Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Wednesday, December 18, 2013

Hồ Chí Minh Bán Nước Lần Thứ Nhất

 

 

Hồ Chí Minh Bán Nước Lần Thứ Nhất


Ngày 14/9/1958 Phạm Văn Đồng ký công hàm gửi Chu Ân Lai bằng lòng chấp nhận 12 hải lý trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc về Trung Cộng. Trước đó 12 năm, 14/9/1946, cũng là ngày nói lên một tội trời không dung đất không tha của Hồ Chí Minh. Nếu cho rằng Phạm Văn Đồng ký công hàm bán nước cho cộng sản đàn anh (Đồng thừa lệnh Hồ Chí Minh) thì lúc Hồ Chí Minh (HCM) ký Tạm Ước 14/9/1946, và trước đó là Hiệp Ước Sơ Bộ với phe Pháp đồng bọn phải coi là giai đoạn HCM bán nước lần đầu tiên.

Hai chữ “bán nước” phải hiểu nó còn nặng nề hơn sự bán buôn liên quan tới tiền bạc vật chất theo nghĩa thông thường. Theo nghĩa này, đất nước của Tổ Tiên để lại cho con cháu mà tập đoàn HCM muốn làm gì thì làm, muốn giao cho ai thì giao không cần quan tâm đến ý kiến của người dân. Nhà cầm quyền độc tài toàn trị này coi tổ quốc, lãnh thổ, lãnh hải như một món đồ chơi, họ tự quyền quyết đoán, trao đổi, định đoạt số phận của quốc gia và dân tộc.

Để trình bày cái tội bán nước tiên khởi này phải nhắm ngay tới giai đoạn những tháng đầu của năm 1946. Nước Pháp lúc đó lãnh đạo bởi phe thiên tả: Thủ Tướng Felix Gouin thuộc Đảng Xã Hội, Phó Thủ Tướng Maurice Thorez kiêm Chủ Tịch Đảng Cộng Sản Pháp. Trước đó khoảng 5 tháng, ngày 2/9/1945, ở Việt Nam HCM đứng trên kháng đài tại Ba Đình đọc “tuyên ngôn độc lập” và không được Hoa Kỳ công nhận, mặc dù phe Hồ ra sức vận động ráo riết, HCM ở trong tâm trạng khá bất ổn. Được dịp nước Pháp lọt vào tay cộng sản nên hai bên lật đật hợp tác ngay.

Ngày 13/2/1946, tướng Pháp Leclerc đánh giây cáp đến chính phủ Pháp báo rằng việc liên kết với Việt Minh phải tiến hành ngay, và Việt Minh lãnh đạo bởi HCM phải chuẩn bị tránh dùng hai chữ “độc lập” (void the word “independence”.)

Ngày 16/2/1946, HCM bằng lòng chính phủ của Hồ là thành viên của nước Pháp (French Union). HCM không hề nhắc tới khối người Pháp ở Đông Dương do Thống Đốc Thierry d'Argenlieu lãnh đạo. Khối này là đối thủ của khối cộng sản đang nắm quyền bên nước Pháp mẹ. Nhà báo Jean Lacouture cũng viết rằng trong lúc bàn luận với Sainteny, Đại Sứ Pháp cũng thuộc phe thiên tả, HCM không hề đòi hỏi Việt Nam độc lập (Ho informed Sainteny that he was ready to negotiate on the basis of membership of the French Union, but he made no mention of the federation, nor did he abandon the demand for independence; page 130, Ho Chi Minh, a political biography, by Jean Lacouture.)

Ngày 6/3/1946, 15 ngàn quân Pháp tới Hải Phòng, chạm súng với quân Tưởng. Ngay lúc này HCM họp ngay với Jean Sainteny và liền ký Hiệp Ước Sơ Bộ. Sau đó, về mặt quân sự thì do tướng Pháp là Raoul Salan ký với Võ Nguyên Giáp. Hiệp Ước có những điều khoản cần chú ý như sau:

Nước Pháp công nhận “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” của HCM là được tự do (free sate), có nghị viện riêng, có bộ tài chánh riêng, thuộc về (belonging) khối Pháp ở Đông Dương (Indo-Chinese Federation) và khối Pháp ở nước mẹ (French Union).

Nhận xét: Như được báo trước khi ký Hiệp Ước, Pháp không muốn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được độc lập, và HCM đã bằng lòng. Thế nên điều khoản đầu tiên trong Hiệp Ước công nhận nhà nước của HCM có quyền do nước Pháp mẹ ban cho (free state/autonomous state - an autonomous area is an area of a country that has a degree of autonomy, or freedom from an external authority.) Không cần Pháp ép buộc, HCM vẫn hồ hởi mau mau trao trọn quyền cho Pháp lãnh đạo Việt Nam trong tinh thần quốc tế cộng sản với mục tiêu thế giới đại đồng. Hồ đã biết Stalin đã và đang ra tay làm vô số người vô tội bị tàn sát.

Quan tâm đến việc thống nhất 3 kỳ (Nam Trung Bắc) do chính phủ Pháp chủ xướng và tổ chức, kết quả lấy từ cuộc trưng cầu dân ý của toàn dân.

Nhật xét: Nhà nước của HCM cũng nằm trong khối Pháp ở Đông Dương để có cái cớ “thống nhất ba kỳ”. Cũng vì âm mưu nhuộm đỏ cả nước Việt Nam trong Hiệp Ước nên d'Argenlieu đã phản đối và tách Nam Kỳ ra khỏi ảnh hưởng của phe cộng sản. Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang tại Hoa Kỳ ngày 25/7/2013, đã trao cho Tổng Thống Obama bản sao lá thư HCM gởi Tổng Thống Truman ngày 28/2/1946, nội dung yêu cầu ông Truman can thiệp việc ông d'Argenlieu quyết định Nam Kỳ tự trị. Theo tài liệu những lần họp hành giữa HCM và d'Argenlieu nói về Hiệp Ước Sơ Bộ, d'Agenlieu lấy quyền là Thống Đốc không chấp nhận điều khoản ghi trên; hơn nữa, muốn gì phải qua quyết định chung của Việt Miên Lào, chứ không thể làm riêng rẽ giữa Pháp mẹ và phe HCM tại miền Bắc.

Điều khoản về quân sự thì 15 ngàn quân Pháp hợp tác với 10 ngàn quân Việt Minh dưới sự lãnh đạo tối cao của Pháp cũng đã nói lên tinh thần nô lệ ngoại bang. Võ Nguyên Giáp đã chỉ điểm, tiếp tay với quân đội Pháp để tàn sát những đảng phái quốc gia.

HCM đã mang Pháp về đúng một năm sau khi Pháp ra đi (Nhật đảo chánh), đã xé Hòa Ước 1884, vua Bảo Đại đã tuyên bố Việt Nam độc lập vào 11/3/1945. Sau thế chiến thứ hai chấm dứt, việc các quốc gia trên thế giới đương đầu là sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản mọi nơi. Ý định Pháp (de Gaulle, d'Argenlieu, Bidault...) tái chiếm Đông Dương để dẹp làn sóng đỏ cũng đã được sự đồng ý của Hoa Kỳ. Trong lúc tình hình phức tạp như vậy thì nước Pháp lại bị rơi vào tay cộng sản vào đầu năm 1946 và đưa đẩy đến Hiệp Ước Sơ Bộ.

Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp long trọng rước đón Pháp về Hà Nội 3/1946 (Source: Ho Chi Minh hosted by Walter Cronkite)


Leclerc, Hồ Chí Minh, Sainteny chúc mừng sau khi ký Hiệp Ước Sơ Bộ (Source: Ho Chi Minh, A Biography, Pierre Brocheux, 2007)

Vừa ký xong Hiệp Ước, nhiều nhà báo hiện diện tại Hà Nội đã chứng kiến cảnh nhiều kệ rượu champagne được khiêng vào building nơi HCM ở. Buổi tiệc ăn mừng này có sự quan sát (observers) của các nước Mỹ, Anh, Tàu...  HCM yêu cầu sự có mặt của  một người Pháp thuộc Đảng Xã Hội , ông Louis Capuit. 

Ngày 7/3/1946 Hà Nội có buổi lễ Pháp công nhận HCM là chủ tịch nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” trong tinh thần của những điều khoản trong Hiệp Ước Sơ Bộ. Người người hồi hợp chờ Võ Nguyên Giáp và HCM phát biểu. Cảnh tượng mà nhà báo Jean Lacouture tả lại: “Tai của chúng tôi vẫn còn vang rền những lời buộc tội mỗi lúc càng nhiều trên những đường phố của Hà Nội trong vòng 24 tiếng đồng hồ qua – ông ta là một tên phản bội, một tên bù nhìn, một con tin, một tên cộng sản đã bán quốc gia vào bàn tay của những đồng chí người Pháp của ông ta.” (Our ears still rang with the charges that had been leveled at him in the streets of Hanoi for the past twenty-four hours -he was a traitor, a puppet, a hostage, a Communist who had sold his country into the hands of his French comrades; Ho Chi Minh A Political Biography, page 136, Jean Lacouture.)

Vì là một chính phủ lâm thời nên không thể nắm quyền lâu. Ngày 2/6/1946 nước Pháp có cuộc bầu cử quốc hội, cũng là lúc HCM vừa đặt chân tới Pháp để vận động hợp thức hóa Hiệp Ước Sơ Bộ trong dịp Hội Nghị Fontainebleau. Phái đoàn chính thức do Phạm Văn Đồng lãnh đạo. Kết quả ngày bỏ phiếu Đảng MRP (Mouvement Republicain Populaire) đã thắng cử. Trong tư thế thất bại, mặc dù HCM được phe thiên tả, nhất là ông Marius Moutet, Bộ Trưởng Thuộc Địa, đã ra công sức giúp rất nhiều. Moutet nằm trong tình trạng không được trọng dụng bởi chính phủ mới. Năm 1946 cũng là năm Pháp trả lại thuộc địa cho cho các nước như Syria và Lebanon.

Hồ Chí Minh bị dời ghế ra phía sau (Source: Getty Image)

Việc Thủ Tướng Bidault yêu cầu Ban Tổ Chức ngày Lễ Độc Lập 14/7/1946 không cho HCM đứng cùng hàng ghế danh dự với các lãnh đạo khác đã là một chỉ dấu hai lằn ranh rõ rệt. Trước khi về lại Việt Nam, tướng Salan đã nói với HCM rằng hai bên sẽ đánh nhau. Lúc này Salan lại trở thành đối thủ dù trước đó họ cùng phe, bởi Salan là tướng quân đội thì phải thi hành lệnh từ chính phủ. HCM nói với Sainteny và Moutet “Nếu phải đánh nhau, chúng tôi sẽ đánh... Các ông giết mười người của chúng tôi và chúng tôi giết một người của các ông, nhưng các ông sẽ là những người mệt mỏi...” (“If we have to fight, we will fight...You will kill ten of us and we kill one of you, but you will be the ones who grow tired.”; page 120, Ho Chi Minh A Biography, 2007, Pierre Brocheux.)

Salan là người bạn thân của HCM. Ông nói rành tiếng Việt. “....đã nhiều lần Xalăng tiếp xúc với Chủ tịch Hồ Chí Minh, lúc thì ở Bắc Bộ phủ, lúc thì tháp tùng cụ Chủ tịch sang Paris năm 1946...Trong chuyến tháp tùng từ Hà Nội tới Pari, do thời tiết xấu, máy bay của đoàn phải đổ xuống sân bay Rănggun của Ấn Độ không trong dự kiến. Đêm ấy (31-5-1946) tướng Xalăng và Hồ Chủ tịch phải nằm chung một cái màn trong nhà Vòm dã chiến mà quân đội Anh vừa rút đi....Trong những lần tiếp xúc ấy, lúc đầu tướng Xalăng với tư cách là Tư lệnh quân đội Pháp, ngạo mạn đòi Chính phủ Hồ Chí Minh phải hạ vũ khí đầu hàng.” (Hồ Chí Minh Tên Người Sáng Mãi, 2008, trang 99, Hoàng Sơn Cường biên soạn.)
Những lời Salan khuyên HCM đầu hàng đã làm ông ta gây gắt lắm, nhưng đến 1947 trong một lá thư viết gởi Salan, HCM bày tỏ sự thông cảm rằng "tướng Xalăng buộc phải chiến đấu vì cấp trên."

Quá khuya đêm 14/9/1946, HCM gõ cửa nhà ông Moutet. Hai bên ký Tạm Ước (Modus Vivendi) gồm những điều khoản này nọ, nhưng trên thực tế thì nó không có giá trị gì cả, chẳng qua HCM muốn câu giờ khi mang về khoe rằng “chính phủ” Pháp đã ký với ông ta. Một số khá đông người Việt tại Pháp đã biểu tình chống HCM trên đường ra bến tàu về lại Việt Nam. Họ cho rằng Hồ làm hành động bán nước. Từ thái độ yêu cầu chính phủ Pháp (phe MRP -Phong Trào Dân Chúng Cộng Hòa) hợp tác nhưng không được chấp nhận, HCM sang thái độ thù hằn.

Ngày 20/12/1946, HCM viết “Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến.” “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa.” Dù sao với trình độ dân trí lúc đó mà chính HCM cho rằng 95% mù chữ, tiếng gọi này đã lôi cuốn một số đông người yêu nước tham gia. Nhiều người chống Pháp theo tuyên truyền của HCM, bị nhồi nhét một chiều, không am hiểu tình hình thế giới. Rất rõ từ 1945 Pháp đã không còn là thực dân nữa. Phương Tây phải trở về tái chiếm Đông Dương chính thức vào cuối năm 1946 để diệt làn sóng đỏ đang lan tràn tại Đông Dương mà HCM là thủ lãnh.

Nhiều người trên mạng đọc lại bài viết của cô gái trẻ Phạm Thanh Nghiên viết vào ngày 13/9/2008 khơi về một quá khứ phải nhớ: “Chúng ta không thể cúi đầu. Vì danh dự và tự hào dân tộc vẫn là một vết nhục chưa được xóa nhòa. Chúng ta không thể im lặng. Vì im lặng là đồng ý với hành động bán nước. Chúng ta không thể buông xuôi. Vì mọi sự thờ ơ và buông xuôi sẽ dẫn đến những hành động bán nước tiếp diễn trong tương lai.”

Người ta gọi văn thư 14/9/1958 của Phạm Văn Đồng gởi Chu Ân Lai là công hàm bán nước. Việc làm bán nước trên giấy trắng mực đen này tiếp theo những hành động bán nước trước đó, mà đầu mối quan trọng là Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946 cùng Tạm Ước không pháp lý 14/9/1946.

Bút Sử
14/9/2013




Nhiều sử liệu cho thấy Hồ Chí Minh (HCM) là một khuôn mẫu điển hình nhất theo những gì quốc tế cộng sản đề ra. HCM được cộng sản phương Tây cho các tên như“organic, pragmatic communist,” một người cộng sản rất thực dụng, hành động theo giáo điều;  “ the saint of communism,” một “thánh” của chủ nghĩa cộng sản bởi vì Hồ rất tin tưởng vào những lời vàng ngọc được ghi ra; ngay cả ông thầy vĩ đại của HCM là Stalin cũng phải gọi Hồ là “a communist troglodyte,” một người cộng sản ngu dốt như thời người rừng ở hang động. Tuy vậy, tại Việt nam ông “thánh cộng sản” này được không ít người tôn thờ, thậm chí còn triệt để noi gương. Người đầu tiên đáng ghi nhận phải là Võ Nguyên Giáp(VNG) 

Để đạt mục tiêu tối hậu theo đường lối quốc tế cộng sản chỉ bảo cho, muốn đi đến “thế giới đại đồng” thì phải từ từ làm mất đi các lằn ranh của những quốc gia cộng sản. Được vậy thì HCM phải quyết tâm thực hiện nhuộm đỏ cả nước Việt Nam. Phương pháp được chỉ giáo đầu tiên là dùng chiêu bài “yêu nước.”

Lấy tâm lý người dân bị Pháp cai trị nhiều năm, và theo tình hình thế giới xoay chuyển, HCM đưa ra những tiêu đề nhồi nhét. Theo thứ tự thì phải chống ai. Chống Pháp “thực dân” khi mà từ 1945 Pháp đã theo chương trình trả thuộc địa của tổng thống Hoa Kỳ Franklin Roosevelt chủ trương. Chống Nhật? Nhật phải tự đầu hàng sau hai trái bom nguyên tử của Mỹ thả xuống Hiroshima và Nagasaki vào 8/1945 trước khi Việt Minh cướp chính quyền. Vì không theo chiêu bài “ Việt Minh đuổi Nhật ra khỏi Việt Nam,” khi dạy học trò mà ông Nguyễn Chí Thiện, lúc đó vào 1961, bị bắt bỏ tù hơn 3 năm. Chống Mỹ “xâm lăng” khi mà từ 1965 tại miền Nam Việt Nam mới bắt đầu có quân đội Mỹ đóng trong vai trò đồng minh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đẩy lùi làn sóng đỏ xâm lăng.

Dù đưa ra những chiêu bài trên, nhưng thực tế thì nhập nhằng đánh lận con đen chỉ với mục đích hoàn thành trách vụ mà cộng sản đàn anh giao phó. Đó là nhuộm đỏ Việt Nam và tiến tới Miên Lào. Riêng về chiêu bài “chống Pháp giành độc lập” là một vũ khí hàng đầu trong chính sách tuyên truyền nhồi sọ.

Để tẩy rửa những sai lầm nhiều năm người dân bị tẩy não, chúng ta cần khai thác chi tiết hơn những tài liệu ghi lại hiện tượng xảy ra, nhất là nhân vật nào là nguyên nhân gây ra cuộc chiến, một cuộc chiến không cần thiết phải có, bởi vì nhiều nước bị thực dân họ đã lấy lại độc lập mà không cần một người cộng sản. Dưới chế độ của tập đoàn cộng sản, Việt Nam chưa có ngày nào độc lập,  mà ngược lại Đảng làm thân nô lệ như một bản chất truyền kiếp, đến dâng đất nước của tổ tiên cho ngoại bang cũng là chuyện bình thường (năm 1946 thì cho Pháp cộng nửa chừng chưa thành công, nay thì cho Tàu cộng).
Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp rước Pháp về Hà Nội vào 3/1946 sau khi ký Hiệp Ước Sơ Bộ.

HCM và VNG rước rước Pháp ( France Communist Party and Socialist – Đảng Cộng Sản Pháp và Xã Hội nắm quyền quốc hội) vào Hà Nội qua Hiệp Ước Sơ Bộ ký vào ngày 6/3/1946, để rồi được Pháp “công nhận” Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là một nước có “tự do,” một số quyền chứ không được độc lập. Cũng vì nhất quyết theo đường lối quốc tế 3 mà HCM phải chấp nhận cuộc chiến với Pháp (Mouvement Republicain Populaire -Phong Trào Quần Chúng Cộng Hòa thắng cuộc bầu cử quốc hội 2/6/1946) thực sự bắt đầu xảy ra vào ngày 19/12/1946.

Nói về sự giả dối làm trò thì không ai qua nổi HCM, và những cặp mắt nhạy bén của thế giới nhận xét Hồ như thế nào.

He is forever addressing ordinary citizens in an easy going or fatherly tone, forever distributing oranges or other tidbits to the children. This is partly play-acting – why deny it? The character he projects is too well rounded to be entirely spontaneous, and his large handkerchief has often dabbed at dry eyes. (Ho Chi Minh, Jean Lacouture, page217) -Ông ta luôn bày tỏ với những thường dân một cách thân thiện hoặc với giọng nhân từ như cha, luôn cho trẻ em những trái cam hoặc những món kẹo bánh nhỏ. Đây là một phần trong hành động đóng kịch – Sao lại từ chối? Cái vai tuồng mà ông ta đóng đó rất tròn trĩnh được coi như tự phát, và cái khăn tay to thường được ông ta chấm nhẹ lau cặp mắt khô ráo.
Hồ Chí Minh hay khóc những lần đứng trước đám đông để chứng tỏ ông giết người sai lầm trong Cải Cách Ruộng Đất. 

Người ta cũng đã chứng kiến cảnh Stalin ra lệnh ngầm cho mật vụ giết các đồng chí có ý chống đường lối Đảng quá tàn ác khi thực hiện chiến dịch tịch thu tài sản dân (collectivization), rồi cũng chính Stalin cầm khăn lau mắt khô đi bên cạnh quan tài người chết.

Theo chỉ thị Nga Tàu HCM phóng ra chiến thuật Cải Cách Ruộng Đất làm hằng ngàn người dân chết một cách vô tội vạ. Đây cũng là chủ trương hành động rồi sau đó xin lỗi là xong. Theo giáo sư Bernard Fall, HCM là một con người rất sắt đá (Western trained) , không tình cảm như hầu hết những người Việt Nam khác, ông ta ra lệnh giết những đồng chí của ông ta rồi đứng xa ra để tránh tiếng.

Có ý kiến cho rằng HCM không phải người Việt Nam vì dân Việt không thể nào quá tàn ác như vậy. Tuy nhiên, có thể nói HCM được huấn luyện tại Nga rất nhuần nhuyễn, nhất là các năm từ 1933-1938, và nhiều năm khác hoạt động tại Tàu, Thailand, Hongkong…với vai trò một quốc tế cộng sản có lãnh lương hẳn hoi. Những vụ tàn sát trong thời Stalin bên Liên Sô là một gương để HCM noi theo, ca tụng đến mức mà “thi hào” số một của thời đại HCM phải làm thơ để tiến hành cuộc Cải Cách Ruộng Đất đạt thành công:

Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt
Tố Hữu

Hành động tàn bạo của HCM được nối tiếp qua bàn tay VNG, gián tiếp qua vụ Cải Cách Ruộng Đất, trực tiếp trước đó qua những vụ mượn bàn tay Pháp để tiêu diệt những đảng phái quốc gia, trói từng chùm người rồi quăng xuống sông cho chết chìm.

Đây là giai đoạn từ hè đến thu năm 1946 khi HCM qua Pháp dự Hội Nghị Fontainebleau, giao trách nhiệm lại cho Giáp và ông Huỳnh Thúc Kháng (quốc gia). Giáp âm mưu tạo ra vụ án Ôn Như Hầu đổi thừa tổ chức Quốc Dân Đảng giết người, chứa điếm tại trụ sở số 9 phố Ôn Như Hầu (trước do Quốc Dân Đảng phe Tưởng Giới Thạch làm trụ sở). Giáp chỉ điểm với quân Pháp (lúc này dưới quyền của quốc hội cộng sản) những địa điểm của Quốc Dân Đảng để quân Pháp tiêu diệt. Giáp không dám lộ diện hẳn là cùng phe với Pháp cộng vì lúc này chính phủ liên hiệp còn có ông Huỳnh Thúc Kháng là người quốc gia. Hai người nữa là Nguyễn Tường Tam và Vũ Hồng Khanh sau khi biết HCM là tên cộng sản sừng sỏ đang hợp tác với Pháp cộng thì cũng đã tẩu thoát.

Trước khi thực hiện âm mưu tạo ra vụ "Ôn Như Hầu", Võ Nguyên Giáp đã đến gặp đại tá Crépin để phân trần lý do phải dùng biện pháp mạnh với "các thành phần phản động", phá hoại sự hợp tác của cộng sản Việt Nam và Pháp, đồng thời Võ Nguyên Giáp còn xin đại tá Crépin giúp cho một số chuyên viên xử dụng trọng pháo để tấn công các chiến khu của VNQDĐ và được Crépin hứa hết lòng giúp đỡ. Thế là Võ Nguyên Giáp cho tạo dựng ngay kế hoạch vụ Ôn Như Hầu để khởi đầu cho giai đoạn đàn áp. (Ban Nghiên Cứu Lịch Sử Việt Nam, Santa Clara, CA, trang 386)

Ghi rõ những chi tiết như vậy để làm sáng tỏ hơn về câu hỏi: tại sao phe Việt Minh lãnh đạo bởi HCM hợp tác với Pháp rồi sau đó lại đánh với Pháp. Việc Pháp cộng sản nắm quyền này chỉ trong vòng 6 tháng thôi, nhưng họ đã hợp tác với HCM đem 15 ngàn quân về miền Bắc qua Hiệp Ước Sơ Bộ đó đã khởi nguồn cho những vấn đề trọng đại hơn sau này. Vì âm mưu của quốc tế cộng sản (Pháp cộng sản nằm trong Đệ Tam Quốc Tế mà những năm 1928, 1929 đã chi tiền cho HCM hoạt động tại Thailand) mà phe cánh của Bidauld, de Gaulle , d'Argenlieu phải quyết định làm ra cuộc chiến với HCM sau khi nắm lại quyền quốc hội.

Trở lại vấn đề Cải Cách Ruộng Đất. Việc bỏ tù oan 12 ngàn đảng viên cộng sản trong giai đoạn Cải Cách Ruộng Đất đã được VNG xác nhận. Một trong những điều tàn ác và oan trái xảy ra là những vụ chồng bị đi tù thì vợ con bị cướp nhà, cướp của, phải ăn ở như ổ chuột. Có những vụ chồng ở tù về thì mới biết vợ bị cán bộ/đảng viên cưỡng đoạt. Việc này nhiều đến độ mà Bộ Tư Pháp của chính phủ HCM phải ra một “Thông Tư Về Việc Giải Quyết Những Vụ Vợ Chồng Bỏ Nhau Trong Giảm Tô Và Cải Cách Ruộng Đất,” đề ngày 19/4/1956, ký tên Thứ Trưởng Trần Công Tường.

Những chằng chéo trong lối “giải quyết” trong bản Thông Tư không khác gì một sự thú nhận tội lỗi có chủ trương. Chính Thông Tư Trả Vợ Lại là một văn kiện hợp pháp hóa tội hiếp dâm có dự mưu của Đảng Cộng Sản Việt Nam. (Yêu và Bị Yêu, Nguyễn Việt Nữ, trang 92)


Võ Nguyên Giáp ra bản thú nhận sai lầm và thái độ tự phê bình của Đảng, chủ nghĩa Mác-xít không bao giờ sai…Đảng khuyên họ nên quên những nỗi đau khổ vừa qua, củng cố lại lòng tin nơi Đảng và tiếp tục phục vụ Đảng một cách trung thành như đã phục vụ từ trước. Điều cần nhất là tuyệt đối không được trả thù những người đã vu oan giá họa cho mình. (Từ Thực Dân Đến Cộng Sản, Hoàng Văn Chí, trang 289)

Anyone who has ever met Vo Nguyen Giap or Pham Van Dong knows this_and here I have been careful to pick disciples of Ho, men who, like the President himself, have been modified by the disciplines of Marxism-Leninism; but of course they are younger.(Ho Chi Minh, Jean Lacouture, page 217) – Bất cứ ai đã từng gặp Võ Nguyên Giáp hay Phạm Văn Đồng biết điều này _ và tôi thận trọng khi chọn ra những đệ tử của ông Hồ, những người đàn ông này cũng giống như ông Chủ Tịch, đã được uốn nắn bởi kỷ luật của chủ nghĩa Marx Lenin; nhưng dĩ nhiên họ trẻ hơn.

Qua dòng lịch sử cận đại ghi lại các hiện tượng từ thời HCM mang chủ nghĩa không tưởng, tàn ác, ngoại lai, và vô thần áp lên đầu lên cổ dân tộc Việt Nam, đến ngày nay Đảng Cộng Sản Việt Nam có bao giờ dám chứng tỏ một hành động sám hối, mà ngược lại còn hung hăng hơn, còn coi thường sự hiểu biết của người dân, nhất là trong thời đại thông tin internet.

VNG chết ngày 4/10/2013. Đảng bắt dân Hà Nội phải treo cờ rủ sau đó. Ngày 10/10 Bộ Ngoại Giao cộng sản lại đưa ra một thông báo “hỏa tốc” bắt dân phải hạ cờ trước khi thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường viếng thăm vào 13/10. Thì ra sự sắp xếp và thông tin giữa hai bên không được ăn khớp nên có cái màn lủng củng xảy ra. Qua việc này cũng xin được ghi nhận một hiện tượng xảy ra vào những năm Việt Minh chiến tranh với Pháp. Khi Bộ Trưởng Thuộc Địa Marius Moutet (thiên tả) đến Hà Nội vào ngày 2/1/1947, thì trước đó đã có tin trên đài của Việt Minh rằng:

…message from the Vietnamese leader to Léon Blum, congratulating him on the decision to send Moutet and offering to meet the latter at one. But Moutet insisted today that he never received any message confirming these intentions. The minister turned the suggestion down with the words: “A Socialist government does not behave like a bunch of gangsters.” (Ho Chi Minh, Jean Lacouture, page 178) – Thư tín từ người lãnh đạo Việt Nam đến ông Léon Blum, chúc mừng ông về việc có quyết định gởi ông Moutet và đề nghị gặp ông ta (HCM) một lần. Nhưng Moutet khẳng định hôm nay rằng ông chưa hề nhận tin xác nhận những ý định này. Ông bộ trưởng từ chối đề nghị đó với những lời lẽ như sau: “Một nhà nước xã hội chủ nghĩa không cư xử giống như một đám du đảng.”

Moutet dù là bạn thân của HCM nhiều năm, nhưng đến lúc ông đã không chịu nổi những hành động lưu manh gian trá quá lộ liễu đã phải chửi HCM một câu cho thế giới ghi nhớ. Còn người dân Việt Nam thì nhớ không hết bởi vì những câu chửi nhiều quá, chửi công khai trên các diễn đàn internet, chửi công an ngay tại các buổi biểu tình, chửi qua văn chương bình dân trào phúng.

Ngày xưa đại tướng cầm quân,
Ngày nay đại tướng cầm …quần chị em!

Đảng đã sợ “uy danh” của ông tướng càng lấn tới nên mới cho lên chức “cầm quần…chị em.” Có lẽ cũng vì lý do này mà ông tướng, vào năm 1984 được làm chức Chủ Tịch Ủy Ban Sanh Đẻ có Kế Hoạch, ấm ức nhiều năm không nói ra được, để đến trước khi nhắm mắt mới nhắn với người nhà rằng: Xin đừng chôn tôi gần cộng sản!
Nhiều người phàn nàn rằng khi các ông còn chức vụ, còn lương hưu, còn quyền lợi thì cứ ngậm câm cho qua ngày, đến khi mất chức hoặc gần chết mới thốt ra được một câu. Có còn hơn không, nhưng một câu đó không thể xóa được tội ác tày trời, chỉ sau Hồ Chí Minh, của Võ Nguyên Giáp trong hơn một thế kỷ ông đã sống qua.

Bút Sử
18/10/2013

Sources: Ho Chi Minh, A Political Biography, Jean Lacouture, 1967; Từ Thực Dân đến Cộng Sản, Hoàng Văn Chí, 1962; Yêu và Bị Yêu, Nguyễn Việt Nữ, 1993; Film President Ho Chi Minh, host Walter Cronkite; Ho Chi Minh, A Biography, Pierre Brocheux, 2007, Ban Nghiên Cứu Lịch Sử Việt Nam, Santa Clara, CA.




Zừa đi đường zừa xạo...




Zừa đi đường zừa xạo...




No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

My Blog List