TRUNG QUỐC -
Bài đăng : Thứ sáu 15 Tháng Mười Một 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ
sáu 15 Tháng Mười Một 2013
Xây
dựng để tham ô : Quả bom làm tiêu tan sự nghiệp Thị trưởng Nam Kinh
Thị trưởng Nam Kinh Quý Kiến Nghiệp trong lần tham dự Đại hội thể
thao trẻ 2010 tại Singapore - REUTERS /Issei Kato
Tú Anh RFI
Sự kiện Thị trưởng Nam
Kinh bị cách chức, bắt giam và điều tra tội tham nhũng làm dư luận địa phương
hả dạ. Quý Kiến Nghiệp là quan chức lãnh đạo cao cấp thứ 11 bị mất chức trong
chiến dịch chống tham ô.Tuy nhiên, người dân Trung Quốc không nuôi ảo tưởng về cái
gọi là « quyết tâm bài trừ tham nhũng » của một chế độ chính trị thối
nát từ bên trong.
Cách nay đúng một tháng, người dân Nam Kinh đã chào mừng tin Thị
trưởng Quý Kiến Nghiệp bị cách chức và bị điều tra về tội tham ô. Được bổ nhiệm
làm Thị trưởng Nam Kinh, năm 2010, ông Quý Kiến Nghiệp nhanh chóng nổi danh qua
các công trình xây dựng khổng lồ.
Chỉ trong vòng vài tháng, hàng ngàn cây ngô đồng hàng trăm năm của
thủ phủ tỉnh Giang Tô và cũng là cố đô của Trung Quốc đã bị đốn sạch nhường chỗ
cho đường xe điện đón chào Đại hội Thể thao trẻ 2014. Cũng trong khuôn khổ này,
Thị trưởng Nam Kinh tiến hành xây dựng hàng loạt vận động trường, trung tâm thi
đấu, hội trường quốc tế… biến Nam Kinh thành một bãi hầm hố, chiến trường.
Bực tức vì diện mạo truyền thống của cố đô bị biến dạng, 8 triệu
dân địa phương tặng cho ông Thị trưởng biệt danh « Oát thổ cơ = xe đào hố
» và nhiều cuộc biểu tình phản đối đã diễn ra trong năm 2011. Vì sao Thị trưởng
Quý Kiến Nghiệp hăng say đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng và bất động sản như thế
? Theo AFP, thứ nhất, đây là con đường tiến thân huy hoàng trong thể chế độc
đảng Trung Quốc và thứ hai, mỗi dự án là một cơ hội tham ô.
Cuối cùng Ban kỷ luật đảng Cộng sản thông báo cách chức ông Quý Kiến
Nghiệp hồi giữa tháng 10 năm 2013 với lý do « vi phạm kỷ luật », một
thuật ngữ ám chỉ tội tham ô.
Tại Nam Kinh, tin này đã làm dân chúng hài lòng. Tuy nhiên, không
ai mang ảo tưởng vào lời cam kết của Chủ tịch Tập Cận Bình diệt trừ tham ô từ «
hổ đến ruồi ».
Được phóng viên AFP hỏi ý kiến, một tài xế taxi cho rằng « tất cả cán bộ đều tham nhũng và nhiều như cá
dưới sông. Có bắt được một con thì sẩy hàng ngàn con khác ». Một người khác giải thích : Chẳng qua là Quý
Kiến Nghiệp gặp vận xui. Một kẻ tham ô bị diệt thì sẽ có một tên tham nhũng
khác thay thế.
Theo người dân địa phương, một trong những lý do Thị trưởng Nam
Kinh bị mất chức là vì ông thuộc « băng nhóm » của cựu Chủ tịch Giang
Trạch Dân mà nhiều nhân vật đã bị thanh trừng hoặc bị điều tra trong chiến dịch
« bài trừ tham nhũng ». Dư luận Trung Quốc đặt nghi vấn phải chăng ban
lãnh đạo mới đang đặt « băng Thượng Hải » của cựu Chủ tịch Giang Trạch
Dân vào tầm đạn.
Giang Trạch Dân được xem
là lãnh đạo « băng Thượng Hải », từ chức vụ Thị trưởng thủ đô kinh tế , xây
dựng mạng lưới ảnh hưởng đưa phe « Thái tử đảng » từ Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai
…. lên đài danh vọng. Trong khi đó, báo chí chính thức tập trung tố cáo Quý
Kiến Nghiệp phạm nhiều sai trái « từ tham ô
cho đến đồi trụy hoang dâm ».
Những đại công trình xây dựng luôn được trao cho một công ty thầu
vây cánh ở Từ Châu để chia chác tiền hoa hồng từ khi Quý Kiến Nghiệp làm Phó Bí
thư đảng ủy Dương Châu, leo dần lên chức Thị trưởng Nam Kinh.
Tân Hoa xã đặt câu hỏi là tại sao Quý Kiến Nghiệp luôn có hành vi bê bối, sai trái mà vẫn thăng quan tiến chức không bao giờ bị thanh tra, kiểm điểm ?
Tân Hoa xã đặt câu hỏi là tại sao Quý Kiến Nghiệp luôn có hành vi bê bối, sai trái mà vẫn thăng quan tiến chức không bao giờ bị thanh tra, kiểm điểm ?
Tờ báo Anh ngữ China Daily thì kêu gọi là « cần phải xem xét
lại cơ chế bổ nhiệm cán bộ ».
Sinh năm 1957, Quý Kiến Nghiệp gia nhập đảng Cộng sản năm
1974.Chức vụ đầu tiên là Phó Tổng biên tập báo Từ Châu. Ông lập gia đình với
con gái của Phó Tỉnh ủy tỉnh Giang Tô (thủ phủ là Nam Kinh) và bước vào sự nghiệp
chính trị vào năm 2001 với chiếc ghế Phó Bí thư huyện Giang Châu, quê hương của
ông Giang Trạch Dân.
Đối với các nhà quan sát quốc tế, do thiếu
một hệ thống tư pháp độc lập và báo chí tự do, chính
phủ Trung Quốc « chỉ đập được ruồi » mặc dù tạo ra tiếng vang trong vụ án Bạc Hy
Lai.
HOA KỲ - TRUNG QUỐC -
Bài đăng : Thứ năm 14 Tháng Mười Một 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ
sáu 15 Tháng Mười Một 2013
Báo
Mỹ tố con gái ông Ôn Gia Bảo nhận hối lộ
Cửa văn phòng JPMorgan tại Bắc Kinh, Trung Quốc (Ảnh chụp
13/12/2010)
REUTERS/Jason Lee/Files
Thanh Hà RFI
Ngân hàng JP Morgan
Chase đã chi ra gần hai triệu đô la cho con gái lãnh đạo Trung Quốc để giành
được nhiều hợp đồng. Nhật báo Mỹ New York Times số đề ngày 14/11/2013 tiết lộ
tin trên. Cũng tờ báo này đã tiết lộ gia đình cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã tích
lũy một tài sản kếch sù trong thời gian ông cầm quyền.
Báo New York Times đã căn cứ trên nhiều tài liệu mật, một số những
thông tin chính thức và nhiều cuộc phỏng vấn trước khi tiết lộ tin trên. Theo
đó, trong thời gian từ năm 2006 đến 2008, tập đoàn ngân hàng Mỹ JP Morgan Chase
tại Trung Quốc đã cộng tác với một văn phòng tư vấn mang tên Fullmark
Consultants. Với chỉ vỏn vẹn hai người điều hành văn phòng này do bà Ôn Như
Xuân (Wen Ruchun), con gái Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, đứng đầu.
Trong khoản thời gian này, tập đoàn đã trả thù lao cho con gái Thủ
tướng Trung Quốc 1,8 triệu đô la để đổi lấy nhiều hợp đồng quan trọng. Cụ thể
là hợp đồng với Tổng công ty Đường Sắt Trung Quốc và JPMorgan Chase cũng là một
trong những ngân hàng nước ngoài đã cố vấn cho tập đoàn này tham gia sàn chứng
khoán vào năm 2007. Nhờ vậy mà Tổng công ty Đường Sắt Trung Quốc đã huy động
được hơn 5 tỷ đô la vốn.
Tờ báo Mỹ cho biết thêm, bà Ôn Như Xuân đã mở văn phòng tư vấn
dưới bí danh là Trương Bành Hợp (Lily Chang). JPMorgan Chase đang trong tầm ngắm
của các giới chức tài chính Mỹ, do ngân hàng này bị cho là có thói quen liên
kết với thân nhân các lãnh đạo Bắc Kinh để dễ dàng hoạt động tại Trung Quốc.
Vẫn theo báo New York Times, bê bối giữa ngân hàng Mỹ JP Morgan
Chase với thân nhân các lãnh đạo Trung Quốc liên quan đến Tổng công ty Đường Sắt
không chỉ dùng lại ở con gái cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo, mà còn liên hệ đến nhiều
nhân vật khác, như con gái một quan chức cũng trong ngành Đường sắt Trung Quốc
mà nay đã bị thất sủng.
Vào cuối tháng 10/2012, báo New York Times từng hé lộ về tài sản khổng
lồ của gia đình ông Ôn Gia Bảo sau hai nhiệm kỳ ông làm Thủ tuớng. Theo đó, tài
sản tích lũy được của mẹ, vợ, con trai và em trai ông lên tới 2,7 tỷ đô la.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.