Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Thursday, November 14, 2013

Xin Qúy Vị mở lòng từ tâm, giúp đở người dân Phi Luật Tân.....


From: NhanNguyen

----- Original Message -----

From: BMH

Subject:                                       Xin Qúy Vị mở lòng từ tâm,

                  giúp đở người dân Phi Luật Tân.....

 

Kính thưa Qúy Vị, Qúy Niên trưởng và Chiến hữu,

Là một Cựu Thiếu sinh của Phong trào Hướng Đạo Việt Nam
(Việt Nam Cộng Hòa), và cũng là một thuyền nhân tấp đảo (Palawan 128),
đã đến và lưu lại Palawan, trong năm 1981...  

Chúng tôi rất hân hạnh chuyển đến Quý Vị - đặc biệt những ai đã từng được người dân Phi Luật Tân cứu vớt ngoài biển khơi, sau những ngày tháng lênh đênh tuyệt vọng...Và đã được chính phủ và nhân dân Phi mở rộng vòng tay cho tạm trú trước khi được đi định cư ở một nước thứ ba...hay hiện nay đang lưu lại Phi Luật Tân - 

Thơ kêu  gọi của Trưởng
Võ Thành Nhân, Chủ tịch Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam Hải Ngoại, và thư ngõ của cựu thuyền nhân Trần Trung Đạo, khẩn thiết kêu gọi Qúy Vị mở lòng từ tâm, giúp đở người dân Phi Luật Tân, đã bị thiệt hại quá nặng nề về nhân mạng cũng như tài sản bởi trận bảo Haiyan trong những ngày vừa qua....

Xin chân thành cảm tạ sự lưu tâm,
và giúp đở quý báu của Quý Vị, Quý NT và CH...
đồng thời xin vui lòng tiếp tay phổ biến rộng rãi...

Xin ơn trên ban phước lành cho Qúy Vị và gia quyến.

Trân trọng... 

 


BMH
Washington, D.C




 

 

HDVN.png

 

 

 

Thư kêu gọi cứu giúp người dân Phi Luật Tân, nạn nhân cơn bảo Haiyan, của Ban Thường Vụ Hội Đồng
Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam Hải Ngoại.

 

HĐTƯ-HĐVN trân trọng thân báo
 
Đến lúc Thuyền Nhân Việt Nam giúp lại người dân Phi Luật Tân.
 
Kính thưa Quý Trưởng Cố Vấn, Đại Diện Miền, Chi Nhánh, 
Hướng Đạo Trưởng Niên, Liên Đoàn, HĐS và Phụ Huynh HĐVN
 
Siêu bảo Haiyan đã tàn phá và giết hại rất nhiều công dân Phi Luật Tân. 
Hiện có hơn 2 triệu người đang lâm cảnh khổ đau rất cần thức ăn 
và nơi cư trú.
 
Để chia sẽ sự đau khổ của các nạn nhân bảo lụt BTV 
xin được cùng Quý Trưởng vận động gây quỹ 
cho những nạn nhân bất hạnh.
 
BTV Rất mong được liên lạc với các HĐS thuộc Liên Đoàn Ra Khơi 
& các Thuyền nhân VN tại Phi Luật Tân để cùng làm việc chung 
trong công tác giúp ích tại Phi Luật Tân,
BTV xin đề nghi tuỳ hoàn cảnh của đơn vị lên kế hoạch gây quỹ 
( rửa xe, văn nghệ, bán thức ăn, T Shirt, "cook out" hay "collecting coins". 
 
Xin đề nghị không nên dùng thùng lạc quyên).
 
Ngay sau khi gây quỹ lập tức gởi trực tiếp online qua trang 
 
UNICEFwww.unicefusa.org/philippines .
 
Trường hợp không muốn dùng credit card xin gởi Chi Phiếu về: 
 
APACAF (ghi note Phi Luật Tân)
308 Hillwood Ave. Suite 302
Falls Church, VA 22046
 
BTV sẽ chuyển qua UNICEF online.
Hãy cùng nhau làm ngay công tác giúp ích hôm nay
Quý Trưởng, Quý Phụ Huynh và các HĐS
 
Tabtt,
 
 
Võ Thành Nhân
 
PS: 301-257-8496
Or vothanhnhan@sbtn.tv
 
 
 
 

 

*****************************

 

 

Thư kêu gọi của cựu thuyền nhân   Trần Trung Đạo

 

Trần Trung Đạo: Cứu giúp nạn nhân bão Haiyan, một cơ hội để đền ơn đất nước Phi


Haiyan1.png

 

 

 

 

Bataan là thành phố chính của đảo Luzon, Philippines, dân số khoảng trên 600 ngàn người. Lịch sử của thành phố chỉ hai biến cố được thế giới biết đến nhiều, một lần trong đệ nhị thế chiến và lần thứ hai trong làn sóng người tỵ nạn Cộng Sản vùng Đông Nam Á. Trong chiến tranh, trận phòng thủ Bataan là trận đánh cuối cùng trước khi liên quân Mỹ-Phi rút lui và trong làn sóng tỵ nạn, Bataan là nơi dừng chân của 300 ngàn người tỵ nạn, nhiều nhất đến từ Việt Nam. Ngoài ra, đảo Palawan với Làng Việt Nam nhiều huyền thoại cũng là nơi dừng chân của nhiều chục ngàn người Việt.

Đất nước chúng ta đang trải qua thời đen tối. Một thời, từ những cửa biển Đà Nẵng, Sài Gòn, Vũng Tàu, Cam Ranh, Nha Trang sau cơn bão lửa Cộng Sản 1975, hàng triệu người Việt Nam đã phải bỏ lại sau lưng những gì trân quý nhất để ra đi tìm tự do trên những chiếc thuyền gỗ nhỏ. Vùng biển Đông mênh mông trở thành một nấm mồ nước sâu thăm thẳm. Nơi đó, mẹ lạc cha, vợ xa chồng, anh mất em. Nơi đó, tiếng niệm Phật, lời cầu kinh cũng chẳng còn ai nghe thấy. Nơi đó, chỉ còn lại những thân thể trần truồng, máu me nhầy nhụa, chỉ có tiếng rên của những con chim nhỏ Việt Nam bất hạnh trước bầy điêu tặc. Nơi đó, chỉ có đói khát và lo âu, chỉ có những đứa bé hấp hối trong bàn tay thương yêu nhưng tuyệt vọng của mẹ.

Trong giờ phút đó, nếu không có chiếc ghe đánh cá người Phi dừng lại, không có Cap Anamur đang chờ ngoài vùng biển Philippines, không có tàu hải quân Phi từ vịnh Manila, hải quân Mỹ từ Subic Bay ra can thiệp, số phận của hàng trăm ngàn người Việt lênh đênh trên đường tìm tự do sẽ trôi dạt về đâu. Năm tháng trôi qua nhưng những địa danh Palawan, Bataan, Subic Bay sẽ không bao giờ phai mờ trong ký ức của những người Việt sống sót trên đường tìm tự do.

Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, mỗi thuyền tỵ nạn trong hải trình từ Việt Nam vào vịnh Thái Lan đã bị hải tặc tấn công trung bình 3.2 lần. Cao Ủy Liên Hiệp Quốc ghi nhận 881 vụ hãm hiếp. Đồng bào đến các trại Phi là những người may mắn. Trong khi bãi san hô Koh Kra trở thành vết đen trong lòng nhân ái của dân tộc Thái, chúng ta có thể không nghe một tình trạng hải tặc cướp bóc hay hãm hiếp do các tàu đánh cá người Phi gây ra. Và khi hầu hết các trại tỵ nạn Đông Nam Á đã trở thành lịch sử, mãi cho đến năm 2012 vẫn còn dấu chân người Việt Nam tỵ nạn ở Phi. Đất nước bao dung này đã đối xử với chúng ta như một người chị, một người em ruột thịt không khác gì truyền thống chị ngã em nâng của văn hóa Việt. Ngoài ra, trước hiểm họa bành trướng của Trung Cộng, hai dân tộc Việt Nam và Philippines, trong tương lai chắn chắn sẽ kề vai, sát cánh nhau để bảo vệ chủ quyền của hai đất nước, bảo vệ quyền tự do hàng hải trên biển Đông và sẽ chứng tỏ cho bá quyền Trung Cộng biết một nước nghèo không có nghĩa là một nước nhược tiểu và một nước nhỏ không có nghĩa là một nước chỉ biết cúi đầu.

Như một con người tỵ nạn đã từng sống trong các trại tỵ nạn Philippines, như một người Việt Nam tỵ nạn dù không ở các trại Phi và như một người Việt Nam có lòng nhân ái, chúng ta mắc nợ đất nước Philippines một nón nợ vô cùng to lớn. Nhiều trong số chúng ta vẫn mong có cơ hội để đền đáp, có dịp để tỏ bày lòng biết ơn đến người dân Phi, những người đã đến với chúng ta trong giờ phút khó khăn nhất, hay nói như nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, họ là tin vui giữa giờ tuyệt vọng của một đời người Việt Nam tỵ nạn.

Hôm nay, như chúng ta đều biết, theo ước lượng của các cơ quan thiện nguyện quốc tế nhiều chục ngàn người dân Phi tại các đảo miền trung Philippines đã chết do cơn bão Haiyan gây ra. Chỉ riêng đảo Leyte Island đã có 10 ngàn người chết. Theo ước lượng của cơ quan National Disaster Risk Reduction and Management Council (NDRRMC) thuộc chính phủ Phi, khoảng 9.5 triệu người bị ảnh hưởng và hiện có 630 ngàn người đang lâm cảnh màn trời chiếu đất. Với sức gió 175 dặm một giờ số thiệt hại nhân mạng và tài sản cuối cùng sẽ còn cao hơn ước tính rất nhiều.

Trong điêu tàn đổ nát do siêu bão Haiyan gây ra những hạt giống tình thương đang được gieo trồng. Hàng trăm tổ chức từ thiện khắp thế giới đang đổ về Philippines không chỉ với thuốc men, áo quần, thực phẩm mà cả nhân lực để góp phần hàn gắn vết thương. Đối với người Việt chúng ta đây là một cơ hội để trả ơn. Một cơ hội để chính phủ Philippines biết dù hôm nay đang sống trong tự do no ấm chúng ta vẫn không quên những mái lá đơn sơ ở trại tỵ nạn, cơ hội để góp phần xoa dịu nỗi khó khăn của hàng triệu nạn nhân cơn bão Haiyan và ngoài ra cũng là cơ hội để giúp chính chúng ta vơi đi mặc cảm quên ơn vốn từ lâu đè nặng trong lòng.

 

Trần Trung Đạo

 

 

How you can help victims of the Philippines typhoon


Published November 11, 2013

FoxNews.com

  • typhoon_help.jpg
  •  
  • Children hold signs asking for help and food along the highway, after Typhoon Haiyan hit Tabogon town in Cebu Province, central Philippines November 11, 2013. (REUTERS/Charlie Saceda)

Visit these links to learn how to help victims of the deadly typhoon in the Philippines:


The World Food Program is working to bring food to refugees around the world and people facing hardship due to natural disasters. The organization is mobilizing quickly to reach those in need in the Philippines, according to its website, and donations will help provide emergency food assistance to families and children in the area devastated by a typhoon.


The Philippine Red Cross (PRC) has deployed assessment, rescue and relief teams to evaluate the damage from the typhoon and to support rescue efforts.


The American Red Cross, which responds to about 70,000 natural and man-made disaster each year, is accepting donations to help people affected by the Pacific typhoon, according to its website. Donations can be made in honor of or in memory of an individual.


AmeriCares is a non-profit emergency response and global health organization.  In a statement on its website, AmeriCares says it delivers medical and humanitarian aid to people in need worldwide in times of epic disaster or daily struggle.


The Salvation Army is accepting donations specifically for Typhoon Haiyan.  According to a Salvation Army statement, cash donations allow disaster responders to immediately meet the specific needs of disaster survivors without incurring many of the costs associated with sorting, packing, transporting and distributing donated goods.  The relief services are funded entirely by donors and the Salvation Army says it uses 100 percent of all disaster donations to support disaster relief operations.


Mercy Corps is deploying emergency responders to the Philippines and will be working with partners on the ground to meet the urgent humanitarian needs of survivors, the organization says on its website.  Mercy Corps says donations will help survivors meet their basic needs and begin rebuilding after the typhoon.


The International Rescue Committee (IRC) has dispatched an emergency team to the Philippines to respond to basic safe water, hygiene and sanitation needs. The IRC plans to expand its response as determined by needs on the ground.


The American Jewish Joint Distribution Committee has begun collecting funds for relief efforts and consulting with local authorities, the Filipino Jewish community, and global partners to assess the unfolding situation on the ground and ensure survivors’ immediate needs are addressed.

JDC has provided immediate relief and long-term assistance to victims of natural and manmade disasters around the globe, including Haiti, Japan, and South Asia after the Indian Ocean Tsunami, and continues to operate programs designed to rebuild infrastructure and community life in disaster-stricken regions.


Samaritan’s Purse has deployed disaster response specialists, including water and nutrition experts, to the Philippines, according to its website. Their team is working with local Christians to coordinate relief efforts on the hard-hit islands of Leyte and Samar.


Emergency teams from Doctors Without Borders (MSF) have been in Cebu city (second largest city in Philippines) since Saturday,  Nov. 9. MSF will strengthen its team with an additional 50 people  including medical personnel, logisticians and psychologists arriving in the next few days. Currently based in Cebu, teams-- including two doctors and an orthopedic specialist-- will also go to Tacloban and islands west of Cebu. 

The MSF teams will organize drug supply, medical equipment and material to purify water,  as well as essential items for distribution such as plastic sheeting, cooking items and hygiene kits. They will also monitor possible outbreaks of infectious diseases.

BAPTIST GLOBAL RESPONSE

A disaster-relief team from the Southern Baptists of Texas Convention will join others already in the Philippines to help with survival needs, Pat Melancon, managing director of disaster response for Baptist Global Response, said on the group's website. Another group will later make assessments to devise a long-term strategy to help survivors rebuild their lives. The Baptist Global Response hopes to send hundreds of thousands of dollars to Tacloban, Cebu and Panay provinces.


Operation Blessing Foundation Philippines, the local outreach of Operation Blessing International, has deployed disaster relief teams in several areas of the country and are helping clear roads and other debris so personnel can make it into the hardest-hit areas. The organization also has a medical team on the ground and will begin medical operations shortly, according to a press release.

 




 

US Military assistance in Philippines


TYRONE SIU 6 hours ago

 

View gallery

10 photos

  •  

.


.


.


.

A U.S. aircraft carrier set sail for the Philippines from Singapore on Tuesday to accelerate relief efforts after a typhoon killed an estimated 10,000 people in one coastal city alone, with fears the toll could rise sharply as rescuers reach hundreds of isolated towns and villages.

The nuclear-powered USS George Washington, carrying about 5,000 sailors and more than 80 aircraft, was joined by four other U.S. Navy ships and should arrive in two to three days, the Pentagon said. (Reuters)

 

Philippines sau bão: Mỗi bức hình như một vết cắt vào tim



thích


Bảo An -  12/11/2013 13:08 Chia sẻ:

Những đứa trẻ Philippines đen cháy, cặm cụi vét nước từ rãnh ven đường, lúi húi đào bới đồ ăn trong đống đổ nát và xác người...


Những đứa trẻ này không mơ đồ chơi, bánh kẹo như các bạn cùng tuổi. Đối với các em, có một bộ quần áo khô, một chút gì ăn tạm và một người thân bên cạnh đã là cả một thiên đường

Những đứa trẻ này không mơ đồ chơi, bánh kẹo như các bạn cùng tuổi. Đối với các em, có một bộ quần áo khô, một chút gì ăn tạm và một người thân bên cạnh đã là cả một thiên đường

  Em bé nhỏ kiệt sức ngủ ngất trên tay người thân.

Người đàn ông bế trên tay thi thể của cô cháu gái nhỏ bị siêu bão Haiyan cướp đi sinh mạng.

  Một đứa trẻ sợ hãi nép mình vào bố

Một em bé sợ hãi nép vào bố

Bé gái dường như kiệt sức vì đói trong khi cùng bố chờ nhận hàng viện trợ.

Bé gái dường như kiệt sức vì đói trong khi cùng bố chờ nhận cứu trợ.

Philippines sau bão: Mỗi bức hình như một vết cứa vào tim

Trẻ em đi theo người thân xếp hàng chờ nhận thực phẩm cứu trợ sau siêu bão Haiyan.

Bé gái cùng mẹ chờ lên máy bay để đi sơ tán.

Bé gái cùng mẹ chờ lên máy bay để đi sơ tán.

Bé gái co ro ngồi trong lều tạm nhìn ra ngoài trời mưa ở thành phố Tacloban.

Bé gái co ro ngồi trong lều tạm nhìn ra ngoài trời mưa ở thành phố Tacloban.

Trẻ em cùng người lớn tìm kiếm thức ăn trong đống đổ nát.

Trẻ em cùng người lớn tìm kiếm thức ăn trong đống đổ nát.

Một cậu bé mất liên lạc với gia đình đi trên đường.

Một cậu bé lạc gia đình đi lang thang trên đường mong tìm lại được những người thân.

Một bé gái múc nước mưa trên đường, trong khi nhiều người dân sống trong cảnh đói khát tại thành phố Tacloban.

Một bé gái gạn nước mưa trong rãnh ven đường. Cũng như những người sống sót khác sau bão Haiyan, em và gia đình đang sống trong cảnh đói khát kinh hoàng tại thành phố Tacloban.

Một bé gái đứng khóc vì lạc mẹ trong khi đứng xếp hàng nhận thực phẩm cứu trợ...

Một bé gái đứng khóc vì lạc mẹ trong khi xếp hàng nhận thực phẩm cứu trợ...

Cậu bé với khuôn mặt bị thương đứng trước đống đổ nát hoang tàn.

Cậu bé với khuôn mặt bị thương đứng trước đống đổ nát hoang tàn.

Trẻ em kéo những bao tải thực phầm và hàng hóa lấy được từ các cửa hàng vô chủ.

Trẻ em kéo những bao tải thực phẩm và hàng hóa lấy được từ các cửa hàng vô chủ.

Những đứa trẻ may mắn sống sót sau siêu bão Haiyan đang cùng gia đình ở tạm tại một nhà thờ.

Những đứa trẻ may mắn sống sót sau siêu bão Haiyan đang cùng gia đình ở tạm tại một nhà thờ.

Trẻ em tìm kiếm những đồ con dùng được trên những ngôi nhà đổ nát ven biển.

Trẻ em tìm kiếm những đồ còn dùng được trên những ngôi nhà đổ nát ven biển.

 

Hình ảnh bão Haiyan "cày nát" Philippines nhìn từ trên cao



thích


  12/11/2013 21:00 Chia sẻ:

Sau đây là một số ảnh của CNN mô tả sự tàn phá khủng khiếp của “con quái vật” Haiyan.


 

Hình ảnh bão Haiyan

Các tòa nhà bị phá hủy trên đảo Victory. Ảnh chụp ngày 11-11 - Ảnh: CNN

Hình ảnh bão Haiyan

Tại thành phố Guiuan, tỉnh Samar. Ảnh chụp ngày 11-11 -  Ảnh: CNN

Hình ảnh bão Haiyan

Ở đảo Victory Island. Ảnh chụp ngày 11-11 - Ảnh: CNN

Hình ảnh bão Haiyan

Ở thành phố Tacloban. Ảnh chụp ngày 11-11 - Ảnh: CNN

Hình ảnh bão Haiyan

Tại thành phố Guiuan, tỉnh Samar. Ảnh chụp ngày 11-11 -  Ảnh: CNN

Hình ảnh bão Haiyan

Tại thành phố Guiuan, tỉnh Samar. Ảnh chụp ngày 11-11 - Ảnh: CNN

Hình ảnh bão Haiyan

Ở tỉnh Capiz. Ảnh chụp ngày 11-11 - Ảnh: CNN

Hình ảnh bão Haiyan

Ở thành phố Tacloban. Ảnh chụp ngày 10-11 - Ảnh: CNN

Hình ảnh bão Haiyan

Ở tỉnh Samar. Ảnh chụp ngày 11-11 - Ảnh: CNN

Hình ảnh bão Haiyan

Ở tỉnh Iloilo. Ảnh chụp ngày 9-11 - Ảnh: CNN

Hình ảnh bão Haiyan

Ở thành phố Tacloban. Ảnh chụp ngày 9-11 - Ảnh: CNN

Giữa cơn nguy khốn, người Philippines vẫn lo bão Haiyan vào VN




Trang Anh -  12/11/2013 08:50 Chia sẻ:

Chịu đựng đau thương, mất mát sau cơn bão Haiyan, người dân Philippines vẫn không quên dành lời nhắn nhủ, cảnh báo về siêu bão thế kỉ này cho đất nước Việt Nam.


Siêu bão Haiyan (còn được gọi là Yolanda) - cơn bão được đánh giá là mạnh nhất hành tinh, xét về sức gió - thực sự là cơn ác mộng đối người dân Philippines. Chỉ trong vài giờ đồng hồ đổ bộ vào 2 tỉnh là Leyte và Samar, siêu bão này đã cướp đi tính mạng của ít nhất 10.000 người và khiến hàng nghìn người khác mất nhà, mất người thân.

Cơn bão đã đi qua, người dân Philippines đang phải đối mặt với một cơn bão mới: cơn bão của sự sinh tồn. Không còn nơi để đi về, thiếu thốn thức ăn, nước uống và những nhu yếu phẩm cần thiết khác một cách trầm trọng, người dân Philippines dường như bất chấp. Họ cầu cứu sự giúp đỡ, lao vào đập phá cửa hàng, cướp bóc người sống, lột đồ của người chết, sẵn sàng đánh nhau để giành giật lương thực, để được lên các chuyến bay, tạm đi khỏi nơi đang được ví là "địa ngục" này.

Rồi họ lại đi lang thang, tới đến những cơ quan, tổ chức, quan chức tới hỗ trợ phục hồi sau bão, với hi vọng tìm được người thân của mình mất tích trong siêu bão thế kỉ. Nhiều người Philippines ở nước ngoài có gia đình, bạn bè sống tại vùng bị ảnh hưởng bởi Haiyan cũng liên tục tìm nhiều cách liên hệ để biết được thông tin về người thân của mình.

Trang Facebook "Super Typhoon Haiyan - Yolanda Recovery" (tạm dịch: Phục hồi sau siêu bão Haiyan - Yolanda) đã được chính những người Philippines lập ra để cập nhật tình hình của người dân và tìm kiếm những người mất tích - cứu giúp nhau, cùng nhau vượt qua thảm kịch của siêu bão Haiyan.


  Trang Facebook chia sẻ thông tin về siêu bão Haiyan do những người Philippines lập ra đang được nhiều người quan tâm.

Trang Facebook chia sẻ thông tin về siêu bão Haiyan do những người Philippines lập ra đang được nhiều người quan tâm.

Giữa những vô vàn những hình ảnh tang thương, những tiếng khóc thảm thiết, những lời kêu cứu tuyệt vọng, người dân Philippines cũng không quên dành lời nhắn nhủ, cảnh báo đến người dân Việt Nam, nơi được xác định là điểm đến tiếp theo cơn bão Haiyan.

Mới đây nhất, trang Facebook này đã đăng tải một chia sẻ dành cho người Việt Nam có tên "Thông báo đặc biệt cho Việt Nam" với nội dung:

"Siêu bão Haiyan (còn gọi là Cơn bão số 14) đang suy yếu thành Bão mạnh sau khi đổ bộ vào Hải Phòng - Quảng Ninh sáng sớm hôm nay.... Sau đó nó sẽ đi về hướng Đông Bắc và vào tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

Haiyan sẽ còn tiếp tục suy yếu khi nó di chuyển về hướng Đông - Đông bắc trong 24 giờ tới... Cơn bão sẽ tan trong ngày mai...

Những người bạn ở vùng Đông Bắc Việt Nam vẫn nên cảnh giác bởi vấn sẽ có một gió mạnh và mưa kèm gió giật trong một vài giờ tới...

Lượng mưa 370mm đã được ghi nhận tại Mẫu Sơn (Lạng Sơn)...

Ngày 11/11/2013, 10:50 phút (giờ địa phương)".

  Status cảnh báo người dân Việt Nam về siêu bão Haiyan của người Philippines (Ảnh chụp màn hình)

Status cảnh báo người dân Việt Nam cảnh giác trước siêu bão Haiyan của người Philippines (Ảnh chụp màn hình)

Trong lúc này, khi mà ngay chính cuộc sống của họ còn đang bị đe doạ từng giờ, thì một chia sẻ như thế này thực sự đáng quý, bởi ngay cả trong đau thương, người dân Philippines vẫn nhớ tới và dành cho người Việt Nam - những con người mà họ thậm chí không quen biết, sự quan tâm, lo lắng từ đáy lòng.

Cơn bão đi qua, tàn phá và cuốn phăng tất cả mọi thứ, nhưng có một thứ mà không gì có thể vùi dập được, đó chính là tình người. Trong giông bão, hiểm nguy, trong khi đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết con người ta mới nhận ra mình không cô độc.

 

Nước mắt Philippines và bài phát biểu khiến thế giới chết lặng


 


Giang Vũ - 12/11/2013 19:32 Chia sẻ:

“Nếu không phải chúng ta thì là ai? Nếu không phải bây giờ thì là bao giờ? Nếu không phải ở đây thì ở đâu?”...Chúng ta có thể chấm dứt sự điên rồ ấy. Ngay tại đây...



Trưởng đoàn đàm phán Philiipines tham dự Hội nghị Công ước Khung của LHQ về biến đổi khí hậu lần thứ 19 (COP 19), ông Yeb Sano đã có bài phát biểu trong phiên khai mạc hội nghị, kêu gọi hành động khẩn cấp để ngăn chặn một cơn bão tàn khốc khác có thể ập tới, giống như siêu bão Haiyan ập vào đất nước này hồi cuối tuần.

Ông Sano cũng đã bất ngờ nói thêm một lời tuyên bố - vốn không được soạn sẵn trước đó - về việc tuyệt thực trong quá trình diễn ra hội nghị cho đến khi đạt được những bước tiến có ý nghĩa. Ông nói:

“Để đoàn kết với đồng bào tôi, những người đang đấu tranh để tìm thức ăn ở nhà và với em trai tôi, người chưa ăn gì suốt ba ngày qua, với tất cả lòng kính trọng, thưa ông Chủ tịch, và tôi không hề có ý không tôn trọng sự hiếu khách tử tế của ông, bây giờ tôi sẽ bắt đầu tình nguyện tuyệt thực vì khí hậu. Điều đó có nghĩa là tôi sẽ tự nguyện không ăn trong COP này cho đến khi thấy được một kết quả có ý nghĩa.”.

  Trưởng đoàn đàm phán Philiipines COP 19 Yeb Sano

Trưởng đoàn đàm phán Philiipines COP 19 Yeb Sano

Chúng tôi xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu của ông Sano tại United Nations Climate Control Conference COP 19/CMP 19, Warsaw2013:

Video phần phát biểu vô cùng xúc động của Trưởng đoàn Phillipines khi ông tuyên bố sẽ tuyệt thực để kêu gọi các đại biểu hành động chống biến đổi khí hậu.


Xin click vào link dưới đây:


 

 

Thưa Ngài Chủ tịch, tôi vinh dự được phát biểu, thay mặt người dân kiên cường của đất nước Cộng hòa Philippines.

Đầu tiên, người dân Philippines và đoàn đại biểu của chúng tôi có mặt ở đây, tham dự Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP19) tại Warsaw, xin gửi lời cảm ơn từ đáy lòng tới sự đồng cảm của các bạn đối với đất nước chúng tôi trong hoàn cảnh khó khăn của cả nước hiện nay.

Giữa thảm kịch này, đoàn đại biểu Philippines cảm thấy được an ủi bởi lòng hiếu khách nồng ấm của Ba Lan, người dân nước các bạn đã luôn mỉm cười chào đón chúng tôi ở bất cứ nơi đâu. Nhân viên khách sạn, người đi đường, tình nguyện viên và nhân viên ở Sân vận động Quốc gia đều dành cho chúng tôi những lời chia sẻ ấm áp. Xin cảm ơn Ba Lan.

 

Sự chuẩn bị của các bạn cho COP lần này vô cùng tuyệt vời và chúng tôi thực sự trân trọng nỗ lực to lớn mà các bạn đã dành cho việc chuẩn bị cho kỳ họp quan trọng này.

Chúng tôi cũng cảm ơn tất cả các bạn, những người bạn và đồng nghiệp ở trong khán phòng này và từ khắp mọi miền trên thế giới vì các bạn sát cánh bên chúng tôi trong thời khắc khó khăn này. Tôi cảm ơn tất cả các quốc gia và chính phủ đã dành tình đoàn kết và sự hỗ trợ cho Philippines. Tôi cảm ơn những người trẻ có mặt ở đây và hàng tỷ bạn trẻ trên khắp thế giới đã trước sau như một, ủng hộ đoàn đại biểu của tôi và dõi theo chúng tôi kiến tạo tương lai của các bạn.

Tôi cảm ơn xã hội dân sự, cả những người đang làm việc ở cơ sở khi chúng ta đang chạy đua với thời gian ở những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất lẫn những người đang ở Warsaw hối thúc chúng ta về tính cấp bách và khát vọng. Chúng tôi xúc động sâu sắc trước những hành động đoàn kết đầy nhân văn này. Sự ủng hộ dạt dào ấy chứng tỏ rằng, là con người, chúng ta đoàn kết; cùng giống loài, chúng ta quan tâm.

Cách đây chưa đầy 11 tháng, ở Doha, phái đoàn tôi đã kêu gọi thế giới…hãy mở to mắt để nhìn thẳng vào thực tế khắc nghiệt mà chúng ta đang phải đối mặt…bởi khi đó chúng tôi đang phải đương đầu với một cơn bão thảm khốc, thảm họa gây thiệt hại nặng nề nhất trong lịch sử Philippines.

Bởi vậy, gần một năm sau, chúng tôi không thể tưởng tưởng nổi một tai họa tàn khốc hơn còn có thể xảy ra. Với sự xoay chuyển tàn nhẫn của số mệnh, đất nước tôi đang bị thử thách bởi cơn bão địa ngục tên là Siêu bão Haiyan mà các chuyên gia mô tả là cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhận trong suốt lịch sử loài người. Nó mạnh đến nỗi nếu có cấp 6 thì nó sẽ rơi trọn vào nhóm đó.

Đến thời khắc này, chúng tôi vẫn không thể chắc chắn về toàn bộ mức độ của sự tàn phá vì thông tin được cập nhật một cách nhỏ giọt tới khốn khổ bởi điện và viễn thông đã bị cắt đứt, có thể còn lâu mới được khôi phục. Đánh giá ban đầu cho thấy Haiyan đã để lại những tổn thất khủng khiếp chưa từng có trong tiền lệ, không thể hình dung nổi và vô cùng tàn khốc, ảnh hưởng tới 2/3 Philippines, khiến khoảng một nửa triệu người mất nhà, cảnh tượng gợi nhớ tới hậu quả của sóng thần đối với vùng đất lớn, lầy lội, đầy bùn, ngập mảnh vỡ vụn và xác người chết.

Theo ước tính từ vệ tinh, Cơ quan Khí tượng và Hải dương quốc gia Hoa Kỳ cũng ước tính rằng Haiyan đã có áp suất tối thiểu khoảng 860 mbar, còn Trung tâm Cảnh báo bão chung ước tính Haiyan có thể đã đạt tới sức gió 315 km/h và gió giật 378 km/h, khiến nó trở thành cơn bão mạnh nhất trong lịch sử hiện đại mà chúng ta từng biết.

Bất chấp những nỗ lực to lớn mà nước tôi đã chuẩn bị để đối đầu với sự tấn công dữ dội của cơn bão quái vật này thì bão cũng quá mạnh, và mặc dù Philippines một quốc gia quen thuộc với bão thì siêu bão Haiyan không giống với bất cứ thứ gì chúng tôi trải qua trước đây, hay có lẽ là không giống với điều gì mà bất cứ quốc gia nào từng trải qua.

Hình ảnh sau cơn bão cũng dần dần từng bước chậm chạp trở nên rõ ràng hơn. Sức tàn phá thật khủng khiếp. Và như thể điều đó còn chưa đủ, một cơn bão khác đang hình thành trong vùng nước ấm ở bờ tây Thái Dình Dương. Tôi rùng mình khi nghĩ tới một cơn bão khác sẽ tấn công chính những nơi mà người dân thậm chí còn chưa thể gượng sức để đứng dậy nổi.

Với ai vẫn còn phủ nhận thực tế rằng đó là biến đổi khí hậu, tôi xin thách người đó bước ra khỏi tháp ngà của mình, rời khỏi chiếc ghế bành êm ấm.

Tôi thách người đó dám đến các đảo ở Thái Bình Dương, ở Ấn Độ Dương và nhìn mực nước biển đang dâng lên; đến những vùng đồi núi ở Himalayas và Andes để nhìn các cộng đồng người đang đương đầu với lũ lụt do băng tan; đến vùng Bắc Cực, nơi các cộng đồng cố bấu víu vào các đỉnh băng đang bị thu hẹp nhanh chóng; đến các vùng đồng bằng rộng lớn, vùng sông Hằng, Amazon, sông Nile, nơi sinh kế và sinh mạng con người đang bị nhấn chìm, tới đồi núi vùng Trung Mỹ, nơi đang phải đối mặt với những cơn bão hung dự tương tự; tới những đồng cỏ khô châu Phi, nơi biến đổi khí hậu cũng đang trở thành vấn đề sống còn khi thực phẩm và nước trở nên khan hiếm. Cũng xin đừng quên những trận bão lớn ở Vịnh Mexico và Duyên hải miền đông Bắc Mỹ.

Và nếu như thế vẫn chưa đủ, người đó có lẽ nên đến thăm Philippines luôn bây giờ.

Khoa học đã cho chúng ta thấy một bức tranh đang trở nên rõ ràng hơn nhiều. Báo cáo của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu IPCC về vấn đề này và các sự kiện tàn khốc đã nhấn mạnh những rủi ro đi liền với thay đổi về cấu trúc và tần suất của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Khoa học cho chúng ta biết rằng thật đơn giản, biến đổi khí hậu sẽ đồng nghĩa với việc có nhiều những cơn bão nhiệt đới mạnh hơn. Khi Trái đất ấm lên, và các đại dương cũng vậy. Năng lượng trữ trong các vùng biển ngoài khơi Philippines sẽ tăng cường độ của các cơn bão và xu hướng bão trở nên mạnh hơn - điều mà chúng ta thấy bây giờ - sẽ trở thành chuẩn mới.

Điều đó sẽ có tác động sâu sắc tới nhiều cộng đồng của chúng ta, nhất là những người phải vật lộn với thách thức kép từ khủng hoảng phát triển và khủng hoảng biến đổi khí hậu. Các cơn bão như Yolanda (Haiyan) và tác động của nó là lời cảnh tỉnh cho cộng đồng quốc tế rằng chúng ta không thể trì hoãn hành động về khí hậu. Warsaw phải mang đến tham vọng mạnh mẽ và cần phải tập hợp ý chí chính trị để giải quyết biến đổi khí hậu.

Tại Doha, chúng ta đã hỏi: “Nếu không phải chúng ta thì là ai? Nếu không phải bây giờ thì là bao giờ? Nếu không phải ở đây thì ở đâu?” (mượn lời lãnh đạo sinh viên Philippines Ditto Sarmiento trong thời thiết quân luật) – [Ditto Sarmiento, 1950-1977, chống lại chế độ thiết quân luật của cố Tổng thống Ferdinand Marcos, bị bỏ tù và chết trong đó – PV]. Những lời ấy có thể đã từng bị bỏ ngoài tai. Nhưng ở đây, tại Warsaw, chúng ta có lẽ cũng rất cần đặt ra những câu hỏi thẳng thắn ấy. “Nếu không phải chúng ta thì là ai? Nếu không phải bây giờ thì là bao giờ? Nếu không phải ở Warsaw thì ở đâu?”

Những gì đất nước tôi đang trải qua, kết quả của hiện tượng thời tiết khắc nghiệt sự kiện, thật điên rồ. Khủng hoảng khí hậu là sự điên rồ.

Chúng ta có thể chấm dứt sự điên rồ ấy. Ngay tại đây, ở Warsaw.

Đây là Hội nghị các bên lần thứ 19 nhưng chúng ta có lẽ không nên đếm nữa, bởi vì đất nước tôi không chấp nhận việc chúng ta cần đến COP30 hay COP40 mới giải quyết biến đổi khí hậu. Và bởi vì mặc dù đã có những thành tựu đáng kể từ khi ra đời Công ước khung của LHQ về Biến đổi khí hậu, nhưng 20 năm nay chúng ta vẫn không thực hiện được mục tiêu cao nhất của Công ước.

Bây giờ chúng ta đang ở trong tình thế phải tự vấn bản thân: liệu chúng có thể đạt được mục tiêu đặt ra ở Điều 2, tức là ngăn chặn được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu, hay không? Khi không hoàn thành được mục tiêu của Công ước, chúng ta có lẽ đã phê chuẩn cho sự diệt vong của những nước dễ bị tổn thương.

Và nếu chúng ta không hoàn thành được mục tiêu của Công ước, chúng ta phải đối diện với vấn đề mất mát và thiệt hại. Mất mát và thiệt hại từ biến đổi khí hậu là vấn đề thực tiễn hiện nay trên toàn thế giới. Các mục tiêu giảm phát thải của các nước phát triển đang thấp ở mức nguy hiểm và phải được nâng lên ngay lập tức, nhưng cho dù họ tuân thủ yêu cầu giảm 40 - 50% xuống dưới mức năm 1990, chúng ta vẫn còn đó vấn đề biến đổi khí hậu và vẫn sẽ cần phải giải quyết sự mất mát và thiệt hại.

Chúng ta đang ở thời điểm quan trọng và vấn đề là, kể cả mức giảm thiểu phát thải tham vọng nhất ở các nước phát triển – những nước lẽ ra phải dẫn đầu cuộc chiến biến đổi khí hậu hai thập niên qua – vẫn sẽ không đủ để đẩy lùi cuộc khủng hoảng.

Bây giờ đã là quá muộn, quá muộn khi nói tới việc thế giới có thể trông chờ Điều 1 để giải quyết khủng hoảng khí hậu. Chúng ta đã bước vào giai đoạn mới đòi hỏi sự đoàn kết toàn cầu nhằm chiến đấu với biến đổi khí hậu và bảo đảm rằng việc theo đuổi sự phát triển con người bền vững được xếp hàng đầu trong các nỗ lực của cộng đồng quốc tế. Đó là lý do tại sao các phương thức thực thi điều này ở các nước đang phát triển trở nên quan trọng hơn nhiều.

Chính Maurice Strong - Tổng thư ký của Hội nghị LHQ về Môi trường và Phát triển, Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất tại Rio de Janeiro 1992 – đã nói rằng “Lịch sử nhắc chúng ta nhớ rằng điều không thể diễn ra hôm nay có thể sẽ trở thành điều tất yếu vào ngày mai”.

Chúng ta không thể ngồi và nhìn một cách vô vọng vào sự bế tắc về khí hậu quốc tế này. Giờ là lúc hành động. Chúng ta cần có lộ trình khẩn cấp về khí hậu.

Tôi phát biểu thay cho đoàn đại biểu của tôi. Nhưng hơn cả vậy, tôi nói thay cho vô số những người không còn có thể tự nói cho chính họ vì đã mất mạng trong cơn bão. Tôi cũng nói cho những ai mất cha mẹ bởi thảm kịch này. Tôi nói cho những người đang chạy đua với thời gian để cứu người sống sót và để giảm nhẹ nỗi đau cho những người bị ảnh hưởng bởi thảm họa.

Chúng ta có thể hành động quyết liệt bây giờ để đảm bảo rằng có thể ngăn chặn được một tương lai, khi mà siêu bão trở thành chuyện thường. Bởi vì với tư cách là một quốc gia, chúng tôi không chấp nhận một tương lai, khi mà siêu bão kiểu Haiyan trở thành thực tiễn cuộc sống. Chúng tôi không chấp nhận việc chạy khỏi bão tố, sơ tán gia đình, chịu đựng sự tàn phá và đau khổ, đếm người chết trở thành đời thường. Đơn giản là chúng tôi không chấp nhận.

Chúng ta phải thôi gọi những sự kiện như vậy là tai họa tự nhiên. Chẳng tự nhiên chút nào khi người dân phải tiếp tục vật lộn để xóa nghèo và phát triển để rồi bị quật ngã bởi sự tấn công dữ dội của một cơn bão mà giờ đây được coi là cơn bão mạnh nhất từng ập vào đất liền. Không tự nhiên chút nào khi khoa học đã cho chúng ta biết sự ấm lên toàn cầu sẽ gây ra nhiều cơn bão mạnh hơn. Không tự nhiên chút nào khi loài người đã thay đổi khí hậu một cách sâu sắc.

Tai họa chẳng bao giờ là tự nhiên. Chúng là sự kết hợp của các yếu tố chứ không chỉ đơn thuần mang tính tự nhiên. Chúng là sự tích tụ của việc liên tiếp vượt qua các ngưỡng kinh tế, xã hội và môi trường. Hầu hết các tai họa đều là kết quả của bất bình đẳng và những người nghèo nhất thế giới phải chịu rủi ro nhiều nhất vì họ dễ bị tổn thương và vì qua nhiều thập niên phát triển không bình thường mà tôi phải nhấn mạnh rằng nó có liên quan tới kiểu theo đuổi tăng trưởng kinh tế đang thống trị thế giới; đây cũng là kiểu theo đuổi cái gọi là tăng trưởng kinh tế và tiêu dùng không bền vững đã làm biến đổi hệ thống khí hậu.

Bây giờ, nếu các vị cho phép, tôi xin nói ở khía cạnh cá nhân hơn.

Siêu bão Haiyan đã đổ vào quê hương tôi và sức tàn phá của nó đã gây choáng váng. Tôi không có từ nào để nói về những hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy trên các bản tin. Tôi không có từ nào để mô tả cảm giác của mình về những mất mát và thiệt hại mà chúng tôi chịu từ biến cố lớn này.

Đến giờ này, tôi đau khổ khi chờ tin về tính mệnh của người thân tôi. Điều tiếp cho tôi thêm sức mạnh và sự an ủi là khi em trai tôi liên lạc được với chúng tôi để báo là cậu đã sống sót sau đợt tấn công dữ dội. Hai ngày qua, cậu đã thu thi thể người bằng đôi bàn tay của mình. Cậu ấy đói và kiệt sức vì thực phẩm chưa thể đến được với những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Chúng tôi kêu gọi COP hãy theo đuổi việc này cho đến khi có kết quả ý nghĩa nhất. Cho đến khi đạt được những cam kết vững chắc nhằm đảm bảo việc huy động các nguồn lực cho Quỹ Khí hậu Xanh. Cho đến khi hoàn thành lời hứa thành lập một cơ chế về tổn thất và thiệt hại; cho đến khi đảm bảo có tài chính cho việc áp dụng cơ chế đó; cho đến khi có các lộ trình cụ thể nhằm đạt được con số 100 tỷ đô la đã cam kết từ trước; cho đến khi chúng ta nhìn thấy tham vọng thực sự với việc bình ổn khí nhà kính. Chúng ta phải chi tiêu tiền vào đúng nơi đúng chỗ.

Trong khuôn khổ Công ước khung LHQ về BĐKH, quá trình này được gọi bằng nhiều tên. Nó được gọi là một trò hề. Nó được gọi là cuộc tụ họp phát ra lắm khí các-bon của những kẻ nhiều tham vọng nhưng vô dụng. Nó được gọi bằng nhiều cái tên. Nhưng nó cũng có tên Dự án cứu hành tinh. Nó được gọi là “cứu ngày mai ngay hôm nay”. Chúng ta có thể sửa lại điều này. Chúng ta có thể chấm dứt sự điên rồ này. Ngay bây giờ. Ngay ở đây, ở giữa sân chơi này.

Tôi kêu gọi các bạn hãy dẫn dắt chúng tôi. Và để Ba Lan mãi được biết đến là nơi chúng ta thật sự quan tâm tới việc chấm dứt sự điên rồ ấy. Liệu nhân loại có tận dụng được cơ hội này? Tôi vẫn tin chúng ta có thể.


Video phần phát biểu vô cùng xúc động của Trưởng đoàn Phillipines khi ông tuyên bố sẽ tuyệt thực để kêu gọi các đại biểu hành động chống biến đổi khí hậu.


Xin click vào link dưới đây:


 

 

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Lisa Pham Vlog -25/4/2024

My Blog List