Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Tuesday, December 17, 2013

Đạo đức kách mạng - Đạo đức Hồ Chí Minh


Khuynh hướng “bi kịch hóa” cuộc sống miền núi

Các yếu tố như sự bất cập của chính sách, sự can thiệp thô bạo của các dự án kinh tế – xã hội, quá trình tổ chức thực hiện chính sách phát triển ở miền núi, sự tàn phá và làm cạn kiệt môi trường sống, tác động tiêu cực của các dự án phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng, của các lực lượng thị trường, v.v., thường ít khi được đề cập, cứ như thể chẳng có gì đáng nói.
12-12-2013
Nguyễn Văn Chính
Bản báo cáo phân tích báo viết của nhóm nghiên cứu thuộc HVBC&TT cho biết có đến 46% các bài viết trên các tờ báo được khảo sát đề cập đến thực trạng kinh tế của các dân tộc thiểu số ở miền núi. Vấn đề đói nghèo và những khu vực khó khăn của các dân tộc chiếm một tỷ lệ nổi bật (khoảng 54%) trong số các bài phản ánh về về đời sống kinh tế các dân tộc thiểu số. Điều này cho thấy báo chí đã dành cho chủ đề này một sự quan tâm đặc biệt.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là cái cách mà báo chí mô tả vấn đề đói nghèo và hoạt động kinh tế của các tộc người như thế nào?; ngôn ngữ, hình ảnh và nội dung các bài viết ấy đã chuyển tải đến người đọc những thông điệp gì về các dân tộc thiểu số? Phân tích sâu hơn nội dung các bài viết, nhóm nghiên cứu nói trên đã chỉ ra rằng trong cách sử dụng ngôn từ để chuyển tải thông tin về các dân tộc thiểu số, chỉ có 21% các bài viết sử dụng các ngôn từ có ngụ ý tích cực trong khi có đến 41% từ dùng có hàm ý tiêu cực. Khoảng 46% nội dung các bài báo nhìn đời sống kinh tế các tộc người thiểu số theo hướng tiêu cực. Trong số 500 bài báo được phân tích, có tới 69% các bài có định kiến với các tộc người thiểu số ở những mức độ khác nhau. 
1
Chương trình 135 xây nhiều bể nước cho cộng đồng người dân tộc thiểu số (nguồn: internet)

Khuynh hướng “bi kịch hóa” đời sống của các tộc người thiểu số có thể được nhận ra thông qua các đặc điểm sau đây: 
.
a)    Đề cao thái quá vai trò trợ giúp từ bên ngoài cộng đồng trong khi không nhìn thấy tiềm lực nội tại của dân tộc.
b)    Nhấn mạnh khía cạnh khốn khó trong đời sống của đồng bào nhằm kêu gọi sự can thiệp và giúp đỡ từ bên ngoài cộng đồng và từ nhà nước. 
c)    Mô tả tình trạng lan tràn của các tệ nạn xã hội ở miền núi như là hệ quả của cuộc sống đói nghèo, bế tắc không lối thoát.
d)    Nhìn đồng bào dân tộc như những người ngây thơ, cả tin và dễ dãi, dễ bị lợi dụng và đi theo các lực lượng phản động.
e)    Tình trạng thất học và thiếu kiến thức làm ăn của các tộc người miền núi được nhìn nhận như là một gánh nặng của quá trình phát triển.  Đặc biệt, xem xét cách tiếp cận và mô tả tình trạng “bi kịch” ở vùng núi, ta thấy các báo thường đi tìm nguyên nhân ở những tập tục lạc hậu, thiếu kiến thức và thói quen lười nhác, ỷ lại vào nhà nước. Đáng ngạc nhiên là hầu hết các báo đều có xu hướng tập trung vào các yếu tố này và lặp đi lặp lại ở nhiều bài báo viết về chủ đề đói nghèo ở miền núi. Những nhân tố thường xuyên được báo chí nói tới, xem đó như là con đường tất yếu dẫn đến cuộc sống đói nghèo không lối thoát của các tộc người thiểu số được liệt kê như sau:    
.
-    Tảo hôn và đẻ nhiều con
-    Buôn bán và nghiện ngập ma túy
-    Sử dụng lương thực làm rượu và lạm dụng rượu
-    Thất học và thiếu kiến thức làm ăn
-    Lười lao động
-    Tập tục canh tác lạc hậu, lối sống bảo thủ trì trệ
-    Thiên tai và dịch bệnh hoành hành
-    Thói quen ỷ lại, phụ thuộc vào trợ giúp của nhà nước.
Bằng cách tập trung khai thác những yếu tố này, các nhà báo dường như mặc nhiên thừa nhận nguyên nhân sâu xa và trực tiếp của tình trạng đói nghèo chỉ là vấn đề nội tại của các dân tộc. Các yếu tố như sự bất cập của chính sách, sự can thiệp thô bạo của các dự án kinh tế – xã hội, quá trình tổ chức thực hiện chính sách phát triển ở miền núi, sự tàn phá và làm cạn kiệt môi trường sống, tác động tiêu cực của các dự án phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng, của các lực lượng thị trường, v.v., thường ít khi được đề cập, cứ như thể chẳng có gì đáng nói. Quan điểm nhìn nhận vấn đề như vậy cho thấy các nhà báo ít khi cố gắng thấu hiểu văn hóa và lối sống của đồng bào, ngược lại đang dán nhãn lên lối sống của họ. Công thức dấn nhãn phổ biến thường thấy trong các bài báo dạng này là “lạc hậu + lười + ỷ lại vào nhà nước = đói nghèo”. 
Ở một khía cạnh khác, khi viết về đời sống chính trị – xã hội ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, báo chí ít khi nhìn nhận những nỗ lực hội nhập của họ vào đời sống chung của quốc gia – dân tộc. Thay vào đó, các bài viết về chủ đề này lại thường tuân theo một mô-týp chung nhằm tạo ra hình ảnh phổ biến về các tộc người thiểu số với ba đặc điểm chính là: 1) ngây thơ – dễ bị kích động; 2) cả tin – dễ bị lợi dụng; 3) thiếu hiểu biết – dễ sa ngã vào tệ nạn. Cách nhìn vấn đề như vậy rõ ràng là phiến diện, nặng về chủ quan và áp đặt. Nhưng tiếc thay nó vẫn thường được lặp đi lặp lại trên các trang báo mỗi khi đề cập đến thực trạng an ninh xã hội ở vùng núi của đất nước. 
Tình trạng đói nghèo và sự hoành hành của các tệ nạn xã hội ở vùng các dân tộc thiểu số miền núi thường được các nhà báo mô tả bằng những ngôn từ của bi kịch, do đó làm trầm trọng thêm vấn đề. Bản thân những câu chuyện về miền núi ấy tự nó đã thể hiện quan điểm phổ biến của báo chí rằng cần thiết phải có sự can thiệp để cho “miền núi tiến kịp miền xuôi”, giống như những khẩu hiệu mà chúng ta vẫn thấy nhan nhản trên các con đường dẫn đến vùng núi ở Việt Nam. Do ảnh hưởng bởi định kiến “tiêu cực nhiều hơn tích cực” nên khi viết về các dân tộc thiểu số, báo chí thường không nhìn ra những động lực và năng động của người dân địa phương trong nỗ lực phát triển, ngược lại “bi kịch hóa” lối sống của họ. Chẳng hạn, lý giải nguyên nhân đói nghèo của người Mảng ở Tây Bắc, báo Biên Phòng (14/4/2009) cho rằng
“Nậm Ban mãi đói nghèo chính bởi nhận thức của người dân nơi đây còn quá thấp cộng với lười lao động, họ luôn trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước mà không chịu tự mình vươn lên làm kinh tế” [NVC nhấn mạnh]. 
Trong khi cách tiếp cận “rượu – lười – lạc hậu” vẫn được lặp đi lặp lại như một khuôn mẫu văn hóa phổ quát của các tộc người miền núi, tờ Tiền Phong (20/06/2008) còn đi xa hơn khi nhấn mạnh rằng: “Rượu cồn, thuốc lá và sự quần hôn đang làm suy kiệt tộc người này (Arem). Vẫn còn đó “phát, đốt, cốt, trỉa”, còn đó lối chăn thả rong được chăng hay chớ, còn đó kiểu “no dồn, đói góp”. Những nếp nghĩ, nếp làm cũ xưa và những hủ tục vẫn còn đè nặng trong cuộc sống của người A rem”.

Cũng trong một lối mòn tư duy giống như nhiều báo khác, Công an Nhân dân (7/9/2009) đã mang tới cho người đọc thông điệp về một cuộc sống mờ mịt không lối thoát của người Hmong vùng núi cao Tây Bắc:
“Ở đó, người phụ nữ nếu không mòn mỏi chờ chồng đi tù, thì cũng phải bán mặt cho đất để kiếm tiền mua thuốc cho chồng. Ở đó chẳng có váy Mông, chẳng có áo đẹp, chỉ có nỗi buồn khắc khoải trong mắt những người phụ nữ địu con nơi hiên nhà. Họ ngồi đó, hướng về phía xa xa, nơi có phố huyện rực rỡ đèn hoa, ánh mắt vừa khao khát vừa vô vọng.”
Những mô tả như trích dẫn trên đây có thể tìm thấy ở nhiều bài báo viết về chủ đề đói nghèo ở miền núi được đăng trên các tờ báo khác nhau. Có thể có người nghĩ rằng đấy là cách nhà báo bầy tỏ lòng xót thương và thông cảm đối với cảnh ngộ của đồng bào các dân tộc. Tôi cho rằng cách hiểu như vậy chỉ là sự biện hộ cho những thiên kiến chủ quan, nhìn đồng bào bằng nhãn quan của “người ngoài” mà không cố gắng thấu hiểu vấn đề “từ bên trong”. Hệ lụy từ cách tiếp cận này là nó góp phần tạo ra hình ảnh tiêu cực và méo mó về các tộc người thiểu số trong con mắt đọc giả, phần đông thuộc tộc người đa số, và do đó làm tăng khoảng cách miền xuôi và miền ngược, thiểu số và đa số mà chính các báo đang muốn làm ngắn lại. Như vậy, khuynh hướng bi kịch hóa không những không đưa lại tác dụng như mong muốn mà ngược lại, phản tác dụng.  
Bên cạnh các cách tiếp cận theo kiểu “dán nhãn” như đã phân tích ở trên thì viết không đúng tên gọi của tộc người cũng là một vấn đề phổ biến thường gặp ở hầu hết các báo viết. Cần phải hiểu rằng đối với các dân tộc thì việc viết đúng tên gọi có nghĩa là đã dành cho họ một sự tôn trọng, ngược lại, viết sai tên gọi dân tộc cũng có thể được hiểu như là biểu hiện của sự kỳ thị và coi thường.

Bá Thanh bắt tham nhũng?


Đạo đức kách mạng - Đạo đức Hồ Chí Minh

Nguyễn Dân (Danlambao) - Sự việc chiếc xe tải chở bia bị tai nạn đổ bia ra đường tại ngã ba bồn binh Tam Hiệp, thành phố Biên Hòa ngày 4/12/2013, và người dân nhào đến hôi của, giành giựt lấy bia mang về đã làm chấn động dư luận trong lẫn ngoài nước. Chuyện xảy ra, đến nay, cũng đã hơn 10 ngày. Tưởng rằng theo thời gian rồi cũng sẽ qua đi và quên lảng. Cũng như bao chuyện cũng không kém phần quan trọng đã xảy ra trên đất nước VN mình - rồi cũng qua đi và quên lãng. 

Không ngờ, vẫn cứ âm ỉ, và thỉnh thoảng lại được thổi phồng lên. Người ta giận? Người ta tức? Hay là người ta cảm thấy ô nhục, đau lòng cho một nhóm người (dân) - cho một xã hội đã hành xử (thiếu đạo đức) giữa thời đại thế giới phát triển văn minh.

Hối vì việc làm có tính tham lam (vô ý thức) của mình thì cũng có người cảm thấy rất hối hận. Chị Nguyễn Thị Ninh (?) thấy thái độ đứa con lầm lì buồn khổ vì việc làm của mẹ, và những khi xem TV thấy hình ảnh của mình xoắn xít giành giật ôm thùng bia - mà chị cảm thấy nhục nhã vô cùng, ngủ nghê không được - trông gặp anh tài xế để nói lời xin lỗi. 

Nhiều bài viết, quá nhiều nhận xét, phản ảnh, hầu hết đều chê trách những kẻ hôi bia. Than phiền cho một nền đạo đức xuống cấp - cảm thương cho xã hội VN hiện giờ - Và đại để thì cũng chỉ có vậy. Nhưng vẫn không thể quên. Thỉnh thoảng người ta vẫn nhắc. 

Thật ra, đây cũng không phải là lần đầu ở đất nước VN - thời gian của những năm sau này - có xảy ra sự kiện đáng xấu hổ và đáng trách như vậy. Mà thỉnh thoảng cũng đã xảy ra, xảy ra hầu như càng lúc càng nhiều. Như là: Giành nhau lấy phần ăn ngon ở nhà hàng buffet mới mở tại TPHCM. Giành nhau lấy áo mưa do cơ quan từ thiện nước Hòa Lan phân phát (cho không) ở Hà Nội. Như là tranh nhau ăn món cá sống (sushi) miễn phí. Và rất nhiều, rất nhiề.u.. khắp cả nước. Xúm nhau hôi của, chôm đồ khi một người dân bị tai nạn. Không giúp đỡ nạn nhân mà lo hôi của lấy tiền... Một xã hội mà người dân hoàn toàn hầu như dửng dưng, vô cảm, chỉ biết kiếm lợi cho cá nhân mình. 

Bao sự việc nhục nhã đau lòng, mà hầu như chỉ có xảy ra trong những năm gần đây - khoảng 5-10 năm qua đây thôi - dưới thời XHCN. 

Những người dân đang độ tuổi lục thập, thất thập trở lên, đã sống qua mấy thời đại: Thời VNCH (lần thứ 1, lần thứ 2 trước 1975), và thậm chí ở thời trước nữa - thời chiến tranh loạn lạc và thực dân đô hộ - vẫn chưa thấy tình trạng hôi của và vô cảm như bao sự việc ở ngày nay. 

Vậy thì ta thử hỏi: lý do tại làm sao, và từ nguyên do nào? 

Một số người cho rằng vì người ta nghèo và thiếu thốn quá. Chưa hẳn? Một số cho rằng vì sống trong một xã hội đua đòi, người ta dễ động lòng tham. Và một số đổ cho là tại xã hội bây giờ quá thối nát. Thối nát và bất nhân, bất nghĩa từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. 

Có thể - theo người viết - lý do sau là đúng. Nếu ai không bằng lòng, thì xin góp ý. 

“Xã hội chủ nghĩa sản sinh ra con người XHCN”. Đây là phương châm đã được tuyên truyền và phổ biến sâu rộng từ mấy mươi năm nay - từ ngày mà đảng csVN giương cao ngọn cờ gọi là đi làm cách mạng giải phóng dân tộc, mà đầu lĩnh là Hồ chí Minh. Qua trên 68 năm, người dân qua bao thế hệ được ung đúc cho tinh thần và đạo đức này. 

Đạo đức cách mạng và đạo đức Hồ chí Minh - sống chiến đấu và học tập theo gương bác Hồ vĩ đại, theo đảng cộng sản quang vinh. Hồ chí Minh đã quyết tâm vạch ra chính sách “trồng người” để đào tạo cho toàn dân trở thành con người XHCN. 

Thời gian trước 1975, chỉ mới một nữa nước (miền Bắc). Và sau 1975 là toàn thể đất nước VN. Và từ dấu mốc 1975, thống nhất đất nước, “giải phóng” hoàn toàn, toàn dân đều phải (bị bắt buộc) chịu chi phối giáo dục do đảng định đoạt, sắp đặt, tạo cho bằng được con người của đảng, vì đảng - con người XHCN như ngày hôm nay. Nếu có bất cứ tư tưởng nào đi sai đường, đi trái ý, đều bị quy là lệch hướng là đều bị tiêu diệt. 

Từ đó, đại đa số những con người tệ hại bệ rạc, vô cảm, vô tâm, và thậm chí bất nghĩa, bất nhân… không phải từ đảng là do từ ai? Chắc chắn không phải là tàn dư, là hậu quả từ thực dân, đế quốc hay Mỹ ngụy để lại. Đảng csVN đã giải phóng và độc quyền toàn trị trên 38 năm rồi? 

Thiếu nhi, nhi đồng học tập theo lời bác Hồ dạy. Tuổi trẻ mới sinh cho đến lúc trưởng thành, qua bao trường lớp đều noi theo mẫu mực của bác. Toàn dân làm theo lời bác - noi theo “gương đạo đức” của bác. Cán bộ nhân dân thực thi theo lời bác. QĐND học tập theo bác. Và CAND (kẻ luôn đi sát và trực tiếp với dân, là “đầy tớ” của dân) luôn được dạy dỗ tận tình theo như bao điều bác Hồ đề ra răn dạy...

Để rồi đến hôm nay, hình ảnh CA là hình ảnh kinh khiếp nhất: Bắt bớ, đánh đập, cướp bóc, bắn giết người dân chẳng thương xót, chẳng chút nương tay. Người dân bị bắt (đôi khi bị bắt oan) về tra tấn cho đến chết rồi bảo là tự tử. Hình ảnh một tr/úy công an với sắc phục, vô cớ đi giật cướp ba lô của một blogger chạy (như ma đuổi) trong tiếng la ó của bao người tại Hà Nội là như thế nào? Một kẻ nắm quyền pháp luật lại hành xử như kẻ côn đồ. Cả thế giới văn minh không có một đất nước nào là như vậy? Có chăng là ở bộ lạc bán khai (ăn thịt người) ở Amazon (Nam Mỹ) hoặc nơi rừng rú Phi châu? Vậy mà nó lại là một SQ công an được đào tạo của CHXHCNVN - theo đạo đức HCM. 

Bao nhiêu việc tệ hại từ bao năm qua. Từ ngày mà đất nước mang tên là CHXHCNVN tệ hại, ác đức, bất nhân, vô cảm là vô số kể... Vậy mà vẫn một mực cứ thẳng tiến, tiến vững chắc lên con đường XHCN, làm theo đảng, theo tư tưởng, đạo đức HCM. 

Sự việc hôi của, vô cảm vô tâm tại Biên hòa ngày 4/12/2013 thật tình là đau xót, đau lòng, nhưng thiết nghĩ cũng chỉ là chuyện nhỏ - rất nhỏ - so với vô vàn bao chuyện to tát lớn lao mà đảng csVN, những kẻ lãnh đạo có thế có quyền đã làm và phạm phải - từ mấy mươi năm – Tham nhũng dẫy đầy (hằng trăm ngàn tỷ), cướp bóc khắp nơi, oan khiên khắp chốn, chết chóc hàng bao triệu con người, cũng vì vô cảm, vô tâm từ đảng cs. Cũng vẫn chỉ là trong im lìm, im lặng. Một đảng cứ tiếp tục và triền miên gây ra tội ác bất nhân. 

Dân gian có câu: “Một con cọp bắt con heo nhà chạy thong dong ngoài đường, người ta cũng chỉ đứng nhìn, và lại xúm đập con mèo đói vì đã ăn cục mỡ trong nhà”. 

Kẻ viết bài này cũng chỉ là một người dân, cũng cảm thấy bất lực trước mọi bất công, thảm hại, thê lương và đau buồn của đất nước. Biết và nghĩ vậy, nhưng cũng chả biết phải làm sao. Chỉ xin viết lên đôi dòng theo cảm nghĩ riêng mình. Mong sao người dân mình càng thấy rõ. Thấy và biết rõ mọi sự, để cùng hợp lòng, hợp nhất tạo thành sức mạnh mà tận diệt bất công. Tận diệt mầm mống gây nên băng hoại đạo đức xã hội nước nhà. 

“Vì lợi ích trăm năm trồng người”. Tạo dựng, gieo trồng những con người cho một dân tộc (qua bao thế hệ) đã trên 68 năm, đạo đức của ngày hôm nay với vô vàn tệ hại, băng hoại... Do đâu và vì đâu? Mọi người đã rõ. Nếu vẫn để cứ tiếp tục nữa, rồi sẽ ra sao? 

15/12/2013 


No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin cuối ngày26/4/2024

My Blog List