Ai nắm chắc ngọn cờ ở
Đại hội 12?
Phạm Chí Dũng
Gửi cho BBC từ Sài Gòn
Cập
nhật:
13:32 GMT - thứ hai, 6 tháng 1, 2014
·
Facebook
·
Twitter
·
Google+
·
chia sẻ
·
Gửi cho bạn bè
·
In trang này
Dàn lãnh đạo Đảng Cộng sản ra mắt tại Đại hội
XI năm 2011
Cùng với sự kiện hàng trăm người dân oan đất đai tập trung biểu
tình tại nhà thờ Đức Bà Sài Gòn ngay ngày đầu năm 2014, thông điệp chào đón năm
mới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng ghi một dấu ấn khá đặc biệt về tinh thần
“chia tay cái cũ”.
Trong không khí trì đọng giằng co của chính
trường Việt Nam cùng kinh tế ảm đạm chưa từng có trước Tết Nguyên đán, bản
thông điệp mang tính quốc dân của người đứng đầu chính phủ đã dứt dư luận khỏi
cơn buồn ngủ và lập tức tạo nên lớp triều lao xao giữa trí thức trong, ngoài
Đảng và người Việt ngoài nước.
Các bài liên quan
·
'Bắt đầu chạy nước rút quyền lực?'Nghe16:04
·
Thủ tướng Dũng và phép toán thông điệp
·
Đảng có dám đổi mới?
Chủ đề liên quan
·
Diễn
đàn,
·
Phạm
Chí Dũng,
·
Đảng Cộng sản
Người ta bàn tán, tranh cãi, hy vọng hoặc
hoài nghi về những ấn tượng mới mà lần đầu tiên cộng hưởng trong cùng bản thông
điệp trên: “đổi mới thể chế”, “xóa độc quyền”, “nắm chắc ngọn cờ dân chủ”, và
thú vị không kém là khái niệm chưa có tiền lệ về “nhà nước kiến tạo phát
triển”.
Kể cả lối dẫn dụ “người dân có quyền làm
những gì pháp luật không cấm” được tuyên xưng trong bản thông điệp, cho dù đã
quá nhiều năm qua những câu chữ đó đã trở nên lạc lõng khi nhà cầm quyền chẳng
mấy lưu tâm đến ý nguyện của dân, còn các nhóm lợi ích vẫn mặc sức lũng đoạn dù
bị pháp luật nghiêm cấm…
Minh chứng là bản Hiến pháp năm 2013 vẫn
không hề giảm giá quan niệm “sở hữu toàn dân về đất đai”, vẫn đổ thêm dầu vào
cơn binh lửa thu hồi đất được đặc cách cho một tầng lớp dân oan rộng khắp.
Tạm gác lại khái niệm “dân chủ” mà bản thông
điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập như một khẩu hiệu được giới
lãnh đạo Đảng tuyên ngôn nhiều năm qua, hy vọng là lời hứa hẹn “xóa độc quyền”
sẽ được Chính phủ thực hiện trong nay mai.
Xóa độc quyền?
Vào những ngày cuối năm 2013, một thông tin
bất ngờ cho biết Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã gần như hoàn tất quá trình
“chuyển vốn” từ doanh nghiệp mẹ sang các doanh nghiệp con chỉ trong khoảng nửa
năm qua.
Cũng không loại trừ chu trình chuyển hóa sinh
học này đã được âm thầm hành sự ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex).
Hiện tượng “chuyển vốn” trên cho thấy điều
gì?
Dường như những kẻ âm thầm thực hiện mưu sự
này đã nắm được thông tin “sẽ bỏ độc quyền” và còn được “bật đèn xanh” từ phía
cấp cao hơn, ít nhất từ cơ quan chủ quản của họ là Bộ Công thương - cơ quan chủ
chốt trong phái đoàn Việt Nam đàm phán về TPP.
Việt Nam có thể xóa độc quyền trong ngành
điện?
Bộ Công thương cũng chính là địa chỉ phải
chịu trách nhiệm về cú xả lũ vô nhân đạo làm chết hơn 50 người dân nghèo ở các
tỉnh miền Trung vào cuối năm 2013, nhưng cho đến nay vẫn chưa hề bị truy cứu
theo bất kỳ điều khoản nào của Bộ luật hình sự.
Trước đó vào tháng 9/2013, tổng giám đốc
Petrolimex đã làm công luận bất ngờ bởi lời than thở của ông ta về tâm trạng
“chán độc quyền”.
Nhưng không lâu sau, tâm trạng đó bị giới
quan sát độc lập lôi ra ánh sáng: nếu không phải do đòi hỏi bắt buộc của những
quốc gia chủ trì trong Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) về
“một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh” cùng cơ chế “cạnh tranh sòng phẳng giữa
các thành phần kinh tế”, chắc chắn không có chuyện ai đó tự nguyện rời bỏ vũ
khí độc quyền.
Nhưng dĩ nhiên, bản chất của cá mập vẫn luôn
là cá mập.
Người ta đồ rằng chu trình “chạy vốn” của các
tập đoàn đặc lợi chính sách sẽ chỉ là mang tính chuyển đổi thế độc quyền từ cơ
chế tập thể sang độc quyền cá nhân, từ lũng đoạn quy mô lớn sang thao túng quy
mô nhỏ, khi rất có thể những chức danh chủ chốt trong các tập đoàn độc quyền
nhà nước sẽ không thể buông lơi cổ phần chi phối của họ tại các công ty con.
Cũng bởi thế, mặc dù có thể tò mò và được gợi
chút hy vọng bởi quan điểm “đổi mới thể chế” và tư tưởng “xóa độc quyền” trong
bản thông điệp 2014 của người nắm giữ chính phủ, song giới phân tích vẫn nghi
ngờ hình ảnh “nắm chắc ngọn cờ dân chủ” được dành cho cơ chế “độc quyền con”,
một khi toàn bộ lực lượng vật chất vẫn nằm trong tay các nhóm lợi ích độc quyền
và lại kiến tạo nên một cơ chế độc quyền mới cùng các chiến dịch tăng giá theo
kiểu “giá trị gia tăng”.
Nếu mâu thuẫn vẫn tiếp tục, có nguy cơ là mô
hình “nhà nước kiến tạo phát triển” sẽ không thuần túy là phương châm “nhà nước
không làm thay cho dân”, mà sẽ trở thành “nhóm lợi ích làm thay nhà nước”.
Và nếu bản thông điệp này không có gì mới về
tính hành động, tức không khác tinh thần bảo thủ của Hiến pháp năm 2013, làm
sao đời sống các tầng lớp nhân dân sẽ được giảm bớt về áp lực đè thuế gián tiếp
bởi các nhóm độc quyền?
Làm sao để vị Thủ tướng đang được hy vọng mơ
hồ vào mục tiêu cải cách thể chế có thể đón nhận thái độ hân hoan và ủng hộ từ
phía trí thức và dân chúng - một điều kiện quá cần thiết để ông hoàn tất điều
kiện đủ vào năm 2016?
Ai phất cờ?
Dư luận đánh giá khác nhau về Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng
Từ nay đến Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 12
chỉ còn hai năm nữa. Có vẻ như những quân bài phải ngả chiếu “quyết liệt” hơn.
Cũng có vẻ đã đến giờ phút mà một chính khách
quá từng trải như ông Nguyễn Tấn Dũng ý thức rõ ràng về một xác quyết không thể
chậm trễ nữa.
Rất có thể, bản thông điệp đầu năm 2014 của
ông chính là bước khởi động cho một quyết định lớn lao nhưng không thể từ chối
tính phiêu lưu dẫn đến năm 2016.
Chắc chắn phải được soạn thảo bởi một bộ máy
tham mưu có kiến thức và am hiểu phương Tây hơn ê kíp cũ, bản thông điệp này
còn không quá ngần ngại khi nêu ra mô hình “nhà nước kiến tạo phát triển” của
học giả có tên Chalmers Ashby Johnson.
Đáng chú ý, Chalmers Ashby Johnson lại là một
giáo sư người Mỹ, giảng dạy tại Đại học California.
Năm 2013, Nguyễn Tấn Dũng được coi là một
trong hai chính khách “thành công” trên trường quốc tế, cùng với Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang.
Một chi tiết đáng chú ý là cả hai vị nguyên
thủ quốc gia này đều được ghi dấu nổi bật và giành được thiện cảm hơn hẳn trong
những chuyến đi Washington và New York chứ không phải đến Bắc Kinh.
"Cũng có một dư luận khác, dù chỉ là thiểu số,
nhưng lại thuộc về giới am hiểu các thao tác chính trị: bản thông điệp đầu năm
2014 của người chỉ còn nhiệm kỳ cuối trong chính phủ như mang hơi hướng của một
lời “tuyên chiến” công khai với những đối trọng của ông."
Số đông dư luận vẫn đang hoài nghi năng lực
thiếu tính hành động của một vị Thủ tướng “yêu trung thực, ghét giả dối” và lời
cam kết “sẽ từ chức nếu không chống được tham nhũng” từ khi nhậm chức vào năm
2006.
Nên nhắc cả sự kiện ông chủ xướng yêu cầu về
chủ quyền biển đảo và luật biểu tình tại kỳ họp quốc hội cuối năm 2011 nhưng đã
bặt vô âm tín từ đó đến nay.
Nhưng vẫn có một thiểu số lại cảm nhận về một
kế hoạch đã thành hình đến mức chi tiết của Thủ tướng Dũng trong hai năm tới,
về một “quyết tâm chính trị” không chỗ lùi và không thể để chậm trễ hơn.
Cũng có một dư luận khác, dù chỉ là thiểu số,
nhưng lại thuộc về giới am hiểu các thao tác chính trị: bản thông điệp đầu năm
2014 của người chỉ còn nhiệm kỳ cuối trong chính phủ như mang hơi hướng của một
lời “tuyên chiến” công khai với những đối trọng của ông, một thông điệp mà
không nhất thiết phải luôn được thông qua bởi “tập thể Bộ Chính trị”.
Cũng bởi cho tới giờ phút này, vẫn chưa có
một thông điệp nào khác từ những gương mặt then chốt khác, kể cả một gương mặt
được coi sáng giá là ông Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính Trị kiêm Bí thư
thành ủy Hà Nội.
Trong khi đó, trên một bình diện rộng hơn hẳn
và không quá quan tâm đến từng động cơ ẩn giấu của giới chính khách đương đại
Việt Nam, một luồng tâm lý hiện hữu trong khối trí thức và dân chúng vẫn là
mong chờ và khao khát đến cháy bỏng về cải tổ kinh tế và hơn nhiều nữa là “thay
máu” về chính trị.
Phải chăng luồng tâm lý của đại đa số ấy sẽ
là vườn ươm cho những hạt giống chính khách thâm hiểu và có khả năng “nắm chắc
ngọn cờ” để gây men một dòng máu mới cho nền chính trị tương lai ở Việt Nam?
VIỆT NAM -
Bài đăng : Thứ ba 07 Tháng Giêng 2014 - Sửa đổi
lần cuối Thứ ba 07 Tháng Giêng 2014
Dương Chí Dũng khai Thứ trưởng
Công an đã mật báo để ông bỏ
trốn
Cựu lãnh đạo tập đoàn tàu thủy Vinalines Dương
Chí Dũng trước khi bị bắt - REUTERS/Stringer
Anh Vũ
Hôm
nay 07/01/2014, Tòa án nhân dân Thành phố
Hà Nội mở phiên tòa xét xử
các bị cáo Dương Tự
Trọng, nguyên Phó
giám đốc Công an Hải Phòng cùng với
sáu đồng phạm tổ
chức cho ông Dương Chí Dũng trốn
ra nước ngoài.
Xuất hiện
tại Tòa với tư
cách nhân chứng của vụ án, ông Dương
Chí Dũng đã khai ra người
“mật
báo” tin bị
khởi tố và gợi
ý nên bỏ trốn là Thượng
tướng Thứ trưởng
Bộ Công an Phạm Quý Ngọ,
từng là trưởng Ban chuyên án điều tra vụ tham ô tài sản
ở Vinalines.
Báo chí tại Việt
Nam đăng tải chi tiết diễn biến
phiên xử hôm nay cho biết, Dương
Chí Dũng, người đã bị kết
tử hình trong vụ án tham ô tài sản
và cố tình làm trái quy
định tại Tổng
công ty Hàng hải
Vinalines, phiên sơ
thẩm hôm 16/12 vừa qua, đã khai ra tình tiết quan trọng là người
mật báo cho Dương Chí Dũng tin bị
khởi tố và gợi
ý cho ông nên bỏ
trốn chính là thứ trưởng
Bộ Công An Phạm Quý Ngọ.
Một số
tờ báo khác còn thuật lại
chi tiết Dương Chí Dũng cho biết trước
khi bị khởi tố
đã đưa cho ông Phạm Quý Ngọ
500 nghìn đô la Mỹ
để lo lót “chạy án”.
Buổi trưa
hôm nay, được báo điện tử
VnExpress liên lạc,
ông Phạm Quý Ngọ đã
phủ nhận tin cho rằng
ông có liên quan trong vụ
ông Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Báo này dẫn lời ông Ngọ
nói: "Tôi không liên quan đến việc bỏ trốn của Dương Chí Dũng. Dũng
khai là chuyện
của anh ta, trách
nhiệm của cơ quan điều tra là phải làm rõ việc này".
Về phần
các bị cáo của phiên tòa hôm nay, ông Dương Tự
Trọng bị cáo chính của vụ
án vẫn một mực
phủ nhận nội
dung cáo trạng trong khi tất
cả các bị cáo còn lại
đều "thừa nhận nội dung truy tố là đúng".
Theo báo mạng VietnamNet, Viện kiểm
sát xét thấy bị cáo Dương
Tự Trọng « ngoan cố, không khai, thể hiện ý chí coi thường, bất chấp pháp luật, cần xử nghiêm »
nên bị đề nghị
mức án từ 18 đến
20 năm tù. Các bị
cáo
khác bị đề nghị
các mức án từ 5 năm đến
18 năm tù.
Tuy nhiên, thông tin
được chú ý nhất
trong phiên xử hôm nay lại là lời
khai của ông Dương Chí Dũng
về danh tính người
đã báo tin ông bị khởi
tố bắt tạm giam, dẫn đến cuộc
trốn chạy ra nước
ngoài không thành của
ông sau đó.
Cuối phiên xử
hôm nay, Viện Kiểm sát cũng đã kiến nghị khởi
tố vụ án hình sự
người mật báo cho Dương
Chí Dũng. Tình tiết
mới này của vụ
án đặc biệt nghiêm trọng
và cũng sẽ được dư
luận rất chú ý vì liên quan trực tiếp
đến một cán bộ
cao cấp trong ngành Công
an.
Về những
tiết lộ của
Dương Chí Dũng tại phiên xử
hôm nay, nhà báo Thanh Thảo
tại Quảng Ngãi nhận
định :
|
Nhà báo Thanh Thảo : Về
việc đó, tôi cũng chỉ đọc trên báo sáng nay thôi. Đương nhiên là thông tin nào cũng phải được kiểm chứng. Nhất là chuyện này, phải án tại hồ sơ. Vì thế, tôi rất mừng là thấy cơ quan pháp luật Việt Nam đã đề nghị khởi tố ngay chuyện này.
Ông Dương Chí Dũng
này có thể
chưa biết được tầm nghiêm trọng của công việc mình làm. Hoặc là biết rồi, nhưng nghĩ rằng cũng có thể thoát được, che đỡ được phần nào. Nhưng không bao giờ ông nghĩ rằng mình phải bỏ trốn đến mức như một tội phạm như thế. Bởi vì trốn như thế là vô cùng nguy hiểm. Mà phần thoát được là rất ít, phần bị bắt lại là rất nhiều. Vì Việt Nam đã ký nhiều hiệp định dẫn độ với các nước... Nhưng tại sao bỏ trốn, vì sợ nguy hiểm đến tính mạng, quá sợ nên phải trốn. Và đương nhiên sợ như thế là vì nhận được
thông tin từ
một cá nhân nào đó,
khiến cho nỗi sợ hãi là chắc chắn.
Bây giờ nói ông Phạm Quý Ngọ, thì biết là ông Phạm Quý Ngọ thôi. Mà nếu ông Phạm Quý Ngọ mà nói như thế, thì đương nhiên ông Dương Chí Dũng phải trốn ngay, vì không có ai nói ra điều đấy mà
khiến ông Dương Chí Dũng tin vào mối nguy hiểm của mình nó lại hiện thực như ông Ngọ nói. Thế thì ông Dũng trốn là đúng. Ông Dũng cũng nói rất thật là tôi sợ quá, tôi trốn. Lúc đó, cái bản năng tự vệ của con người là khi nguy hiểm thì phải chạy trốn, đây
là điều
đương nhiên.
Lâu nay, người ta vẫn râm ran về chuyện phải tìm cho ra nhân vật đã báo cho ông Dương Chí Dũng trốn. Như thế bây giờ đã có tên. Mà khi báo chí đã đưa đúng tên ông Phạm Quý Ngọ, đương kim thứ trưởng Bộ Công An, thì chắc cũng có vấn đề gì đó, chứ nếu không đưa thế thì chết với ông ấy.
Tôi nghĩ phía sau
đó, báo chí được
bật đèn xanh một cách rất chuẩn rồi, chuyện này mới hiện thực như thế. Còn nếu không ông Dũng có thể khai trước tòa, nhưng báo chí không được đưa lên đâu. Hoặc là ông Dũng
vu oan cho ông Ngọ,
thì báo chí không đời
nào dám đăng cả.
Tôi cũng biết như vậy qua báo chí thôi, chứ mình làm sao có
thể có thêm thông tin
ngoài những
gì trên báo. Ở
đâu cũng vậy
thôi. Có thể
ở các nước Phương Tây, báo chí đưa lên nhanh, vì không bị kiểm soát. Nhưng mà, nói vậy, chứ nếu báo chí đưa không đúng, thì cái hậu quả nếu có, báo chí Phương Tây phải gánh gấp nghìn
lần. Còn báo chí Việt Nam cùng lắm chỉ bị phê bình, cảnh cáo thôi. Còn báo chí Phương Tây có thể phải đền hàng triệu đô la...
Khi người ta nói là khởi tố vụ án, thì chuyện này cũng có sự thật nào đó. Và chắc chắn vai trò của Ban Nội chính Trung ương Đảng, chỗ ông Nguyễn Bá Thanh, đã phát huy.
Nói như thế, để thấy Việt Nam cũng có những chuyển động. Chuyển động này về mặt pháp luật thôi, nhưng mà cũng là chuyển động để hướng tới một xã hội pháp
quyền. Điều đó mình rất ủng hộ. Tức là bất cứ ai, nếu vi phạm pháp luật, đều phải đối diện với pháp luật. Nếu ở Việt Nam mà có cái đó, thì điều đó rất đáng mừng. Mừng cho cái chung, chứ không phải mừng hay sợ cho riêng ai cả. Mừng là xã hội có phát triển, Nhà nước có kỷ cương, có pháp luật, nếu không thì là loạn.
RFI xin cảm ơn nhà báo Thanh Thảo
Hồ sơ nhân quyền: Đàn áp Pháp Luân Công tại
Việt Nam có hệ thống
Công an Long Thành bắn
doạ dân ở vường cao su
Học viên Pháp Luân Công (Danlambao) - Theo con số thống kê 67 trường
hợp bị bức hại (chiếm khoảng 20% số trường hợp bị bức hại tại Việt Nam), thì
trong đó có 39% là phụ nữ, 76% bị cưỡng chế về CA phường, xã; 37% bị tra tấn
đánh đập; 43% bị câu lưu quá 12 tiếng; 39% bị lục soát nhà ở mà không có lệnh
khám xét; 21% bị chiếm đoạt xe máy; 16% chiếm đoạt máy tính; 18% bị chiếm đoạt
điện thoại; 4% bị chiếm đoạt những thiết bị khác như máy ảnh, máy quay phim,
USB; 6% bị đuổi việc vì sức ép; 12% bị vu khống trên báo đài; 52% bị chiếm đoạt
tài liệu Pháp Luân Công; 31% bị tịch thu giấy tờ tùy thân; tổng số tiền phạt đã
ra quyết định cho 67 trường hợp này là 330 triệu đồng chỉ vì phân phát hoặc có
tài liệu Pháp Luân Công. Hầu hết các trường hợp thuê nhà ở đều chịu sức ép đuổi
khỏi nhà; gây sức ép lên gia đình, người thân; bị theo dõi nơi ở, điện thoại.
Trong những năm qua Đảng Cộng Sản Trung Quốc
(ĐCSTQ) không ngừng gây áp lực trực tiếp lên các nhà chức trách Việt Nam: điển
hình là một công hàm ngoại giao được gửi đi vào ngày 30 tháng 5 năm 2010, từ
Đại sứ quán Trung Quốc tới Bộ công an Việt Nam.
Công hàm tuyên bố rằng: “Bộ Công an Trung Quốc
đã phát hiện sóng vô tuyến tới từ lãnh thổ Việt Nam có chứa nội dung về Pháp
Luân Công giống hệt những gì được nghe thấy trên đài phát thanh “Âm thanh Hy
vọng”. “Khuyến nghị rằng tất cả … các hoạt động của các phần tử Pháp Luân Công
ở lãnh thổ Việt Nam phải bị tấn công và chặn đứng.” - Theo Minh Hue Net
ngày 20/9/2011
Từ khi có công hàm nêu trên, cuộc bức hại của
chính quyền đối với Pháp Luân Công leo thang liên tục trong nhiều năm qua từ
năm 2010 - 2013. Các sự kiện tiêu biểu của từng năm:
Sự kiện năm 2011
Ông Vũ Đức Trung (hàng đầu) và ông Lê Văn
Thành (hàng hai) tại phiên tòa
Vào ngày 10/11/2011 anh Vũ Đức Trung (sinh ngày:
29/10/1980, tại Hà Nội) là Giám đốc Công ty TNHH phần mềm Nhân Hòa và anh rể Lê
Văn Thành là học viên Pháp Luân Công đã bị
kết án 3 năm tù tội đưa trái phép thông tin lên mạng viễn thông chỉ vì hai anh đã
phát thanh chương trình tin tức của Đài Phát thanh Hy vọng (Sound
of Hope) qua sóng ngắn vào Trung Quốc.
Các chương trình của Đài Phát thanh Hy vọng
thường đưa tin kêu gọi sự giúp đỡ giải cứu hàng chục nghìn học viên Pháp Luân Công hiện
đang bị giam giữ, bức hại trong các trại lao động, tẩy não của ĐCS Trung Quốc,
cùng các nhóm thiểu số khác, cũng như những vi phạm nhân quyền và
tham nhũng ở Trung Quốc. Ông Trung bắt đầu việc phát sóng vào tháng 4 năm 2009.
Sự việc đã trở thành tiêu điểm của quốc tế, hàng
trăm báo lớn trên thế giới đều đưa tin về vụ án và phiên xét xử, trong đó có
các báo lớn như AP, BBC, Yahoo News, New York Times, RFA, MSN, The Epoch
Time... Ngày 5/4, nhóm bảo vệ quyền tự do báo chí Phóng viên Không Biên giới đã
ra một thông cáo cảnh báo về vụ việc và kêu gọi Việt Nam chống lại sức ép của
Trung Quốc.
Luật sư của anh Ông Trần Đình Triển nói với Đài
Châu Á Tự do: “Pháp Luân Công là một môn tập giúp người tập cải thiện tâm trí
và thân thể, Không có văn bản chính thức nào nói rằng Việt Nam cấm Pháp Luân
Công. Do vậy, thông tin mà anh Trung phát không có ảnh hưởng đến an ninh, chính
trị và trật tự xã hội. Do vậy, việc truy tố anh … vì đã phát sóng những thông
tin như vậy là vi phạm luật pháp của Việt Nam.”
Việc Hà Nội đưa hai ông Trung và Thành ra xét xử
khiến Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế có trụ sở tại Hoa Kỳ kêu gọi đưa tên Việt
Nam trở lại danh sách các quốc gia đàn áp tôn giáo CPC.
Sự kiện năm 2012
Theo lời kể của chị Nguyễn Thị Thùy Dương – sinh
năm 1966 là học viên Pháp Luân Công thuật lại một ngày kinh hoàng:
“Khoảng 9h sáng ngày 09/02/2012 hàng trăm người
gồm có công an thường phục, dân phòng và người trong UBND hùng hổ đến nhà khủng
bố, họ áp lực chủ nhà trọ và sai khiến những người mặc thường phục lạ mặt hùng
hổ xông vào nhà, đuổi gia đình tôi ra khỏi nhà, họ khiêng toàn bộ đồ đạc và tài
sản trong nhà ra đường, chồng tôi anh Phạm Đức Giao – một sỹ quan quân đội cấp
bậc đại úy, đơn vị: Trung đoàn 6, Tỉnh đội Bình Dương, quân khu 7 bị bại liệt
cũng bị khiêng ra đường và phải nằm trên vỉa hè. Có mặt trong đám đông có anh
Thiện – anh ninh Quận Bình Tân, một số người mặc đồ dân phòng, có thể có cả đặc
vụ của ĐCSTQ.
Trước đó 08/01/2012, thì có 7 người đến nhà tôi,
trong đó có 5 người công an, tôi biết 2 người mặc thường phục là Võ Minh Thanh
– phó trưởng CA P. Bình Hưng Hòa và anh Nguyễn Văn Nguyên gọi chủ nhà để bắt ép
chủ nhà không cho tôi thuê chỉ vì tôi là một học viên Pháp Luân Công. Đến
11/01/2012 khi lên đăng ký tạm trú thì CA phường Trương Quốc Tuấn không cho
đăng ký và đe dọa ném đồ ra ngoài đường.”
Sự kiện năm 2013
Theo lời kể lại của anh Trần Quốc Sơn – Kỹ sư
môi trường cũng là một học viên Pháp Luân Công:
“Ngày 13/5 hàng năm là kỷ niệm của toàn học viên
Pháp Luân Công trên thế giới và cũng là ngày sinh nhật Sư Phụ Lý Hồng Chí,
người sáng lập Pháp Luân Công hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp. Để kỷ niệm,
chúng tôi đã tổ chức trước một ngày đó là ngày 12/5/2013 tại rừng cao su xã Lộc
An, H. Long Thành – Đồng Nai.
Khoảng 10h, khi chúng tôi đang chia sẻ về sức
khỏe và đề cao tâm tính đạo đức thì bất chợt có 04 người dân phòng đến, họ cầm
điện thoại gọi thêm khoảng hơn 10 người công an mặc thường phục và dân phòng
đến vây lấy chúng tôi, dùng bạo lực giật chìa khóa xe của các học viên. Thấy sự
việc như vậy tôi quay lại ngăn cản họ thì họ liền vu khống tôi cầm dao (họ lấy
con dao dọc bánh mỳ của chúng tôi- chúng tôi mang theo bánh mỳ và nước để ăn
uống), ngay sau đó hàng chục người công an mặc thường phục và dân phòng đuổi
theo tôi, trong đó có một người công an mặc áo xanh cầm súng chạy theo tôi bắn
chỉ thiên và chỉa súng về phía tôi, tôi đứng lại gạt khẩu súng của anh ta ra và
chứng minh rằng tôi không hề cầm dao, họ tiếp tục đuổi theo tôi cho đến khi tôi
vấp ngã thì họ quây lại đấm, đá vào đầu, bụng, mặt, dẫm lên người và đầu tôi;
sau đó họ còng tay lại và đưa về CA xã Lộc An, H. Long Thành – Đồng Nai.
Tại đây họ cố ép tội danh cho tôi là cầm dao
chống người thi hành công vụ, họ dùng một người dân phòng để làm chứng. Tôi nói
rõ với họ: “ tôi là một học viên Pháp Luân công và tôi không bao giờ làm điều
đó, nếu đây là nhân chứng tôi yêu cầu anh ta viết tường trình và tôi sẽ đối
chứng trước tòa”. Khi đó có rất nhiều học viên cũng bị bắt giữ, các học viên
yêu cầu họ thả tôi nếu không sẽ gởi clip này lên mạng và mời luật sư thì họ mới
bắt đầu xuống giọng và thả tôi ra.”
Video dẫn chứng: http://www.youtube.com/watch?v=EbstVWfHOvs&edit=vd
Theo con số thống kê 67 trường hợp bị bức hại
(chiếm khoảng 20% số trường hợp bị bức hại tại Việt Nam), thì trong đó có 39%
là phụ nữ, 76% bị cưỡng chế về CA phường, xã; 37% bị tra tấn đánh đập; 43% bị câu
lưu quá 12 tiếng; 39% bị lục soát nhà ở mà không có giấy phép; 21% bị chiếm
đoạt xe máy; 16% chiếm đoạt máy tính; 18% bị chiếm đoạt điện thoại; 4% bị chiếm
đoạt những thiết bị khác như máy ảnh, máy quay phim, USB; 6% bị đuổi việc vì
sức ép; 12% bị vu khống trên báo đài; 52% bị chiếm đoạt tài liệu Pháp Luân
Công; 31% bị tịch thu giấy tờ tùy thân; tổng số tiền phạt đã ra quyết định cho
67 trường hợp này là 330 triệu đồng chỉ vì phân phát hoặc có tài liệu Pháp Luân
Công. Hầu hết các trường hợp thuê nhà ở đều chịu sức ép đuổi khỏi nhà; gây sức
ép lên gia đình, người thân; bị theo dõi nơi ở, điện thoại.
Tham khảo bảng thống kê:
Dẫn chứng về việc vu khống của báo đài các tỉnh:
Theo thống kê cho thấy những người tham gia trực
tiếp bức hại là: anh ninh PA38 CATP (người thường xuyên bức hại là ông Sơn), CA
phường, Quận, Huyện, dân phòng, bảo vệ công viên, phòng văn hóa thông tin, báo
đài an ninh, UBND Quận, Huyện, Thành Phố, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Bí Thư.
Hiện nay Pháp Luân Công đang phổ biến trên 114
Quốc gia với hơn 100 triệu người tập luyện hằng ngày, đã được đưa vào hệ thống
giáo dục, an ninh, quân đội của một số nước như: Ấn Độ, Đài Loan, Canada, Hoa
Kỳ,...Tội ác của ĐCSTQ về đàn áp, tra tấn, bỏ tù, mổ cướp nội tạng các học viên
Pháp Luân Công đã và đang bị vạch trần trên toàn thế giới. Hơn nữa việc tập
luyện, phát tài liệu giới thiệu sự tốt đẹp của Pháp Luân Công và vạch trần tội
ác của ĐCSTQ là không vi phạm pháp luật Quốc gia Việt Nam, được Hiến Pháp,
Tuyên Ngôn Nhân Quyền, Công Ước Quốc Tế bảo vệ.
Những quan chức cấp cao đứng đầu (dưới sự lãnh
đạo của Giang Trạch Dân) trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công đang lần lượt bị đưa
ra xét xử như: Vương Lập Quân (Giám đốc công an Trùng Khánh), Bạc Hy Lai (Ủy
viên bộ chính trị), Chu Vĩnh Khang (Nguyên bộ trưởng bộ an ninh và công an), Lý
Đông Sinh (Thứ trưởng bộ công an). Đây là quả báo mà họ phải gánh chịu khi đàn
áp Phật Pháp: “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”.
Link tham khảo:
Link tham khảo:
Vì vậy chúng tôi, những học viên Pháp Luân Công
yêu cầu chính quyền Việt Nam:
1. Ngừng ngay việc đàn áp Pháp Luân Công: bắt
bớ, đánh đập, sách nhiễu các học viên .
2. Trả lại tài sản đã thu giữ của các học viên :
Tài liệu Pháp Luân Công, xe máy, máy tính, điện thoại.
3. Xóa bỏ những bàì viết tuyên truyền vu khống,
phỉ báng Pháp Luân Công.
4. Để các học viên được tự do tập luyện, tự do
thông tin báo trí, bảo đảm thực hiện các quyền tự do của công dân.
Chúng tôi cũng kêu gọi chính phủ các nước; tổ
chức nhân quyền, báo đài trong và ngoài nước, quan tâm hơn nữa về vấn đề nhân
quyền Việt Nam, đặc biệt là vấn đề Pháp Luân Công tại Việt Nam vì nó liên quan
trực tiếp đến những quyền cơ bản nhất của con người.
Mọi ý kiến góp ý xin vui lòng gởi về hòm thư hosonhanquyen@gmail.com
Zừa đi đường zừa xạo: Cấm không ăn nhậu hủ hóa trong giờ
làm việc...
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.