LM An Tôn Lê Ngọc Thanh giới thiệu Infographics của Nguyễn Hoàng Thanh Tâm
Mời xem: http://www.youtube.com/watch?v=DBSzqyOKx7w
Cái chết đang lặng lẽ đến nhưng nhiều người Việt vẫn không hay biết
BBT-WebVT
Sau tai nạn tại nhà máy phát điện ở Fukushima, các tổ chức môi sinh tại Nhật, Indonesia, Thái Lan, và Philippines đang rất lo lắng về dự án xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận. Vì nếu tai nạn nguyên tử xảy ra tại đây, toàn vùng Đông Nam Á sẽ cùng lãnh hậu quả khủng khiếp, đặc biệt nếu sông Mekong (Cửu Long) bị ô nhiễm phóng xạ.
Trong khi đó chính người dân Việt tại Ninh Thuận lại không biết gì về mối hiểm nguy đang âm thầm ập đến. Tệ hơn nữa, nhà cầm quyền Việt Nam còn cho đưa ra những giải thích đầy tính coi thường dân trí và hoàn toàn sai lạc. Tiêu biểu như lời giải thích "nguyên tử" mới nguy hiểm còn "hạt nhân" thì an toàn, hoặc cứ an tâm vì đây là hàng Nhật, v.v...
Sau đây là cuốn phim mô tả tình trạng vô tư đầy nguy hiểm hiện nay do 4 tổ chức phi chính phủ quốc tế sau đây thực hiện:
- Tổ chức Bảo vệ Môi sinh Quốc tế: FOE Japan
- Diễn Đàn Nhật về Phi Nguyên Tử Á Châu: No Nukes Asia Forum Japan
- Quan sát Sông Mêkông: Mekong Watch
- và Fukushima Rohkyu Genpatsu Wo Kagaerukai
Kính mời quí độc giả theo dõi và tiếp tay phổ biến về mối hiểm họa đang âm thầm ập lên đồng bào chúng ta.
BBT-WebVT
** Lưu ý của hãng phim: Phụ đề cho mọi ấn bản quốc tế đều được dịch từ bản chữ (transcript) gốc tiếng Nhật nên chỉ thể hiện đúng ý của người nói chứ không ghi lại từng câu phát biểu.
http://www.youtube.com/watch?v=jUsuWCXGuKM
DienDanCTM
Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam kêu gọi sự trợ giúp khẩn cấp
Huỳnh Thục Vy - Sài Gòn 5/1/2014
Thưa quý thân hữu,
Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam vừa qua đã gởi thành viên trực tiếp đến thăm hỏi gia đình hai dân oan bị vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở thành phố Cần Thơ là chị Nguyễn Thị Ánh Nguyệt và Nguyễn Thị Tuyền.
Hai người phụ nữ này sinh hoạt dân oan cùng nhau, ở cùng trong một vụ án và cả hai đều chưa được công luận quan tâm thích đáng nên chúng tôi đặc biệt dành đến hai báo cáo riêng lẻ để tường trình về trường hợp này.
Báo cáo đầu tiên do chị Nguyễn Ngọc Hoa tường trình đã được đăng và hôm nay chúng tôi tiếp tục phổ biến bài viết kêu gọi sự giúp đỡ này. http://vnwhr.net/2013/12/26/tu-dan-oan-tro-thanh-tu-nhan/
Hai chị đã đồng hành với Dân oan cả nước trong nhiều sự kiện đòi đất, có được sự tin tưởng của nhiều bà con dân oan cũng như có thái độ kiên quyết với chính quyền không những trong việc đòi đất mà còn trong việc đấu tranh để bảo vệ Nhân quyền của chị em phụ nữ dân oan.
Ngày 10 tháng 9 năm 2013, cả hai chị bị bắt bất ngờ. Và cho đến nay đã ba tháng trôi qua, dù không có bằng chứng, Viện kiểm sát Cần Thơ đã đưa ra lời buộc tội dành cho chị Nguyễn Thị Ánh Nguyệt là vi phạm điều 254 “Gây rối trật tự công cộng”. Nhưng mặt khác, lợi dụng sự mù chữ và thiếu thông tin của vợ chồng chị Nguyễn Thị Tuyền, cơ quan điều tra cứ tiếp tục gia hạn lệnh tạm giam mà chưa đưa ra được bằng chứng cũng như cáo buộc cụ thể nào dành cho chị Tuyền.
Sức khỏe hai chị hiện rất kém vì cảnh tù đày thiếu thốn và nguy hiểm. Những đứa con nhỏ tuổi của hai chị có nguy cơ sẽ phải nghỉ học vì các bà mẹ của chúng là trụ cột kinh tế gia đình nay đã bị bắt. Chị Nguyệt từng là giáo viên, còn chị Tuyền bán xôi nuôi bốn đứa con qua ngày.
Hiện tại gia cảnh cả hai chị đều vô cùng khó khăn, không kém gia đình ông Ngô Hào ở Phú Yên như chúng tôi đã tường thuật. Hai người chồng không có đủ kinh phí để trả tiền luật sư cho vợ mình.
Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, với chức năng là tổ chức lên tiếng bênh vực cho mọi phụ nữ Việt Nam bị vi phạm Nhân quyền đã có sự trợ giúp kịp thời cho gia đình hai chị. Nhưng với ngân quỹ eo hẹp của mình, sự trợ giúp đó tất nhiên còn quá ít ỏi.
Vậy xin tha thiết kêu gọi quý thân hữu quan tâm vận động và chia sẻ với hai gia đình chị Nguyệt và chị Tuyền để họ có thể thuê luật sư và thăm nuôi hai chị trong những ngày hai gia đình đang chịu những áp lực tinh thần ghê gớm này.
Mọi liên lạc xin gởi về:
1/ Chồng chị Nguyệt: anh Phạm Văn Cờ – Điện thoại: 012345 08563
Địa chỉ: 231/8 Khu vực Thới An 1, phường Thuận An, quận Thốt Nốt, tp Cần Thơ
2/ Chồng chị Tuyền: anh Trương Văn Thạnh – Điện thoại: 01202 871342
Địa chỉ: Ấp 5, xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ, tp Cần Thơ
©PNNQVN|VNWHR
CUỘC SO TÀI HI HỮU
Tàu Nga mắc nạn, "anh hùng" Trung Quốc vội ra tay nghĩa hiệp nhưng lại bị kẹt theo tàu Nga, cao bồi Mỹ nhảy vào cứu cả hai.
****
Tàu phá băng Mỹ lên đường tới Nam Cực giải cứu 2 tàu Nga và Trung Quốc
Tàu phá băng Polar Star của lực lượng tuần duyên Mỹ. Ảnh chụp tại Nam cực ngày 4/4/1999.
REUTERS/ Tuần duyên Mỹ
Trọng Thành RFI
Sau khi sơ tán 52 du khách và nhà khoa học trên con tàu Nga bị kẹt trong băng Nam Cực, đến lượt tàu phá băng Trung Quốc bị thời tiết khắc nghiệt tại Nam Cực cản đường về từ ngày 02/01. Hôm nay, 05/01/2014, theo AFP, một chiếc tàu phá băng Hoa Kỳ khởi hành từ Úc đến Nam Cực để tìm cách giải cứu hai tàu Nga và Trung Quốc.
Tàu phá băng Polar Star của tuần duyên Mỹ rời Hoa Kỳ từ đầu tháng 12/2013 để làm công việc mở đường cho các chuyến hải hành tiếp viện cho căn cứ khoa học MacMurdo (Nam Cực) vào mùa đông. Theo yêu cầu của Úc, tàu Polar Star sẽ tới vịnh Commonwealth Bay để giải phóng cho chiếc tàu thám hiểm Nga Akademik Shokalskyi và tàu phá băng Trung Quốc Tuyết Long (Xue Long).
Tàu Polar Star, dài 122 mét, có thể xẻ được lớp băng dày 1,8 thước với tốc độ 5km/giờ. Con tàu đặc chủng này cũng có thể phá được cả lớp băng dày đến 6 mét. Hiện tại tàu phá băng Trung Quốc, bị nhiều tảng băng - có nơi dày đến 4 mét - bao bọc, nằm cách vùng nước không có băng khoảng 20 cây số. Thông tin trên đây do các phóng viên Tân hoa xã có mặt trên tàu cho biết.
Ngày 02/01, tàu phá băng Trung Quốc đưa trực thăng chờ toàn bộ hành khách, bao gồm các nhà khoa học, du khách, phóng viên người Úc, Anh và New Zearland, trên tàu thám hiểm Nga Akademik Shokalskyi lên một tàu Úc. Tàu phá băng Polar Star của tuần duyên Mỹ sẽ phải mất một tuần mới đến được vịnh Commonwealth Bay, nơi hai con tàu nói trên bị kẹt.
Theo một giới chức Trung Quốc phụ trách về các chương trình thám hiểm của nước này tại Nam Cực, dự báo khí tượng và tình trạng băng tại chỗ cho thấy tình hình có thể được cải thiện từ ngày mai thứ Hai 06/01 trở đi, với việc xuất hiện các đợt gió mạnh đẩy được các tảng băng ra xa.
Vấn nạn mượn tay côn đồ
Nguyễn Văn Thạnh
Ai là công an chìm, ai là côn đồ trong đám này?
1.Vấn nạn mượn tay côn đồ:
Công dân có quyền biểu tình, điều này đã được ghi vào hiến pháp hẳn hoi. Tuy nhiên, gần 70 năm qua, Quốc Hội VN đã ỉm đi cái quyền này, bằng cách không thông qua luật (rất nham hiểm). Treo luật với mục đích là trói người dân để không thể thực hiện quyền biểu tình, nhưng họ đã nhầm. Khi đất nước cần, người dân sẽ làm. Những ngày hè sôi động 2011 đã chứng minh chân lý đó và người dân phát hiện ra một nguyên lý của nền dân chủ: những gì pháp luật không cấm, công dân có quyền làm. Nhà cầm quyền (dù nham hiểm) đã trở nên lúng túng sau một hồi dùng bạo lực hoang dã-đánh, đạp mặt, bắt nhốt,....Với bản chất nham hiểm, hẳn họ không chịu thua, họ hóa giải như thế nào?
Một người bạn tôi kể lại, đoàn người đang đi trật tự thì bỗng một người cao to, ở đâu lẻn vô
một tay kẹp cổ em, một tay vung cú đấm liên tiếp vào mặt. Mọi người lao đến cứu em, thế là là tạo ra một vụ “đánh nhau, gây mất trật tự” và công an lao vào bắt tất cả lên xe. Về đồn thì thấy toàn người đi biểu tình, còn kẻ lạ đánh thì không thấy đâu.
Rõ ràng, đây là một thủ đoạn mượn tay côn đồ rất nham hiểm.
Thủ đoạn này không mới, và nó cũng không xảy ra ở chuyện biểu tình, chúng ta thường nghe tin những người lên tiếng bị đánh bị chém như: anh Chí Đức, Binh Nhì, rồi đội bóng Hoàng Sa FC, mới đây nhất là nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn, anh Lê Quốc Quyết,….nếu kể đầy đủ có thể đến sáng.
Bản thân tôi cũng trải qua những giây phút rùng rợn, kinh khủng của thủ đoạn trên.
Gần đây trên mạng lan truyền tài liệu hướng dẫn cách thức để công an có thể đánh người dân mà không để lại thương thích hay dấu vết (tài liệu của CA TQ nhưng có thể tham khảo cho VN vì hai nước có chế độ chính trị, hoàn cảnh xã hội tương đồng nhau, lãnh đạo hai nước có mối quan hệ khăn khít).
Dù chưa có cuộc điều tra nghiêm túc, phán quyết của tòa án về vấn nạn này, nhưng theo lý trí suy luận logic, theo tôi, vấn nạn công an mượn tay côn đồ để đánh đập, trấn áp người dân là có thật.
Đây là một thủ đoạn rất nham hiểm và là một vấn nạn của xã hội. Nó nham hiểm bởi lẽ người dùng nó biết rằng an toàn, vì được bao che nên không ai có thể điều tra được. Là vấn nạn xã hội bỡi lẽ nó dung dưỡng bạo lực, làm nhờn quốc pháp, nó sẽ lây lan ra ngoài xã hội. Khi đó người dân có việc là dùng côn đồ để xử nhau (1), (2).
2. Vấn đề:
Vấn nạn mượn tay côn đồ xảy ra là vì nhà nước này hiện nay thiếu lý lẽ và công lý (thiếu chính danh) để nói chuyện với dân. Họ không thể dùng bạo lực hợp pháp của nhà nước để làm việc nước, do vậy họ phải dùng đến thủ đoạn bẩn thỉu. Họ có thể sử dụng được nó vì họ nắm hết sức mạnh chính trị trong tay; không chỉ sức mạnh chính trị (lập pháp, hành pháp, tư pháp) mà còn cả sức mạnh truyền thông và kinh tế. Người bị đánh, thân cô, thế cô thì làm được gì? Cho đến nay chưa một ai bị đánh mà cơ quan công quyền vào cuộc điều tra để bảo vệ an toàn tính mạng cho nạn nhân. Chính vì lẽ đó nên thủ đoạn trên phát huy được hiệu quả, ngày càng được xử dụng rộng rãi.
3. Giải pháp:
Là một kỹ sư, đứng trước một vấn đề, tôi quan tâm, suy nghĩ đến giải pháp, chứ không chỉ dừng lại chuyện lên án & tố cáo. (Đấu tranh không chỉ dừng ở việc tố cáo mà phải khám phá ra bản chất vấn đề và giải quyết nó- Aung San Suu Kyi). Theo tôi có những giải pháp sau:
A. Nhóm giải pháp về luật pháp:
a1. Tố cáo vụ việc ra công luận, càng cụ thể với chứng cứ càng rõ ràng càng tốt, nên trung thực không nên nói thêm nói bớt vụ việc. Khi sự việc xảy ra, phải nhanh chóng có bài tường trình rõ ràng, nếu có phân tích khách quan kèm theo càng tốt.
a2. Chính quyền nham hiểm dùng thủ đoạn thì phải tương kế, tựu kế. Chính quyền dùng côn đồ để tạo ra chứng cớ bắt người (gây rối trật tự), đánh dằn mặt, rồi phủi trách nhiệm. Chúng ta cần phải nắm ngay sự việc này, làm đơn trình báo ngay với cơ quan công quyền có chức năng. Nhiệm vụ bảo đảm an ninh cho công dân là thuộc công quyền. Sau khi gửi đơn phải thông báo rộng rãi cho công luận và tìm cách truy kích làm to vụ việc. Thường bọn nham hiểm sẽ ỉm đơn (chính vì điều này mà khi nhận đơn trình báo, không bao giờ chúng đưa biên lai).
Tôi thấy rất tiếc là người viết bài tố cáo hành vi dùng côn đồ đánh người nhưng rất ít người viết đơn và tranh đấu đến cùng trong khuôn khổ luật pháp. Chúng ta không làm việc này, làm cho bọn nham hiểm rảnh trách nhiệm trong việc thụ đơn và làm cho công luận nghi ngờ những người tranh đấu cho dân chủ là hàng lu loa, chuyên đi gây sự để làm sự kiện, kiếm tiền hải ngoại.
Đánh mạnh vào điểm này, như chiêu thức “nắm thắt lưng địch mà đánh”, vụ việc càng nhiều người bị đánh, chứng cứ càng rõ ràng, chúng không thể biện bác. Làm được việc này, ít nhất cho công luận thấy thủ đoạn nham hiểm, nâng cao dân quyền và truy kích để bãi chức người đứng đầu. (Nên nắm người đứng đầu để quy trách nhiệm bảo an).
a3. Tranh đấu qua quốc hội: yêu cầu quốc hội ban luật rõ ràng, chỉ có nhân viên mặc đồng phục, sắc phục mới được thực thi việc công. Mặc thường phục không được xem như là nhân viên công vụ, dù có rút thẻ ngành. Phạt nghiêm những hành vi giả dạng. Quy trách nhiệm cho người đứng đầu địa phương để xảy ra côn đồ mà không truy bắt được hung thủ. Tôi cho rằng, đây là một điều luật rất quan trọng.
a4. Đấu tranh qua hướng quốc tế: viết thư thông báo, tường trình vụ việc, vạch trần thủ đoạn này cho các cơ quan bảo vệ nhân quyền quốc tế. Yêu cầu họ nghiên cứu thủ đoạn này và tìm ra giải pháp cho vấn đề.
B. Nhóm giải pháp thực tiễn:
Những kẻ đánh người thường nghĩ rằng mình cứ thoải mái đánh, không việc gì phải sợ, mình được bảo kê. “Côn đồ thường” còn sợ nhà nước nghiêm trị, “côn đồ nhà nước” thì còn sợ ai. Nhà nước càng mất tính chính danh thì càng phải sử dụng côn đồ, sử dụng bạo lực và chúng biết được nhà nước nuông chiều nên ngày càng lộng hành. Đó là lý do vì sao côn đồ ngang nhiên đánh người, rồi nhiều người dân vô làm việc bị chết ở đồn công an với lý do hết sức vớ vẩn như: cho tay vô ổ điện, trượt té,….mà không một ai gây ra án bị điều tra, xét xử, trừng phạt.
Công an và côn đồ đánh dân. (Ảnh trên mạng)
Khi quốc pháp bị lũng đoạn thì công luận phải lên tiếng. Để giải quyết vấn đề này, tôi đưa ra bản tuyên ngôn bảo vệ công công lý. Các bạn có thể xem đề xuất sáng kiến tại đây.
Nguyễn Văn Thạnh
Nguồn: http://huynhngocchenh.blogspot.de/2014/01/van-nan-muon-tay-con-o.html#more
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.