo chí ngoại quốc gọi là “Cách Mạng Cây Dù”, để chia sẽ tâm tư giới trẻ vì dân chủ tự do. Ngày 7/10/2014, phóng viên Mặc Lâm đài Á Châu Tự Do phỏng vấn, trích một câu mà tôi cho là ý nghĩa nhất:
Mặc Lâm: Và hôm nay một số rất lớn sinh viên đã về nhà. Số còn lại thì thái độ cũng như sự chuẩn bị của họ cho ngày mai như thế nào? Có thể họ tiếp tục hay không?
Nancy Nguyễn: Thật ra hiện tại ở đây số lượng sinh viên rất là đông. Đông đến mức mình không ngờ tới. Họ đứng chật hết một ngã tư đường. Nói chuyện với một bạn sinh viên, hỏi về vấn đề các bạn có nhất định ở lại đây cho tới ngày cuối cùng hay không, thì họ nói chúng tôi sẽ ở đây cho tới khi nào Hong Kong có dân chủ mới thôi. Như vậy là họ không bỏ cuộc”.
Tối 7/10/2014, viên chức chánh quyền cho biết: “Chánh quyền Đặc Khu Hành Chánh Hong Kong sẽ tổ chức cuộc gặp chánh thức lần đầu với đại diện của phong trào sinh viên chiếm trung tâm vào chiều ngày 10/10/2014. Thời điểm diễn ra cuộc gặp được đồng ý trong cuộc thảo luận sơ bộ giữa chánh quyền Hong Kong với đại diện của phong trào sinh viên hôm nay (7/10/2014). Ông Lau Kong-wah, Phó Ban Các Vấn Đề Lập Pháp và Đại Lục của Hong Kong, cho biết thêm: “Trong cuộc gặp, hai bên sẽ thảo luận về hai vấn đề: "nền tảng luật căn bản của việc phát triển luật này" và "điều khoản pháp lý của việc phát triển luật căn bản".
Kết luận.
Là cộng sản, dù là Việt Cộng hay Trung Cộng, đều cùng bản chất độc tài toàn trị, đều dùng Công An côn đồ trong hành động đàn áp người dân dưới quyền cai trị bạo ngược của họ.  
Tôi tin rằng, hành động của giới trẻ Hong Kong trong 10 ngày qua, đã giúp giới trẻ Việt Nam bài học kinh nghiệm, từ chọn mục tiêu đấu tranh, phương thức đấu tranh, tổ chức điều hành những vấn đề mà đám đông thường gặp phải, nhất là vệ sinh đường phố, ..v..v...   
Các Anh hãy nhớ, cựu Tổng Bí Thư Liên Xô Gorbachev đã từng nói: “Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng, đảng cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá.”
Các Anh đừng bao giờ quên lời của Đức Đạt Lại Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng: “Cộng sản là loài cỏ dại, mọc trên hoàng tàn của chiến tranh, là loài trùng độc, sinh sôi nẫy nở trên rác rưởi của cuộc đời”.
Và cũng đừng bao giờ quên rằng: “Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng.
Texas, tháng 10 năm 2014
Phạm Bá Hoa
~~~~~~~~~~~~~~~~~~
                                                                ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
__._,_.___

Posted by: Nhat Lung

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List