Nông
dân Việt mãi mãi nhọc nhằn
Nguyễn Quảng
Gửi cho BBC từ Milton Keynes, Anh Quốc
Cập nhật: 15:13 GMT - thứ tư, 13 tháng 11, 2013
- Facebook
- Twitter
- Google+
- chia sẻ
- Gửi cho bạn bè
- In trang này
Ở Anh chính phủ đánh thuế thành thị để giữ nông thôn
Tháng trước, tôi đến chơi nhà anh bạn người Anh, tôi biết anh hồi
còn ở Việt Nam. Anh luôn giới thiệu mình là nông dân, khiến một cô gái Việt
mới đầu thích anh do cao to đẹp trai, nhưng nghe là nông dân lập tức đánh bài
lảng dần.
Với cô, theo suy nghĩ đơn thuần Việt Nam, nhà nông là nghèo khổ,
lao động cực nhọc, ít học và rượu khỏe.
Các bài liên quan
- Nông dân Văn Giang 'được thả'
- Ý kiến: Chợ cóc và an toàn thực phẩm
- Thu hồi đất ở VN ‘phải đảm bảo hài hòa’
Chủ đề liên quan
Nhưng thực ra nông dân bên Anh tương đối giàu. Anh bạn tôi chỉ
làm việc bằng máy móc, từ làm đất, gieo hạt, tưới và thu hoạch, anh đi thăm
đồng bằng xe máy đặc chủng bốn bánh.
Từ phòng khách đón tôi là ngôi nhà nhỏ khác bên kia quả đồi đủ
tiện nghi nhìn xuống thung lũng rất đẹp, và để đến đó từ nhà chính, anh chở tôi
bằng chiếc Land Rover 4wd, mất 10 phút băng qua ruộng của chính anh.
Anh cũng mời tôi cưỡi ngựa, một con màu hồng trong số bốn chú
ngựa đang ở trong chuồng, nhưng nhìn con ngựa Anh cao cỡ 1 mét 9 từ lưng đến
đất, tôi từ chối, nhỡ ngã thì què như chơi.
Ở Anh, thu nhập của nông dân có khi 50% đến từ các khoản hỗ trợ để
bảo vệ môi trường. Ví dụ anh được hỗ trợ khi bỏ đất hoang 7% cho chim thú,
không dùng thuốc trừ sâu hay phân hóa học, trồng ba loại cây để giữ đa dạng
sinh học, không cầy xới những đồng cỏ mà giữ nguyên làm khu chăn thả.
Để giữ được mỗi ngọn núi hay dòng suối hay đàn hươu đẹp ngỡ ngàng
bên Anh, hóa ra đều là tiền từ chính phủ cả.
Tóm lại, một nông dân Anh luôn đủ ăn, ngay cả khi làm rất ít vì
Anh và châu Âu dùng thành thị để nuôi nông thôn, có vẻ ngược lại với Việt nam.
Không chỉ ở Anh mà hồi ở Việt Nam tôi cũng biết một bạn người
Úc, anh nói làm nghề chăn bò, khiến tôi có ý khinh thường.
"Ở Anh, thu nhập của nông dân có khi 50% đến từ các khoản hỗ
trợ để bảo vệ môi trường"
Vì nghề chăn bò khiến tôi tưởng tượng ra một anh nông dân nón lá
buồn bã ngồi ở sườn đê, hóng ô tô qua lại nhìn để giết thời gian, tay luôn
ve vẩy cái roi tre một đầu rách tướp.
Nhưng đi uống bia vỉa hè vài lần cùng anh chăn bò người Úc đó và
nghe anh kể chuyện, hóa ra đàn gia súc của anh có cả ngàn con ở khu chăn thả
hàng ngàn héc ta, và anh lắm khi phải lùa bò bằng máy bay trực thăng nhỏ hai
chỗ ngồi hiệu Robinson.
Tôi xin lỗi vì đã coi thường các anh.
Nông dân nghĩa là
nghèo
"Để̀
xuất khẩu được gạo kiếm ngoại tệ cho cả nước, người nông dân Việt nam đang
bị vắt kiệt sức"
Vì ở Việt Nam, khi nói đến nông dân, ta mặc định là nghèo, ngay cả
khi trúng mùa, họ vẫn nghèo. Báo chí Việt Nam luôn giật tít : “khóc ròng vì
được mùa”, hay “được mùa, rớt giá”, và ở Việt Nam, 70% đất là làm nông nghiệp.
Báo nói không hề sai, mỗi khi được mùa, giá lại rớt thê thảm, từ
nhãn, vải, chôm chôm, xoài, dưa hấu, và lúa.
Tôi thấy họ bán giá gần như cho dưa hấu ở vệ đường, và khi không
bán hết, dưa bắt đầu hỏng, người nông dân bỏ đi, vứt bỏ cả đống dưa bắt đầu
thối inh chất đống khắp nơi dọc quốc lộ.
Được mùa, nhưng bà con không vui hơn, vì về cơ bản, túng vẫn hoàn
túng.
Vì họ là … nông dân, họ luôn tự đặt mình vào thế bị động, và bị
thương lái ép giá, về đủ mọi đường, do họ không bao tiêu được đầu ra. Tất cả
phó thác cho may mắn, và nông phẩm, ví dụ gạo hay gà, không thể để lâu, gạo để
lâu thì mốc và giảm chất lượng. Và lúa, với khí hậu nhiệt đới, rất nhanh lên
mầm khi chất đống chờ người đến mua, năm nào cũng vậy.
Còn gà thì ví như anh nông dân có trang trại nuôi gà, thì đàn gà
phải được bán ở 2 kg hay 3 kg. Vượt qua ngưỡng đó, con gà ăn nhiều khủng khiếp
và nếu vẫn nuôi tiếp tục, lập tức lỗ tiền cám.
Thế là họ bị ép giá bởi mọi tầng lớp. Thương lái hiểu, người nông
dân phải đẩy nông sản đi bằng mọi giá.
Chất lượng gạo cũng là một vấn đề. Những mảnh ruộng quá nhỏ của
nhiều hộ cho ra những hạt gạo gần như loạn về chất lượng và kích cỡ, của đủ mọi
giống lúa khác nhau, do thương lái ham lãi pha trộn nhiều loại để bán với giá
gạo cao nhất.
Chất lượng gạo kém khiến ta chỉ cạch tranh được nhờ bán rẻ.
Nếu người Thái giảm giá gạo của họ như làm với gạo 5% tấm trong
năm nay, nghĩa là ta phải giảm giá gạo hơn nữa để cạnh tranh, mà rẻ, nghĩa là
nông dân, người làm ra nó, chịu thiệt.
Bà con nông dân, đã làm ra nhiều lúa hơn mức cần thiết, tự họ đã
đẩy mình vào thế: được mùa rớt giá.
Dân Việt Nam 90 triệu người ăn hết 13 triệu tấn gạo 1 năm, trong
khi nông dân sản xuất ra một năm những 40 tấn ( làm tròn số) thì ngoài cám
làm thức ăn gia súc, hay nấu rượu, hay ném vài nắm cho đàn gà, thì phải xuất
khẩu.
Mỗi khi được mùa, giá nhãn, vải, xoài, dưa lại rớt thê thảm
Hiện tại gạo ở Việt Nam làm thức ăn gia súc mới chỉ là dự định nằm
trên giấy, do dinh dưỡng kém và giá cao.
Trong khi ngô hay lúa mì, mà giá tăng đến 50% trong bốn năm qua,
lại là hàng Việt Nam phải nhập khẩu làm thức ăn chăn nuôi.
Vấn đề là số gạo dân Việt Nam ăn không hết đó nếu không được xuất
khẩu, thì chỉ có đổ đi, vì càng để lâu, càng giảm chất lượng.
Năm nay, Trung Quốc bất ngờ gia tăng mua gạo cả chính ngạch lẫn
tiểu ngạch đã gỡ thế bí cho Việt Nam một cách ngoạn mục. Chính ông Trương
Thanh Phong, chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cũng phải thừa nhận:
“Nếu không nhờ xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc, tình hình
xuất khẩu gạo năm nay chưa biết sẽ xảy ra chuyện gì.”
Nhưng ở Việt Nam, Trung Quốc luôn bị coi là con dao hai lưỡi, ẩn
chứa khá nhiều rủi ro. Nếu trông đợi vào họ lâu dài, khi họ ngừng thu vì bất kì
lí do gì, nông dân sẽ khóc dở mếu dở.
Nhiều lúa hóa ra chả giải quyết được vấn đề gì và nông dân nghèo
vẫn hoàn nghèo. Nếu bỏ một hay thậm chí hai vụ lúa, đổi sang trồng ngô, hay
đậu, hay bất kì thứ gì làm thức ăn gia súc, hoặc thậm chí để đất hoang cho vụ
sau nếu ở đồng bằng sông Cửu Long , tôi khẳng định nông dân sẽ giàu hơn.
Bà con nông dân, sau cả năm làm quần quật trên cánh đồng, với chi
phí cho phân bón và thuốc sâu vụ sau cao hơn vụ trước, và bán lúa với giá rẻ
bằng nửa ốc bươu vàng, mới nhận ra, công sức của mình chỉ nuôi béo anh chủ nhà
máy sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón và các công ty xuất khẩu gạo.
Chưa kể để xuất khẩu được gạo kiếm ngoại tệ cho cả nước, người
nông dân hóa ra đang bị vắt kiệt sức.
Bài tham gia Diễn đàn BBC Tiếng Việt viết thể hiện quan
điểm và cách hành văn của tác giả.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.