Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Monday, December 16, 2013

VIỆC BỎ ĐẢNG ĐI VỀ ĐÂU ?




VIỆC BỎ ĐẢNG ĐI VỀ ĐÂU ?

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 12.12.2013

Vấn đề THỜI SỰ tuần này tất nhiên là phong trào tuyên bố BỎ ĐẢNG CSVN.
Chung quanh ngày 28.11.2013, ngày mà Quốc Hội gật 99.6% Hiến Pháp trao quyền tiên thiên quản trị cho độc đảng CSVN trên toàn Dân Tộc và Đát Nước, cũng là cái ngày mà những Luật gia gọi là ngày đảng CSVN tuyên chiến với Dân Tộc và nhục mạ giới Trí thức, người ta ghi nhận những phản ứng mạnh của một số Lãnh đạo trí thức và cao cấp của đảng.
Đầu tiên, trước ngày 28.11.2013, Giáo sư TRẦN PHƯƠNG, Chủ tịch của Uy Ban Khoa Học Xã hội và nguyên Phó Thủ tướng, đã công khai kết án nặng nề:
-        Chũ Nghĩa Xã Hội được đưa ra chỉ để bịp thiên hạ
-        Chủ nghĩa Xã hội đã thất bại! Chủ nghĩa Cộng sản là ảo tưởng!
-        "Chúng ta tự lừa dối chúng ta và chúng ta lừa dối người khác"
Với những lời kết án nặng nề này, thì Cơ chế CSVN hiện hành phải bị chôn vùi đi từ lâu cho rồi.
Nhưng đàn chó tham lam của đảng CSVN đang ngậm cục xương béo bở gầm mặt cắn chặt lấy cục xương, ra lệnh gật 99.6 chấp nhận Hiến Pháp 2013 ngày 28.11.2013. Sau cái ngày này, một số những đảng viên trí thức coi như mình bất lực không thể làm được gì hơn, đã mở phong trào TUYÊN BỐ BỎ ĐẢNG mà bắt đầu là Luật sư LÊ HIẾU ĐẰNG, rồi liền tiếp theo là Tiến sĩ  PHẠM CHÍ DŨNG và Bác sĩ Nha Khoa NGUYỄN ĐẮC DIÊN.
Nhân phong trào Tuyên Bố Bỏ Đảng này, chúng tôi muốn nói đến hai điều:
=>     Ý nghĩa nào của việc tuyên bố bỏ đảng ?
=>     Phong trào bỏ đảng đi về đâu ?

Ý nghĩa nào của việc tuyên bố bỏ đảng ?

Đảng CSVN nêu ra việc Dân góp ý sửa đổi Hiến Pháp chỉ là trỏ mỵ dân xẩy ra trong tình trạng phá sản Kinh tế do những nhóm quyền lợi của đảng THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ lan tràn mà đảng bất lực không giải quyết được. Người dân Việt Nam đã bất mãn đối với đảng CSVN. Vì vậy, việc tung ra “Dân góp ý sửa đổi Hiến Pháp “ chỉ là trò hỏa mù làm an dân mà thôi. Thực vậy, báo New York Times 24.04.2013 đăng trên trang nhất những nhận định về tình hình dân chúng do Ký giả Thoma FULLER viết từ Sài Gòn:
“Tin New York - Trong một sự kiện khá đặc biệt, hôm nay nhật báo New York Times đã đăng ngay trang nhất một bài báo về lòng tin của người dân Việt Nam vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong tình hình khó khăn hiện nay. Ký giả Thomas Fuller của New York Times đã đến tận Saigon để nghiên cứu và viết bài này, đã tiếp xúc với nhiều người và cho biết người dân Việt Nam nay không còn tin vào đảng Cộng sản nữa. Theo tác giả bài báo thì Đảng Cộng sản Việt Nam đang đối mặt với sự giận dữ ngày càng tăng của người dân về sự trượt dốc của nền kinh tế, và nội bộ Đảng đang bị chia rẽ. Tuy nhiên quan trọng nhất là Đảng đang đối phó với một xã hội thông tin ngày càng rộng mở và ý kiến khác nhau lan truyền trên mạng làm ảnh hưởng đến sự tuyên truyền của truyền thông Nhà nước. Bài báo cho rằng giờ đây sự chỉ trích Đảng đã bùng nổ trên toàn xã hội, và nêu đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là trung tâm của cơn bão chính trị hiện nay. Bài báo nhận xét Đảng Cộng sản Việt Nam đã suy đồi cả về tinh thần lẫn đạo đức. Sự mục nát sẽ dẫn đến chỗ Đảng sụp đổ, nhưng tương lai e rằng sẽ còn tồi tệ hơn nhiều so với hiện tại. Đặc biệt một bài nhận định trên trang mạng cho rằng với sự thật về đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, những người đã từng tham gia vào phong trào phản chiến trong những năm 60 và 70 nên treo cổ trong tủi hổ và nên xin lỗi người dân Việt Nam.
Với việc ủng hộ phe cộng sản và gây sức ép lên Quốc hội cắt đứt mọi viện trợ cho miền Nam Việt Nam thì những kẻ phản chiến đã tiếp tay cho Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản. Bài viết này cho rằng nếu đảng Cộng sản không chiếm được miền nam năm 1975, thì giờ này Việt Nam đã như Nhật Bản, Nam Hàn, Thái Lan hay Singapore, chắc chắn là không hoàn hảo nhưng sẽ tốt hơn nhiều và lại không có chết chóc hay tàn phá xảy ra như hiện nay. Tưởng cũng nên nhắc lại là tờ báo New York Times trước đây là một trong những tờ báo thiên tả phản đối chiến tranh Việt Nam, nay bài viết được đăng trong dịp tháng tư đen cho thấy sự hối hận của những kẻ phản chiến, và là một cái tát vào mặt bạo quyền Cộng sản Việt Nam trên lãnh vực ngoại giao.”
Ngày 28.11.2013, Quốc Hội gật lại chấp nhận một bản Hiến Pháp như cũ, nghĩa là việc kêu gọi dân góp ý sửa đổi Hiến Pháp chỉ là một đòn hỏa mù mỵ dân cho qua tình trạng phẫn nộ dâng cao của người dân. NGUYỄN SINH HÙNG, Chủ tịch Quốc Hội gật tuyên bố Hiến Pháp 2013 là sự đồng thuận góp ý của toàn dân mọi giới, đó chỉ là nói láo, nói hỗn đối với dân khi đọc những nhận định của Ký giả Thomas FULLER, nhất là nghe những kết án của Giáo sư TRẦN PHƯƠNG đối với chính Cơ chế CSVN. Việc lên tiếng kết án đảng CSVN và việc bỏ đảng mang những ý nghĩa sau đây:
*        Khẳng định của chính lớp Trí thức Lãnh đạo đảng về những lý do chính đáng mà quần chúng Việt Nam đang giận dữ đối với đảng CSVN.
*        Sự thối nát, chia rẽ giữa những nhóm quyền lợi trong đảng sẽ đưa đảng đến tàn lụi.
*        THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ làm tha hóa Xã Hội và tàn phá Kinh tế quốc dân thuộc về Cơ chế chủ trương Độc tài Chính trị nắm Chủ đạo Kinh tế. Khi chủ trương ấy tồn tại như Hiến Pháp 2013 cho phép, nghĩa là vẫn duy trì Cơ chế cũ, thì không thể nào cải thiện được và dân chúng vẫn phải sống trong tình trạng tha hóa Xã Hội và phá sản Kinh tế. Tất cả những ai tuyên bố “Đối thoại“ với Cơ chế này, không những chỉ là vô ích mà còn tòng phạm với tội ác CSVN tiếp tục chồng chất lên Dân Tộc.
*        Theo nhận định của Ký giả Thomas FULLER về những người đã tiếp tay cho CSVN chiếm trọn Miền Nam, thì đây còn là sự hối hận đã nối giáo cho tham vọng của Cộng sản Miền Bắc để xâm lăng Miền Nam bằng võ lực đẫm máu. Việc bỏ đảng của Ls LÊ HIẾU ĐẰNG hay việc kêu gọi Nhân Quyền của HUỲNH TẤN MẪM chẳng hạn, còn mang ý nghĩa của sự hối hận mà Ký giả Thomas FULLER đã nói tới.

Phong trào bỏ đảng đi về đâu ?

Nếu có thể nhìn thấy rõ những điểm trả lời cho câu hỏi thứ nhất là “Ý nghĩa nào của việc tuyên bố bỏ đảng ?“, thì đối với câu hỏi thứ hai “Phong trào bỏ đảng đi về đâu?”, chúng ta khó lòng đoán biết Phong trào bỏ đảng sẽ lan rộng đến đâu. Có ba lý do khiến chúng ta khó phỏng đoán, đó là:
*        Lý do tình cảm tự ái
Khi tuyên bố bỏ đảng, nghĩa là chính mình phải tự thú đã sai lầm trong quá khứ. Người càng nhiều tuổi đảng, thì việc tự thú về những sai lầm gây tội ác trong qúa khứ càng trở thành khó khăn. Trong cuộc Phỏng vấn do Đài BBC ngày 06.12.2013, ông LÂN THẮNG đã nói: "Thế nhưng bây giờ nếu họ tuyên bố một cách công khai, chính thức việc ra khỏi Đảng là một cú sốc rất lớn và thực sự là họ cũng rất là xấu hổi. Bởi vì họ phải thừa nhận những sai lầm của mình"
*        Lý do miếng cơm về già
Một đảng viên mang nhiều tuổi đảng, nghĩa là đã già, ở trong tình trạng khó khăn Kinh tế hiện nay, thì việc “Bảo vệ sổ hưu“ trở thành quan trọng cản ngăn việc tuyên bố bỏ đảng. Oâng LÂN THẮNG nói trong cuộc Phỏng vấn:”Quan niệm của một quan chức trong ngạch giảng dạy và tuyên huấn quân sự của Đảng, Đại tá, Phó Giáo sư Trần Đăng Thanh, cho rằng các đảng viên cần trung thành với đảng vì lý do 'bảo vệ sổ hưu' như một lực cản.”
*        Lý do tham nhũng, lãng phí, hối lộ
Ở lý do trên đây, chúng ta nói đến những đảng viên “trong sạch”. Đối với một số đông những đảng viên, từ Phường, Quận... tới Trung ương, thì lý do tham nhũng, lãng phí, hối lộ hành chánh là những cản lực thực sự cho việc tuyên bố bỏ đảng. Đây là những con chó đang ngậm những cục xương béo bở, không những chúng khó lòng nhả ra mà còn sợ hãi bị truy lùng sau này.

Đói với quần chúng đấu tranh để DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN hiện hành, điều quan trọng là chính mình NỔI DẬY DÙ VỚI BẠO ĐỘNG để chấm dứt Cơ chế CSVN thối nát, phải bị chôn vùi đi theo như nhận định của Giáo sư TRẦN PHƯƠNG, chứ đừng ngồi chờ tương lai lan rộng của Phong trào tuyên bố bỏ đảng như một giải quyết cho tình trạng tha hóa Xã Hội và phá sản Kinh tế hiện nay.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 12.12.2013


No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

My Blog List