ly vanxuan
To
Today
at 6:42 PM
Phản đối TP Hà Nội bắn pháo hoa và
ngày ủng hộ Sinh Viên
Hồng Kông.
Phát
hiện người anh em cùng cha, khác ông nội của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Preview
by Yahoo
|
|||||||
Trẻ con đang
chết vì thiếu ăn, đem tiền hoang phí bắn pháo hoa. Phản đối!
Thương! Cụ già 80 sống trong túp lều rách 2m2 ven sông nuôi con bị
bệnh
Túp lều lụp xụp bên dòng nước đen
Túp lều của cụ Sắn dựng lên xập xệ
bên bờ sông Gạo (Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội). Những ngày mưa lớn, nước trên
sông dâng lên ngập chiếc phản gỗ, quần áo trong nhà cũng ướt hết. Nhiều đêm, cụ
phải di dời lên vỉa hè trước một cửa hàng bán bia có mái che để ngủ.
Chỗ ở của cụ Sắn trong túp lều được dựng từ những mảnh gỗ vụn, tấm bạt rách chênh
vênh bên mép nước không đủ che mưa nắng…
|
|||||||
Preview
by Yahoo
|
|||||||
Tuyên cáo về tập hợp vì nền dân
chủ tại Hồng Kông và Việt Nam
Kính gởi toàn thể nhân dân Hồng
Kông tại thực địa và hải ngoại.
Đồng kính gởi toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước
Những cuộc biểu tình ôn hòa phản
đối nhà cầm quyền Trung cộng tráo trở tước quyền tự quyết của nhân dân Hồng
Kông từ mấy tuần nay đã làm cho cả thế giới chấn động và đa phần đều khâm phục
lẫn ủng hộ.
Đây là cao điểm của một cuộc đối kháng lâu dài sau khi Hồng Kông thuộc về lại Trung Quốc năm 1997, đặc biệt là từ năm 2012, lúc nhà cầm quyền Bắc Kinh từng bước nuốt lời hứa cho Hồng Kông hưởng một quy chế tự trị cao với nền dân chủ thật trong vòng nửa thế kỷ.
Ngoài việc đào sâu thêm hố phân cách giàu nghèo, gây khó khăn cho cuộc sống tại đặc khu hành chánh này, nhà cầm quyền Trung cộng còn muốn tước quyền ứng cử lẫn bầu cử của nhân dân và đầu độc giới trẻ bằng một nền giáo dục ngu dân lẫn nô dịch.
Đây là cao điểm của một cuộc đối kháng lâu dài sau khi Hồng Kông thuộc về lại Trung Quốc năm 1997, đặc biệt là từ năm 2012, lúc nhà cầm quyền Bắc Kinh từng bước nuốt lời hứa cho Hồng Kông hưởng một quy chế tự trị cao với nền dân chủ thật trong vòng nửa thế kỷ.
Ngoài việc đào sâu thêm hố phân cách giàu nghèo, gây khó khăn cho cuộc sống tại đặc khu hành chánh này, nhà cầm quyền Trung cộng còn muốn tước quyền ứng cử lẫn bầu cử của nhân dân và đầu độc giới trẻ bằng một nền giáo dục ngu dân lẫn nô dịch.
Hiệp thông cùng vô số cá nhân,
đoàn thể, tổ chức tại nhiều quốc gia cũng như tại Việt Nam đang bày tỏ lòng ủng
hộ bằng nhiều cách đối với cuộc tranh đấu của sinh viên cùng nhân dân Hồng
Kông, các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam ký tên dưới đây đồng tuyên bố như sau:
1- Chúng tôi vô cùng cảm phục thái
độ ôn hòa, tinh thần cương quyết, tài năng tổ chức, đầu óc tỉnh táo, kỷ luật
chặt chẽ và cung cách văn minh lịch sự của các bạn trẻ Hồng Kông (gồm hàng trăm
ngàn sinh viên lẫn học sinh) khi đòi hỏi quyền phổ thông đầu phiếu, khẳng định
lập trường bất tuân dân sự và bày tỏ thái độ phản đối chế độ cộng sản, trước
một nhà cầm quyền địa phương hoàn toàn bị Bắc Kinh chi phối và trước lực lượng
cảnh sát đông đảo đang bắt đầu có những hành vi bạo lực (dùng dùi cui, xịt tiêu
lỏng và ném lựu đạn
cay…).
2- Chúng tôi hết lòng hoan nghênh
việc cha mẹ, thầy cô ủng hộ và đồng hành cùng các bạn sinh viên học sinh Hồng
Kông vì thấy hậu duệ và học trò của mình đang tiếp nối tinh thần và sự nghiệp
xây dựng dân chủ; việc thành phần cư dân lớn tuổi thông cảm, hỗ trợ và bênh vực
các bạn trẻ đang xuống đường vì ý thức đó là trách nhiệm tập thể của một cộng
đồng cùng chung vận mệnh; việc nhiều lãnh đạo tinh thần, chức sắc tôn giáo động
viên và hướng dẫn các tín đồ trẻ tuổi hay lên tiếng đòi hỏi nhà cầm quyền tôn
trọng pháp luật, vì quan niệm tôn giáo không thể đứng bên lề cuộc chiến đấu cho
công lý.
3- Chúng tôi thực tâm lo lắng khi
nghe tin tại quận thương mại Mongkok vừa mới nổ ra những cuộc phá phách, gây
hấn, hành hung do nhiều nhóm người lạ mặt gây ra đối với các bạn sinh viên và
người dân Hồng Kông vốn đã luôn biểu tình hết sức ôn hòa và trật tự trong hai
tuần rồi. Công luận cho rằng những thành phần côn đồ dùng bạo lực để gây rối,
phá hoại và làm mất ý nghĩa cuộc biểu tình là do chính nhà cầm quyền Cộng sản
từ Đại lục giật dây hoặc sai phái. Những ai từng xuống đường đấu tranh tại Việt
Nam chúng tôi rất hiểu rõ điều này. Xin hoan nghênh các bạn trẻ Hồng Kông đã
luôn tỉnh táo, không đáp lại bằng bạo lực mà chỉ trả đũa bằng cách ngưng đối
thoại với nhà cầm quyền.
* * * *
Xét vì hoàn cảnh đất nước Việt Nam
chúng tôi còn thê thảm hơn Hồng Kông hiện thời và cuộc đấu tranh của chúng tôi
còn gay gắt, khó khăn và gian khổ gấp bội, nên nhân đây chúng tôi cũng xin được
ngỏ lời với đồng bào Việt Nam chúng tôi như sau:
1- Giới trẻ Việt Nam nói riêng và
phong trào tranh đấu Việt Nam nói chung hãy biến niềm cảm hứng từ cuộc Cách
mạng Dù tại Hồng Kông thành nỗ lực giúp nhau có ý thức dân chủ cao, tấm lòng
can đảm lớn, tinh thần đoàn kết rộng rãi và thái độ nhập cuộc đông đảo để dấn
thân biến đổi thực trạng phi dân chủ và mất nhân quyền còn tồi tệ gấp ngàn lần
ở Hồng Kông. Phần các bậc phụ huynh, thầy giáo, chức sắc tại Việt Nam, xin hãy
giúp khơi gợi ý thức tự do, truyền thụ tinh thần độc lập, giáo dục não trạng
dân chủ cho thế hệ trẻ đang là con cái, học trò, tín hữu của mình, cũng như
luôn hỗ trợ, bênh vực và đồng hành cùng các em trong những sáng kiến và hoạt
động đòi lại những nhân quyền và dân quyền đã và đang bị nhà cầm quyền CSVN
hoàn toàn tước đoạt.
2- Nhà cầm quyền CSVN không được
làm âm vang tiếng nói của nhà cầm quyền Trung cộng vốn khẳng định “các vấn
đề của Hồng Kông là vấn đề nội bộ của Trung Quốc”, các nước khác chớ can
thiệp vào. Tuyên bố của bộ ngoại giao ngày 02-10 “khuyến cáo công dân Việt
Nam không nên đến những khu vực có biểu tình để tránh xảy ra những tình huống
phức tạp” và “hy vọng chính quyền Hồng Kông sẽ có những biện
pháp thích hợp nhằm sớm ổn định tình hình”, tuyên bố ấy là một động thái
ủng hộ Trung cộng trong vấn đề Hồng Kông, tiếp tục làm vừa lòng quan thầy ở
Trung Nam Hải, bộc lộ thái độ chư hầu và chính sách lệ thuộc nguy hiểm trong
bang giao quốc tế.
Ngoài ra, đó cũng là cuống cuồng lo sợ trước sự ủng hộ của nhân dân đối với cuộc biểu tình ôn hòa tại Hồng Kông, tuyệt vọng chặn đứng ngọn gió dân chủ đang thổi vào đại lục xuống tận miền đất Việt.
Ngoài ra, đó cũng là cuống cuồng lo sợ trước sự ủng hộ của nhân dân đối với cuộc biểu tình ôn hòa tại Hồng Kông, tuyệt vọng chặn đứng ngọn gió dân chủ đang thổi vào đại lục xuống tận miền đất Việt.
3- Toàn dân trong nước hãy noi
gương tranh đấu của người dân, đặc biệt của giới trẻ tại các quốc gia Đông Âu
cuối thế kỷ trước, của các quốc gia Bắc Phi và Ả Rập vùng Trung Đông gần đây,
hiện thời là của người dân Ukraina, Tân Cương, Tây Tạng và lúc này là giới
trẻ Hồng Kông trong tinh thần và khí phách của sinh viên Thiên An Môn.
Các dân tộc ấy đã mạnh mẽ cho thế giới thấy họ nghĩ gì, muốn gì. Với truyền thống hào hùng và dòng máu bất khuất của nòi Lạc Việt, chúng ta hãy đồng lòng và can đảm quyết định thay đổi đường đi, thay đổi vận mệnh của quốc gia dân tộc. Bởi lẽ ngày càng hiển hiện nguy cơ mất nước do sự xâm lấn của ngoại thù Cộng sản Tàu và sự bạc nhược, đồng lõa của một bộ phận trọng yếu trong giới cầm quyền Cộng sản Việt.
Các dân tộc ấy đã mạnh mẽ cho thế giới thấy họ nghĩ gì, muốn gì. Với truyền thống hào hùng và dòng máu bất khuất của nòi Lạc Việt, chúng ta hãy đồng lòng và can đảm quyết định thay đổi đường đi, thay đổi vận mệnh của quốc gia dân tộc. Bởi lẽ ngày càng hiển hiện nguy cơ mất nước do sự xâm lấn của ngoại thù Cộng sản Tàu và sự bạc nhược, đồng lõa của một bộ phận trọng yếu trong giới cầm quyền Cộng sản Việt.
Cuối cùng, chúng tôi cầu chúc cho
cuộc biểu tình bất tuân dân sự của nhân dân, giới trẻ Hồng Kông đạt được các
mục tiêu cao cả, đồng thời khơi dậy được tinh thần đấu tranh cho người dân ở
Đại lục, để từ đó thêm sức mạnh cho phong trào tranh đấu tại Việt Nam.
Hỡi các bạn trẻ Hồng Kông, hãy là
niềm hy vọng của thế giới!
Việt Nam ngày 05-10-2014
1- Bạch Đằng giang Foundation, Đại
diện: Ths Phạm Bá Hải
2- Bauxite Việt Nam, Đại diện: Gs
Phạm Xuân Yêm và Gs Nguyễn Huệ Chi
3- Diễn Đàn XHDS, Đại diện: Tiến
sĩ Nguyễn Quang A
4- Khối Tự do Dân chủ 8406, Đại
diện: Kỹ sư Đỗ Nam Hải
5- Giáo hội Cao Đài, Đại diện: CTS
Nguyễn Bạch Phụng
6- Giáo hội Liên hữu Lutheran
VN-HK. Đại diện: Ms Nguyễn Hoàng Hoa.
7- Giáo Hội PGHH Thuần túy, Đại
diện: Hội trưởng Lê Quang Liêm
8- Giáo Hội Tin lành Mennonite độc
lập, Đại diện: Ms Nguyễn Hồng Quang.
9- Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và
Tôn giáo VN, Đại diện: Kỹ sư Nguyễn Bắc Truyển
10- Hội Anh em Dân chủ, Đại diện:
Ls Nguyễn Văn Đài.
11- Hội Bảo vệ quyền tự do tôn
giáo, Đại diện: Cô Hà Thị Vân
12- Hội Bầu bí Tương thân, Đại
diện: Ông Nguyễn Lê Hùng.
13- Hội Cựu tù nhân lương tâm, Đại
diện: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế
14- Hội Nhà báo độc lập, Đại diện:
Ts Phạm Chí Dũng
15- Hội Phụ nữ Nhân quyền, Đại
diện: Cô Huỳnh Thục Vy.
16- Hội thánh Chuồng bò (Tin
Lành), Đại diện: Ms Nguyễn Mạnh Hùng
17- Lao động Việt, Đại diện: Cô Đỗ
Thị Minh Hạnh.
18- Mạng lưới Blogger Việt Nan,
Đại diện: Cô Phạm Thanh Nghiên.
19- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền,
Đại diện: Lm Phan Văn Lợi.
20- Phong trào Liên đới Dân oan
tranh đấu VN, Đại diện: Bà Trần Ngọc Anh.
21- Tăng đoàn GHPGVNTN, Đại diện:
Hòa thượng Thích Không Tánh
22- Văn phòng Công lý Hòa bình
DCCT, Đại diện: Lm Đinh Hữu Thoại.
Hà Sĩ Phu: Hồng Kông
khác gì Việt Nam?
RadioCTM - Trần Quang Thành
Trần Quang Thanh: Vâng,
xin ông cho lời bình luận về cuộc đối đầu tưởng như rất không cân sức này.
Hà Sĩ Phu: Vâng,
quả là không cân sức, khi chỉ một số người của một thành phố mấy triệu dân biểu
tình chống chủ trương của một nền độc tài đang thống lĩnh gần 1 tỷ rưỡi người
thì đúng là trứng chọi với đá. Nhưng ở đây “trứng” là điểm sáng để người ta đối
chứng với “núi đá” là bóng đêm.
Quả trứng nhỏ nhưng có sức mạnh của ánh sáng. Bóng đêm ắt phải sợ ánh sáng. Cộng sản đi theo một chủ thuyết ảo tưởng dẫn đến kết quả bi đát nhưng lại tuyên truyền là duy nhất khoa học, là dân chủ gấp triệu lần, là thiên đường hạnh phúc. E sợ nhân dân nhìn thấy một xã hội đối chứng để so sánh mà lật tẩy sự dối trá, nên mọi chế độ cộng sản đều phải bưng bít xã hội sau bức màn sắt.
Nhưng bức màn sắt bưng bít cứ bị phá vỡ, chẳng những vì sức mạnh không gì cản nổi của kỷ nguyên thông tin mà còn vì chính chế độ CS rất cần phải mở cửa để cứu vãn sự ngưng trệ và đói kém của chế độ, không mở cửa thì không tồn tại được. Cho nên, vừa muốn bưng bít sự thật lại vừa cần mở cửa giao lưu để sống còn, đó là mâu thuẫn chí tử của thể chế CS. Trung Quốc vừa muốn áp đặt Cộng sản lên Hồng Kông nhưng lại rất cần duy trì trung tâm tài chính thương mại Tư bản số 1 thế giới này để thu lợi khổng lồ.
Quả trứng nhỏ nhưng có sức mạnh của ánh sáng. Bóng đêm ắt phải sợ ánh sáng. Cộng sản đi theo một chủ thuyết ảo tưởng dẫn đến kết quả bi đát nhưng lại tuyên truyền là duy nhất khoa học, là dân chủ gấp triệu lần, là thiên đường hạnh phúc. E sợ nhân dân nhìn thấy một xã hội đối chứng để so sánh mà lật tẩy sự dối trá, nên mọi chế độ cộng sản đều phải bưng bít xã hội sau bức màn sắt.
Nhưng bức màn sắt bưng bít cứ bị phá vỡ, chẳng những vì sức mạnh không gì cản nổi của kỷ nguyên thông tin mà còn vì chính chế độ CS rất cần phải mở cửa để cứu vãn sự ngưng trệ và đói kém của chế độ, không mở cửa thì không tồn tại được. Cho nên, vừa muốn bưng bít sự thật lại vừa cần mở cửa giao lưu để sống còn, đó là mâu thuẫn chí tử của thể chế CS. Trung Quốc vừa muốn áp đặt Cộng sản lên Hồng Kông nhưng lại rất cần duy trì trung tâm tài chính thương mại Tư bản số 1 thế giới này để thu lợi khổng lồ.
Hồng Kông, tô giới
của Anh được trao về Trung Quốc với quy chế “một quốc gia 2 chế độ”
chính là nơi mà mâu thuẫn ấy được hội tụ, tập trung ở đỉnh cao, nên sự đụng độ
trực tiếp và ngoạn mục là điều dễ hiểu.
Trước mắt thì Hồng
Kông là một điểm sáng nhỏ bé nhưng tương lai sẽ thuộc về điểm sáng đó, rồi đây
toàn bộ Hoa lục khổng lồ phải tiến theo điểm sáng ấy thôi.
Ở Việt Nam năm
1975 sau khi thống nhất cũng đã có viễn kiến muốn giữ VN thành một quốc gia 2
chế độ: Cả nước thống nhất về quân sự và ngoại giao nhưng miền Nam hoặc riêng
Sai gon vẫn độc lập về kinh tế, văn hóa, dân sự. Nếu viễn kiến đó được thực
hiện thì đất nước đâu có đến nỗi khốn đốn và tanh bành như bây giờ? Nếu chế độ
CS không quá sợ đối chứng Tư bản, biết hòa thuận ôm trong lòng mình một vùng tư
bản thì trước mắt việc tự cứu đã tốt hơn nhiều. Song dù “tự cứu” gì thì về lâu
dài một chế độ phản tiến hóa trước sau cũng bị đào thải, những đặc khu tư bản
sẽ thúc đẩy sự cáo chung CS diễn ra nhanh hơn và êm đềm hơn. Chủ nghĩa CS tự
hào mình (tức giai cấp Vô sản) là tương lai của nhân loại, mình là kẻ “đào mồ
chôn” chủ nghĩa Tư Bản nhưng thực tế vị trí ấy bị đảo ngược, mà ngược đời là
chế độ CS phải tự tìm đến chủ nghĩa Tư bản để cứu vãn nhưng cũng tức là tự tìm
đến kẻ sẽ “đào mồ chôn” mình.
Trước mắt, chưa
biết cuộc biểu tình ở Hồng Kông thắng lợi được đến đâu, chắc cũng không có
thắng lợi gì to lớn lắm đâu, nhưng tương lai rồi “ai phải sợ ai, ai sẽ thắng
ai” ấy mới là kết luận cuối cùng. Chủ nghĩa Tư bản sẽ là kẻ chiến thắng. Nhưng
gọi tên thế thôi, cái gọi là chủ nghĩa Tư bản chẳng qua là thế giới văn minh tự
nhiên của loài người!
Trần Quang Thành: Thưa TS Hà Sĩ Phu, trước đây ở cả 3 miền Nam Trung Bắc đều có những cuộc biểu tình lớn của sinh viên đòi tự do, dân chủ. Nhưng nay hầu như các cuộc biểu tình lớn ấy vắng bóng, số cuộc biểu tình cũng như lực lượng biểu tình chỉ còn rất thưa thớt, ít ỏi. Ông hiểu sao về hiện tượng này?
Hà Sĩ Phu:
Vâng, nước ta ngay thời Pháp thuộc, ta là dân nô lệ mà đám tang cụ Phan châu
Trinh đông đến hai chục nghìn người. Trong lòng chế độ miền Nam trước đây cũng
không thiếu những cuộc biểu tình lớn chống chế độ. Nhìn rộng ra thế giới thì
càng rõ nữa, nhiều cuộc biểu tình hàng vạn người dẫn đến sự thay đổi chế độ.
Nước ta bây giờ
mâu thuẫn xã hội rất nhiều, ý đảng với lòng dân khác biệt, bao nhiêu điều cần
yêu cầu thay đổi mà khó khăn lắm mới có một cuộc biểu tình vài chục người, vài
trăm người, đi suốt buổi quanh hồ Hoàn Kiếm chẳng thêm được người nào. Tại sao
vậy?
Những chế độ dù
độc tài tồi tệ nhất cũng thường còn chừa lại một mặt bằng dân chủ tối thiểu,
một số quyền tối thiểu cho người dân để khi cần người dân có thể nói lên tiếng
nói của mình, nguyện vọng của mình. Nhưng cộng sản là độc tài toàn trị, dù họ
cứ nhân danh nhân dân, nói tất cả mọi quyền thuộc về nhân dân, nhưng thực tế
thì nhân dân bị tước hết mọi vũ khí tinh thần và vật chất. Người biểu tình và
gia đình bị đe dọa cả về vật chất lẫn tinh thần. Toàn bộ nhận thức, tâm tư tình
cảm đều phải theo khuôn mẫu chuyên chính vô sản của đảng, người dân không dám
bộc lộ chính kiến của mình.
Nói riêng trong lĩnh vực học sinh-sinh viên thì sự giám sát trói buộc càng chặt chẽ hơn vì ĐCS thừa biết tuổi trẻ học đường chính là lực lượng trẻ ưu tú, nhạy cảm, là ngòi nổ của mọi cuộc đấu tranh.
Nói riêng trong lĩnh vực học sinh-sinh viên thì sự giám sát trói buộc càng chặt chẽ hơn vì ĐCS thừa biết tuổi trẻ học đường chính là lực lượng trẻ ưu tú, nhạy cảm, là ngòi nổ của mọi cuộc đấu tranh.
Giới trẻ Hồng Kông
được thừa hưởng một tài sản dân chủ rất căn bản trong khi ở Việt Nam cái nền
dân chủ mà những “thế hệ vàng” ngày trước bắt đầu được thừa hưởng, được giải
phóng cá nhân, đã xuất hiện được những trí thức lớn, nhà yêu nước lớn, thì sau
mấy chục năm cộng sản cai trị đã bị bào mòn và cày sới đến “mất gốc hoàn
toàn” như ông Dương Trung Quốc đã công nhận.
Mong có một cuộc biểu tình 1-2 nghìn người đã là khó khăn lắm. Vậy tình trạng đối với thế hệ trẻ tiến bộ VN bây giờ là khó khăn gấp nhiều lần, khi so sánh phong trào dân chủ Việt Nam so với tuổi trẻ Hồng Kông xin đừng quên điều đó.
Mong có một cuộc biểu tình 1-2 nghìn người đã là khó khăn lắm. Vậy tình trạng đối với thế hệ trẻ tiến bộ VN bây giờ là khó khăn gấp nhiều lần, khi so sánh phong trào dân chủ Việt Nam so với tuổi trẻ Hồng Kông xin đừng quên điều đó.
Hồng Kông: Người
biểu tình kiên quyết không rút lui
Kính Hòa: xin anh cho biết
tình hình Hongkong hiện giờ như thế nào?
Đinh Quang Anh Thái: ngay lúc
này tôi đang có mặt ngay tại khu vực Trung Tâm Hành Chánh Và Tài Chánh của
Hongkong, một trong những địa điểm tập họp rất đông người của cuộc biểu tình
đòi dân chủ liên tục diễn ra trong suốt 10 ngày qua. Trong ngày hôm nay có 2
cuộc biểu tình lớn diễn ra, một tại khu vực mà tôi đang đứng và một tại Mong
Kok, nằm cách đây khoảng 15 phút. Tại Mong Kok đã xảy ra một vụ xô xát, dù chỉ
nhỏ thôi, nhưng dường như những người chống biểu tình đang muốn gây hấn để tạo
ra tình huống bất ngờ.
Riêng tại khu vực mà tôi đang có mặt thì vào lúc 2 giờ 36 phút chiều hôm
nay, giờ Hongkong, có một người đàn ông leo lên chiếc cầu bắt ngang qua 2 tòa
cao ốc, dùng loa nói với mọi người rằng ông ta ủng hộ cuộc tranh đấu của anh em
sinh viên, nhưng theo ông ta thì cách tốt nhất là tập thể sinh viên nên đi về
nhà, đi học trở lại. Ông ta cũng nói là chính phủ Hongkong phải giải tỏa tất cả
những khu vực đang bị sinh viên chiếm đóng, để trả lại đời sống bình thường cho
người dân.
Lời kêu gọi của người đàn ông này xem chừng như hợp với những gì vị Hành
Chánh Chưởng Quan Hongkong là ông Lương Chấn Anh nói ngày hôm qua. Trong thông
cáo báo chí, ông Lương Chấn Anh nói rằng vì trình trạng bạo động có vẻ không
thể kiểm soát được nữa nên ông cương quyết muốn giải tóa tất cả những địa điểm
đang bị chiếm đóng bởi người biểu tình. Ông Lương Chấn Anh cũng nói ông muốn
công tác này hoàn tất vào ngày mai, tức là ngày thứ Hai.
Sự kiện thứ 3 là khoảng lúc 4 giờ chiều, một phái đoàn các linh mục và
các nữ tu Công Giáo Hongkong có đến đây, dựng Thánh Giá, dâng lời cầu nguyện
xin bình an cho mọi người.
Kính Hòa: anh mới nói đến lời
phát biểu của ông Lương Chấn Anh, có vẻ như là một tối hậu thư đòi nội trong
ngày mai tất cả các sinh viên phải rời khỏi địa điểm biểu tình. Phản ứng của
tập thể sinh viên mà anh ghi nhận được như thế nào?
Đinh Quang Anh Thái: tin tức
này đã được loan truyền trong giới sinh viên từ tối hôm qua, ai cũng nói đến
cả. Chính vì thế mà tối hôm qua có biết bao nhiêu người đổ về đây, con số đông
nhất trong 5 ngày tôi có mặt tại chỗ để đưa tin về cuộc biểu tình đòi dân chủ ở
Hongkong. Phần lớn những người từ mọi ngã đường đổ về Trung Tâm Hành Chánh và
Tài Chánh Hongkong đều đặc người, đặc biệt là giới trẻ. Chúng tôi có dịp nói
chuyện với một số bạn trẻ cả nam lẫn nữ, thì câu trả lời khẳng định của họ là
nếu cảnh sát sử dụng bạo lực, xịt hơi cay, bắn đạn cao su để giải tán đoàn biểu
tình thì họ sẽ chạy, vì mạng sống là quan trọng nhất, không bảo vệ được mạng
sống của mình thì không làm được gì cả. Nhưng sau đó họ sẽ trở lại, tiếp tục
cuộc biểu tình. Một cô sinh viên còn bảo với tôi rằng điều sinh viên muốn thể
hiện là muốn cho giới lãnh đạo thấy nguyện vọng thiết tha phản ánh mong ước của
người dân là muốn có dân chủ trên vùng đất này.
Một đằng là ông Lương Chấn Anh có vẻ cương quyết, một đằng là tập thể
sinh viên cũng nhất quyết không lùi bước, thành ra chưa rõ chuyện sẽ đi tới
đâu. Nhưng tối hôm nay, thì có những dự đoán cho rằng có thể lực lượng Hongkong
sẽ làm điều mà mọi người đoán biết trước là dùng võ lực để giải tán đoàn biểu
tình.
Kính Hòa: trước tình hình như
vậy, quan điểm của tập thể sinh viên cũng như của lực lượng đối lập với Bắc
Kinh được gọi là lực lượng “chiếm trung tâm” như thế nào?
Đinh Quang Anh Thái: họ đưa
ra 2 vấn đề. Vấn đề thứ nhất là ông Lương Chấn Anh phải thật tâm muốn nói
chuyện với họ, hy vọng tìm được giải pháp cho cả đôi bên. Vấn đề thứ nhì là họ
đòi hỏi giới lãnh đạo Trung Quốc phải từng bước một, tổ chức thăm dò ý kiến
quần chúng về đường lối cai quản, điều hành vùng đất này, chứ không thể tiếp
tục áp đặt như Bắc Kinh đang làm hiện nay. Họ đòi hỏi phải có một văn bản chính
thức về cuộc thăm dò ý kiến quần chúng, phải cho người dân thì giờ để bày tỏ ý
kiến, sau đó giới lãnh đạo Bắc Kinh phải đưa ý kiến thăm dò cho một ủy ban
chuyên nghiên cứu, sau đó mới đưa ra trước Quốc Hội thảo luận dựa theo ý kiến
của người dân Hongkong.
Họ cương quyết không chấp nhận lối làm việc mang tính áp đặt lối dân chủ
theo kiểu Bắc Kinh mà Quốc Hội Trung Quốc mới làm, tự đặt ra những quy định cho
cuộc bầu cử vào năm 2017 và bắt người dân Hongkong thì hành. Họ không chấp nhận
điều đó.
Chúng ta chưa thể biết được 2 nguyện vọng này có được đáp ứng hay không.
Kính Hòa: trở lại với cuộc
biểu tình đang diễn ra ngay nơi anh có mặt, tình hình hiện giờ như thế nào?
Đinh Quang Anh Thái: hôm nay
là ngày Chủ Nhật, ngày mai thứ Hai mọi người đi làm, chưa biết sinh viên có đi
học trở lại hay không, nhưng suốt từ chiều đến giờ mọi người vẫn đổ về Trung
Tâm Tài Chánh và Hành Chánh Hongkong, dù không đông bằng tối hôm qua.
Có nhiều điều tôi thấy cần phải nói. Thứ nhất là thái độ của những sinh
viên tham gia biểu tình phải nói là rất tử tế, rất lễ phép, họ sẵn lòng giúp đỡ
tất cả người, đồng thời họ cũng tránh không đưa ra những lời nói có thể xúc
phạm đến nhân viên cảnh sát hay những người chống đối họ.
Điều thứ hai là sinh viên đại học biết trong số người tham gia biểu tình
có cả những em học sinh trung học, sinh viên biết là các em tham gia tranh đấu
sẽ bị mất một số bài học, bài tập, do đó họ tập họp các em thành những nhóm
nhỏ, ngồi vòng tròn với nhau và sinh viên dậy cho các em những bài học mà các
em học sinh trung học bị mất trong thời gian các em tham gia biểu tình. Là một
nhà báo từng có dịp đi tường thuật những cuộc biểu tình ở nhiều quốc gia, hiếm
khi nào tôi thấy được tuổi trẻ tạo được những điểm son lớn như những điểm son
mà tôi chứng kiến ở cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hongkong.
Kính Hòa: sinh hoạt của các
thanh niên sinh viên tham gia biểu tình trên đường phố ở Hongkong như thế nào?
Tập thể sinh viên ứng phó ra sao trong lúc sinh hoạt của đặc khu bị xáo trộn?
Đinh Quang Anh Thái: có những
điều rất đặc biệt mà nếu không có mặt tại chỗ chúng ta sẽ không tưởng tượng
được. Tôi chứng kiến thấy cảnh người dân Hongkong đem nước dừa, nước uống, đem
khăn lau mặt, đem cả kính đeo mắt khi đi bơi đến cung cấp hoàn toàn miễn phí.
Thành ra một rừng người đông đảo như thế mà không một ai bị đói khát, ngay
chính cá nhận của chúng tôi mỗi khi đi qua một toán sinh viên thì thế nào cũng
có người hỏi có khát nước không, có muốn ăn miếng bánh kho cho đỡ đói không,
thâm chí họ còn cung cấp cho chúng tôi những tấm khăn quàng cổ mầu trắng để
nhúng nước lau mặt khi trời nóng vào buổi trưa.
Tôi có thể nói tóm tắt là khung cảnh đang diễn ra ở Hongkong là một tấm
gương sáng cho giới trẻ của những nước khác khi muốn tổ chức những cuộc biểu
tình bất bạo động để phản đối chính quyền hà khắc, đồng thời cũng là bài học
cho người dân những nước khác khi trông thấy người dân Hongkong tiếp sức với
phong trào trẻ.
Kính Hòa: xin cám ơn anh Đinh
Quang Anh Thái.
*Chúng tôi liên tiếp cập nhật tình hình Hồng Kông ở phần tin quốc tế
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/hk-upda-8pm-oct-5-14-10052014125851.html
"Dù là một tỷ phú, ông không ngại xông pha ngoài đường phố với sinh
viên. Hôm cảnh sát đàn áp bằng lựu đan cay, ông có mặt để động viên sinh viên
và giúp các em không sợ hãi. Bản thân ông bị một trái lựu đạn cay bắn trúng
lưng ngã sấp nhưng ông vẫn không lùi. Ông kể lại hôm ấy cảnh sát đã bắn lựu đạn
cay đến 20 đợt. Mấy đợt đầu sinh viên sợ hãi bỏ chạy, ông đã lên tiếng trấn an họ.
Sau đợt thứ 3 thì sinh viên đã hết sợ, chỉ né ra xa vài trăm thước, chờ khói
tản bớt rồi lại xông lên. Cuối cùng cảnh sát biết họ đã hoàn toàn thua cuộc nên
rút lui. Ông Lai cười nói rằng vốn xuất thân nghèo khổ từ tầng lớp thợ thuyền,
ông cũng khá "đầu gấu". Ông nói nếu ông trẻ lại mấy chục tuổi thì
cảnh sát đã không yên với ông."
Jimmi Lai- Tỷ phú truyền
thông Hong Kong ủng hộ sinh viên đòi dân chủ
T6, 10/03/2014 - 23:14
Hackers đã hack vào máy vi tính của công ty và của cá nhân ông Jimmi Lai
, công bố hàng loạt bằng chứng cho thấy chính ông là người tài trợ toàn bộ cho
2 tổ chức Occupy Central và Scholarism . Cảnh sát cũng đã khám xét nhà ông .
Nhưng ông tỷ phú này chỉ cười hề hề vì ông chẳng cần chối . Suốt mấy ngày
qua , 2 tờ báo của ông là tờ Apple Daily Newspaper và tờ Next Magazine đã đăng
toàn những tin tức và bài viết ủng hộ các sinh viên đòi dân chủ .
Bản thân ông cũng suốt mấy ngày nay ở ngoài đường ăn ngủ với sinh viên .
Ông suốt ngày có mặt trong 1 căn lều bạt giăng bên ngoài Khu Chính Phủ ở
Admiralty . Ông đi xem các sinh viên làm gì , trò chuyện với họ , phụ họ dọn
dẹp .
Ông cho biết riêng về cuộc biểu tình này ông không tốn 1 xu , vì người
dân HK ủng hộ sinh viên đã đem cho quá nhiều . Thậm chí sinh viên còn phải từ
chối bớt vì không có chỗ để .
Tuy là người tài trợ nhưng ông Jimmi Lai chưa bao giờ xen vào chuyện nội
bộ hay tổ chức của các hội sinh viên . Ông nói ông là dân võ biền , tự lập và
lớn lên từ nghèo đói , không phải là người có học cao hay văn hóa cao , nên ông
nghĩ ý kiến của ông sẽ không phù hợp với các sinh viên .
Trả lời phóng viên Hugo Restail của Wall Street Journal , ông cho biết ,
theo ông thì phong trào dân chủ đã hoàn toàn thắng lợi , cho dù nhà cầm quyền
Bắc Kinh không nhượng bộ , vì ông nói những gì xảy ra trong những ngày qua đã
hoàn toàn thay đổi 1 thế hệ . Những sinh viên học sinh chung vai sát cánh bên
nhau chiến đấu cho lý tưởng của mình sẽ mãi mãi mang tư tưởng tự do , dân chủ .
Họ sẽ không bao giờ cúi đầu chịu nhận những gì CSTQ nhồi nhét nữa , mà họ sẽ tự
tìm những gì họ muốn , và họ cũng sẽ dạy dỗ cho con cháu họ như thế .
Ông Lai cho biết nhà cầm quyền Bắc Kinh đã và đang tìm mọi cách để triệt
tiêu ông . Ông đi đâu cũng có 2-3 tên đi theo . Nhà ông từng bị xe của xã hội
đen đâm vỡ cổng . Bắc Kinh cũng tìm mọi cách bôi nhọ ông , moi móc đời tư , nói
ông bám đít Mỹ , nói ông làm ăn gian lận , trốn thuế ..v..v.. Năm 2008 cảnh sát
HK từng bắt giữ 1 người từ Hoa Lục sang với súng giấu trong hành lý và khai
rằng đã được mướn để ám sát ông .
Ông Lai , khác với những tỷ phú HK khác , thường nịnh bợ Bắc Kinh để dễ
làm ăn , ông luôn ra mặt chỉ trích chính sách độc đài của CSTQ . Ông kể mẹ ông
đã phải vét hết tiền bạc và mang nợ mới cho ông vượt biên thành công từ Quảng
Đông sang HK năm 1960 , khi ông mới 12 tuổi . Ông nói sẽ không bao giờ quên sự
hy sinh của mẹ ông và gia đình để ông có được tự do .
Dù là 1 tỷ phú , ông không ngại xông pha ngoài đường phố với sinh viên .
Hôm cảnh sát đàn áp bằng lựu đan cay , ông có mặt để động viên sinh viên và
giúp các em không sợ hãi . Bản thân ông bị 1 trái lựu đạn cay bắn trúng lưng
ngã sấp nhưng ông vẫn không lùi . Ông kể lại hôm ấy cảnh sát đã bắn lựu đạn cay
đến 20 đợt . Mấy đợt đầu sinh viên sợ hãi bỏ chạy , ông đã lên tiếng trấn an họ
.
Sau đợt thứ 3 thì sinh viên đã hết sợ , chỉ né ra xa vài trăm thước , chờ khói tản bớt rồi lại xông lên . Cuối cùng cảnh sát biết họ đã hoàn toàn thua cuộc nên rút lui . Ông Lai cười nói rằng vốn xuất thân nghèo khổ từ tầng lớp thợ thuyền , ông cũng khá " đầu gấu " . Ông nói nếu ông trẻ lại mấy chục tuổi thì cảnh sát đã không yên với ông .
Sau đợt thứ 3 thì sinh viên đã hết sợ , chỉ né ra xa vài trăm thước , chờ khói tản bớt rồi lại xông lên . Cuối cùng cảnh sát biết họ đã hoàn toàn thua cuộc nên rút lui . Ông Lai cười nói rằng vốn xuất thân nghèo khổ từ tầng lớp thợ thuyền , ông cũng khá " đầu gấu " . Ông nói nếu ông trẻ lại mấy chục tuổi thì cảnh sát đã không yên với ông .
Nay tuổi đã già , tóc đã bạc , ông vui vẻ lùi ra phía sau yểm trợ để các
sinh viên có thể bước lên trải nghiệm và học hỏi . Tuy vậy ông nói nếu TQ thật
sự đem xe tăng qua đàn áp , ông là 1 trong những người có khả năng hướng dẫn và
bảo vệ cho sinh viên .
Ông nói sinh viên là lực lượng tốt nhất để đấu tranh , và ông nhận định
sinh viên HK có chiều sâu hơn sinh viên TQ ở Thiên An Môn . Ông nói đây là cuộc
biểu tình không cần lãnh đạo , tự mỗi sinh viên biết họ phải làm gì .
Ông nói phía cảnh sát HK đã hành động ngu xuẩn , như việc ném lựu đạn cay và nay là bao che cho côn đồ vào hành hung sinh viên .
Ông nói các bậc cha mẹ ông bà người HK cho dù không ủng hộ con cháu mình đi biểu tình , nhưng vẫn sẵn sàng chết để bảo vệ an toàn cho họ .
Tấn công đả thương các em chỉ làm người dân HK nổi giận .
Ông nói phía cảnh sát HK đã hành động ngu xuẩn , như việc ném lựu đạn cay và nay là bao che cho côn đồ vào hành hung sinh viên .
Ông nói các bậc cha mẹ ông bà người HK cho dù không ủng hộ con cháu mình đi biểu tình , nhưng vẫn sẵn sàng chết để bảo vệ an toàn cho họ .
Tấn công đả thương các em chỉ làm người dân HK nổi giận .
Ngoài ra ông Lai cũng nói mỗi hành động bạo lực ở phía cảnh sát để đàn áp
phong trào sẽ là 1 nắm bùn trét lên mặt Tập Cận Bình , người đang cố tạo 1 bộ
mặt 1 lãnh tụ đáng kính và yêu mến hòa bình với thế giới . Vì vậy ông tin rằng
nếu các sinh viên kiên trì đấu tranh , trước sau gì Tập cũng phải nhượng bộ.
( Ngọc Nhi Nguyễn lược dịch/Facebook)
( Ngọc Nhi Nguyễn lược dịch/Facebook)
http://www.sbtn.tv/vi/tin-gioi/jimmi-lai-ty-phu-truyen-thong-hong-kong-ung-ho-sinh-vien-doi-dan-chu.html
Những Bài Học Trải Nghiệm Từ Hồng Kông
Nguyễn Hoàng-Thanh Tâm - Lê Xuân Đôn
Nguyễn Hoàng Thanh Tâm & Lê
Xuân Đôn
|
Bây giờ là 4 giờ sáng ngày Chủ Nhật, trong lúc ngồi nhìn các em học sinh
nữ thay phiên nhau nhặt rác, hai anh em chúng tôi viết xuống những điều chúng
tôi ghi nhận được sau những ngày có mặt tại hiện trường. Một trong những lý do
chính yếu của chuyến đi đến Hồng Kông này là để quan sát và ghi nhận lại những
phương thức đấu tranh bất bạo động đang được phong trào tại Hồng Kông áp dụng.
Trong bài viết này chúng tôi xin chia sẻ những quan sát liên quan đến cách
thức tổ chức.
Thông Điệp rõ ràng và đơn giản
“This is our city, we deserve freedom”. (Đây là thành phố của chúng ta, chúng ta xứng đáng được hưởng tự do).
Đây là thông điệp từng người biểu tình đều chia sẻ giống nhau khi được hỏi về khát vọng đấu tranh hiện nay của họ.
Thông Điệp rõ ràng và đơn giản
“This is our city, we deserve freedom”. (Đây là thành phố của chúng ta, chúng ta xứng đáng được hưởng tự do).
Đây là thông điệp từng người biểu tình đều chia sẻ giống nhau khi được hỏi về khát vọng đấu tranh hiện nay của họ.
Với thông điệp rộng (Tự
Do, Dân Chủ) họ quảng diễn chi tiết hơn: “Muốn lá phiếu được tôn trọng, chúng
ta không để cho chính quyền Bắc Kinh chỉ định bất cứ ai ra ứng cử.” Hầu như
khi hỏi bất cứ ai - ít ra những người biết Anh ngữ - họ đều nắm rõ chi tiết về
mục tiêu, cách làm và việc phải làm.
Nhờ thông điệp chung và
đơn giản này mà mọi người đến tụ tập tại các khu vực biểu tình đều biết rõ mục
tiêu của cuộc đấu tranh, nên không ai bảo ai, họ đều hòa mình và đóng góp
trong khả năng của từng người.
Có những học sinh 14-15 tuổi sau giờ tan học, tham gia cuộc tọa kháng và đã tự vẽ những khẩu hiệu, giương cao chúng và đi lên đi xuống trong đoàn biểu tình. Khi có người hỏi ai hướng dẫn thì các bạn học sinh này nói rằng không ai huớng dẫn mà họ muốn làm trong khả năng và trách nhiệm mình. Các việc họ làm rất đơn giản. Có những em đi nhặt rác và chỉ nhiệm vụ nhặt rác. Có những em chỉ có nhiệm vụ xịt hơi nước cho người qua lại để chống cái nóng oi bức hay chỉ để cầm quạt để quạt mát những người xung quanh.
Mọi việc được chẻ nhỏ, thích hợp với tất cả mọi người.
Sáng Tạo
Vì là cuộc đấu tranh của mọi người, những người điều hướng cuộc biểu tình đã tạo điều kiện phát huy sự sáng tạo tối đa của mọi người để tạo cho cuộc biểu tình mang hình dáng nghệ thuật cao hầu thu hút và giữ chân những người tham gia. Nhiều “tác phẩm” nghệ thuật đã được thực hiện nhằm mục đích này.
Có những học sinh 14-15 tuổi sau giờ tan học, tham gia cuộc tọa kháng và đã tự vẽ những khẩu hiệu, giương cao chúng và đi lên đi xuống trong đoàn biểu tình. Khi có người hỏi ai hướng dẫn thì các bạn học sinh này nói rằng không ai huớng dẫn mà họ muốn làm trong khả năng và trách nhiệm mình. Các việc họ làm rất đơn giản. Có những em đi nhặt rác và chỉ nhiệm vụ nhặt rác. Có những em chỉ có nhiệm vụ xịt hơi nước cho người qua lại để chống cái nóng oi bức hay chỉ để cầm quạt để quạt mát những người xung quanh.
Mọi việc được chẻ nhỏ, thích hợp với tất cả mọi người.
Sáng Tạo
Vì là cuộc đấu tranh của mọi người, những người điều hướng cuộc biểu tình đã tạo điều kiện phát huy sự sáng tạo tối đa của mọi người để tạo cho cuộc biểu tình mang hình dáng nghệ thuật cao hầu thu hút và giữ chân những người tham gia. Nhiều “tác phẩm” nghệ thuật đã được thực hiện nhằm mục đích này.
Ví dụ dùng ô dù để tạo thành những đóa hoa lớn, trang trí trên các tường
tòa nhà họ chiếm đóng. Trên các ô dù, người biểu tình trang trí với những khẩu
hiệu nói lên mục tiêu của cuộc biểu tình.
Họ dựng lên “Bức Tường Khát Vọng” để mỗi người tự viết ước vọng của mình hay nói lên điều mình khao khát trong cuộc đấu tranh này và treo lên hòa chung với khao khát của mọi người. Ban tổ chức đã trưng dụng một dãy tường cao lớn khác với đầy ắp các tờ giấy nhỏ đủ màu sắc để mọi người ghi lại đó lý do họ tham dự cuộc biểu tình này. Cách trình bày đầy nghệ thuật thu hút người chung quanh, tạo nhiều cảm xúc cho những người tham gia, và nhất là góp phần nhắc nhở nhau về mục tiêu và điểm đến của phong trào.
Họ dựng lên “Bức Tường Khát Vọng” để mỗi người tự viết ước vọng của mình hay nói lên điều mình khao khát trong cuộc đấu tranh này và treo lên hòa chung với khao khát của mọi người. Ban tổ chức đã trưng dụng một dãy tường cao lớn khác với đầy ắp các tờ giấy nhỏ đủ màu sắc để mọi người ghi lại đó lý do họ tham dự cuộc biểu tình này. Cách trình bày đầy nghệ thuật thu hút người chung quanh, tạo nhiều cảm xúc cho những người tham gia, và nhất là góp phần nhắc nhở nhau về mục tiêu và điểm đến của phong trào.
Điểm sáng tạo đáng ghi nhận khác là nội dung những khẩu hiệu sử dụng rất đa dạng. Tuy ngắn gọn nhưng đầy tính chất trẻ trung, kích thích cao sự suy nghĩ nơi người đọc. Như các câu “Do you hear the people sing, singing the song of angry men” (Bạn có nghe tiếng người dân hát, hát vang bài ca của người cuồng nộ). Những biểu tượng khác như nơ vàng, cách chéo hai tay đưa lên cao mà người biểu tình tại Hồng Kông sử dụng đều là những sáng tạo mang tính cách hợp quần, trẻ trung.
Ngoài ra, họ còn tận dụng cả nhạc, phim ảnh và những câu nói bất hủ của một số nhân vật nổi tiếng để kích thích những người tham gia bằng tiếng Hoa và cả tiếng Anh.
Ban Tổ Chức
Khi được hỏi ai là người của Ban Tổ Chức, hầu hết các bạn trẻ tham gia cuộc biểu tình đều trả lời họ không có một ban lãnh đạo theo lẽ thuần tuý chỉ huy hết mọi việc mà thay vào đó mỗi người là một phần tử lãnh đạo phong trào. Nắm vững mục tiêu của cuộc đấu tranh cùng với tinh thần trách nhiệm chia sẻ công việc (tự coi mình là thành phần chủ lực, của Ban Tổ Chức, chứ không phải chỉ đến để tham dự) đã khiến cho những phức tạp, bon chen của Hồng Kông không được nhìn thấy nơi đoàn biểu tình.
Rất kỷ luật. Khi bước vào vòng đai biểu tình, mọi người đều ý thức tại sao họ đến đây. Quan sát chung, hầu như cứ mỗi 5 tấm bản đặt trong quảng trường biểu tình là có một tấm nhắc nhở mọi người “Remember why we are here” “Remember why we started all this” (Hãy nhớ tại sao chúng ta ở đây. Hãy nhớ tại sao chúng ta khởi sự công việc này.)
Bên cạnh những công việc mang tính cách tự phát mà mỗi thành viên tham dự tự tiến hành, họ cũng có những người trách nhiệm lo các khâu quan trọng khác như y tế, ẩm thực, vệ sinh, thông tin, điều động, an ninh… Chính sự chia đều trách nhiệm như vậy, cuộc biểu tình tại Hồng Kông đã được điều hướng bởi một số cá nhân tạo thành cơn sóng lớn qua các đặc điểm:
Chu đáo trong sự sắp xếp. Biết sẽ có mưa, nên đã có sẵn các tấm ni lông bọc kín các bức tường thông điệp để chống mưa, nhưng vẫn còn nghệ thuật, để người ta vẫn có thể đọc được.
Những nơi có chướng ngại vật bằng xi măng giữa đường hay ngoài thành đường, được đoàn biểu tình trưng dụng các khung rào sắt hay lấy gỗ chế thành thang để người ta bước qua dễ dàng và an toàn. Khi đông người cần qua lại, họ tự ý thức xếp thành hàng và chia từng nhóm qua lại cho trật tự. Có nhiều người trẻ tự nguyện giúp đỡ người qua lại các vật chắn được an toàn.
Vật dụng dành cho người biểu tình được chuẩn bị chu đáo, không thiếu gì từ dụng cụ cá nhân, khẩu trang, áo mưa, đồ ăn, thức uống, giấy toilet. Đặc biệt là hàng ngàn hộp đồ ăn đã được các cá nhân, thương nhân mang đến tiếp tế hằng ngày. Đồ tiếp tế được nhiều cá nhân mang đến yểm trợ trực tiếp tại chỗ biểu tình hoặc ở một quy mô lớn hơn, nhiều khuôn viên đại học đã được sử dụng như địa điểm đón nhận và “tồn trữ” mọi vật dụng để ban tổ chức có thể nhanh chóng phân phối cho người biểu tình.
Để giữ vệ sinh chung, ban tổ chức đã để bao rác tại nhiều nơi. Mỗi chổ không những chỉ có một bao mà là nhiều bao khác nhau với ghi chú rõ ràng để phân loại rác, giấy, đồ có thể tái chế. Ngay cả các chai nước nhựa, chai và nắp chai đều có những bao riêng biệt. Bên cạnh đó, nhiều bản giấy lớn được dán khắp nơi nhắc nhở mọi người dọn dẹp rác xung quanh mình.
Dưỡng Quân
Trong những giờ cao điểm (từ khoảng 5 giờ chiều đến 12 giờ khuya) khi mọi người tụ tập lên đến từ hàng chục cho đến cả trăm ngàn người hoặc hơn, Ban Tổ Chức có những diễn thuyết bởi các thành viên đại diện các tổ chức và đoàn người hô vang các khẩu hiệu. Tuy nhiên điều này không diễn ra xuyên suốt khoảng thời gian nói trên. Họ chia nhỏ thành từng đoạn, mỗi đoạn kéo dài khoảng 1 tiếng và xen kẻ là những giờ giải lao nhỏ. Ban tổ chức rất quan tâm đến nhu cầu dưỡng quân để có thể đấu tranh lâu dài.
Ngoài việc thiết trí một sân khấu lớn, trong đoạn đường dài hơn 1 cây số, ở những lúc chưa đến cao điểm của việc tụ họp, khi cần họ đã tự chia ra thành từng vòng đai nhỏ để sinh hoạt. Mỗi nhóm có một bạn trẻ cầm loa phóng thanh để chia sẻ, trao đổi với mọi người. Người đại diện đó chia sẻ và giải thích về các các đối sách hoạt động, và lắng nghe những ý kiến đề nghị của mọi người.
Khi giờ cao điểm tất cả cùng hướng về sân khấu chính với hệ thống âm thanh đuợc chuyển dài cả cây số.
Truyền thông
Cả đoàn biểu tình luôn dùng hai ngôn ngữ Anh và tiếng Hoa, nhắm vào cả giới truyền thông Hồng Kông và quốc tế. Đối với truyền thông quốc tế, Ban Tổ Chức chu đáo chuẩn bị sẵn các nhóm dịch thuật. Trên đường phố họ có nhiều bản hướng dẫn truyền thông về dịch vụ dịch thuật và cung cấp số điện thoại để liên lạc.
Kết
Cho đến giờ phút này, chúng ta chưa biết cuộc biểu tình của giới trẻ và người dân Hồng Kôn
g sẽ kết thúc ra sao. Nhưng trên bề mặt tổng quát, qua quan sát trong những ngày có mặt tại Hồng Kông, chúng tôi cảm nhận giới trẻ Hồng Kông đã tổ chức một cuộc Bất Tuân Dân Sự thật hoàn hảo. Các điểm cốt lõi của một cuộc đấu tranh Bất Bạo Động đã được thể hiện rõ nét. Từ con số quần chúng được huy động tham dự (lên đến cả chục ngàn, cả trăm ngàn người), tinh thần kỷ luật và ý thức tự giác, trách nhiệm cao, cách tổ chức chu đáo và quan trọng nhất là các thông điệp, mục tiêu họ đề ra hết sức cụ thể, rõ ràng và có được sự đồng thuận bởi tập thể người tham dự.
Trong suốt nhiều thập niên qua, lịch sử đã ghi lại nhiều bài học Đấu Tranh Bất Bạo Động qua từng giai đoạn, của từng quốc gia trên thế giới, như Ấn Độ, Nam Phi, Tiệp Khắc, Serbia, v.v... thì ngày nay, tuổi trẻ Hồng Kông đã tạo cho mình một chỗ đứng không kém phần quan trọng và chia sẻ nhiều bài học quý báu cho giới đấu tranh tại Việt Nam và khắp nơi trên thế giới.
(Anh Nguyễn Hoàng-Thanh Tâm và Lê Xuân Đôn là hai thành viên đảng Việt Tân đến Hồng Kông từ ngày 1/10 để bày tỏ sự ủng hộ thanh niên sinh viên Hồng Kông cũng như quan sát những phương thức đấu tranh bất bạo động được phong trào Occupy Central áp dụng).
DienDanCTM
Học Bổ Túc Xong Rồi Hẵng Nói, Nha Lý!
· Đinh Tấn Lực
Phan Trung Lý
|
“Tôi thấy ở Hàn Quốc người ta coi nợ xấu là của toàn xã hội, nên kêu
gọi người dân đóng góp tiền, vàng để giải quyết nợ xấu. Chúng ta có học tập
được không?”
– Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật QH Phan Trung Lý.
– Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật QH Phan Trung Lý.
Lý này,
Qua đọc nhựt trình trên mạng mà không khỏi ưu lo và thương chú mày quá
đỗi.
Phán như thánh kiểu đó thì rõ là ở cương vị đại biểu QH (hay ở bất kỳ
cương vị nào khác), chú mày cũng đã lộ hàng là cả giuộc nhà bây, cho dù cả
đời ở đây hay từng công du Hán Thành, cũng chẳng biết đách gì về Hàn Quốc lẫn
Việt Nam.
Qua nói thiệt. Nhiều người
hoang mang chẳng hiểu cái thời Khủng hoảng Tài chánh châu Á, suốt những năm
1997- 2005, chú mày chui lỗ nẻ nào, hay tay chân thò đâu, mà chẳng nắm được
tình hình?
Lý này,
Trước tiên, đó là một cuộc khủng hoảng dây chuyền của thị trường chứng
khoán xuyên qua một số quốc gia Đông Nam Á và Đông Á, khởi đầu vào tháng
5-1997 tại Thái Lan (đồng Baht bị tấn công đầu cơ ở cấp quy mô), rồi ảnh
hưởng lan qua thị trường ngoại hối/đầu tư của Indonesia, Malaysia,
Philippines, và một số “tiểu hổ Á Châu” như Hong Kong, Hàn Quốc (với thị
trường chứng khoán bị suy sụp, thứ hạng tín dụng bị tuột dốc, và bị rút vốn
đồng loạt)…
Đài Loan và Nhật ít bị ảnh hưởng hơn các nước vừa kể, một phần là nhờ
có khối lượng dự trữ ngoại tệ khá lớn và cải tổ kịp thời.
Còn Việt Nam, tức nhiên không tránh khỏi tình trạng xuất khẩu & đầu
tư FDI giảm mạnh, nhưng thoát trận khủng hoảng tài chánh đó là bởi (hay nhờ)
…không có một thị trường chứng khoán đúng nghĩa, bấy giờ.
Hệ quả lao đao tức khắc trên nền tài chánh ở các nước bị khủng hoảng là
những khối nợ lớn đối với Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và Ngân Hàng Thế Giới, chứ
không thể quy hẳn chỉ là nợ xấu tròng chéo của các ngân hàng bản xứ.
Vậy thì cái tiền đề đóng khung “thấy ở Hàn Quốc” trong lời thánh
phán đó, nhiên nhiên bày ra trước mắt thiên hạ cái tầm nhìn của chú mày không
rộng hơn cái nắp vung niêu tép muỗi kho quéo.
Qua không nói quá đâu. Tạm coi cái “thấy” đó như là đồ bỏ, nhá!
Còn cái nhập nhằng quy kết cho nợ xấu ở Hàn Quốc thời đó, thì làm sao xoá
được nét thấp thoáng của tính lưu manh, hả Lý?
Lý này,
Thứ nữa là cách giải quyết khủng hoảng. Cho dù mỗi nước có nỗ lực riêng
phù hợp với bối cảnh tài chánh của mỗi quốc gia, nhưng tựu chung, đó là sự
phối hợp giải quyết của các nước đó cùng với các định chế tài chánh quốc tế.
Tiêu biểu của những nỗ lực liên đới có thể kể là Sáng Kiến ChiangMai,
Sáng Kiến Thị Trường Trái Phiếu Châu Á, hay Đối Thoại ASEAN+3, chẳng hạn.
Còn ở từng nước thì có ngay những quy chế điều tiết các nguồn vốn đầu
tư lẫn cách sử dụng, cùng những nỗ lực ngăn chận nguồn gốc khủng hoảng từ
những lỗ hỗng trong chánh sách tài chánh và chánh sách tiền tệ của từng nước,
cải cách các phương thức quản lý kinh tế cũ v.v…
Hàn Quốc không khác, phải giải quyết khủng hoảng bằng cách chấm dứt
quyền lực chi phối của giới tài phiệt cùng nạn bè phái kinh tế sân sau, triệt
tiêu các mối quan hệ mờ ám giữa quan chức và doanh nhân đại công ty, loại bỏ
mọi thứ chỉ thị ngầm, thanh lọc bộ máy hành chánh, nâng cao tinh thần trách
nhiệm mọi giới, và vay khẩn cấp 57 tỷ USD từ Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (với điều
kiện ngặt nghèo) để tiến hành cải tổ sâu rộng:
· Cải
cách phương pháp quản lý kinh tế vĩ mô: Xây dựng một chế độ tỷ giá hối đoái
linh hoạt và cơ chế ổn định giá cả; tiết giảm sự can thiệp của chánh phủ; từ
bỏ chế độ tỷ giá hối đoái neo; nỗ lực gia tăng lượng dự trữ ngoại tệ nhà
nước;
· Cải
cách khu vực tài chánh: Áp dụng phương thức quản trị hiện đại của phương Tây;
chuyên môn hoá các định chế tài chánh; hoàn thiện luật phá sản; triệt giảm tỷ
lệ sở hữu gia đình/bộ hạ tại các ngân hàng; tăng cường hệ thống giám sát các
tiêu chuẩn quản trị/kế toán/kiểm toán; điều tiết hệ thống tín dụng; nâng cao
kỷ luật thị trường;
· Cải
cách phương thức quản lý khu vực xí nghiệp: Hoàn thiện các thủ tục về phá
sản; củng cố các quy định và tiêu chuẩn về báo cáo minh bạch; bảo vệ quyền
lợi của các cổ đông nhỏ cũng như nâng cao quyền lực và trách nhiệm của ban
giám đốc; áp dụng các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán theo cách thức quốc tế;
· Cải
cách các thị trường: Cải tổ thị trường lao động (cho phép các xí nghiệp tuyển
dụng và sa thải lao động dễ dàng hơn); phát triển thị trường trái phiếu định
danh bằng nội tệ.
Một biện pháp bên lề là minh bạch hoá tình trạng khủng hoảng tài chánh
quốc gia ở mức nghiêm trọng cho quốc dân thông cảm, tiện tặn, và chung góp
một số tiền/vàng tiêu biểu cho tinh thần kết đoàn đối phó khủng hoảng, một
lòng ủng hộ quyết tâm cải cách của chánh phủ, đồng tâm hiệp lực cùng chánh
phủ vượt qua khó khăn. Tỷ lệ ngân khoản quyên góp này không lớn so với tổng
ngân khoản vực dậy nền kinh tế tài chánh Hàn Quốc bấy giờ.
Với nỗ lực cải cách được toàn dân nức lòng ủng hộ đó, Hàn Quốc đã khắc phục ngoạn mục cuộc khủng hoảng tài chánh châu Á, và chỉ cần 3 năm để phục hồi khả năng tăng trưởng, đồng thời trả dứt nợ mới vay nóng của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế vào năm 2000. Ba năm sau nữa, 2003, dự trữ ngoại tệ của Hàn Quốc đạt mức 133 tỷ USD.
Vậy thì, cái khúc giữa của lời thánh phán “kêu gọi người dân đóng góp tiền, vàng để giải quyết nợ xấu” nói trên có khác gì kiểu chơi bài tráo bến xe ở dưới quê, phải không Lý?
Lý này,
Dân mình còn nghèo lắm. Đã phải đóng thuế cho lãnh đạo xây biệt thự với
vườn ngự uyển và phá nát đất nước mọi mặt. Riêng mặt tài chánh thì nỗ lực vun
vén và thiên tài trơ mặt của lãnh đạo đã vênh váo đưa
Vinashin/Vinalines/Vina-các-thứ ra nghĩa địa, lại thêm cả hệ thống ngân hàng
hấp hối với nợ xấu tròng chéo chất chồng. Đã vậy còn thậm thụt lấp liếm giấu
nợ, giấu cả những chuyến công du ăn chơi âm thầm mang tên bị gậy đi xin khất
nợ với các Câu Lạc Bộ Tài Chánh thế giới…
Dân mình còn phải đóng hàng trăm loại phí trời ơi, trong lúc con nít đói run chân té mương chết đuối, học trò ăn cơm với muối, phụ nữ quyên sinh để dành tiền cho con đi học, cụ già 92 tuổi vẫn đạp xích lô nuôi thân, cùng hàng chục vạn trẻ em bán vé số kiếm sống qua ngày…
Vậy mà bọn bây, ngoài đường lục ví moi tiền dân, trong hội trường thì góp ý làm tốt các chánh sách tróc nã nhân dân phải oằn lưng gánh trả nợ công, còn thi đua bắn pháo hoa mừng quốc khánh Tàu, lại đòi “học tập” trò lừa quyên vàng trả nợ xấu (gốc gác ở ngay thể chế và chánh sách kinh tế tài chánh thân tộc), thì có khác nào đứng trên mức lưu manh những ba bậc (và được kêu bằng cộng sản), hả Lý?
Lý này,
Lê-nin từng cảnh báo: Tham/dốt/cậy quyền là ba cái gót A-sin của cộng
sản. Ngó bộ chú mày (cùng với mấy phe cánh trung ương), thông qua các lời
thánh phán dồn dập bấy lâu nay, đều đang cố sức nhấn mạnh, tô đậm (và vẽ thêm
mũi tên chỉ rõ) mấy cái gót A-sin đó cho thiên hạ khỏi tìm đâu xa xôi, Lý à!
Đừng để thiên hạ phân loại bọn bây là thứ tương cận của loài động vật Não Chui Bàn Toạ – Mồm Đầy Phân Tươi, nha Lý!
Qua thiệt sự ưu lo và thương chú mày là chỗ đó, đó Lý.
Hãy cố gắng học xong bổ túc văn hoá rồi hẵng nói gì thì nói, nha Lý!
03/10/2014 – Kỷ
niệm ngày Khai Thiên của Hàn Quốc, và tròn 24 năm xoá sổ nước Cộng Hoà Dân
Chủ Đức.
Blogger Đinh Tấn Lực
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.