Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, November 15, 2013

Dân chủ: Giải pháp cho xung đột sắc tộc


 

Dân chủ: Giải pháp cho xung đột sắc tộc


Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-11-14

Email

Ý kiến của Bạn

Chia sẻ

In trang này


11142013-sactoc-kh.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh

000_Hkg9073001-305.jpg

Một phụ nữ bộ tộc H'mong địu con ở huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái hôm 30/9/2013

AFP photo

 

Việt Nam là một quốc gia đa sắc tộc. Sự khác biệt căn cước chủng tộc có thể gây nên những xung đột. Giải pháp cho những xung đột tiềm ẩn ấy phải là một nền dân chủ thực sự.

Rất hiếm có những quốc gia thuần chủng về mặt sắc tộc. Sự bất định và ngẫu nhiên của lịch sử nhân loại cứ chia ra những sắc dân rồi lúc nào đó lại trớ trêu gộp họ lại với nhau. Và như thế là các quốc gia mà cụ thể là nhà cầm quyền của các quốc gia, từ những nước lớn và hung mạnh như Hoa kỳ đến những nước bé xíu ít người biết đến như Đông Timor phải giải quyết những vấn đề sắc tộc, mãi mãi.

Các sắc tộc trong một quốc gia


Hiện tại, theo thống kê và công bố của nhà nước, Việt nam có tất cả 54 sắc tộc với 54 tiếng nói khác nhau. Trong đó có những dân tộc đã từng dựng nên những quốc gia lẫy lừng như người Chăm, Khmer,…Có những dân tộc ở trên mảnh đất này rất lâu đời như người Banar, và cũng có những dân tộc mới đến như người H’mong.

Lịch sử Việt nam cũng đã chứng kiến những khôn khéo của nhà cầm quyền khi giải quyết vấn đề sắc tộc, và cũng đã chứng kiến cả sự vụng về và thô bạo. Các triều vua của hai Vương triều Lý và Trần có quan hệ rất tốt với các thủ lĩnh địa phương người dân tộc thiểu số. Rất nhiều trong số họ là con rể của Hoàng gia, và họ cũng là những đội quân thiện chiến trong các cuộc chiến tranh chống xâm lăng. Dưới triều Minh Mạng thì ngược lại, một chính sách đồng hóa và hà khắc đã được thực hiện. Cụ thể đối với cộng đồng người Chăm, nhà thơ Inra Sara, một gương mặt rất ôn hòa đã thốt lên về giai đoạn này:

“Chính sách đàn áp cộng đồng Chăm của vua Minh Mạng là một sự kiện đen tối nhất trong quan hệ giữa hai dân tộc này. Đó là một sự xung đột dữ dội.”

Chính sách đồng hóa thô bạo của Minh Mạng có lẽ là đã để lại hệ lụy cho hàng trăm năm sau, khi những thành viên các sắc tộc Tây Nguyên và Chăm đã cùng nhau thành lập mặt trận Fulro, một hình thức ly khai.

Khi chủ nghĩa cộng sản bắt đầu được thí nghiệm tại nhiều nơi trên thế giới, ý tưởng về bình quân xã hội và không có người bóc lột người đã có vẻ như là một giải pháp lớn, không những giải quyết triệt để các vấn đề xã hội mà cả các vấn đề sắc tộc nữa, chẳng hạn như mô hình Liên bang Sô viết bao gồm đến 15 nước Cộng hòa với những căn cước sắc tộc khác nhau. Nhưng thực tế cho thấy là không phải như vậy. Khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, các mâu thuẫn sắc tộc bùng nổ khắp nơi, từ vùng núi Nagorno-Karabakh thuộc Liên Sô cũ, cho đến những cuộc thanh lọc sắc tộc ở Liên bang Nam tư đang tan rã.

Tình hình cũng không khá hơn ở Trung quốc. Khi nước này bước vào thị trường thế giới 30 năm nay, người ta bắt đầu biết rõ hơn những chuyện xảy ra giữa người Tạng với người Hán, giữa người Duy Ngô Nhĩ và người Hán.

Các nhà nước Cộng sản vẫn cố gắng tạo dựng nên các Quốc hội, các Mặt trận, nơi mà có những gương mặt sắc tộc được đưa ra. Nhưng những xung đột vẫn tiềm ẩn. Mới đây người Khmer Krom ở miền Nam đã gặp Bộ ngoại giao của nước Campuchia láng giềng tố cáo về việc nhà cầm quyền Việt Nam đối xử tệ với những người Khmer Krom. Đại diện Bộ ngoại giao Campuchia trả lời rằng họ tôn trọng, không can thiệp vào chuyện nội bộ của quốc gia láng giềng.

Tương tự như trường hợp các quốc gia cộng sản, nước Miến Điện sau khi bước ra khỏi chế độ độc tài quân phiệt đã đối diện với nạn phân biệt sắc tộc bùng nổ. Nước Indonesia ngay sau thời gian cai trị của nhà độc tài Soeharto cũng đã chứng kiến những xung đột sắc tộc khắp nơi nổ ra trên quần đảo.

Sự việc sẽ tệ hơn khi sắc tộc gắn liền với tôn giáo. Thế giới đã chứng kiến những người Armenia theo Chính thống giáo tiến hành chiến tranh với những người Azerbaizan theo Hồi giáo trong nhiều năm trời sau khi Liên sô sụp đổ. Những người Croatia theo Công giáo La Mã chống lại những người Serbia theo chính thống giáo khi Liên bang Nam tư tan rã. Và hiện nay những người Duy Ngô Nhĩ theo Hồi giáo và những người Tây Tạng theo Phật giáo không hề an lòng trước cảnh những gười Hán, theo chính sách của nhà nước trung ương Trung quốc tràn lên cư ngụ trên lãnh thổ mà cha ông họ để lại. Câu chuyện của những người Khmer Krom lại có liên quan đến những việc thực hành tôn giáo mà nhà nước Việt nam muốn can thiệp.

Võ lực hay lá phiếu?


000_Hkg7965874-200.jpg

Hai đứa trẻ dân tộc H’mong. AFP photo

Như chúng tôi đã đề cập ở phần đầu, những xung đột sắc tộc là có trong tất cả các quốc gia. Nhưng với một nền chính trị dân chủ, nơi mà các nhóm dân chúng giống nhau có người đại diện thực sự của mình, các xung đột sắc tộc được giải quyết bằng nghị trường và lá phiếu. Các xung đột giữa người nói tiếng Pháp và tiếng Anh ở Quebec, giữa người Hà Lan và người nói tiếng Pháp ở Bỉ được giải quyết êm thấm. Tương tự như vậy, Bắc Ái Nhĩ Lan cũng đi dần vào ổn định sau những xung đột bằng vũ khí.

Hơn mười năm trước, Việt Nam đã phải rất vất vả để giải quyết vấn đề nhà nước Dega tự trị tại Tây Nguyên bằng võ lực. Nay có vẻ giải pháp võ lực lại được dùng tới khi vừa qua hàng trăm người H’mong đạo Tin lành bị đàn áp đánh đập khi họ kéo nhau về Hà nội kêu oan. Mà nguyên nhân cho sự đàn áp, kỳ hoặc thay lại là chuyện họ không muốn để xác chết 7 ngày trong nhà nữa. Một người H’mong đã nói rằng:

Bà con có nguyện vọng mong Đảng, chính quyền không còn đánh đập bà con, không ép bà con đến con đường cùng. Đất nước này phải có tự do để bà con sống hòa hợp, Nhà nước trả tự do cho mọi người để họ được sống và làm những việc mình mong muốn.”


Bà con có nguyện vọng mong Đảng, chính quyền không còn đánh đập bà con, không ép bà con đến con đường cùng.
- Một người H’mong

Trong lịch sử hiện đại, những người H’mong đã từng có ý định lập nên những vương quốc của Vua Mèo tự trị.

Đảng cộng sản Việt nam trong quá khứ đã thành công khi sử dụng chủ nghĩa dân tộc Việt để đưa đảng tới nắm quyền. Liệu chủ nghĩa dân tộc Việt, dân tộc chiếm đa số, có đang được sử dụng để cai trị đất nước hay không? Giáo trình lịch sử đất nước chỉ đề cập đến những vương triều Phù Nam ở Nam bộ, hay Champa ở miền Trung như những gì xa lạ.

Người thanh niên H’mong quê mùa từ núi rừng trên kia chắc hẳn không biết gì nhiều về những khái niện sắc tộc hay xung đột một cách rắc rối, anh chỉ mong không bị đẩy đến đường cùng.

Hãy tưởng tượng những đoàn người H’mong ấy không kéo nhau về Hà nội kêu oan mà lại kéo nhau sang biên giới phía Bắc! Và chuyện gì xảy ra khi những người cầm quyền ở Phnompenh không có lời lẽ ôn hòa như người đại diện Bộ ngoại giao Campuchia hiện nay!

 

 

 

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List