Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, November 15, 2013

Trung Quốc : Nhiều nhà hoạt động và dân oan bị nhốt vào nhà thương điên


 

 

 

TRUNG QUỐC - 

Bài đăng : Thứ sáu 15 Tháng Mười Một 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 15 Tháng Mười Một 2013

Trung Quốc : Nhiều nhà hoạt động và dân oan bị nhốt vào nhà thương điên


Một "bệnh nhân" bị trói tay vào giường trong một bệnh viện tâm thần ở Thiểm Tây - REUTERS

Một "bệnh nhân" bị trói tay vào giường trong một bệnh viện tâm thần ở Thiểm Tây - REUTERS

Thụy My  RFI


Báo mạng AsiaNews hôm nay 15/11/2013 dẫn báo cáo của một tổ chức bảo vệ nhân quyền Trung Quốc tố cáo chính quyền nước này tiếp tục sử dụng biện pháp bắt giam vào bệnh viện tâm thần, để trừng trị các nhà hoạt động đấu tranh cho quyền công dân và dân oan khiếu kiện.


Trong báo cáo mới nhất, tổ chức Chinese Human Rights Defenders (CRHD) nêu ra một loạt các trường hợp bị cưỡng bức vào bệnh viện tâm thần và bạo hành ngay trong bệnh viện.

CRHD tố cáo, các hành vi này đã vi phạm luật về sức khỏe tâm thần của Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 01/05/2013. Theo đó chỉ có các bác sĩ chuyên khoa tâm thần được chứng nhận mới có quyền đưa một bệnh nhân vào nhà thương điên để điều trị, chứ không phải các viên chức nhà nước.

Tuy nhiên các tiêu chuẩn để đánh giá năng lực của chính quyền địa phương do Bộ Y tế ban hành ngày 06/07/2012 đòi hỏi địa phương phải ấn định chỉ tiêu đạt được cho bệnh viện về số người « bị bệnh tâm thần nặng ». Có trường hợp chỉ tiêu đề ra không được thấp hơn 0,2%.

Để đạt chỉ tiêu, một số chính quyền địa phương rốt cuộc đã dùng đến cách nhốt vào bệnh viện tâm thần các nhà hoạt động dân chủ hay các công dân bình thường bị buộc tội « gây rối loạn trật tự xã hội ».

Một trong những trường hợp được CRHD nêu ra là bà Phạm Diệu Trân (Fan Miaozhen), một người tích cực đấu tranh chống cưỡng chế đất, đã ba lần bị đưa vào bệnh viện tâm thần Sùng Minh (Chongming) ở Thượng Hải. Để trừng phạt bà lão 71 tuổi này, chính quyền địa phương cưỡng bức bà vào viện mà không hề có bệnh án. Bà được thả ra hai ngày sau đó, nhưng đã bị nhồi nhét đủ thứ thuốc. Hồi tháng 12/2010, bà Phạm Diệu Trân cũng đã từng bị tra tấn về thể xác và tinh thần trong suốt 56 ngày kể cả bị chích điện, vì bà từ chối uống thuốc.

Câu chuyện của Hình Thế Khố (Xing Shiku) ở Hắc Long Giang cũng không kém phần nghiêm trọng. Đầu năm 2007, ông bị đưa vào một bệnh viện tâm thần ở Cáp Nhĩ Tân và nhốt suốt sáu năm trời, do ông đi kiện nạn tham nhũng và vi phạm quyền của người lao động. Trong một cuộc phỏng vấn, ông kể lại những cảnh đã phải chịu đựng : bị trói chặt vào ghế, bị nhân viên bệnh viện chích điện vào đầu dù bác sĩ xác nhận ông không có dấu hiệu nào về tâm thần.

Tại Liêu Ninh, công an sau khi giam giữ nhà hoạt động Trương Hải Yến (Zhang Haiyan) 42 ngày, đã buộc ông vào một bệnh viện tâm thần ở Phượng Thành (Fengcheng). Hai mươi ngày sau đó ông được thả ra sau khi đã ký cam kết sẽ không chỉ trích chính quyền trên mạng, hay tiến hành « các hoạt động khiếu kiện bất thường ». Trong thời gian bị giữ ở nhà thương điên ông cũng bị buộc phải uống nhiều thứ thuốc.

Một trường hợp khác là hai dân oan Vương Thục Anh (Wang Shuying) và Cố Tương Hồng (Gu Xianghong) cũng bị giam giữ một thời gian tại một bệnh viện tâm thần nhưng không hề được điều trị y tế.

 

 

TRUNG QUỐC - 

Bài đăng : Thứ sáu 15 Tháng Mười Một 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 15 Tháng Mười Một 2013




Trung Quốc sẽ giảm hành quyết và bỏ chế độ lao cải



Reuters

Thụy My  RFI


Tân Hoa Xã hôm nay 15/11/2013 loan báo, Trung Quốc sẽ giảm việc thi hành án tử hình và hủy bỏ chế độ lao cải, một chế độ mà theo đó chỉ cần một quyết định đơn giản của công an là người dân có thể bị tống vào trại cải tạo lao động mà không cần xét xử. 


Theo Tân Hoa Xã, quyết định này « nằm trong các nỗ lực nhằm cải thiện nhân quyền và tình trạng tư pháp » tại Trung Quốc, nhấn mạnh rằng Bắc Kinh cũng sẽ giảm dần số lượng tội phạm có thể lãnh án tử hình.

Còn hệ thống lao cải khiến dân chúng rất bất bình, được công an sử dụng để trấn áp tội phạm, nhưng cũng được chính quyền địa phương dùng để tống khứ đi những người chống đối. Chỉ cần công an ra quyết định là đối tượng sẽ bị cho vào trại cải tạo có thể đến bốn năm mà không cần đưa ra tòa xét xử.

Chế độ cải tạo lao động đã bị tố cáo kịch liệt vì có vô số trường hợp lạm dụng. Nhất là từ phía các cán bộ địa phương muốn bịt miệng các nhà đối lập hay các cư dân mạng tố cáo họ, hoặc các dân oan đi khiếu kiện về những sai trái của chính quyền địa phương.

Các trại lao cải được thành lập dưới thời Mao Trạch Đông vào năm 1957 để trừng phạt những tội phạm không quan trọng. Theo một báo cáo của Liên Hiệp Quốc công bố năm 2009, có khoảng 190.000 người đã bị giam giữ trong các trại cải tạo loại này ở Trung Quốc.

Trong những năm gần đây liên tục có những lời kêu gọi bãi bỏ chế độ cải tạo lao động, đặc biệt là sau các cuộc tranh cãi dữ dội về nhiều trường hợp được báo chí đăng tải. Bản thân Thủ tướng Lý Khắc Cường nhậm chức từ tháng Ba, mùa xuân rồi đã loan báo là việc cải cách hệ thống này sẽ được tiết lộ trước cuối năm.

 

 

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List